Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 21+22 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 21+22 - Năm học 2018-2019

CHỮ VIẾT: LUYỆN VIẾT ĐÚNG ÂM, VẦN: TR/KH/N; IÊU/INH/UÔC. LUYỆN VIẾT BÀI “ÔNG TỔ NGHỀ THÊU”

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Học sinh cơ bản biết viết đúng tiếng có âm tr/kh/n tiếng có vần iêu/inh/uôc (học sinh chưa hoàn thành: viết tiếng, từ).

 2. Kĩ năng: Biết nghe viết đúng mẫu chữ, độ cao bài chính tả "Ông tổ nghề thêu”.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Một số tiếng có âm, vần cần phân biệt.

- HS: Bảng con, phấn, khăn lau.

 III. Hoạt động dạy học:

 1. Giới thiệu bài:

 2. Hướng dẫn học:

 a. HD viết bảng con:

* Hoạt động nhóm:

- Các nhóm hoàn thành nối tiếp nhau tìm tiếng, từ có chứa tr/kh/n; tiếng có vần iêu/inh/uôc trong nhóm.

 - Các nhóm chưa hoàn thành nối tiếp nhau đọc và viết các phụ âm ghép, tiếng, từ.

 * Hoạt động cả lớp:

 - Cho HS đọc nhiều lần các tiếng, từ có âm, vần dễ lẫn.

 - Thi viết bảng tiếng có âm, vần trên.

 b. Hướng dẫn nghe viết chính tả:

 - GV nêu yêu cầu viết.

 - GV đọc chậm từng câu cho HS viết bài.

 - GV quan sát chung, giúp đỡ thêm.

 - Yêu cầu HS đọc nhiều lần các từ đã viết được tại nhóm.

 3. Củng cố, dặn dò:

 - Nhắc lại ND bài.

 - GV nhận xét tiết học

____________________________

 

