Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019

LUYỆN TẬP

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Đọc biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số.

 2. Kĩ năng: Biết so sánh các số. Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000 (tính viết và tính nhẩm). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2b; Bài 3; Bài 4 (không yêu cầu viết số, chỉ yêu cầu trả lời); Bài 5.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

 II. Đồ dùng dạy học:

 1. Giáo viên: Bảng phụ.

 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

 III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

- Nhận xét, tuyên dương:

3. Bài mới:

3.1.Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

3.2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Viết và so sánh số.

* Mục tiêu: Củng cố so sánh các số trong phạm vi 100 000, luyện tập đọc và nắm được thứ tực các số có 5 chữ số tròn nghìn, tròn trăm.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Số?

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS nhận xét rút ra quy luật viết các số tiếp theo.

- Cho HS làm vào sách giáo khoa.

- Gọi 1 HS làm trên bảng lớp.

- Gọi vài HS nhìn dãy số đọc.

- Nhận xét, chốt lại.

Bài 2b: > < =?

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS nhắc lại cách so sánh hai số.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi 2 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, chốt lại.

b. Hoạt động 2: Tính nhẩm, thực hiện phép tính, số lớn nhất, bé nhất.

* Mục tiêu: Luyện tính viết và tính nhẩm

* Cách tiến hành:

Bài 3: Tính nhẩm.

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS nêu cách làm

- Yêu cầu HS làm vào nháp

- Gọi 8 HS nối tiếp nhau đọc kết quả.

- Nhận xét, chốt lại

Bài 4: Tìm số lớn nhất, bé nhất có năm chữ số:

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Gọi 2 HS trả lời miệng.

- Nhận xét, sửa sai cho HS.

Bài 5: Đặt tính rồi tính:

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi 4 HS lên bảng sửa bài.

- Nhận xét, chốt lại.

4. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Phát biểu

- Cả lớp làm vào sách giáo khoa.

- 1 HS làm trên bảng lớp.

- Luyện đọc.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- 2 HS nêu.

- Cả lớp làm vào vở.

- 2 HS lên bảng làm.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- 2 HS nêu.

- Cả lớp làm bài vào nháp.

- 8 HS nối tiếp nhau đọc kết quả theo cách hỏi đáp.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- 2 HS trả lời miệng:

a) 99 999

b) 10 000

- Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cả lớp làm bài vào vở.

- 4 HS lên bảng sửa bài.

- Nhận xét.

 

