Giáo án Các môn phụ Lớp 3 - Tuần 31, 32 - GV: Trần Thị Kim Liên

Giáo án Các môn phụ Lớp 3 - Tuần 31, 32 - GV: Trần Thị Kim Liên

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 61 : TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI

 I . MỤC TIÊU * Sau bài học HS:

- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời

- GDHS ý thức giữ cho Trái Đất luôn sạch và đẹp.

-GDKNS :-Kĩ năng làm chủ bản thân

II . CHUẨN BỊ Các hình trong sách giáo khoa trang 116,117

III . LÊN LỚP

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn phụ Lớp 3 - Tuần 31, 32 - GV: Trần Thị Kim Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 61 : TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI 
 I . MỤC TIÊU * Sau bài học HS: 
- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời 
- GDHS ý thức giữ cho Trái Đất luôn sạch và đẹp. 
-GDKNS :-Kĩ năng làm chủ bản thân
II . CHUẨN BỊ Các hình trong sách giáo khoa trang 116,117
III . LÊN LỚP 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 . Bài cũ (5’)“Sự chuyển động của Trái Đất”- GV nhận xét 
2 . Bài mới :(25’) Giới thiệu bài : - Ghi tựa.
* Hoạt động 1 :Quan sát theo cặp 
Mục tiêu : Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời .
-Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Bước 1 : GV giảng : hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời HS thảo luận theo gợi ý :
+Quan sát hình trang 116
+Em thấy hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ?
+Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy ?
+Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời ?
Bước 2: Làm việc cả lớp Cho HS trả lời –HS khác NX bổ sung 
GV KL: Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời. Trái Đất là hành tinh thứ 3 
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
- Mục tiêu :Biết trong hệ Mặt Trời Trái Đất là hành tinh có sự sống .-Có ý thức giữ gìn Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp. 
-GDKNS :-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Bước 1: Chia nhóm -Yêu cầu quan sát hình 116 
+ Em thấy hệ Mặt Trời có hành tinh nào có sự sống ?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ gìn Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp?
Bước 2 :HS trình bày GV nhận xét, tuyên dương
Kết luận :Trong hệ Mặt Trời Trái Đất là hành tinh có sự sống để thức giữ gìn Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp chúng ta phải trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, vứt rác, bỏ, đổ rác đúng nơi quy định gữ vệ sinh môi trường xung quanh  
 4 . Củng cố - Dặn dò: (5’)-Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài để tiết sau.- GV nhận xét tiết học.
1 HS lên thi kể về Sự chuyển động của Trái Đất
- 3HS nhắc lại tựa bài.
- 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các hình trang 116, và trả lời theo gợi ý : 
- Em thấy hệ Mặt Trời có 9 hành tinh
Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3
- HS các nhóm thảo luận 
- một số HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp 
- HS nhận xét bổ sung
-HSKG Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống 
THỦ CÔNG – Tiết 31
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 1)
I . MỤC TIÊU 
 - Biết cách làm quạt giấy trịn.
- Làm được quạt giấy trịn. Các nếp gấp cĩ thể cách nhau hơn một ơ và chưa đều nhau. Quạt cĩ thể chưa trịn
- Học sinh yêu thích sản phẩm của mình tự làm ra. 
II . CHUẨN BỊ Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để HS quan sát. 
 Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán. Tranh qui trình gấp quạt tròn. 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Bài cũ (5’) Kiểm tra dụng cụ học sinh
Bài mới ( 25’)
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét 
