Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 25+26 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 25+26 - Năm học 2018-2019

Tiết 4: Tập viết:

ÔN CHỮ HOA S

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng), C, T (1 dòng), viết đúng tên riêng Sầm Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng: Côn Sơn suối chảy rì rầm bên tai (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.

 2. Kĩ năng: Biết thực hiện viết đúng và đẹp theo bài học.

 3. Thái độ: Các em chú ý nghe giảng bài.

II. Đồ dùng dạy học:

 1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa S, Tên riêng: Sầm Sơn và câu thơ của Nguyễn Trãi trên dòng kẻ ô li.

 2. Học sinh: Vở TV, bảng con, phấn.

III. Các hoạt động dạy- học:

 

docx 50 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 25+26 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
(Từ ngày 25/2/2019 đến ngày 1/3/2019)
Ngày dạy:
Sáng, thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2019
Tiết 1: Chào cờ:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
-----------------------------------
Tiết 2: Toán:
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Nhận biết được thời gian (Thời điểm, khoảng thời gian).
	- Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
	2. Kĩ năng: Biết thời điểm làm công việc hàng ngày của học sinh.
	3. Thái độ: Các em yêu quý môn học.
	II. Đồ dùng dạy học:	
	1. Giáo viên: Mô hình đồng hồ có ghi số bằng chữ số La Mã.
	2. Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Thực hành:
a. Bài 1:
- Đọc đề?
- Chia lớp thành các nhóm đôi, thực hành trả lời câu hỏi.
- KT, nhận xét.
b. Bài 2:
- Quan sát đồng hồ?
- Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
- 1 giờ 25 phút buổi chiều còn được gọi là mấy giờ?
- Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào?
- Yêu cầu HS tiếp tục làm bài theo nhóm đôi.
- Nêu kết quả.
- Nhận xét, sửa sai.
c. Bài 3:
- Đọc đề?
- Quan sát 2 tranh trong phần a).
- Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc mấy giờ?
- Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc mấy giờ?
- Vậy Hà đánh răng và rửa mặt trong bao lâu?
- Tương tự GV HD HS làm các phần còn lại.
4. Củng cố, dặn dò:
- Em ăn cơm trưa trong bao lâu?
- Em tự học vào buổi tối trong bao lâu?
+ Thực hành xem đồng hồ ở nhà.
- Hát.
- HS chỉ đồng hồ và nói mấy giờ.
- Xem tranh rồi trả lời câu hỏi.
+ HS 1: Nêu câu hỏi.
+ HS 2: Trả lời.
a) Bạn An tập TD lúc 6 giờ 10 phút.
b) Bạn An đi đến trường lúc 7 giờ 13phút.
c) An học bài ở lớp lúc 10 giờ 24 phút.
- Quan sát.
- 1 giờ 25 phút.
- 13 giờ 25 phút.
- Đồng hồ A với đồng hồ I.
- Đồng hồ B với đồng hồ H; C nối K; D nối M; E nối N; G nối L.
- Trả lời các câu hỏi.
- Quan sát.
- 6 giờ.
- 6 giờ 10 phút.
- 10 phút.
b) Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút.
c) Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong 30 phút.
- HS nêu.
- HS nêu.
------------------------------------------
Tiết 3 + 4: Tập đọc - kể chuyện:
HỘI VẬT
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
	2. Kĩ năng: Hiểu nội dung truyện: Cuộc thi tài giữa hai đô vật (một già một trẻ cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).
	- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
	3. Thái độ: Chú ý nghe giảng bài và đọc bài.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Tranh minh họa truyện phóng to. 
	2. Học sinh: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần h. dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài Tiêng đàn (mỗi HS 1đoạn) và trả lời câu hỏi.
 - Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Giáo viên hướng dẫn Học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho Học sinh đọc từng câu.
- G.viên theo dõi phát hiện lỗi phát âm sai.
- Luyện đọc từng đoạn.
- Kết hợp giải nghĩa từ: tứ xứ, sới vật ,khôn lường , keo vật, khố.
- Luyện đọc đoạn theo nhóm.
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài.