docx 32 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28:
(Từ ngày 18/3/2019 đến ngày 22/3/2019)
Ngày dạy: 
Sáng, thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2019
Tiết 1: Chào cờ:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
-------------------------------------------------
Tiết 2: Toán:
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000. 
	2. Kĩ năng: Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4a.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
	II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 100 000. 
* Mục tiêu:Giúp HS biết các cách so sánh các so sánh các số trong phạm vi 100 000.
* Cách tiến hành:
- Viết lên bảng: 100 000 99 999
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số này.
- Chốt lại cách so sánh.
- Viết tiếp lên bảng: 76 200 ..76 199.
- Cho HS nêu cách so sánh 2 số trên
- Chốt lại các cách so sánh: Muốn so sánh hai số trong phạm vi 100 000, ta so sánh các hàng lớn đến hàng nhỏ: từ hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị; so sánh từ chữ số ở bên trái sang chữ số ở bên phải. Nếu hàng nào có chữ số bằng nhau thì so sánh hàng kế tiếp.
b. Hoạt động 2: Thực hành.
* Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng vào làm bài tập
* Cách tiến hành:
Bài 1: > < =?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS trả lời miệng.
- Nhận xét, chốt lại. 
Bài 2: > < =?
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số có 5 chữ số.
- Chốt lại cách làm.
- Cho 2 đội thi tiếp sức.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 3:Tìm số lớn nhất, số bé nhất.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 4a: Viết số theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho 2 nhóm thi làm bài tiếp sức
- Nhận xét, chốt lại:
a) 8 258; 16 999; 30 620; 31 855.
b) 76 253; 65 372; 56 372; 56 327.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Học sinh hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
- Phát biểu. 
- Phát biểu.
- Học sinh nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- Lần lượt 6 HS nêu miệng.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Phát biểu.
- 2 đội thi làm bài tiếp sức.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm. 
- Nhận xét bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 2 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức.
- Nhận xét.
-----------------------------------------
Tiết 3+ 4: Tập đọc:
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo. 
	2. Kĩ năng : Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
	II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
3.2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới.
* Cách tiến hành:
- Đọc mẫu bài văn.
- Cho HS xem tranh minh họa.
- Cho HS luyện đọc từng câu.
- Cho HS phát hiện từ khó đọc và hướng dẫn HS đọc đúng.
- Cho HS chia đoạn (3 đoạn theo SGK).
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Cho HS đọc nhóm đôi.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
* Cách tiến hành:
Ngựa Con chuẩn bị hội thi như thế nào?
Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì?
Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng như thế nào?
Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
Ngựa Con rút ra bài học gì?
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm theo yêu cầu thể hiện của bài đọc.
* Cách tiến hành:
- Đọc diễn cảm đoạn 2.
- Gọi 2 HS đọc. 
- Cho 2 HS thi đọc diễn cảm.
- Cho 2 nhóm mỗi nhóm 3 HS thi đọc truyện theo vai.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
d. Hoạt động 4: Kể chuyện.
* Mục tiêu: Nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát lần lượt từng tranh minh họa trong SGK.
- Cho HS nêu nội dung của từng tranh.
- Nhận xét, chốt lại.
- Cho 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay tốt.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Nêu lại tên bài học.
- Đọc thầm theo GV.
- Xem tranh minh họa.
- Đọc tiếp nối câu.
- Đọc theo hướng dẫn của GV.
- Tự chia đoạn
- Đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp, giải thích từ mới.
- Đọc nhóm đôi.
- Một HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- 2 HS thi đọc diễn cảm.
- 2 nhóm thi đọc.
- Nhận xét.
- Quan sát tranh minh họa.
- Phát biểu.
- 4 HS kể lại 4 đoạn câu chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét.
--------------------------------------------