- GV giới thiệu quạt và các bộ phận làm quạt tròn, đặt câu hỏi nhận xét :
+ Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống làm quạt giấy đã học ở lớp 1 .
+ Điểm khác là là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm.
+ Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiểu rộng.
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu :
* Bước 1 : Cắt giấy
- Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt.
- Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiều dài 16 ô, chiều rộng 12 ô để làm cán quạt. 
Bước 2 : Gấp dán quạt 
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở pjía trên và gấp các nếp cách đều 1ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa. 
- Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ 2 giống tờ thứ nhất.
- Dể mặt màu của tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán hai mép tờ giấy đã gấp vào với nhau. Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giã­ và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt. 
Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt. 
- Lấy từng tờ giấy làm cán quạt cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt. 
- Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt như hình 6 .
- Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên để hai cán quạt ép vào nhau, được chiếc quạt giấy hình tròn. 
GDSDNLTK&HQ: :Tiết kiệm giấy khi thực hành - Thu gom giấy vụn sau khi làm thủ công, tái sử dụng đốt giấy làm phân bón hoặc làm kế hoạch nhỏ
C.Củng cố- dặn dò (5’) HS nhắc lại qui trình gấp quạt
- Nhận xét tiết học – Dặn dò : Chuẩn bị tiết 2
HS theo dõi
Quan sát
Với HS khéo tay:
 - Làm được quạt giấy trịn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt trịn.
THỂ DỤC - Tiết 61
ÔN TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN
TRÒ CHƠI “AI KÉO KHỎE”
I/ Mục tiêu :	
-Biết cách tung và bắt bĩng các nhân ( tung bĩng bằng 1 tay và bắt bĩng bằng 2 tay)
_Biết cách chơi và tham gia chơi được trị chơi “ Ai kéo khoẻ” 
II/ Địa điểm phương tiện:
_Địa điểm : Sân trường ,vệ sinh sạch sẽ ,bảo đảm an tồn tập luyện .
Phương tiện : chuẩn bị 6 quả bĩng và sân chơi cho trò chơi “ Ai kéo khoẻ”
 III/ Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội Dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 /Phần mở đầu:
-GV nhận lớp ,phổ biến nội dung ,Y/C giờ học 
* Khởi động 
*-Đi đều theo nhịp, vừa đi vừa hát
-Tập bài thể dục phát triển chung 
-Chạy chậm1 vịng xung quanh sân tập khoảng 100-200m
* Kiểm tra bài cũ ; Kiểm tra cả lớp tâp TDPTC
2/ Phần cơ bản 
-Chơi trị chơi” Ai kéo khoẻ”.HS biết cách chơi và biết tham gia chơi
*Ơn động tác tung bĩng và bắt bĩng cá nhân .
- ơn cachs cầm bĩng .
-Tư thế chuẩn bị bắt bĩng
Cho HS đứng tại chỗ tập tung và bát bĩng một số lần,sâu đĩ cho HS tập đi.
GV theo và sửa sai ch HS.
 * Trị chơi :” Ai kéo khoẻ” GV hướng dẫn cách chơi.sau HS tiến hành chơi .Các tổ cử 3 HS thi với các tổ khác .tìm người vơ địch.
 3. Phần kết thúc
-Chạy chậm thả lỏng xung quanh sân : 
GV hệ thống bài học :HS về ơn tập bài dã học
1-2phút
2 phút
1 lần liên hồn 2lần 8 nhịp
12-14phút
6-8 phút
1-2phút
1-2phút
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
đội hình vịng trịn
Sân vẽ sẵn như trong SGK
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2012
ĐẠO ĐỨC – Tiết 31
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (Tiết 2)(GDBVMT)
 I/ Mục tiêu: HS biết : 
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuơi trong cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- Yêu quý và biết chăm sóc cây cối và các con vật nuôi trong nhà
- GDBVMT: Tham gia, bảo vệ, chăm sĩc cây trồng vật nuơi để gĩp phần giữ gìn sự phát triển của mơi trường
