Giáo án các môn phụ Lớp 3 - Tuần 30

Giáo án các môn phụ Lớp 3 - Tuần 30

Tự nhiên xã hội

Trái đất. Quả địa cầu.

I/ Mục tiêu:

Giúp hs hiểu

- Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian.

- Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.

- Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

 - Biết bảo vệ môi trường sống.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK trang 112, 113.

 * HS: SGK, vở.

 

doc 8 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn phụ Lớp 3 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội
Trái đất. Quả địa cầu.
I/ Mục tiêu:
Giúp hs hiểu
Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian.
Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
 Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. 
 - Biết bảo vệ môi trường sống.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 112, 113.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Hs nhận biết đựơc hình dạng của Trái Đất trong không gian.
+ HT: nhóm, lớp.
-Hs quan sát hình trong SGK.
+ Quan sát hình 1 em thấy Trái Đất có hình gì ?
+ Trái đất có hình cầu, hơi dẹp ở hai đầu.
-Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi trên.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Hs cả lớp nhận xét.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Biết đựơc cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu. Biết tác dụng của quả địa cầu.
+ HT: nhóm, lớp.
-Hs quan sát hình trong SGK: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
-Hs lên chỉ: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
-HS lên nhận xét.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi gắn chữ vào sơ đồ câm.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nắm chắc vị trí cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
+ HT: nhóm, lớp.
-HS quan sát hình.
-HS chia nhóm, nhận đồ dùng.
-Nghe hướng dẫn.
-Hs chơi trò chơi.
-Các hs khác quan sát, theo dõi.
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Sự chuyển động của Trái Đất.
- Nhận xét bài học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 112, 113 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv tổ chức cho Hs quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- GV chỉ cho Hs vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu.
- Gv nhận xét chốt lại.
=> Trái đất có hình cầu.
Bước 1 : 
- Gv yêu cầu Hs trong nhóm quan sát 2 hình tronng SGK và chỉ trên hình.
- Gv yêu cầu Hs trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem
- Gv mời vài Hs đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục của quả địa cầu và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn.
Bước 2: Thực hiện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bước 1 : Tổ chứv và hướng dẫn.
- Gv treo hai hình phóng to như hình 2 trong SGK trang 112.
- Hs chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 5 em. Và phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa.
- Gv hướng dẫn cuộc chơi.
Bước 2: Thực hiện.
- Các nhóm chơi trò chơi.
- Gv nhận xét, đánh giá các đội chơi.
Tự nhiên xã hội
	Sự chuyển động của Trái Đất.
I/ Mục tiêu:
- Biết được sự chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời
- Quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
 - Bảo vệ Trái Đất.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 114, 115.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Mục tiêu: Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó. Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
+ HT: nhóm, lớp.
-HS quan stá hình trong SGK.
-Hs từng nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ.
-Hs trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như hướng dẫn ở phần thực hành trong SGK.
-Hs lên quay quả địa cầu.
-Hs cả lớp nhận xét.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp.
- Mục tiêu: Biết Trái Đất đồng thời vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời. Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
+ HT: đôi bạn, lớp.
-HS quan sát hình.
-Hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi.
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
+ Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của mình.
-Hs khác nhận xét.
* Hoạt động 3: Dặn dò.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Trái Đất là một hành tinh trong hệ mặt trời.
- Nhận xét bài học.
Bước 1: Quan sát hình trong SGK.
- Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 1 trong SGK trang 114 và trả lời câu hỏi:
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một vài Hs lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
- Gv vừa quay quả địa cầu, vừa nói: Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng. Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.
Bước 1 : làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 3 trang 115 SGK.
- Từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Gv yêu cầu Hs điền vào phiếu học tập đó
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv nhận xét: 
=> Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời.
 
Đạo đức
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 2).
I/ Mục tiêu:
Giúp Hs hiểu:
Cây trồng vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vậy cần được chăm sóc, bảo vệ.
 - Hs có ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
 - Đồng tình, ủng hộ việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Phê bình, không tán thành những hành động không chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm trả lời phiếu bài tập .
- Mục tiêu: Giúp Hs biết làm bài tập đúng
+ HT: nhóm, lớp.
-Hs chia nhóm thảo luận và làm bài tập.
 * Bài tập: Viết chữ T vào ô em tán thành và chữ K vào ô em không tán thành.
a) Cần chăm sóc và bảo vệ các con vật của gia đình.
b) Chỉ chăm sóc những loại cây do con ngừơi trồng.
c) Cần bảo vệ tất cả các loài vật, cây trồng.
d) Thỉnh thoảng tười nước cho cây cũng được.
e) Cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi thường xuyên, liên tục.
-Các nhóm lên trình bày kết quả
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để xử lí tình huống.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
+ HT: nhóm, lớp.
-Hs các nhóm làm việc.
+ Tình huống 1: Hai bạn Lan và Đào đi thăm vườn rau. Thấy rau ở nhà vườn mình có sâu, Đào nhanh nhẹn ngắt hết những chiếc lá có sâu và vứt sang chỗ khác xung quanh. Nếu là Lan, em sẽ nói gì với Đào?
+ Tình huống 2: Đàn gà nhà Minh đột nhiên lăn ra chết hàng loạt. Mẹ Minh đem chôn hết gà đi giấu không cho mọi người biết gà nhà mình bị dịch cúm. Nếu là Minh, em sẽ nói gì với mẹ để tránh lây lan dịch cúm gà?
-Các nhóm cử đại diện lên trình bày.
-Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
* Hoạt động 3: Dặn dò.
- Về làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
- Nhận xét bài học.
- Gv yêu cầu Hs chia nhóm, thảo luận và làm bài tập.
- Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại:
=> Cần phải chăm sóc tất cả các con vật nuôi, những cây trồng có lại.
 Chăm sóc cây trồng phải thường xuyên liên tục mới có hiệu quả.
- Gv yêu cầu các nhóm Hs thảo luận và xử lí các tình huống sau.
- Gv yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv nhận xét chốt lại.
=> Vật nuôi, cây trồng có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Vì vậy chúng ta cần biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi một cách thường xuyên.
Thủ công 
Làm đồng hồ để bàn (tiết 2 + tiết 3).
I/ Mục tiêu:
Giúp Hs hiểu:
- Hs biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
- Làm được đồng hồ đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích sản phẩm mình làm.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Mặt đồng hồ làm bằng giấy thủ công.
 Tranh quy trình làm đồng hổ để bàn. 
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
* Hoạt động 1: Hs thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí .
-Mục tiêu: Giúp biết làm đồng hồ để bàn và trang trí .
+ HT: cá nhân, lớp.
-Hs nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn và trang trí .
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ).
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ.
-Hs thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí 
-Hs trình bày các sản phẩm của mình.
-HS chọn sản phẩm đẹp.
* Hoạt động 2: Dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Làm quạt giấy tròn.-
- Nhận xét bài học.
-Gv yêu cầu một số Hs nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn và trang trí .
- Gv nhận xét và hệ thống hóa lại các bước làm đồng hồ để bàn và trang trí .
- Gv nhắc hs khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
- Sau đó Gv tổ chức cho Hs thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí .
- Gv theo dõi, giúp đỡ các em.
- Sau khi Hs thực hành xong, Gv tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Gv tuyên dương làm đồng hồ để bàn và trang trí đẹp nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_phu_lop_3_tuan_30.doc