- Học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi của từng đoạn.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2 và đoạn 5.
- Hướng dẫn Học sinh đọc đúng.
- Gọi 3 Học sinh đọc lại đoạn văn.
- 2 Học sinh thi đọc đoạn văn .
- Lớp hát.
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi theo bài.
- Học sinh lắng nghe và quan sát tranh.
- Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết bài.
- Mỗi Học sinh đọc 1 đoạn từng đoạn.
- Học sinh làm việc theo bàn và kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn.
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- 3 Học sinh đọc.
- 2 Học sinh đọc. Cả lớp theo dõi và nhận xét
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4: GV nêu nhiêm vụ.
- Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Giáo viên yêu cầu 1 Học sinh đọc yêu cầu kể chuyện và 5 gợi ý.
- Từng cặp HS tập kể từng đoạn của câu chuyện. 
- 5 Học sinh tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo tranh.
4. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét.
- Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.
- Học sinh làm việc theo cặp.
- 5 Học sinh kể 5 đoạn. Cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn người đọc hay nhất.
________________________________
Chiều, thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2019
Tiết 2: Tiếng việt+:
ÔN BẢNG VẦN. ĐỌC ĐÚNG TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC TIẾNG CÓ VẦN: UÂT/UÔC TRONG BÀI ĐỌC “ HỘI VẬT ”
 I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh cơ bản đọc được bảng vần (học sinh CHT: Bâu, Cá, Cường đọc bảng âm, vần).
 2. Kĩ năng: Biết phân biệt tên riêng nước ngoài và đọc rõ ràng vần uât/uôc, trong bài đọc “ Hội vật”.
	3. Thái độ: Học sinh tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập của cá nhân, nhóm, lớp.
 II. Chuẩn bị:
	- GV: Một số Bảng âm (vần), các thẻ âm (vần) rời. 
- HS: Bảng con, phấn, khăn lau.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn học:
	a. Ôn bảng âm, vần:
* Hoạt động nhóm:
- Các nhóm khá giỏi nối tiếp nhau đọc lại bảng vần trong nhóm.
	- Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm.
	* Hoạt động cả lớp:
	- Thi đọc nối tiếp bảng vần.
	- Thi gắn các âm (vần) tạo thành vần (tiếng) theo yêu cầu của giáo viên 	b. Phân biệt và đọc đúng tên riêng nước ngoài các tiếng có vần uât/uôc trong bài.
	- GV viết tên riêng Xô – phi và các cặp vần uât/uôc lên bảng lớp. Hướng dẫn HS phân biệt, cách đọc các cặp vần.
	- Yêu cầu HS dùng thước và bút chì tìm chọn và gạch chân những tiếng có vần vần uât/uôc trong bài đọc “ Hội vật”.
	- Yêu cầu HS đọc nhiều lần các từ đã tìm được trong sách tại nhóm.
	- GV ghi các từ có vần uât/uôc trong bài đọc lên bảng lớp, HD HS đọc đúng, Yêu cầu HS đọc to trước lớp và sửa chữa cho HS.
	- Giải nghĩa từ “ ảo thuật, tình cờ” bằng tiếng phổ thông kết hợp tiếng dân tộc thiểu số.
	- Tìm và viết các tiếng ngoài bài đọc “Hội vật” có chứa vần uât, uôc vào bảng con. 
	3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại ND bài.
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực trong học tập.
 - Dặn HS tiếp tục ôn bảng âm (vần) và luyện đọc. 
--------------------------------------------
Tiết 3: Thủ công:
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức : HS biết vận dụng kỹ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
2. Kỹ năng : Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kỹ thuật.
	3. Thái độ: Hứng thú với giờ học làm đồ chơi. 
II. Chuẩn bị:	
	- Giáo viên : Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa. Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa. Tranh quy trình làm lọ hoa.
	- Học sinh: Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ HS. 
3. Bài mới : 
3.1. Giới thiệu bài : Làm lọ hoa gắn tường.
3.2.Các hoạt động:
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường, hỏi: Lọ hoa có mấy phần?
- Cho HS mở dần lọ hoa gắn tường và yêu cầu HS nhận xét:
+ Tờ giấy làm lọ hoa có hình gì ?