II . CHUẨN BỊ Các tư liệu về một số cây trồng, vật nuôi Một số bài hát thuộc chủ đề bài học 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Đc:Không yêu cầu học sinh thực hiện lập đề án trang trại sản xuất và tìm cách bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt; có thể cho học sinh kể lại một số việc đã làm hoặc biết về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt đông 1: Báo cáo kết quả điều tra 
*Mục tiêu:HS Biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương ; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng vật nuôi .
1 GV yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả điều tra về :
-Kể tên các loại cây trồng mà em biết.
Các cây trồng được chăm sóc như thế nào?
-Kể tên các vật nuôi mà em biết.
-Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào?
-Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trông, vật nuôi như thế nào ?Các nhóm khác NX bổ sung 
Hoạt động 2 .Đóng vai 
Mục tiêu: HS biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em .
Nhóm 1: Anh định tưới cây nhưng Hùng cản : Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới . Nếu là Anh em sẽ làm gì ? 
Nhóm 2“:Trương đi thăm rẫy thấy hồ nuôi cá bị vỡ nước chảy ào ào Nếu là Trương em sẽ làm gì ?
Nhóm 3: Ngọc đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn .
-Nếu là Ngọc em sẽ làm gì?
Nhóm 4: Khi đi học Bính rủ Khải đi tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần . Nếu là Hải em sẽ làm gì?
GV kết luận : Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu . 
Trương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết .
Ngọc nên nghe lời mẹ Khải khuyên Bính không nên đi lên thảm cỏ
Hoạt động 3 : HS vẽ tranh, hát, kể chuyện, đọc thơ về việc chăm sóc cây trồng , vật nuôi 
Hoạt động 4 :Trò chơi” Ai nhanh ,ai đúng “
Mục tiêu :Củng cố bài HS ghi nhớ các việc làm để chăm sóc bảo vệ cây trồng vật nuôi. 
 -GV chia nhóm phát mỗi nhóm một tờ 
-Nêu luật chơi: trong một thời gian nhất định (5 phút) các nhóm thảo luận, kê, viết những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào 4 cột. 
-Nhóm nào ghi được nhiều vie ...  chơi thử. Sau đó cho các em chơi chính thức. 
HS tích cực chơi một cách chủ động, chú ý đừng để phạm quy.
Thứ TƯ ngày 25 tháng 4 năm 2012
ĐẠO ĐỨC – Tiết 32 
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
GIÁO DỤC QUYỀN TRẺ EM
I. Mục tiêu: HS hiểu :
- Nắm được một số điều khoản cần thiết trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em VN
- Tôn trọng và biết bảo vệ trẻ em.
II.Chuẩn bị : 	- Một số điều khoản cần thiết trong luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam.
II. Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của HS 
 KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)-Tại sao phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi ?
+ GV nhận xét và đánh giá.
BÀI MỚI (25’)
HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu bài : Một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG 2 : Nội dung các điều khoản (Trích trong tài liệu tập huấn Công ước về quyền trẻ em, NXB chính trị Quốc gia, năm 2000.
 ĐIỀU 2 : Tất cả các quyền đều áp dụng cho các em, không có ngoại lệ. Chính nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ các em, chống lại bất kì hình thức phân biệt, đối xử, để có nhữnh biện pháp tích cực đẩy mạnh và phát triển quyền trẻ em.
 ĐIỀU 9 : Trẻ em có quyền được sống với cha mẹ trừ khi việc này không thích hợp với lợi ích tốt nhất của trẻ. Trẻ em cũng có quyền duy trì tiếp tục với cả cha và mẹ nếu phải sống xa một người hay cả hai người.
 ĐIỀU 12 : Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình và ý kiến này phải được xem xét trong mọi vấn đề hoặc thủ tục ảnh hưởng đến trẻ em.