doc 71 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 21+22 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21:
(Từ ngày 14/01/2019 đến ngày 18/01/2019)
Ngày dạy: 
Sáng, thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2019
Tiết 1: Chào cờ: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
_____________________________
Tiết 2: Toán:
LUYỆN TẬP
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính. 
	2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
	II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Cộng nhẩm.
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cộng nhẩm các số có 4 chữ số.
* Cách tiến hành:
* Bài 1: Tính nhẩm.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS trả lời miệng:
	5000 + 1000 = 6000
	6000 + 2000 = 8000
- Nhận xét, chốt lại.
* Bài 2: Tính nhẩm (theo mẫu).
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu 1HS thi làm. 
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở.
	2000 + 400 = 2400
	9000 + 900 = 9900
	300 + 4000 = 4300
- Nhận xét, chốt lại.
b. Hoạt động 2: Thực hiện phép tính và giải toán văn.
* Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải bài toán có lời văn, đặt tính cộng số có 4 chữ số
* Cách tiến hành:
* Bài 3: Đặt tính rồi tính.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS lên sửa bài.
* Bài 4: Toán giải.
- Gọi HS đọc đề bài.
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Để biết cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu ta cần biết gì?
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS lên bảng giải.
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài giải
Số lít dầu cửa hàng bán được trong buổi chiều là:
432 x 2 = 846 (l)
Số lít dầu cửa hàng bán cả hai buổi được là:
432 + 864 = 1296 (l)
Đáp số: 1296 l dầu.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
 4000 + 5000 = 9000
 8000 + 2000 = 10000
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS thi làm bài.
- Cả lớp làm vào vở.
	600 + 5000 = 5600
	7000 + 800 = 7800
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài và đổi vở kiểm tra chéo.
- 4 HS lên sửa bài.
- 1 HS đọc đề bài.
+ Một cửa hàng buổi sáng bán được 432l dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng.
+ Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
+ Ta phải biết được số lít dầu của mỗi buổi bán được.
- 1 HS lên bảng.
- Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
--------------------------------
Tiết 3+ 4: Tập đọc + kể chuyện:
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. 
	2. Kĩ năng : Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
	II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
3.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới.
* Cách tiến hành:
- Đọc mẫu bài văn.
- Cho HS xem tranh minh họa trong SGK.
- Cho HS luyện đọc từng câu.
- Cho HS chia đoạn (5 đoạn như trong SGK).
- Cho HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Cho HS giải thích từ mới: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi.
 - Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Cho HS đọc đồng thanh cả bài.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
* Cách tiến hành:
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
+ Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt thế nào?
+ Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
*TCTV: HDHS tìm hiểu câu tục ngữ:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”.
- GV nhận xét, kết luận. 
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm theo yêu cầu thể hiện của bài đọc.
* Cách tiến hành:
- Đọc diễn cảm đoạn 3.
- Cho 3 HS thi đọc đoạn 3 trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
d. Hoạt động 4: Kể chuyện.
* Mục tiêu: Học sinh biết đặt tên cho câu chuyện và kể lại được một đoạn của câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a) Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và mẫu.
- Nhắc nhở các em đặt tên ngắn ngọn, thể hiện đúng nội dung.
- Gọi HS tiếp nối nhau đặt tên cho đoạn 1, 2, 3, 4, 5.
- Nhận xét chốt lại.
Cậu bé ham học – Thử tài – Tài trí của Trần Quốc Khái – Xuống đất an toàn, Truyền nghề cho dân.
b) Kể lại một đoạn của câu chuyện.
- Cho HS tập kể nhóm đôi.
- Mời 5 HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện
- Nhận xét bạn kể tốt.
4. Củng cố. dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Nêu lại tên bài học.
- Đọc thầm theo.
- Quan sát tranh.
- Đọc tiếp nối câu.
- 1 HS chia đoạn.
- Đọc tiếp nối đoạn.
- Giải thích từ mới .
- Đọc nhóm đôi.
- Đọc đồng thanh cả bài.
- Đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thuộc câu tục ngữ.