+ Tờ giấy được gấp như thế nào?
+ Các nếp gấp ra sao?
+ Phần đáy lọ hoa so với phần thân như thế nào?
+ Phần đáy là phần giấy làm từ đâu?
B. HD HS làm: 
*Bước 1:
- Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô lên bàn, mặt màu ở trên .Gấp một cạnh của chiều dài lên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa (H1)
- Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1 ô như gấp cái quạt cho đến hết tờ giấy(H2, 3, 4)
* Bước 2 : Tách phần gấp để lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
- Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa(H5). Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
- Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V(H6).
- Lưu ý : miết mạnh các nếp gấp.
* Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
- Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.
- Bôi đều vào nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa . Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như H 7 và dán vào tờ bìa.
- Bề rộng của miệng lọ hoa tuỳ thuộc vào độ vát khi dán. Vì vậy, muốn miệng lọ hoa hẹp thì đặt vát ít, ngược lại muốn miệng lọ hoa rộng thì đặt vát nhiều hơn .
- Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
Chú ý : - Dán chụm đế lọ hoa đểcành hoa không bị tuột xuống khi cắm trang trí.
- Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí . 
- Yêu cầu HS nhìn lên bảng quy trình và nêu lại các bước, các thao tác phải làm.
- GV cho HS thực hành làm bằng giấy nháp.
- GV quan sát, giúp đỡ thêm cho HS.
- Nhận xét.
- Tuyên dương HS có sản phẩm đẹp.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
+ Về nhà thực hành tập gấp lọ hoa . 
+ Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo để học bài “Làm lọ hoa gắn tường (tt)”
- Hát.
- HS làm theo yêu cầu.
- HS quan sát.
- Lọ hoa có 2 phần : thân lọ và đáy lọ.
- Hình chữ nhật.
- Gấp như gấp quạt.
- Các nếp gấp đều nhau.
- Đáy lọ hoa ngắn hơn phần thân .
- Phần đáy là một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp gấp cách đều.
- HS quan sát
- HS nhìn lên bảng quy trình và nêu lại các bước, các thao tác phải làm.
- HS thực hành làm bằng giấy nháp.
- HS nghe.
______________________________
Ngày dạy:
Sáng, thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2019
Tiết 3: Toán:
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết cách giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
	2. Kĩ năng: Biết áp dụng vào thực hành.
	3. Thái độ: Các em chú ý nghe giảng bài.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: 8 hình tam giác vuông - Bảng phụ - Phiếu HT.
	2. Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt  ... o là 1 thị xã thuộc huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện nổi tiếngtrong lịch sử cách mạng.
- Yêu cầu HS viết vào bảng.
- Luyện viết câu ứng dụng:
- Mời HS đọc câu ứng dụng.
- Cho HS nêu nội dung của câu ca dao.
- Giới thiệu: Câu ca dao nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Vào ngày này, ở đền Hùng có tổ chức lễ hội lớn để tưởng niệm các vua Hùng có công dựng nước.
- Cho HS viết bảng con: Tân Trào, giỗ Tổ. 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
* Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu:
 + Viết chữ T: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết chữ D, Nh: 1 dòng.
 + Viết chữ Tân Trào: 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu ca dao 2 lần.
- Cho HS viết vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Thu từ 5 đến 7 bài để chấm, nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Hướng dẫn HS sửa 1 số lỗi sai.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Viết bảng.
- Nhắc lại tên bài học.
- Quan sát và tìm rồi nêu.
- 2 HS nêu.
- Viết vào bảng con chữ T.
- Đọc tên riêng: Tân Trào.
- 2 HS nêu.
- Viết trên bảng con Tân Trào.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 2 HS nêu.
- Viết bảng.
- Nghe GV nêu yêu cầu.
- HS viết vở tập viết.