Chiều, thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2019
Tiết 2: Tiếng việt+:
 NGỮ ÂM: ÔN BẢNG VẦN. ĐỌC ĐÚNG VÀ PHÂN BIỆT CÁC TIẾNG CÓ VẦN: UÔC/ UÔT; ANG/ANH TRONG BÀI ĐỌC
 "CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG".
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh cơ bản đọc được các bảng vần, bảng âm.
	- Biết phân biệt và đọc rõ ràng vần uôc/uôt; ang/anh trong bài đọc " Cuộc chạy đua trong rừng"
	2. Kĩ năng: Đọc đúng và biết cách phân biệt.
	3. Thái độ: HS tham gia tích cực trong giờ học.
	II. Đồ dùng:
	- GV: Một số Bảng âm (vần), các thẻ âm (vần) rời. 
- HS: Bảng con, phấn, khăn lau.
	III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
	3.1. Giới thiệu bài:
	a. Ôn bảng âm, vần:
* Hoạt động nhóm:
- Các nhóm khá giỏi nối tiếp nhau đọc lại bảng vần trong nhóm.
	- Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm.
	* Hoạt động cả lớp:
	- Thi đọc nối tiếp bảng vần.
	- Thi gắn các âm (vần) tạo thành vần (tiếng) theo yêu cầu của giáo viên 	b. Phân biệt và đọc đúng các tiếng có vần uôc/uôt; ang/anh trong bài đọc:	- GV viết các cặp vần lên bảng lớp hướng dẫn HS uôc/uôt; ang/anh phân biệt, cách đọc các cặp vần.
	- Yêu cầu HS dùng thước và bút chì tìm chọn và gạch chân những tiếng có vần uôc/uôt; ang/anh trong bài đọc " Cuộc chạy đua trong rừng"
	- Yêu cầu HS đọc nhiều lần các từ đã uôc/uôt; ang/anh tìm được trong sách tại nhóm.
	- GV ghi các từ có vần trong bài đọc lên bảng lớp, HD HS đọc đúng, Yêu cầu HS đọc to trước lớp và sửa chữa cho HS.
	- Giải nghĩa từ “móng, đối thủ” bằng tiếng phổ thông kết hợp tiếng dân tộc thiểu số.
	- Tìm và viết các tiếng ngoài bài đọc có chứa vần uôc/uôt; ang/anh vào bảng con. 
	- HS đọc các tiếng vừa tìm được.
	4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhắc lại nội dung bài.
	- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài. 
-----------------------------------------
Tiết 3: Thủ công:
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (tiết 1)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết cách làm đồng hồ để bàn. 
	2. Kĩ năng: Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* Riêng với học sinh khéo tay, làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.
	II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- Học sinh để đề dùng ra bàn.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (10 phút).
* Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được chiếc đồng hồ.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Giới thiệu đồng hồ để bàn, mẫu được làm bằng giấy thủ công (bìa màu) (h.1).
- Giáo viên nêu câu hỏi định hướng.
- Giáo viên liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế.
- Nêu tác dụng của đồng hồ.
b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn 
* Mục tiêu: HS làm được chiếc đông hồ để bàn theo đúng quy trình.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1. Cắt giấy.
 + Cắt 2 tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ( HS có thể không cần dùng giấy màu mà dùng bìa cứng để không phải gấp tờ giấy làm nhiều lần.)
 + Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ.
 + Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 18 ô để làm mặt đồng hồ.( Dùng bìa cứng để làm mặt đồng hồ.)
- Bước 2. Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ).
 + Làm khung đồng hồ.
- Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kỹ đường gấp.
- Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy lại theo đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho 2 nửa tờ giấy dính chặt vào nhau (H.2;3).
 + Làm mặt đồng hồ (h.4; 5; 6 SGV/250).
 + Làm đế đồng hồ (h.7; 8; 9 SGV/251).
 + Làm chân đỡ đồng hồ (h.10 SGV/252).
- Bước 3. Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
 + Dán khung đồng hồ vào phần đế.
 + Dán mặt đồng hồ vào phần khung đồng hồ.
 + Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ.
 + Giáo viên tóm lại các bước làm đồng hồ để bàn và tổ chức cho học sinh tập làm mặt đồng hồ để bàn.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau.
 ... m ngày 09/05/1964.
-  Trong nhà lao, ông bị nhiều cực hình và cám dỗ, nhưng ông không khai báo gì. Chính quyền Nguyễn Khánh đưa ông ra tòa quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân ta lúc bấy giờ.  Chúng đưa ông ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn lúc 09g45’, ngày 15/10/1964. Năm đó ông 24 tuổi.