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
- Đọc thầm theo.
- 3HS thi đọc.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Phát biểu.
- Tập kể nhóm đôi.
- 5 HS thi kể
- Lớp nhận xét
_______________________________
Chiều, thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2019
Tiết 2: Tiếng việt+:
ÔN BẢNG VẦN. ĐỌC ĐÚNG VÀ PHÂN BIỆT CÁC TIẾNG 
CÓ VẦN: IÊU/INH/ UÔC. TRONG BÀI ĐỌC“ ÔNG TỔ NGHỀ THÊU”
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh cơ bản đọc được bảng vần (học sinh CHT: Chu, Kỷ, Chua đọc bảng âm, vần).
 2. Thái độ: Biết phân biệt và đọc rõ ràng vần iêu/inh/uôc, trong bài đọc “ Ông tổ nghề thêu”.
	3. Thái độ: Học sinh tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập của cá nhân, nhóm, lớp.
 II. Chuẩn bị:
	- GV: Một số Bảng âm (vần), các thẻ âm (vần) rời. 
- HS: Bảng con, phấn, khăn lau.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn học:
	a. Ôn bảng âm, vần:
* Hoạt động nhóm:
- Các nhóm khá giỏi nối tiếp nhau đọc lại bảng vần trong nhóm.
	- Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm.
	* Hoạt động cả lớp:
	- Thi đọc nối tiếp bảng vần.
	- Thi gắn các âm (vần) tạo thành vần (tiếng) theo yêu cầu của giáo viên 	b. Phân biệt và đọc đúng các tiếng có vần iêu/inh /uôc trong bài.
	- GV viết các cặp vần iêu/inh /uôc lên bảng lớp. Hướng dẫn HS phân biệt, cách đọc các cặp vần.
	- Yêu cầu HS dùng thước và bút chì tìm chọn và gạch chân những tiếng có vần vần, iêu/inh /uôc, trong bài đọc “Ông tổ nghề thêu”.
	- Yêu cầu HS đọc nhiều lần các từ đã tìm được trong sách tại nhóm.
	- GV ghi các từ có vần iêu/inh /uôc trong bài đọc lên bảng lớp, HD HS đọc đúng, Yêu cầu HS đọc to trước lớp và sửa chữa cho HS.
	- Giải nghĩa từ “ chè lam, nhập tâm” bằng tiếng phổ thông kết hợp tiếng dân tộc thiểu số.
	- Tìm và viết các tiếng ngoài bài đọc “Ông tổ nghề thêu” có chứa vần ưng, uât vào bảng con. 
	3. Củng cố, dặn dò:
	 - Nhắc lại ND bài. Dặn HS tiếp tục ôn bảng âm (vần) và luyện đọc. 
----------------------------------------------
Tiết 3: Thủ công: 
 ĐAN NONG MỐT (Tiết 1)
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết cách đan nong mốt. 
	2. Kĩ năng: Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* Riêng với học sinh khéo tay, kẻ, cắt được các nan đều nhau. Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản.
	II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:
3.1: Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2: Nội dung:
- Hát đầu tiết.
- Học sinh để đề dùng ra bàn.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét (12 phút)
* Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được các vật dụng được đan nong mốt.
* Cách tiến hành: 
+ Giáo viên giới thiệu tấm đan nong mốt (h.1) và hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
+ Giáo viên liên hệ thực tế: đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rổ rá 
+ Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa, lá dừa 
+ Trong thực tế, người ta sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa 
+ Học sinh làm quen với việc đan nong mốt bằng giấy bìa với cách đan đơn giản nhất (h.1).
b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (17 ph)
* Mục tiêu: HS biết cắt nan và đan được nong mốt theo đúng quy trình, kỹ thuật.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1. Kẻ, cắt các nan.
 + Đối với loại giấy bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô (đã học ở lớp 1).
 + Cắt nan dọc, cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô,cắt các nan theo đường kẻ trên giấy đến hết ô thứ 8 được 9 nan dọc.
 + Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Bước 2. Đan nong mốt bằng giấy bìa.
 + Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2;4;6;8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
 + Đan nan ngang ... 11/2018
Ngày day: 13/11/2018
 Người thực hiện: Hà Thị Bay
MÔN TOÁN
SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
	2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, cẩn thận chính xác
	II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ, mô hình bài tập 1.
	- HS: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên làm bài tập.
+ 6 gấp lên 3 lần
+ 6 giảm đi 3 lần
Muốn gấp 1 số lên một số lần ta làm như thế nào?
- Muốn giảm 1 số đi một số lần ta làm như thế nào?
- GV nhận xét củng cố lại: Bài cũ đã củng cố cho chúng ta gấp một số lên nhiều lần. giảm đi một số lần. Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
 Còn hôm nay chúng ta học bài mới các em đã nghe ai nói cái này gấp đôi cái kia. hay cái kia gấp đôi cái này bao giờ chưa? Để hiểu rõ về vấn đề đó cô cùng các em học bài hôm nay:
3. Bài mới : So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
- Cho học sinh nhắc lại đầu bài.
Để chúng ta biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé cô cùng các em tìm hiểu bài toán sau:
- GV đưa bài toán lên bảng và gọi HS đọc lại đề bài.
Phân tích bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán còn cho biết thêm gì nữa? 
+ Bài toán hỏi gì?
- Theo các em để giải được bài toán này trước tiên ta phải làm gì?
+ Để giải được bài toán này chúng ta đi tóm tắt bài toán theo sơ đồ đoạn thẳng
Tóm tắt:
 6cm
A B
 2cm
C ________ D
- Để biết được độ dài đoạn thẳng AB 6cm dài gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng CD 2cm cô cùng các em chúng ta tiến hành đo xem đoạn thẳng AB sẽ bằng mấy lần đoạn thẳng CD.
- Ta đo được mấy lần?
+ Ta thấy độ dài đoạn thẳng AB dài gấp máy lần độ dài đoạn thẳng CD?
- Chúng ta vừa tìm được đoạn AB gấp 3 lần đoạn CD bằng cách đo trên sơ đồ. Vậy dựa vào sơ đồ và bài toán các em cùng suy nghĩ tìm xem có cách làm nào khác vừa nhanh mà vẫn tìm ra được kết quả như trên không?
- Nhận xét.
- Dựa vào bài toán và sơ đồ bạn nào giỏi hãy đứng tại chỗ nêu lời giải và giải bài toán cho cô nào
- HS nêu cô viết lên bảng
- Đơn vị ở đây là gì?
+Vậy độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD mấy lần?
- GV nhận xét và củng cố: qua bài toán ta thấy muốn biết độ dài đoạn thẳng AB 6cm dài gấp máy lần độ dài đoạn thẳng CD 2cm ta lấy độ dài đoạn thẳng AB 6cm chia cho độ dài đoạn thẳng CD 2cm.
- Hay nói cách khác ta gọi độ dài đoạn thẳng AB 6cm là số lớn và độ dài đoạn thẳng CD 2cm là số bé.
- Vậy bạn nào giỏi cho cô biết muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào?
- Cho nhiều học sinh nhắc lại.
- Bài toán đã củng cố cho ta kiến thức gì?
- GV: Qua bài toán đã cho chúng ta làm quen với dạng toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và ta biết rằng Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé.
4. Bài tập:
- Vậy để xem các em đã biết áp dụng kiến thức vừa học vào thực hành không cô cùng em chuyển vào phần thực hành
Bài 1:
 Cho HS nêu yêu cầu của bài
Để trả lời câu hỏi bài tập 1 cô cùng các em chúng ta làm lần lướt các ý trong bài tập này.
- Chúng ta thấy trong bài 1 này đâu là số lớn, đâu là số bé?
a) Đếm và cho cô biết có mấy hình tròn màu xanh?
- Có mấy hình tròn màu trắng?
- Vậy để so sánh được số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ta làm như thế nào
Tương tự như vậy còn hai phần b, c cô tổ chức cho các bạn làm việc cá nhân khi cô yêu cầu các bạn làm phần nào các em hay viết phép tính và tính ra phiếu cá nhân
- GV gọi một số em nêu kết quả 
- GV cùng thống nhất kết quả đúng và củng cố.
Bài tập 1 đã củng cố cho chúng ta kiến thức gì? 
- GV nhận xét
- Chốt lại: Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia số bé.
+ Để giúp các em nắm vững hơn nữa cách làm dạng bài tập số lớn gấp mấy lần số bé chúng ta cùng chuyển sang bài tập 2.
 Bài 2: 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Phân tích bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì? 
- Để biết được số cây cam gấp mấy lần số cây cau ta làm như thế nào?
+ Bài này cô sẽ tổ chức cho lớp mình làm việc theo nhóm cô chia lớp làm 3 nhóm các nhóm làm việc thời gian 5 phút rồi cử đại diện lên trình bày trước lớp.
GV và học sinh nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Bài giải:
Số cây cam gấp số cây cau số lần là:
 20: 5 = 4( lần)
 Đáp số: 4 lần
+ Bài tập 2 đã củng cố cho chúng ta kiến thức gì?
- Bài 2 đã củng cố cho chúng ta về giải toán có lời văn về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Ta biết được số lớn cây cam gấp số bé câu cau 4 lần bằng cách lấy số lớn chia cho số bé.
+ Để tiếp tục củng cố và khắc sâu hơn kiến thức vừa học vào giải toán cô cùng các em sẽ đi làm bài tập 3
Bài 3:
- Mời 2 HS đọc đề bài.
GV cùng học sinh phân tích 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng nào?
- Trong bài toán đâu là số lớn, đâu là số bé?
- Muốn biết con lợn cân nặng gấp con ngỗng mấy lần ta làm như thế nào?
- Bài này cô mời một bạn lên giải trên bảng lớp. Còn các bạn ở dưới lớp làm vào vở.
- GV cùng thống nhất kết quả.
- Bài tập 3 đã củng cố cho chúng ta kiến thức gì?
- Vậy số lớn gấp mấy lần số bé?
5. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay học bài gì? 
- Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát.
- HS lên bảng làm bài tập.
+ 6 gấp lên 3 lần: 6 x 3 = 18
+ 6 giảm đi 3 lần: 6 : 3 = 2
- Ta lấy số đó chia cho số lần
- Ta lấy số đó nhân với số lần
- HS nhắc lại
- Bài toán cho biết độ dài đoạn thẳng AB dài 6cm.
 - Đoan thẳng CD dài 2 cm