- Sửa lỗi sai.
----------------------------------------------
Chiều, thứ năm ngày 7 tháng 3 năm 2019
Tiết 1: Tiếng việt +:
MỘT SỐ NGHI THỨC GIAO TIẾP CHÍNH TRONG SINH HOẠT Ở TRƯỜNG, LỚP. TẬP VIẾT THƯ VÀ LÀM PHONG BÌ THƯ
I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: Bước đầu có kiến thức cơ bản về viết thư.
 	2. Kĩ năng: Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (Sách giáo khoa); biết cách ghi phong bì thư.
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Tranh ảnh, bảng phụ, bì thư.
	- HS: Vở viết, SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Giới thiệu bài.
	2. Hướng dẫn học.
 - Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
 a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết thư.
 * Mục tiêu: Biết viết một bức thư để hỏi thăm, báo tin cho người thân dựa theo mẫu.
 * Cách tiến hành.
	- Yêu cầu HS đọc đề bài 1.
	- Gọi HS đọc gợi ý trên bảng.
	+ Em sẽ viết thư gửi cho ai?
	+ Dòng đầu thư em viết thế nào?
	+ Em viết lời xưng hô với người nhận thư thế nào cho tình cảm, lịch sự thể hiện sự kính trọng?
	+ Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận thư, em sẽ viết những gì?
	+ Em sẽ thông báo gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân?
	+ Ở phần cuối thư, em muốn chúc người thân của mình những gì?
	+ Em có hứa với người thân điều gì không?
	+ Kết thúc lá thư, em viết những gì?
	- Gọi HS trả lời các câu hỏi gợi ý.
	- GV nhắc nhở HS chú ý trước khi viết thư :
	+ Trình bày thư đúng thể thức (rõ vị trí dòng ghi ngày tháng, lời xưng hô, lời chào )
	+ Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư (kính trọng người trên, thân ái với bạn bè).
	- Yêu cầu HS cả lớp viết thư.
	- GV gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp.
	b. Hoạt động 2: Viết phong bì thư.
	* Mục tiêu: Biết cách ghi phong bì thư.
	* Cách tiến hành.
	- Yêu cầu HS viết bì thư.
	- GV cho HS đọc bài làm của mình.
	- Giáo viên nhận xét.
	3. Củng cố, dặn dò.
	- Nhận xét, tiết học. 
 - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: HĐNGLL:
Chủ điểm: YÊU QUÝ ÔNG BÀ, CHA MẸ
Tên bài: TÌM HIỂU NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: HS biết ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
 	2. Kĩ năng: Biết thể hiện sự kính trọng và biết ơn đối với cô giáo và quý mến các bạn gái trong lớp, trong trường. 
 	3. Thái độ: GDHS kính trọng và biết ơn đối với cô giáo và quý mến các bạn gái. 
II. Chuẩn bị:
 	- HS: Quà tặng, bài thơ, bài hát, chuyện kể,  về phụ nữ, về ngày 8/3.
III. Các hoạt động chính:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Khám phá:
- Hỏi:
+ Đến ngày 8/3, các em muốn tặng quà gì cho cô và các bạn gái lớp mình?
- NX, GT: Chúc mừng ngày hội của cô giáo và các bạn gái.
2. Kết nối:
a. HĐ 1: Chuẩn bị.
 - Trang trí lớp học:
+ Bảng lớp ghi dòng chữ: “Chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3”
+ Bàn ghế kê hình chữ U.
b. HĐ 2: Chúc mừng cô giáo và các bạn gái
- GV giới thiệu lịch sử ngày 8/3.
- Tuyên bố lí do.
- YCHS nam chúc mừng và tặng quà cho cô giáo và các bạn nữ của lớp.
c. HĐ 3: Liên hoan văn nghệ:
- YCHS nam thực hiện liên hoan văn nghệ
- NX, tuyên dương.
- Trả lời.
- Nhóm HS nam.
- HS nghe.
- 1 HS nam.
- Lớp đồng thanh hô to: Chúc mừng 8/3.
- Lần lượt từng HS nam lên nói 1 câu chúc mừng và tặng quà cho cô giáo và các bạn nữ của lớp.
- HS nam lên hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm,  về chủ đề ngày 8/3
- Nhận xét.
	3. Củng cố - dặn dò:
- YC cả lớp hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”
- GDHS kính trọng và biết ơn đối với cô giáo và quý mến các bạn gái.
 - NX giờ học.
____________________________
Ngày dạy:
Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2019
Tiết 1: Toán:
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Xác định được số liền trước hoặc liền sau của số có bốn chữ số; xác định được số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có bốn số, mỗi số có đến bốn chữ số. 
