ĐẠO ĐỨC - T 21
ÔN TẬP
(ĐC : Không dạy cả bài TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI )
I . MỤC TIÊU Giúp HS ôn tập kiến thức :
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ, .
- GDHS tinh thần đoàn kết hữu nghị
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TUẦN 21 Thứ hai ngày 06 tháng 2 năm 2012 ĐẠO ĐỨC - T 21 ÔN TẬP (ĐC : Không dạy cả bài TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI ) I . MỤC TIÊU Giúp HS ôn tập kiến thức : - Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ, .... GDHS tinh thần đoàn kết hữu nghị II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Hãy kể một số hoạt động của thiếu nhi VN thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi các nước khác? GV chốt ý 2) Các hoạt động đó nói lên điều gì ? 3) Thiếu nhi các nước có những điểm gì giống nhau, khác nhau? 4) Kể lại một số quyền trẻ em? 5) Để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế các em có thể làm những việc gì ? - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diệïn nhóm trả lời -Các nhóm khác bổ sung –Nhận xét - HS trả lời - HS thảo luận nhóm đôi - Cá nhân phát biểu – các bạn bổ sung - HS trả lời - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhómn trả lời - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung *. Củng cố - dặn dò: *. Nhận xét tiết học TỰ NHIÊN XÃ HỘI – Tiết 41 THÂN CÂY. I. Mục tiêu: H S biết : - Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc ( thân đứng, thân leo , thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo) - GDHS yêu quí cây trồng, biết chăm sóc, bảo vệ cây -GDKNS:-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin II. Chuẩn bị: - Các hình trong SGK trang 78, 79.- Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của Giáo viên Các hoạt động của HS A. Bài cũ : (5’)- Mỗi cây gồm có những bộ phận nào? - Chúng có hình dạng như thế nào? B. Bài mới : Làm việc với SGK theo nhóm Hoạt động 1 : Nhận dạng * Mục tiêu : Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân thảo. GDKNS:-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm : - Yêu cầu HS quan sát ảnh trang 78, 79 và cho biết: Hình chụp cây gì? Cây này có thân mọc thế nào? Thân cây to, khỏe, cứng chắc hay nhỏ, mềm, yếu? _ Nhóm 1 và 2 : tranh 1 và 2 - Nhóm 3 và 4 : tranh 3 và 4 - Nhóm 5 và 6 : tranh 5, 6 và 7 - Thân cây có mấy cách mọc? Đó là những cách nào? Cho ví dụ về mỗi loại. - GV : Những thân cây to khỏe, cứng chắc được gọi là thân cây gỗ. Những thân cây nhỏ, yếu, mềm gọi là thân cây thảo. - Hãy cho biết thân cây lúa mọc thế nào, là thân cây gỗ hay thân cây thảo? - Thân cây su hào mọc như thế nào, thân cây này có gì đặt biệt? - GV : Củ su hào chính là thân cây.Thân cây su hào là một loại thân biến dạng thành củ, gọi là thân củ. - Kết luận : Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò. Thân cây có loại là thân gỗ, có loại thân thảo. Cây su hào có thân phình to thành củ, gọi là thân củ HOẠT ĐỘNG 2 : Chơi trò chơi bingo Mục tiêu : Phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng , leo, bò ) và cấu tạo của thân. - GV chia làm hai nhóm : gắn lên bàng hai bảng câm, phát cho mỗi nhóm các thẻ từ. - Yêu cầu hai nhóm cử đại diện lên gắn. C.Củng cố - dặn dò (5’) - Thân cây có mấy cách mọc? Để cây được tươi tốt em cần làm gì ? -> GD yêu quí và bảo vệ cây. - Yêu cầu mỗi HS về nhà tiếp tục sưu tầm hai cây để giờ sau học bài. - Quan sát làm việc theo nhóm - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận Tranh 1 : Cây nhãn có thân mọc đứng, to, khỏe , cứng chắc. Tranh 2 : Cây bí đỏ có thân bò , nho, mềm yếu Tranh 3 : cây dưa chuột có thân leo nhỏ , mềm yếu Tranh 4 : cây rau muống có thân bò, nhỏ, mềm yếu. Tranh 5: cây lúa có thân mọc đứng, nhỏ, mềm Tranh 6 : cây su hào có thân mọc đứng mềm. Tranh 7 : cây gỗ trong rừng có thân đứng, to, khẻo , cứng chắc - Trả lời( có 3 cách mọc. Đó là thân mọc đứng như cây nhãn, lúa, cây gỗ;thân leo như cây dưa chuột; thân bò như cây bí ngô, rau muống)- Lắng nghe. - Trả lời( mọc đứng là thân cây thảo) - Trả lời(mọc đứng và phình to thành củ) - Lắng nghe - Lắng nghe - Chia thành nhóm, đại diện nhóm lên gắn, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS trả lời - 3 HS trả lời - Lắng nghe Thứ ba ngày 07 tháng 2 năm 2012 THỦ CÔNG : Tiết 21 : ĐAN NONG MỐT (T1) I .MỤC TIÊU : HS biết cách đan nong mốt. Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật. Yêu thích sản phẩm làm ra II . CHUẨN BỊ - Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. - Tranh quy trình đan nong mốt. - Các nan đan mẫu ba màu khác nhau. - Bìa màu thủ công , bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC Bài cũ ( 5’) Kiểm tra ĐD học tập của học sinh Bài mới ( 25’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : GV hương dẫn HS quan sát và nhận xét . GV giới thiệu tấm đan nong mốt (h1) và hướng dẫn quan sát, nhận xét. * Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan - GV hướng dẫn lật mặt sau tờ giấy thủ công, cắt nan dọc : Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc. - Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng dể dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô, nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh. Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy, bìa - GV hướng dẫn cách đan nong mốt là nhấc một nan, đè một nan và lệch nhau một nan dọc giữa hai hàng nan ngang liền kề. Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan . Bôi hồ vào mặt sau của bốn nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát mép tấm đan cho đẹp. C Nhận xét – Dặn dò (5’)- Nhận xét tiết học - Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để học bài “Đan nong mốt tt “ 1 HS nêu miệng lại quy trình HS quan sát trả lời câu hỏi HS lật mặt sau tờ giấy thủ công, cắt nan dọc : Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc. - Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng dể dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô, nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh. - HS tập đan theo hướng dẫn. - HS bôi hồ vào nép dán xung quanh. THỂ DỤC : Tiết 41 NHẢY DÂY I . MỤC TIÊU : Bước đầu biết cách thực hiện nhảy dây theo kiểu chụm hai chân - Biết so dây, chao dây, quay dây. Học trò chơi : “Lò cò tiếp sức”. Biết cách chơi và tham gia chơi được Rèn tính nhanh nhẹn, sức bền II . CHUẨN BỊ: Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch, dụng cụ hai em một dây nhảy. III . LÊN LỚP Nội dung và phương pháp ĐL Đội hình tập luyện 1 . Phần mở đầu - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Đúng tại chỗ, vỗ tay, hát.- Đi đều theo 1-4hàng dọc - Chạy chậm xung quanh sân tập. 2 . Phần cơ bản - Học nhảy dây theo kiểu chụm hai chân + GV nêu tên và làm mẫu động tác, kết hợp giải thích từng cử động một để HS nắm được + Tại chỗ tập so dây, mô phỏng động tác trao dây, quay dây và cho HS tập chụm hai chân bật nhảy không có dây, rồi mới có dây. - GV thường xuyên hướng dẫn, sửa chữa động tác sai cho HS, đồng thời động viên kịp thời những em nhảy đúng. - GV cho HS nhảy dây theo từng tổ khu vực đã qui định. * Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức“ - GV nêu tên trò chơi, sau đó giải thích và hướng dẫn cách chơi. - GV làm mẫu, rồi cho các em nhảy thử một lần - GV nhận xét để HS nắm vững luật chơi 3 . Phần kết thúc - Đi vòng theo một vòng tròn, thả lỏng chân tay tích cực . - GV cùng hệ thống bài và nhận xét giờ học - GV giao về nhà : Ôn nội dung nhảy dây đã học 1-2ph 1phút 2phút 10-12 ph 10 -12 p 5-7ph 2phút 2-3p + HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, cố tay, đầu gối, khớp vai, khớp hông. - HS bắt chước thầy - HS chơi chính thức và có thi đua Thứ tư ngày 08 tháng 02 năm 2012 ÂM NHẠC Tiết 21 HỌC HÁT : CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG ( Nhạc và lời : Hoàng Hà ) I.Mục tiêu: - HS biết hát bài Cùng múa hát dưới trăng, bài hát viết nhịp 3 có sử dụng nốt đơn chấm dôi, hát luyến hai nốt móc kép - Tập hát và vận động theo nhịp 3. Giáo dục các em tình cảm biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ và chung sống hoà hợp với thiên nhiên II.Chuẩn bị của GV:Hát chuẩn bài hát Cùng múa hát dưới trăng - Máy nghe, băng nhạc -Nhạc cu ïđệm, gõ. III.Các hoạt động chủ yếu: 1.Kiểm tra bài cũ (5’) 3.Bài mới :(25’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1:Dạy bài hát Cùng múa hát dưới trăng Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát GV cho HS nghe băng hát mẫu, sau đó GV đệm đàn hát lại một lần nữa . Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. Bài chia thành 5 câu hát. Mỗi câu chia làm 2 câungắn để HS dễ thuộc lời. Dạy hát: Dạy từng câu, chú ý cách lấy hơinhững chỗ cuối câu. Cho HS hát lại nhiều lần để thuộc giai điệu, tiết tấu bài hát. Nhắc HS há ... c hiện chưa tốt. Gv phân công cho từng đôi thay nhau, người tập, người đếm số lần, khi tập xong GV nhắc các em thả lỏng. Chơi trò chơi”Ném trúng đích” + Gv nêu tên trò chơi ,giải thích cách chơi và làm mẫu động tác.. Cho HS chơi thử 1 lần, sau đó GV hướng dẫn thêm những trường hợp phạm quy để HS nắm được luật chơi.rồi mới chơi chính thức. - GV nhận xét để HS nắm vững luật chơi 3 . Phần kết thúc - Đi vòng theo một vòng tròn, thả lỏng chân tay tích cực - GV cùng hệ thống bài và nhận xét giờ học - GV giao về nhà : Ôn nội dung nhảy dây đã học 1-2ph 1phút 2phút 10-12 ph 5-7ph 2phút 2-3p + HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, cố tay, đầu gối, khớp vai, khớp hông. - HS chú ý nghe cách chơi để không phạm quy. - HS chơi chính thức và có thi đua Thứ tư ngày 29 tháng 02 năm 2012 ÂM NHẠC Tiết 24 ÔN TẬP HAI BÀI HÁT EM YÊU TRƯỜNG EM và CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG TẬP NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG. I.Mục tiêu: - Ôn tập để HS trình bày hai bài hát Em yêu trường em và Cùng múa hát dưới trăng thuần thục hơn . HS nhận biết được hình nốt và tên nốt trên khuông nhạc . - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và kết hợp kĩ năng hát hoà giọng , lĩnh xướng . HS tập biểu diễn và vận động theo nhịp 3/8 - Nâng cao tình cảm gắn bó với mái trường , yêu thiên nhien và muôn thú . II.Chuẩn bị của GV: Nhạc cu ïđệm, gõ. Chép khuông và một số nốt nhạc để giới thiệu tên nốt và hình nốt III.Các hoạt động chủ yếu: 1.Kiểm tra bài cũ:(5’) Kết hợp trong quá trình ôn tập bài hát 2.Bài mới :(25’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Em yêu trường em GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát . sau đó hỏi HS tên bài hát , tên tác giả ? GV mở băng cho HS ôn lại bài hát theo nhiều hình thức : hát theo nhóm, tổ cá nhân, GV sửa cho HS những chỗ hát chưa đúng hướng dẫn các em phát âm rõ lời và biết lấy hơi đúng chỗ Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cu ïgõ đệm theo pháchvà tiết tấu lời ca. Hướng dẫn HS hát đối đáp từng câu. Ôn bài Cùng múa hát dưới trăng. ( Tương tự như Em yêu trường em) Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ Hướng dẫn HS vài động tác múa đơn giản. Mời HS lên biểu diễn trước lớp GV nhận xét. Hoạt động 3:Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông GV giới thiệu tên nốt nhạc trên bảng phụ GV kẻ khuông và viết khoá Son GV viết nốt Son lên khuông và nói : Chúng ta tô đen thân nốt thành nốt Son đen- thêm dấu móc vào thành nốt Son móc đơn- thêmmóc nữa, thành nốt Son móc kép GV kẻ hai khuông nhạc lên bảng mời HS lên viết : Son đen, Pha móc đơn, Mi móc kép, Đồ đen Củng cố – dặn dò:.(5’) Củng cố bằng cách hỏi tên bài hátvừa học, tên tác giả.cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách GV nhận xét ,dặn dò HS ngồi ngay ngắn, chú ý lắng nghegiai điệu .Trả lời câu hỏi . HS ôn lại bài hát Em yêu trường em. + Hát đồng thanh + Hát theo dãy, tổ. + Hát cá nhân Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca. HS hát đối đáp theo dãy, tổ HS thực hiện các động tác múa đơn giản theo hướng dẫn . HS lên biểu diễn trước lớp . HS lắng nghe HS theo dõi HS ghi nhớ Thứ năm ngày 24 tháng 02 năm 20 11 THỂ DỤC- TIẾT 48 ÔN NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH” I . MỤC TIÊU Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng Biết cách chơi và tham gia chơi được II . ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN 1) Địa điểm :sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát, bảo đảm an toàn. 2) Phương tiện :còi, kẻ vạch cho trò chơi và một số dụng cụ như ở bài 47 III .NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP . Nội dung và phương pháp ĐL Đội hình tập luyện 1)Phần mở đầu : -GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài giờ học -Đứng thành vòng tròn xoay khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông . Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh” Tập bài thể dục phát triển chung:1 lần, 2x8 nhịp. 2)Phần cơ bản - Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân - GV thường xuyên chỉ dẫn, sửa chữa động tác chưa đúng cho HS, động viên kịp thời những em nhảy đúng *Chơi trò chơi “Ném trúng đích ” - GV tổ chức các đội chơi và nêu tên trò chơi, rồi giải thích cách chơi, và luật lệ chơi . - GV cho HS chơi thử. Sau đó cho các em chơi chính thức. - Khuyến khích thi đua giữa các tổ. - HS tham gia chơi chủ động đúng luật GV hướng dẫn các em tập lại một lần 8 động tác đã học 1 lần (nhịp 2 x8 ) 3)Phần kết thúc :-Đứng tại chỗ thả lỏng sau đó vỗ tay và hát -GV hệ thống bài Dăn dò :về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. -GV hô “giải tán”, HS hô: “khoẻ”. 