- Độ dài đoạn thảng AB dài gấp mấy lần dộ dài đoạn thẳng CD?
- Ta phải tóm tắt bài toán 
- Theo dõi
.
- HS thực hành đo bằng cách lấy đoạn thẳng CD đặt lên đoạn thẳng AB
- 3 lần
- Dài gấp 3 lần.
- Ta thực hiện phép tính chia
lấy độ dài đoạn thẳng AB 6cm chia cho độ dài đoạn thẳng CD 2cm
- Theo dõi
- HS nêu
- Độ dài đoạn thẳng AB dài gấp độ dài đoạn thẳng CD số lần là:
 6 : 2 = 3 ( lần)
 Đáp số: 3 lần
- Là lần
- 3 lần.
- HS nghe
- Ta lấy số lớn chia cho số bé
- Học sinh nhắc lại
- Qua bài toán đã củng cố cho chúng ta so sánh số lớn gấp 
mấy lần số bé.
- 2 HS nêu
- Các hình tròn màu xanh là số lớn. các hình tròn màu trắng là số bé.
- Có 6 hình tròn màu xanh
- Có 2 hình tròn màu trắng
- Ta lấy số hình tròn màu xanh chia cho số hình tròn màu trắng
 a) 6 : 2 = 3 ( Lần)
- HS tự làm bài vào phiếu
b) 6: 3 = 2 ( lần)
c) 16 : 4 = 4 ( lần)
- Bài 1 đã củng cố cho chúng ta về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- HS đọc bài toán
- Trong vườn có 5 cây cau và 20 cây cam
- Hỏi số cây cam gấp mấy lần số cây cau
- Ta lấy số cây cam chia cho số cây cau
- Các nhóm thảo luận làm bài
Cử đại diện trình bày trước lớp.
- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
- HS đọc bài
- Con lợn cân nặng 42kg. Con ngỗng cân nặng 6kg.
- Con lợn gấp mấy lần con ngỗng.
- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé?
- Con lợn cân nặng 42 kg là số lớn. Con ngỗng cân nặng 6kg
- Ta lấy 42 chia cho 6
- 1 HSlên giải, lớp làm vào vở.
- Con lợn cân nặng gấp con ngỗng số lần là:
42 : 6 = 7( lần)
 Đáp số: 7 lần.
- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
- gấp 7 lần.
- so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé.
- HS nghe
- HS nghe
__________________________
Ngày soạn: 10/11/2018
Ngày day: 13/11/2018
MÔN : CHÍNH TẢ
Bài: CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
 I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài văn xuôi.
 	2. Kĩ năng: Làm đúng BT điền tiếng có vần oc/ooc (BT2). Làm đúng BT (3) a/b hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
 	3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ.
	- HS : Bảng con, đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết chính tả trước chúng ta học bài gì?
- Trước khi vào bài mới cô kiểm tra bài cũ:
- 1 bạn lên bảng viết, các bạn ở dưới lấy bảng con ra viết cho cô các từ sau: dòng suối, trời xanh.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
Tiết trước chúng mình đã cùng nhau nhớ viết bài: Vẽ quê hương. Hôm nay cô cùng các em viết bài: Chiều trên sông hương
3.2. Nội dung.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc bài viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc lại bài viết.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài bằng hệ thống câu hỏi :
+ Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
- GV nhận xét. Chốt Không gian phải thật yên tĩnh người ta mới có thể nghe thấy tiếng gõ lang canh của thuyền chìa gõ cá?
+ Bài chính tả có mấy câu? 
+ Trong bài có nhưng chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Những dấu câu nào được sử dung trong bài chính tả?
 * Hướng dẫn HS viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?
- GV cho HS viết bảng con lanh canh, vắng lặng, thuyền chài.
* Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn.
- Cho HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Yêu cầu HS tự chữa lỗi. 
- Chấm từ 5- 7 bài và nhận xét từng bài.
- Yêu cầu HS tự chữa lỗi. 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
+ Bài tập 2: Điền vào chỗ trống oc hay ooc.
- Cho 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Gọi một HS lên bảng làm.
- Cho HS làm bài vào vở.
+ Bài tập 3: Chọn phần b: Viết lời giải các câu đố.
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS học nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét HS làm bài. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Vẽ quê hương
- HS viết bảng con..
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc lại bài viết.
- HS khói thả nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ cá.
- Lắng nghe.
- Có ba câu.
- HS chữ Cuối, Đầu, Phía, Hương, Huế, Cồn Hến phải viết hoa vì nó là chữ đầu dòng và danh từ riêng.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm.
- lanh canh, vắng lặng, thuyền chài.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài vào vở.
- Đổi vở bắt lỗi chéo.
- Lắng nghe.
- Chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS lên bảng làm.
- Làm bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm trình bày.
________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_cac_mon_lop_3_tuan_2122_nam_hoc_2018_2019.doc