	2. Kĩ năng: Đặt tinh và thực hiện các phép tính cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung. 
Bài 1: (SGK).
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 3: (SGK)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh có ý thức trong giờ học.
- Lớp hát.
- Lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- theo dõi hướng dẫn.
- Làm bài, chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài, chữa bài.
3145
+ 
1036
 4181
3402
+ 
1638
 5040
4509
- 
2247
2262 
4191
- 
2347
1844 
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- theo dõi hướng dẫn.
- Làm bài, chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 2: Chính tả( Nghe- viết):
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 2. Kĩ năng: Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ của tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
b. Các họat động chính:
 * Hướng dẫn học sinh nghe - viết bài chính tả.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc toàn bài viết chính tả.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại.
- Cho HS viết bảng con những chữ dễ viết sai.
- Viết chính tả:
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn HS ngồi đúng tư thế, và sủa sai lỗi chính tả.
- Yêu cầu HS đổi vở bắt lỗi chéo.
- Chấm 5 bài nhận xét bài viết của HS.
- Yêu cầu HS chữa lỗi sai.
- Nhận xét bài của HS và nhắc nhở HS. chú ý viết cho đúng chính tả.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2: Chọn phần b Tìm và viết tiếp vào vở những tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh.
- Cho 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài nhóm đôi ra nháp.
- Dán 4 băng giấy, mời 4 nhóm thi tiếp sức.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Lớp hát.
- Học sinh viết bảng.
- Nhắc lại tên bài học.
- Đọc thầm theo.
- 1 HS đọc lại.
- Viết bảng con.
- Viết vào vở.
- Đổi vở bắt lỗi chéo.
- Tự chữa lỗi vào vở.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- Học nhóm đôi.
- 4 nhóm thi tiếp sức.
- Nhận xét.
----------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn:
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
	I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước. Viết được điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
 2. Kĩ năng: Tư duy sáng tạo: dùng ngôn ngữ của mình kể lại 1 ngày ở lễ hội 1 cách sáng tạo. Tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích đối chiếu. Giao tiếp: lắng nghe va phản hồi tích cực.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
	II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT1.
	III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở tuần 25.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập.
+ Em chọn để kể ngày hội nào?
- Gợi ý để học sinh kể có thể là những lễ hội mà em được trục tiếp tham gia hay chỉ thấy qua ti vi xem phim,
+ GV có thể thay thế đề bài cho phù hợp với HS: chẳng hạn kể về lễ hội Mừng Đảng mừng xuân, lễ Khai giảng, ... cho thiết thực với HS.
- Mời một em kể mẫu, giáo viên nhận xét bổ sung.
- Gọi một vài em nối tiếp nhau thi kể.
- Nhận xét tuyên dương những HS kể hay, hấp dẫn .
Bài tập 2:
 - Gọi một em đọc yêu cầu bài tập.
- Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết liền mạch.
- Theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu.
- Mời một số em đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Hai em lên bảng kể.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Một em đọc yêu cầu bài.
- Nêu câu chuyện mà mình lựa chọn.
- Hình dung và nhớ lại các chi tiết và hoạt động của buổi lễ hội để kể lại 
(bao gồm cả phần lễ và phần hội)
- Một HS có năng khiếu kể mẫu.
- Một số em nối tiếp nhau thi kể.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn liền mạch khoẳng 5, 7 câu.
- HS viết bài.
- Bốn em đọc bài viết để lớp nghe.
_________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chi_tiet_cac_mon_lop_3_tuan_2526_nam_hoc_2018_2019.docx