 ĐIỀU 13 : Trẻ em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình, thu nhận thông tin và làm cho người khác biết đến thông tin, bất kể sự cách biệt giữa các nước.
 ĐIỀU 15 :Trẻ em có quyền gặp gỡ những trẻ em khác, gia nhập hoặc lập hội.
 ĐIỀU 16 : Trẻ em có quyền được bảo vệ chống sự can thiệp vào đời tư, vào gia đình, nơi ở và thư tín của các em, chống lại những điều nói xấu và vu cáo. 
 Điều 17 : Nhà nước phải đảm bảo cho trẻ em được tiếp xúc với thông tin và tài liệu có xuất xứ từ những nguồn khác nhau, phải khuyến khích các phương tiện thông tin địa chúng truyền bá những thông tin có ích lợi về mặt xã hội và văn hoá đối với trẻ em. Nhà nước phải có nhữnh biện pháp bảo vệ các em, chống lại những tài liệu nguy hại.
 ĐIỀU 18 : Cha mẹ cũng có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái và nhà nước phải giúp họ thực hiện trách nhiệm ấy. Nhà nước phải giúp đỡ cha mẹ một cách thích hợp trong việc nuôi dạy con cái.
 ĐIỀU 21 : Tại những nước được phép cho nhận con nuôi, việc này chỉ được thục hiện vì lợi ích tốt nhất của trẻ và chỉ sự cho phép của nhà chức trách có thẩm quyền với các bảo đảm cần thiết cho trẻ em.
 ĐIỀU 23 : Trẻ em khuyết tật có quyền được chăm sóc, giáo dục và đào tạo đặt biệt để giúp các em có cuộc sống trọn ven, đầy đủ, nhằm đạt được một mức độ tự lập và hoà nhập vào xã hội ở mức lớn nhất có thể.
 ĐIỀU 26 : Trẻ em có quyền được hưởng an toàn xã hội, trong đó có bảo hiểm xã hội.
 ĐIỀU 27 : Trẻ em có quyền được có mức sống thích hợp cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của mình.Cha mẹ có trách nhiêm hàng đầu trong việc bảo đảm cho trẻ được hưởng mức sống ấy. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trách nhiệm này được thực hiện. Trách nhiệm của Nhà nước bao gồm giúp đỡ vật chất cho cha mẹ và con cái của họ.
 ĐIỀU28 : Trẻ em có quyền được học tập và Nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm rằng giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí, khuyến khích tổ chức những hình thức khác nhau của giáo dục trung học đến được với mọi trẻ em và làm cho giáo dục đại học có được với mọi người trên cơ sở khả năng. Kỉ luật nhà trường phải tôn trọng các quyền và nhân phẩm của trẻ em. Nhà nước phải tham gia hợp tác quốc tế để thực hiện quyền này.
 ĐIỀU 30 : Trẻ em thuộc những cộng đồng thiểu số hoặc những nhóm dân cư bản địa có quyền được hưởng đời sống văn hoá riêng của mình, theo tôn giáo và sử dụng ngôn ngữ riêng của mình.
 ĐIỀU 31 : Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí và tham gia vào các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
 ĐIỀU 32 : Trẻ em có quyền được bảo đảm bảo vệ không phải là những công việc gây tổn hại đến sức khoẻ và sự phát triển của các em. 
 HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố – dặn dò (5’)
- Trẻ em Việt Nam có những quyền gì ?
- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt những quyền của trẻ em.
- Nhận xét tiết học.
- 1hs
- Lắng nghe.
- Hs lắng nghe và nắm các điều khoản.
- Lắng nghe. 
Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2012
THỂ DỤC Tiết 64 
 TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 3 NGƯỜI. TC : CHUYỂN ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu :
 - Thực hiện được tung bắt bĩng theo nhĩm 2-3 người
Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trị chơi “Chuyển đồ vật” .
I/ Địa điểm phương tiện:
_Địa điểm : Sân trường ,vệ sinh sạch sẽ ,bảo đảm an tồn tập luyện .
Phương tiện : chuẩn bị 6 quả bĩng và sân chơi cho tro chơi “ Chuyển đồ vật “ 
 III/ Nội dung và phương pháp lên lớp 
 Nội Dung
Sl- Tg
 Phương Pháp
1.Phần mở đầu:
- Gv phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên
- Đứng khởi động các khớp
- Chơi trò chơi: Kết bạn
2.Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ
- Cả lớp cùng thực hiện liên hoàn bài thể dục
