Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

A/ KTBC: Trăng ơi . từ đâu đến?

- Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài

- Nhận xét

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài:

- Thế nào là thám hiểm?

-Y/C HS quan sát SGK

2) HD đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc:

- Luyện đọc: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan.

¬ - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài

- Giải nghĩa từ: Ma-tan, sứ mạng

- Bài đọc với giọng như thế nào?

- YC hs luyện đọc trong nhóm đôi

- Gọi 1 hs đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm

b) Tìm hiểu bài

Đọc thầm đoạn 1 và nêu:

- Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?

 

doc 105 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 3 tháng 4 năm 2017
Tập đọc
Tiết 59: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
 (Theo Trần Diệu Tấn và Đỗ Thái)
I. Mục tiêu
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
Tranh minh hoạ SGK
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
A/ KTBC: Trăng ơi ... từ đâu đến? 
- Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài 
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Thế nào là thám hiểm?
-Y/C HS quan sát SGK 
2) HD đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Luyện đọc: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan.
 - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài 
- Giải nghĩa từ: Ma-tan, sứ mạng
- Bài đọc với giọng như thế nào? 
- YC hs luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi 1 hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm 
b) Tìm hiểu bài
Đọc thầm đoạn 1 và nêu:
- Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? 
- GV chốt ý1: Mục đích của cuộc thám hiểm
Gọi HS đọc đoạn 2,3,4,5 và TL:
- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? 
- Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
GV chốt ý 2: Những khó khăn của đoàn thám hiểm
Đọc thầm đoạn cuối và nêu:
- Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì? 
- Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm? 
GV chốt ND bài
C/ HD đọc diễn cảm
- Gọi 3 hs đọc lại 6 đoạn của bài
- YC hs lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài
- HD đọc diễn cảm đoạn 2,3 
- GV đọc mẫu
- YC hs luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu nội dung bài? 
- Về nhà luyện đọc bài nhiều lần
- Bài sau: Dòng sông mặc áo. 
- 2 hs đọc thuộc lòng và nêu nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. 
- HS nêu
- HS quan sát tranh minh hoạ. Lắng nghe- mở vở ghi bài
- Luyện cá nhân 
- 6 hs đọc nối tiếp 6 đoạn 
- Giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. 
- Luyện đọc nhóm đôi 
- 1 hs đọc cả bài 
- Lắng nghe 
- Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
- Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân. 
- HS chọn ý c 
- Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. 
+ Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra.
+ Những nhà thám hiểm là những người ham hiểu biết, ham khám phá những cái mới lạ, bí ẩn.
+ Những nhà thám hiểm có nhiều công hiến lớn lao cho loài người... 
- Lắng nghe ghi vở
- 3 hs đọc to trước lớp 
- Lắng nghe, trả lời: mênh mông, Thái Bình Dương, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, cạn, hết sạch, uống nước tiểu, ninh nhừ giày, thắt lưng da, vài ba người chết, ném xác, ổn định
- Lắng nghe
- HS luyện đọc theo cặp
- Vài hs thi đọc diển cảm 
- Trả lời 
- Nghe thực hiện
---------------------------------------------------------
Toán
Tiết 146: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
-Thực hiện được phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số va tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.
II/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
A/ Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC bài học.
B/ Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: Gọi hs nhắc lại qui tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số. 
- YC hs thực hiện vào vở
- GV đánh giá
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề nêu yêu cầu
- Gọi hs nhắc lại qui tắc tính diện tích hình bình hành, tìm phân số của một số. 
- YC hs tự làm bài 
Bài 3: Gọi hs đọc đề toán.
- Bài toán thuộc dạng gì?
- BT chỉ yêu cầu tìm gì?
- YC hs giải bài toán 
- GV gọi chữa bài, chốt KQ: 45 ô tô
*Bài 4: Gọi hs đọc đề toán
- YC hs làm vào vở
- Chấm bài, yc hs đổi vở nhau kiểm tra 
*Bài 5: YC hs tự làm bài 
- Gọi hs nêu kết quả 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Tỉ lệ bản đồ
- Nhận xét tiết học 
-Lắng nghe.
- Vài hs nhắc lại. 
- 2HS thực hiện trên bảng. 
- HS khác chữa bài
a) 
- HS thực hiện
- Lấy đáy nhân chiều cao
- ...lấy số đó nhân phân số cần tìm
- 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở 
 Chiều cao của hình bình hành:
 18 x 
 Diện tích của hình bình hành:
 18 x 10 = 180 (cm2)
 Đáp số: 180 cm2 
- 1 hs đọc to trước lớp. 
- Dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
- Số ô tô 
- HS làm bài
- Gọi HS đọc bài làm. HS khác NX
- 1 hs đọc to trước lớp
- HS tự làm bài 
 Coi tuổi con là 2 phần thì tuổi bố là 9 phần. 
Hiệu số phần bằng nhau:
9 - 2 = 7 (phần)
Tuổi con là:
35 : 7 x 2 = 10 (tuổi)
Đáp số: 10 tuổi
- HS viết phân số chỉ số ô được tô màu trong mỗi hình và tìm hình có phân số chỉ số ô tô màu bằng với phân số chỉ số ô tô màu của hình H 
- Câu đúng là hình B 
- Nghe thực hiện
------------------------------------------------------------------
Chính tả(Nhớ- viết)
Tiết 30 : ĐƯỜNG ĐI SA PA
PHÂN BIỆT R/D/GI, V/D/GI
I.Mục tiêu: 
-Nhớ - viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn trích
-Ngồi đúng tư thế viết đúng đẹp
II.Chuẩn bị:
Ba bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2 a
 Ba bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT3a
III. Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS viết lại vào nhápnhững từ đã viết sai tiết trước. 
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới: Đường đi Sa Pa.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: từ Hôm sauđến hết. 
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng, nháp: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn.
 b. Hướng dẫn HS viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên cho HS nhớ và viết bài
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả 
HS đọc yêu cầu bài tập 2a và 3a. 
Giáo viên giao việc 
Cả lớp làm bài tập 
HS trình bày kết quả bài tập 
Bài 2a: HS lên bảng thi tiếp sức. 
Bài 3a: 
- Cho HS làm bài.
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
3. Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại nội dung học tập
Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết 31 .
- HS viết từ đã viết sai vào nháp
 HS nhận xét .
- HS nghe giới thiệu – ghi bài .
-HS theo dõi trong SGK 
-HS đọc thầm 
-HS viết từ khó.
-HS nghe cách trình bày .
-HS viết chính tả. 
-HS soát bài 
-Cả lớp đọc thầm
-HS nhận việc .
-HS làm bài 
-HS trình bày kết quả bài làm. 
-HS ghi lời giải đúng vào vở. 
- HS nhắc nội dung học tập .
- HS về nhà xem bài mới .
..............................................................
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Hoàn thành trương trình buổi sáng.
 Giúp hs củng cố cách tính dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
- Vận dụng linh hoạt vào giải bài tập.
- HD cho hs yếu và hs học hoà nhập
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ, Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* HD hs ôn tập
+ Bài 1 ( 75). Tính
- Nhận xét đánh giá bài học sinh
- Gọi hs nê cách giải
 Bài 2(75)
- Nêu yêu cầu bài toán
- HD HS giải
Bài 3( 76). 
- Nêu bài toán
- HD hs giải
4. Củng cố dặn dò:
- Hệ thống bài
- Giao bài về nhà
- Hát- sĩ số: 
- 1 HS giải bài 3 VBT
- Đọc đề bài trao đổi cách giải
2-4 hs lên bảng
a.
b. 
Các phép tính còn lại tương tự
- Lớp đánh giá nhận xét sửa sai
- Đọc đề bài
- Giải nhóm
Bài giải
Chiều cao hình bình hành là:
20 : 5 x 2 = 8(cm)
Diện tích hình bình hành là:
20 x 8 = 160(cm2)
Đáp số: 160 cm2
- Đọc đề bài
- Giải vào vở
Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
7 - 2 = 5( phần)
Tuổi của mẹ là
25 : 5 x 7 = 35 ( tuổi)
Đáp số: 35 tuổi
Lịch sử
Tiết 30: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ
 VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG
I. Mục tiêu
 HS biết nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:
 + Đã có nhiều chính sách nhằm PT kinh tế: “ Chiếu khuyến nông” , đẩy mạnh PT thương nghiệp.Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế PT.
 + Đã có nhiều chính sách nhằm PT văn hoá, giáo dục: “ Chiếu lập học” , đề cao chữ Nôm, Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá , giáo dục PT.
II. Đồ dùng dạy học
- Thư Quang Trung gửi cho Nguyễn Thiếp. Phiếu thảo luận nhóm cho hs
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Dựa vào lược đồ hình 1, em hãy kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa.
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
2.1: Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- 1 HS trình bày
- GV trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh: ruộng đất bị bỏ hoang kinh tế không phát triển
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm
+ GV phát phiếu thảo luận nhóm cho hs. Yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề: vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến
- GV tổng kết ý kiến của HS và gọi 1 HS tóm tắt lại các chính sách của vua Quang Trung để ổn định và xây dựng đất nước.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Chú ý theo dõi
- Mỗi nhóm 4 HS
+ Thảo luận để hoàn thành phiếu
- Chính sách: Nông nghiệp ban hành “ Chiếu khuyến nông” lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.
- Thương nghiệp: Đúc đồng tiền mới, yêu cầu nhà Thanh mở của biên giới để dân hai nước tự do trao đổi hàng hoá. Mở của biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. TD thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thủ công phát triển 
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến mỗi nhóm chỉ trình bày về một ý, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 1 HS phát biểu
+ Th ... --------------------------------------------------------
KĨ THUẬT
TIẾT 32: LẮP Ô TÔ TẢI (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp “Ô tô” tải.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp “Ô tô” tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình. 
- Rèn tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu “Ô tô” đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học:
ho¹t ®«ng cña gi¸o viªn
ho¹t ®«ng cña häc sinh
I. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
II.Bài mới : 
 Giới thiệu bài :
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
Hướng dẫn chọn các chi tiết
- GV yêu cầu HS chọn các chi tiết theo SGK để vào nắp hộp theo từng loại.
- GV hỏi :Một vài chi tiết cần lăp cái “ Ô tô” là gì?
Lắp từng bộ phận :
* Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin. (H2-SGK)
+ Để lắp được bộ phận này cần phải lắp mấy phần ?
+ GV yêu cầu HS lên lắp.
* Lắp ca bin (H3-SGK)
- Hãy nêu các bước lắp ca bin ?
- GV lắp theo thứ tự các bước trong SGK.
* Lắp thùng sau của thành xe và lắp trục bánh xe 
 (H4 ;H5 -SGK)
- Yêu cầu HS lên lắp.
- GV nhận xét, uốn nắn, bổ sung cho hoàn chỉnh.
Lắp rắp “Ô tô” tải.
- GV tiến hành lắp ráp các bộ phận. Khi lắp tấm 25 lỗ, GV nêu thao tác chậm để HS nhớ. 
- Cuối cùng kiểm tra sự chuyển động của ô tô tải.
c) Thực hành:
- HS thực hành lắp xe ô tô tải.
Hướng dẫn tháo rời các chi tiết
- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận ,tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
- GV nhắc HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp.
4 . Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng học tập ;thái độ học tập; Kết quả học tập.
- Dặn dò giờ học sau nhớ mang đầy đủ đồ dùng học tập.
- HS lắng nghe
- HS chọn và để vào nắp hộp.
- HS trả lời.
- Cần lắp 2 phần : giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin.
- 1 HS lên lắp, HS khác nhận xét bổ sung.
- Có 4 bước như SGK.
- HS theo dõi
- HS quan sát và lắp
- HS theo dõi.
- Chắc chắn, không xộc xệch; chuyển động được.
- HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp
 -------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 64: TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
I.Mục tiêu 
 Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn nước khí ô xi và thải ra các bon nic nước tiểu 
Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Hình minh họa trang 128 SGK (phóng to).
 -Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật viết sẵn vào bảng phụ, giấy A4.
III.Các hoạt động dạy học 
ho¹t ®«ng cña gi¸o viªn
ho¹t ®«ng cña häc sinh
1.KTBC
-Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi:
 +Động vật thường ăn những loại thức ăn gì để sống ?
 +Vì sao một số loài động vật lại gọi là động vật ăn tạp ? Kể tên một số con vật ăn tạp mà em biết ?
 +Với mỗi nhóm động vật sau, hãy kể tên 3 con vật mà em biết: nhóm ăn thịt; nhóm ăn cỏ, lá cây; nhóm ăn côn trùng ?
-Nhận xét câu trả lời của HS. 
2.Bài mới
-Hỏi: Thế nào là quá trình trao đổi chất ?
 a.Giới thiệu bài:
ØHoạt động 1: Trong quá trình sống động vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 128, SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết.
 Gợi ý: Hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật và những yếu tố cần thiết cho đời sống của động vật mà hình vẽ còn thiếu.
-Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung.
+Những yếu tố nào động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống ?
 +Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì trong quá trình sống ?
 +Quá trình trên được gọi là gì ?
 +Thế nào là quá trình trao đổi chất ở động vật ?
ØHoạt động 2: Sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường
+Sự trao đổi chất ở động vật diễn ra như thế nào ?
-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật và gọi 1 HS lên bảng vừa chỉ vào sơ đồ vừa nói về sự trao đổi chất ở động vật.
ØHoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật 
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4 HS.
-Phát giấy cho từng nhóm.
-Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. GV giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
-Gọi HS trình bày.
-Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc, dễ hiểu.
4.Củng cố
- Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở động vật ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
5.Dặn dò
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
+Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
-2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói với nhau nghe.
Hình vẽ trên vẽ 4 loài động vật và các loại thức ăn của chúng: bò ăn cỏ, nai ăn cỏ, hổ ăn bò, vịt ăn các loài động vật nhỏ dưới nước. Các loài động vật trên đều có thức ăn, nước uống, ánh sáng, không khí.
+Để duy trì sự sống, động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi có trong không khí.
+Trong quá trình sống, động vật thường xuyên thải ra môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểu.
+Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở động vật.
+Quá trình trao đổi chất ở động vật là quá trình động vật lấy thức ăn, nước uống, khí ô-xi từ môi trường và thải ra môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểu.
-Trao đổi và trả lời:
+Hàng ngày, động vật lấy khí ô-xi từ không khí, nước, thức ăn cần thiết cho cơ thể sống và thải ra môi trường khí các-bô-níc, nước tiểu, phân.
-1 HS lên bảng mô tả những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường qua sơ đồ.
-Hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật, sau đó trình bày sự trao đổi chất ở động vật theo sơ đồ nhóm mình vẽ.
-Đại diện của 4 nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
-Lắng nghe.
-Hs trả lời
-----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 24 tháng 4 năm 2015
TẬP LÀM VĂN
 TIẾT 64: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu: 
- Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập (BT1) ; bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật yêu thích (BT2, BT3).
- GD HS biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài ( gián tiếp ) ở BT2 và kết bài (mở rộng) trong bài tập 3 văn miêu tả con vật.
- 3 - 4 tờ giấy trắng để HS làm bài tập 2, 3. 
III. Hoạt động trên lớp:
ho¹t ®«ng cña gi¸o viªn
ho¹t ®«ng cña häc sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : 
- HS đọc đề bài.
- HS nhắc lại kiến thức về cách mở bài trong bài văn tả. 
- Treo bài văn: " Con công múa " Yêu cầu HS đọc thầm bài văn.
- Trao đổi, thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Nhận xét chung.
Bài 2 : 
- 2 HS đọc đề bài.
- Viết 2 đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài và tả hoạt động của con vật. Đó là hai đoạn thuộc phần thân bài của bài văn. Cần viết mở bài theo kiểu gián tiếp cho đoạn thân bài đó, sao cho đoạn mở bài phải gắn kết với đoạn thân bài.
-Mỗi em có thể viết 2 đoạn mở bài và theo cách (gián tiếp) cho bài văn.
- Mỗi em có thể viết đoạn mở bài gián tiếp chỉ khoảng 2 - 3 câu không nhất thiết phải viết dài.
- HS trao đổi, thực hiện yêu cầu. 
 - Gọi HS trình bày.
- Nhận xét chung.
Bài 3 : 
- HS đọc đề bài.
- GV gợi ý HS: 
- Các em đã viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp ở bài tập làm văn tiết trước.
- HS trao đổi và viết đoạn văn kết bài theo kiểu mở rộng để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
- HS phát biểu.
- GV nhận xét những học sinh có đoạn văn mở bài hay.
3. Củng cố – dặn dò:	
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành bài văn:
- Chuẩn bị bài sau, kiểm tra viết miêu tả con vật.
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
- Lắng nghe giới thiệu bài.
- 2 HS đọc.
- 2 HS trao đổi, và thực hiện yêu cầu.
- Tiếp nối nhau phát biểu:
- 2 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
- Nhận xét cách mở bài của bạn.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
 - 2 HS trao đổi, và thực hiện viết đoạn văn mở bài về tả cây mà em thích theo cách mở bài gián tiếp như yêu cầu
- Trình bày, nhận xét.
- Nhận xét bình chọn những đoạn kết hay.
- Về nhà thực hiện lời dặn của GV 
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 160: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ 
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được cộng, trừ phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm toán. 
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng dạy học toán 4.
III. Hoạt động dạy học:
ho¹t ®«ng cña gi¸o viªn
ho¹t ®«ng cña häc sinh
1. Bài cũ : 
TÝnh: +;-
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Thực hành:
Bài 1: HS nêu đề bài. 
- HS tự thực hiện vào vở.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: 
- HS nêu đề bài.
- Nhắc lại cách cộng 2 phân số khác mẫu số.
- HS tự tìm cách tính vào vở.
- GV gọi HS lên bảng tính.
- Nhận xét bài làm học sinh.
 Bài 3: 
- HS nêu đề bài.
- HS nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết.
- HS tự tìm cách tính vào vở.
- GV gọi HS lên bảng tính.
- Nhận xét ghi điểm học sinh.
Bài 4 : (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu đề bài.
- GV hỏi HS dự kiện và yêu cầu đề.
- HS tự thực hiện tính vào vở. 
- GV gọi HS lên bảng tính kết quả.
- Nhận xét ghi điểm HS.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 2 HS lên bảng tính.
- Lắng nghe giới thiệu bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS ở lớp làm vào vở, làm trên bảng.
- Nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS nhắc lại.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- HS thực hiện vào vở.
- 2HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- 2 HS lên bảng tính.
- Nhận xét bài bạn.
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_m.doc