- Sau khi hy sinh, ông được Đảng Lao động Việt Nam tại miền Nam truy nhận là Đảng viên và truy tặng Huân chương Thành Đồng hạng nhất.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu anh hung liệt sĩ Trần Văn Ơn.
- Tổ chức HS thảo luận nhóm 4.
Câu hỏi :
- Em hãy kể tên một số anh hùng và cho biết anh hùng đó quê ở đâu ? Hi sinh trong thời gian nào ? Vì sao anh ( chị ) hi sinh ?
* Giáo viên kết luận: ( Kết hợp chỉ tranh)
- Trần Văn Ơn sinh ngày 29/05/1931 trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Giặc tàn phá xóm làng, gia đình anh phải lưu lạc về Sài gòn sinh sống.
- Lúc bấy giờ Trần Văn Ơn đang học lớp đệ ngũ ( nay là lớp 8) trường Petrus Ký (nay là Lê Hồng Phong), đã bí mật tham gia vào Đội Vũ Trang Diệt Aùc Trừ Gian của phong trào HSSV Cứu quốc. Ngày 18/05/49, đội vũ trang này đã thi hành án tử hình với hai tên mật vụ Nguyễn Văn Minh và Trần Tấn Phát.
- Thực dân Pháp và tay sai càng hốt hoảng càng hung hãn phát xít. Ngày 1/11/1949, ban lãnh đạo HS Cứu quốc Saigon gồm 5 đồng chí là HS các trường Petrus Ký và Gia Long bị địch bắt. Ở trong tù mặc dù bị địch tra tấn, mọi người đều giữ vững khí tiết.
- Đến 3 giờ chiều thình lình cảnh sát và binh lính trong dinh bắn ra, rồi tràn ra đánh đập HS. Trần Văn Ơn và 6 nam nữ HS vượt khỏi đám đông tìm đường vào dinh Thủ Hiến đưa kiến nghị. Một loạt đạn vang lên ngăn họ lại. Nhiều HS bị thương, hy sinh, địch toan cướp xác,  bạn bè và đồng bào giành lại, hai bên giằng co.  Trần Văn Ơn bị thương nặng, trên tay vẫn còn cầm bản kiến nghị. anh được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy để cứu chữa, nhưng sau đó đã mất. Tin này truyền đi như luồng điện làm xôn xao cả Sàigon. HS lập tức kéo nhau đến Chợ Rẫy giữ thi thể anh và chuẩn bị đám tang bằng cuộc biểu tình.
- Lễ tang Trần Văn Ơn được cử hành trên khắp các tỉnh thành cả nước. Hàng triệu lượt HSSV và đồng bào các giới đã đeo băng tang tham gia truy điệu để tỏ lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ chí căm thù. Đi trước quan tài anh là hai câu đối được viết bằng máu của HS:
Chết vì Tổ quốc, chết nhưng vẫn sống.
Sống kiếp Việt gian, ô nhục muôn đời.
   Kể từ đó, ngày 09/01 đi vào lịch sử đấu tranh và được chọn làm ngày truyền thống của HSSV Việt Nam. Truyền thống vẽ vang đó đã được các thế hệ HSSV kế thừa oanh liệt và trở thành bất diệt.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm bổ sung.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm bổ sung
3. Củng cố - dặn dò:
- Liên hệ : Để nhớ ơn các vị anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc, khi đang còn ở tuổi học sinh, em cần làm gì ? HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung. 
- Chia sẻ kiến thức đã học với gia đình, người thân và cộng đồng.
___________________________
Ngày dạy:
Sáng, thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2019
Tiết 1: Toán:
ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH 
XĂNG - TI - MÉT - VUÔNG
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-met vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm. 
	2. Kĩ năng: Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
	II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu xăng ti mét vuông.
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết xăng-ti-mét vuông.
* Cách tiến hành:
- GV: Để đo diện tích, người ta dùng đơn vị đo diện tích, đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng – ti mét vuông. Xăng – ti mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
+ Xăng – ti mét vuông viết tắt là: cm2
- Phát cho mỗi HS 1 hình vuông có cạnh là 1cm và yêu cầu HS đo cạnh của hình vuông.
- Vậy diện tích của hình vuông này là bao nhiêu?
b. Hoạt động 2: Luyện tập.
* Mục tiêu: Giúp HS thực hiện tốt các bài tập cần làm theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết theo mẫu
- Đọc đề?
- Gọi HS trả lời theo cặp.
Bài 2: Viết vào chỗ chấm theo mẫu
- Hình A có mấy ô vuông? Mỗi ô vuông có diền tích là bao nhiêu?
- Vậy ta nói diện tích của hình A là 6cm2 
- Các phần khác HD tương tự phần a.
Bài 3: Tính theo mẫu
Bài tập yêu cầu gì?
- Nêu cách thực hiện?
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Chấm bài, nhận xét.
18cm2 + 26cm2 = 44cm2
6cm2 x 4 = 24cm2	
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn
- Học sinh hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
- HS theo dõi
- Đọc: Xăng – ti mét vuông viết tắt là: cm2.
- Đo và báo cáo: Hình vuông có cạnh là 1cm.
- Là 1cm2.
- Đọc và viết số đo diện tích theo xăng – ti mét vuông.
+ HS 1: Đọc đơn vị đo diện tích.
+ HS 2: Viết đơn vị đo diện tích.
- Hình A có 6 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2.
- HS đọc: diện tích của hình A là 6 cm2
- Thực hiện phép tính với số đo có đơn vị đo là diện tích.
- Thực hiện như với các số đo chiều dài, thời gian, cân nặng...
- Làm vở.
32cm2: 4 = 8cm2
40cm2 – 17cm2 = 23cm2
---------------------------------------
Tiết 2: Chính tả - Nhớ viết:
CÙNG VUI CHƠI
	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
2. Kĩ năng : Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.
	II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh viết bảng một số từ của tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3.2. Các họat động chính :
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết bài chính tả.
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ - viết đúng bài chính tả vào vở.
* Cách tiến hành:
F Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Trao đổi về nội dung đoạn viết:
- GV yêu cầu 1 HS đọc bài thơ 1 lần.
+ Bài thơ tả hoạt động gì của HS?
+ Em hiểu chơi vui học càng vui là thế nào?
FHD cách trình bày:
- Gọi thêm 1 vài HS đọc 3 khổ cuối.
+ Bài yêu cầu chúng viết mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng thơ?
- HD viết từ khó:
- YC HS tìm từ khó rồi phân tích.
- YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
F Viết chính tả:
- GV yêu cầu HS gấp SGK tự nhớ lại bài và viết vào vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- Soát lỗi.
- Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2a:
- HS đọc yêu cầu BT.
- GV nhắc lại yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm BT theo 4 nhóm trên 4 tờ giấy A4 mà GV đã chuẩn bị.
- Sau đó dán lên bảng, GV cùng HS đáng giá nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Học sinh viết bảng.
- Nhắc lại tên bài học.
- 1 HS đọc HTL bài thơ Cùng vui chơi.
- 2 HS đọc thuộc 3 khổ thơ cuối. 
- Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
- Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.
- 3 khổ, mỗi khổ có 4 dòng thơ.
- HS nêu các từ khó, sau đó tập viết những từ ngữ dễ viết sai. Ví dụ: dẻo chân, quả cầu giấy, lộn xuống, 
- HS gấp SGK, viết bài vào vở. 
- Dùng bút chì chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Lắng nghe.
- HS chia nhóm 4 sau đó cùng nhau thảo luận làm bài.
- Cả lớp theo dõi + nhận xét.
Đáp án:
a. bóng ném - leo núi - cầu lông. 
b. bóng rổ - nhảy cao - võ thuật.
----------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn:
KỂ LẠI TRẬN ĐẤU THỂ THAO
	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Biết kể lại một trận thi đấu thể thao theo gợi ý ‎cho trước.
2. Kĩ năng : Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật... dựa theo gợi ý (Bài tập 1).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
	II. Đồ dùn dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
3.1. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài.
* Mục tiêu : Giúp HS làm tốt các bài tập theo quy định
* Cách tiến hành :
 Bài 1
- Một hs đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc HS : 
+ Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc ti vi; cũng có thể kể một buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách báo
+ Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, cỏ thể linh hoạt thay đổi các trình tự gợi ý.
- HS kể mẫu.
- Từng cặp hs tập kể.
- Một số hs thi kể trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 em thực hiện.
- Nghe GV giới thiệu bài và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn.
- 1 HS kể mẫu.
- Từng cặp hs tập kể.
- 2, 3 hs thi kể trước lớp.
Nhân ngày 26/3 vừa qua, tại sân vận động thành phố Thanh Hóa có tổ chức trận thi đấu bóng đá giữa hai đội trường Tiểu học Điện Biên 2 và trường Tiểu học Lê Văn Tám. Sau lời tuyên bố khai mạc trận đấu, hai đội lần lượt ra sân. Đội trường Tiểu học Lê Văn Tám mặc áo xanh quần đỏ, đội Tiểu học Điện Biên 2 mặc áo đỏ quần trắng. Hai đội làm thủ tục bắt tay nhau, chào khán giả...
- HS nghe.
_____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chi_tiet_cac_mon_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2018_2019.docx