Học tung và bắt bóng theo nhóm 3 người:
* GV tập hợp học sinh, nêu tên động tác, hướng dẫn cách cầm bút, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
* Cho các em đứng tại chỗ chuyền và bắt bóng.
* GV hướng dẫn các em cách di chuyển để bắt được bóng ( Hai người đứng đối diện, một em tung bóng, em kia bắt bóng. Cả hai em đều tung và bắt bóng bằng hai tay. Tung bóng sao cho bóng bay vòng cung vừa tầm bắt của bạn, người đón bóng khéo léobắt bóng, sau đó tung bóng lại cho bạn. Thực hiện liên tục như vậy, không để bóng rơi với số lần càng nhiều càng tốt).
* GV tổ chức cho học sinh tập luyện.
 ( Theo dõi – giúp đỡ).
 2. Hướng dẫn trò chơi : Chuyển đồ vật.
3.Phần kết thúc
- Đi thả lỏng hít thở sâu
- GV cùng học sinh hệ thống lại bài.
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
5 phút
25 phút
5 phút
 3-4 hàng ngang
 1 hàng dọc
 1 vòng tròn
 3-4 hàng ngang
- Chia lớp thành nhóm
- 4 hàng ngang- quay mặt vào nhau.
 3 – 4 hàng dọc
- 1 vòng tròn.
Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 64 : NĂM THÁNG và MÙA (GDBVMT)
I . MỤC TIÊU : Sau bài học HS biết.
- Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày, và mấy mùa 
-GDBVMT : GDHS ý thức về việc bảo vệ bầu không khí trong lành
II . CHUẨN BỊ Các hình trong sách giáo khoa trang 122, 123.Một quyển lịch.
III . LÊN LỚP 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 . Bài cũ (4’)- GV nhận xét 
2 . Bài mới: (25’)Giới thiệu bài - Ghi tựa.
* Hoạt động 1 : Thảo luận theo nhóm 
Mục tiêu : Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm có 365 ngày.
Bước 1 : GV yêu cầu HS thảo luận và nêu câu hỏi gợi ý. 
+ Một năm thường có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ?
+ Số ngày trong các nhóm có bằng nhau không ?
+ Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngàyvà 28 hoặc 29 ngày. 
- GV giảng cho HS biết thời gian Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. 
- GV hỏi : khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó bao nhiêu vòng ?
* Kết luận : Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK theo cặp 
* Kết luận : có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa : mùa xuân , mùa hạ, mùa thu, mùa đông; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
GDBVMT: Khí hậu của từng mùa trong năm và môi trường không khí ảnh hưởng đến cuộc sống con người, chúng ta cần phải biết bảo vệ không khí trong lành
3 . Củng cố - Dặn dò: (5’)- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau
- Em cho biết thời gian Trái Đất quay một vòng quanh mình nó ?
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch, thảo luận theo các câu hỏi mà GV gợi ý. 
- Nhóm trưỏng điều khiển các bạn thảo luận. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm mình trước lớp 
- HS quan sát hình 1 SGK trang 122
- Đại diện các nhóm báo kết quả. 
- Các nhóm khác sửa chữa, bổ sung
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ –Tiết 32
SINH HOẠT LỚP 
I MỤC TIÊU: . 
-HS thấy được những ưu , khuyết điểm trong tuần. 
-Gíao dục ý thức phê & tự phê.
- Sinh hoạt Đội, Sao. 
II) CÁC HOẠT ĐỘNG: 
1) Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần qua.
- Nề nếp : Các em đã thực hiện nghiêm túc 
– Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân- vệ sinh trường lớp sạch sẽ- 
- Học tập :
- Có chuẩn bị bài ở nhà, có phát biểu xây dựng bài. 
- Tuy nhiên vẫn còn 1 vài em bỏ quên vở ở nhà 
- Thể dục : Tập trung còn chậm, động tác còn sai
2.) Công tác tuần tới : 
- Khắc phục những khuyết điểm trong tuần qua
- Phát huy những mặt tích cực
- Nhắc nhở về ATGT-ATTP
- Phòng bệnh dịch 
- Đóng các khoản tiền qui định
3.) Sinh hoạt Đội : .Tập bài hát Đội ca- Trò chơi” Mèo đuổi chuột”

Tài liệu đính kèm:

  • doccacmon 31-32.doc