Giáo án môn Đạo đức lớp 3 - Tiết 5: Gọn gàng, ngăn nắp

Giáo án môn Đạo đức lớp 3 - Tiết 5: Gọn gàng, ngăn nắp

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biểu hiện của viếc sống gon gàng, ngăn nắp.

 - Ích lợi của việc sống gọn gàng , ngăn nắp.

 2. Thái độ, tình cảm:

 - Yêu mến đống tình với những bạn sống gọn gàng, ngăn nắp.

 - Không đồng tình ủng hộ những người sống không gọn gàng, ngăn nắp.

 3. Hành vi:

 - Thực hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và trong sinh hoạt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Phiếu thảo luận cho Hoạt động 1, 3.

 - Vở bài tập đạo đức.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 1. Bài cũ:

 - Em hãy kể một trường hợp em mắc lỗi và cách ứng xử của em?

 - Khi có lỗi em cần phải làm gì ? Vì sao?

 2. Bài mới :

 Giới thiệu bài: Gọn gàng, ngăn nắp là gì? Vì sao phải gọn gàng ngăn nắp chúng ta cùng tìm

doc 3 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 2728Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức lớp 3 - Tiết 5: Gọn gàng, ngăn nắp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 Đạo đức Ngày 03/10/2005
GỌN GÀNG , NGĂN NẮP
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Biểu hiện của viếc sống gon gàng, ngăn nắp.
 - Ích lợi của việc sống gọn gàng , ngăn nắp.
 2. Thái độ, tình cảm:
 - Yêu mến đống tình với những bạn sống gọn gàng, ngăn nắp.
 - Không đồng tình ủng hộ những người sống không gọn gàng, ngăn nắp.
 3. Hành vi:
 - Thực hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và trong sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Phiếu thảo luận cho Hoạt động 1, 3.
 - Vở bài tập đạo đức.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. Bài cũ: 
 - Em hãy kể một trường hợp em mắc lỗi và cách ứng xử của em?
 - Khi có lỗi em cần phải làm gì ? Vì sao?
 2. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Gọn gàng, ngăn nắp là gì? Vì sao phải gọn gàng ngăn nắp chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Treo tranh minh hoạ.
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh treo trên bảng và thảo luận theo các câu hỏi trong phiếu thảo luận sau:
 1. Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
 2. Bạn làm như thế để nhằm mục đích gì?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm thảo luận
* Kết luận: Các em cần rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
Phân tích truyện: “Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi”:
- Yêu cầu các nhóm hãy chú ý nghe câu chuyện và thảo luận để trả lời câu hỏi:
 1. Tai sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng?
 2. Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây hậu quả gì?
- GV đọc câu chuyện.Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm.
* Kết luận: Tính bừa bãi khiến nhả cửa lộn xộn, làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở và đồ dùng khi cần đến. Do đó, các em nên giữ thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
Xử lí tình huống:
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi tình huống và phiếu thảo luận. Yêu cầu thảo luận tìm cách xử lí tình huống đã nêu.
* Nhóm 1 – Tình huống 1:
- Hà đang thu dọn sách vở và đồ dùng học tập để đi chơi thì bạn đến rủ đi chơi. Nếu là Hà em làm thế nào?
* Nhóm 2 – Tình huống 2:
- Bé Nam đã học lớp 1 rồi nhưng luôn vứt đồ dùng, sách vở lung tung làm cả nhà nhiều phen vất vả vì bé không tìm thấy sách vở khi giờ đi học đã đến. Nếu là anh, chị của em Nam em sẽ làm thế nào?
* Nhóm 3 – Tình huống 3:
- Ngọc được giao nhiệm vụ thu xếp chăn chiếu sau giờ nghỉ trưa ở lớp. Nhưng ngủ dậy là Ngọc chạy ra ngay sân chơi. Là bạn của Ngọc em sẽ làm gì?
* Nhóm 4 – Tình huống 4:
- Ở lớp, Tuấn ngồi cùng bàn với Nga. Ngày nào Tuấn cũng để sách vở đồ dùng, bóng, bi sang ngăn bàn của Nga. Nếu em là Nga em sẽ làm gì?
- Yêu cầu các nhóm đại diện lên trả lời.
- Các nhóm HS quan sát tranh và thảo luận theo phiếu.
- Chẳng hạn:
 1. Bạn nhỏ trong tranh đang cất sách vở đã học xong lên giá.
 2. Bạn làm như thế để giữ gìn, bảo quản sách vở, làm cho sách vở luôn phẳng phiu. Bạn làm thế để giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- HS các nhóm chú ý nghe câu chuyện.
- HS các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Chẳng hạn:
 1. Cần phải ngăn nắp, gọn gàng vì: khi lấy các thứ, chúng ta sẽ không phải mất nhiều thời gian. Ngoài ra ngăn nắp, gọn gàng sẽ giúp ta giữ gìn đồ đạc bền, đẹp.
 2. Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì các thứ sẽ để lộn xộn, mất nhiều thời gian tìm kiếm, nhiếu khi cần lại không thấy đâu. Không ngăn nắp còn làm cho nhà cửa bừa bôn, bẩn thỉu.
- Đai diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận.
- Hà cần thu xếp gọn sách vở, đồ dùng gọn gàng rồi mới đi chơi.
- Chị nên khuyên Nam phải để sách vở, đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. Đồng thời tập cho Nam thói quen này bằng cách những ngày đầu hai chị em cùng nhau xếp gọn sách vở, đồ chơi.
- Em nên khuyên Ngọc phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và cùng làm việc với Ngọc.
- Nga cần yêu cầu Tuấn để sách vở, đồ dùng, đồ chơi của Tuấn vào đúng ngăn bàn, sắp xếp chúng gọn gàng, ngăn nắp và không mang nhiều đồ chơi đến lớp học.
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí của nhóm mình.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Cần để đồ dùng như thế nào ? 
- Vì sao cần sắp xếp đồ dùng gọn gàng , ngăn nắp?
Hướng dẫn bài về nhà:
- Các em cần rèn luyện thói quen gọn gàng , ngăn nắp trong sinh hoạt.
- Chuẩn bị bài: Gọn gàng, ngăn nắp (tiết 2).
Yêu cầu HS tự nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 5.doc