1-2p 2phút 1 phút 10-12 phút 5-7p 1-2ph 2phút HS tích cực chơi một cách chủ động ,chú ý đừng để phạm quy. Thứ sáu ngày 25 tháng 02 năm 2011 TỰ NHIÊN XÃ HỘI- Tiết 48 QUẢ I . MỤC TIÊU : Sau bài học HS - Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người. - Kể tên các bộ phận thường cĩ của một quả GDHS yêu thiên nhiên, bảo vệ cây trồng II . CHUẨN BỊ : GV và HS :Các hình trong sách giáo khoa trang 92,93. Một số quả thật hoặc ảnh chụp (nếu có) - Phiếu BT III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1 . Bài cũ (5’) - Em hãy nêu một số loại hoa ?- Hoa có chức năng gì ? Hoa thường dùng để là gì ? - GV nhận xét 2 . Bài mới:(25’) Giới thiệu bài - Ghi tựa. - HS nhắc lại tựa bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 :Quan sát và thảo luận cả lớp Mục tiêu : Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại cá. Kể được tên các bộ phận thường có của một quả. Cách tiến hành : Bước 1 :Quan sát các hình trong SGK. Nhóm trưỏng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các quả trong SGK trang 92 – 93 và trả lời các câu hỏi theo gợi ý sau: + Chỉ nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả. + Trong các quả đó bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị loại quả đó. + Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thừơng ăn bộ phận nào của quả đó? Bước 2: Quan sát các quả được mang đến lớp. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau: - Quan sát bên ngoài: Nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả. - Quan sát bên trong: + Bốc hoặc gọt vỏ, nhận xét về cỏ của quả. + Bên trong quả gồm có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó. + Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó. Bước 3: làm việc cả lớp Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV kết luận: có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt. * Hoạt động 2 : Thảo luận Mục tiêu : Nêu được chức năng của hạt.Kể được những ích lợi của quả đối với đời sống của người và động vật. Cách tiến hành Bước 1 : Làm việc theo nhóm. GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau: - Quả thường được dùng để làm gì? Nêu ví dụ. - Quan sát các hình SGK trang 92-93, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, qủa nào dùng để chế biến thức ăn? - Hạt có chức năng gì? Bước 2 :Làm việc cả lớp. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. * Kết luận: Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu, làm mứt Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới. 4 . Củng cố - Dặn dò: (5’) Bốn nhóm thi đua viết tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc sau:+Ăn tươi, Làm mứt, Làm rau, Ép dầu. GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. -Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau - HS quan sát tranh. Nhóm trưỏng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các quả trong SGK trang 92 – 93 và trả lời Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung -HSKG : Biết kể tên một số loại quả cĩ hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau. - Biết được cĩ loại quả ăn được và loại quả khơng ăn được - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung Các nhóm TG chơi Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung Nhận xét chọn đội thắng cuộc SINH HOẠT TẬP THỂ TIẾT 24 KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN I/ Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động trong tuần. - Đề ra kế hoạch tuần tới. - Động viên khên ngợi kịp thời tới các học sinh có tiến bộ trong lớp. II . Kiểm điểm công tác tuần 22 1) Nhận xét ưu khuyết điiểm trong tuần qua. - Nề nếp : Các em đã thực hiện nghiêm túc – Chuẩn bị và thi cuối HK 1 nghiêm túc – Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân- vệ sinh trường lớp sạch sẽ- - Học tập :- Có chuẩn bị bài ở nhà, có phát biểu xây dựng bài. - Tuy nhiên vẫn còn 1 vài em bỏ quên vở ở nhà 2.) Sinh hoạt Sao Nhi Đồng : Trò chơi “ Bỏ khăn” III. Công tác tuần 25 : - Khắc phục những khuyết điểm trong tuần qua - Phát huy những mặt tích cực - Nhắc nhở về ATGT-ATTP - Phòng bệnh dịch - Đóng các khoản tiền qui định
Tài liệu đính kèm: