Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019

Tiết 3: Thủ công:

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ ĐAN NAN VÀ LÀM ĐỒ CHƠI

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Học sinh Ôn lại các kĩ năng gấp cắt các đồ vật, đồ chơi đã học.

 2. Kĩ năng: Biết làm các sản phẩm đẹp và đạt yêu cầu.

 3. Thái độ: Yêu thích các sản phẩm đồ chơi.

 II. Đồ dùng dạy - học:

 - Các đồ dùng đã sử dụng ở các tiết học trước trong chương III và IV.

 III. Các hoạt động dạy - học:

 

docx 14 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chi tiết các môn Lớp 3 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
(Từ ngày 29/4/2019 đến ngày 4/5 /2019)
Ngày dạy:
Sáng, thứ năm ngày 2 tháng 5 năm 2019
Tiết 2: Toán:
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TIẾP)
	I. Mục tiêu:
	1 Kiến thức: Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia, (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000. Giải được bài toán bằng hai phép tính.
	 2. Kĩ năng: Tính và giải toán.
	 3. Thái độ: Các em yêu quý môn học.
	II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK.
	III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. giới thiệu.
b. Nội dung.
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của BT?
- Tính nhẩm là tính ntn?
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
- BT có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào?
- Khi đặt tính em cần chú ý điều gì?
- Khi thực hiện tính ta tính theo thứ tự nào?
- Gọi 2 HS làm trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- BT cho biết gì?-BT hỏi gì?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
Tóm tắt
Có: 6450 l
Đã bán: 1/3 số dầu
Còn lại:... lít dầu?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4:
- BT yêu cầu gì?
- Muốn điền số vào ô trống em cần làm gì?
- GV chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xột tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- Tính nhẩm.
- HS nêu.
- Tự nhẩm và nêu KQ nối tiếp.
3000 + 2000 x 2 = 7000
(3000 + 2000) x 2 = 10 000
14 000 - 8000 : 2 = 10 000
(14000 - 8 000) : 2 = 3000
- HS nêu.
- Viết các hàng thẳng cột với nhau.
- Từ phải sang trái.
- Lớp làm phiếu BT.
- HS nhận xét.
- 2, 3 HS đọc.
- HS nêu.
- Lớp làm vở
Bài giải
Số dầu đã bán là:
6450 : 3 = 2150 (l)
Số dầu còn lại là:
 6450 - 2150 = 4300 (l)
 Đáp số: 4300 lít dầu
- HS nêu.
- Thực hiện phép nhân.
+ Phép tính thứ nhất điền số 9
+ Phép tính thứ hai điền số 4 và 8
+ Phép tính thứ ba điền số 7 và 8
--------------------------------------------
Tiết 3 + 4: Tập đọc + kể chuyện:
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
	I. Mục tiêu:
 	1. Kĩ năng: Biết nghắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 	- Hiểu được nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội, giải thích các hiện tượng thiên nhiên và mơ ước bay lên mặt trăng của loài người. TLCH trong SGK.
	2. Kĩ năng: Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa (SGK).
	3. Thái độ: Các em yêu quý môn học.
II. Đồ dùng - dạy học:
 	- Tranh minh họa truyện phóng to.
 	- Bảng phụ viết săn đoạn văn cần hướng và gợi ý để kể chuyện .
	III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV Kiểm tra 2 Học sinh lên bảng yêu cầu đọc thuộc long bài thơ Mặt trời xanh của tôi.
- GV nhận xét tuyên dương
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu.
b. Nội dung.
* Luyện đọc.
 - GV Đọc mẫu. 
 - Đọc từng câu.
 - Đọc từng đoạn. 
 - Luyện đọc theo nhóm.
 - Đọc trước lớp.
 - Đọc đồng thanh.
* Tìm hiểu bài.
- Nhờ đâu Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? 
- Cuội dùng cây thuốc quý vào những việc gì? 
- Vì sao vợ Cuội mắc chứng hay quên?
- Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
- Giáo viên hỏi: Theo em, nếu được sống ở chốn thần tiên sung sướng nhưng lại phải xa tất cả người thân thì có vui không? Vì sao?
- Chú Cuội trong truyện là người như thế nào? 
* Luyện đọc lại bài. 
- Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nho`m3 học sinh yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương học sinh.
+ Xác định yêu cầu: 
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của phần Kể chuyện trang 132/SGK.
* Hướng dẫn kể chuyện.
- Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý nội dung truyện trong SGK.
- Đoạn 1 gồm những nội dung gì?
-Gọi 1 học sinh khá kể lại nội dung đoạn 1
- Nhận xét.
- Kể theo nhóm.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, yêu cầu học sinh trong nhóm tiếp nối nhau kể lại từng đoạn truyện.
- Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Kể chuyện.
- Tổ chức cho 2 nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
- Gọi 1 học sinh kể lịa toàn bộ câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát.
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Luyện phát âm từ khó.
- Vì Cuội thấy được hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc nên anh đã phát hiện ra cây thuốc quý và mang về nhà trồng.
- Cuội dùng cây thuốc quý để chứu sốngnhiều người.
- Vì vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc mãi mà không tỉnh lại, anh liền lấy đất nặn cho vợ bộ óc khác rồi rịt thuốc lần nữa. Vợ Cuội sống lại ngay nhưng cũng từ đó mắc chứng hay quên.
- Vì 1 lần vợ Cuội quên lời anh dặn đã lấy nước giải tưới cho cây, vừa tưới xong thì cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế, Cuội vội nhảy bổ tới, túm rễ cây nhưng cây thuốc cứ bay lên kéo cả Cuội bay lên trời.
- Học sinh nghe giảng.
- Không vui vì khi xa người thân chúng ta sẽ rất cô đơn.
- Chú Cuội là người có tấm lòng nhân hậu...
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Tập kể theo nhóm, các học sinh trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
_______________________________
Chiều, thứ năm ngày 2 tháng 5 năm 2019
Tiết 3: Thủ công:
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ ĐAN NAN VÀ LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh Ôn lại các kĩ năng gấp cắt các đồ vật, đồ chơi đã học.
	2. Kĩ năng: Biết làm các sản phẩm đẹp và đạt yêu cầu.
 3. Thái độ: Yêu thích các sản phẩm đồ chơi.
 	II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Các đồ dùng đã sử dụng ở các tiết học trước trong chương III và IV.
 	III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- Hôm nay chúng ta ôn lại các kiến thức đã học qua bài “Ôn tập”
Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh lần lượt nêu lại các thao tác cắt, gấp các đồ chơi đã học. 
- Gọi một em nêu lại lần lượt từng bài đã học trong chương III và chương IV.
- Lưu ý học sinh khi nêu tên bài học cần nêu lại các thao tác gấp, cắt, dán để tạo ra từng sản phẩm. 
- Yêu cầu các nhóm tiến hành gấp và trang trí theo mỗi sản phẩm đã học.
- Đến từng nhóm quan sát và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm lên bàn.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương các sản phẩm đẹp.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Yêu cầu nhắc lại các bước gấp quạt tròn.
- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới.
- Nhận xét, đánh giá tiết học 
- Hát
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài. 
- Hai em nhắc lại tựa bài học.
- 1 em nêu lại trình tự các bước gấp đồng hồ để bàn.
Chương 2: 
- Đan nong mốt. 
- Đan nong đôi. 
Chương 3: 
- Gấp cắt dán lọ hoa gắn tường.
- Gấp cắt dán Đồng hồ để bàn. 
- Gấp cắt dán quạt tròn. 
- Lớp thực hiện và nhớ các điều mà giáo viên đã lưu ý để nắm về yêu cầu kiến thức kĩ năng của sản phẩm đã học.
- Các nhóm thực hành cắt giấy rồi gấp các đồ vật theo yêu cầu bằng bìa theo các bước để tạo ra các bộ phận của sản phẩm như hướng dẫn giáo viên.
- Các nhóm tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Hai em nêu nội dung các bước gấp từng loại sản phẩm.
- Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp một trong các số sản phẩm trên.
________________________
Ngày dạy:
Sáng, thứ sáu ngày 3 tháng 5 năm 2019
Tiết 1: Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC ĐẠI LƯỢNG
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam).
	2. Kĩ năng: Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học
	3. Thái độ: Các em yêu thích môn học.
	II. Đồ dùng dạy học:
 	GV: Bảng phụ.
	HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Đọc đề?
- Câu trả lời nào là đúng?
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Bài 2: Treo bảng phụ
- GV hỏi.
a) Quả cam cân nặng bao nhiêu gam?
b) Quả đu đủ cân nặng bao nhiêu gam?
a) Quả đu đủ cân nặng hơn quả cam bao nhiêu gam?
Bài 3:
- Đọc đề?
- Yêu cầu HS lấy đồ dùng HT thực hành gắn thêm kim vào đồng hồ.
-Vậy Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút?
Bài 4: 
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
Tóm tắt
Có: 2 tờ loại 2000 đồng
 Mua hết: 2700 đồng
 Còn lại... đồng?
- Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát.
- Đọc.
- B là câu trả lời đúng
- 10 lần.
- Quan sát và trả lời.
a) Quả cam cân nặng 300 gam.
b) Quả đu đủ cân nặng 700 gam.
a) Quả đu đủ cân nặng hơn quả cam 400 gam.
(Vì 700g - 300g = 400g)
- Đọc.
- Thực hành.
- Vậy Lan đi từ nhà đến trường hết 15 phút.
- Có 2 tờ loại 2000 đồng. Mua hết 2700 đồng.
- Còn lại bao nhiêu tiền.
- Lớp làm vở
Bài giải
Số tiền Bình có là:
200 x 2 = 4000 (đồng)
Số tiền Bình còn lại là:
4000 - 2700 = 1300 (đồng)
Đáp số : 1300 đồng
Chiều, thứ sáu ngày 3 tháng 5 năm 2019
Tiết 3: Chính tả:
THÌ THẦM
 	I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. 
2. Kĩ năng: Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam Á (BT2). Làm đúng (BT3) a/ b. Trình bày đúng các bài tập trong sgk.
	3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
 II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Gv: Viết sẵn tên các nước Đông Nam Á của bài tập 2.
 - Hs: sgk, vở.
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu cả lớp viết vào nháp một số từ mà học sinh ở tiết trước thường viết sai .
- Nhận xét, đánh giá chung về phần kiểm tra. 
3. Bài mới: 
- Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết bài thơ “Thì thầm”. 
Hoạt động 1. Hướng dẫn nghe viết:
- Đọc mẫu bài viết (Cóc kiện Trời ) 
- Yêu cầu ba em đọc lại bài cả lớp đọc thầm theo . 
- Những sự vật, con vật nào nói chuyện với nhau trong bài thơ?
- Yêu cầu lấy bảng con và viết các tiếng khó.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đọc cho học sinh viết vào vở. 
- Đọc lại để học sinh dò bài, tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề tập
- Thu tập chấm điểm và nhận xét.
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2:  ...  lắng nghe giáo viên đọc .
- Ba em đọc lại bài. Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. 
- Các sự vật con vạt trong bài là: Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây; hoa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao trời tưởng im lặng hóa ra cũng thì thầm cùng nhau 
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con .
- Lớp nghe và viết bài vào vơ.û 
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm .
- Nêu lại yêu cầu bài tập 2.
- Hai em đọc tên các nước khu vực Đông Nam A.Ù 
- Hai em nhắc lại cách viết tên các nước (Thái Lan) viết hoa hai chữ đầu câu các nước khác có dấu gạch nối giữa các tiếng trong mỗi tên .Ví du:ï 
 Bru-nây ; In-đô-nê-xi-a . 
- Một em nêu bài tập 3 sách giáo khoa
- Làm vào vở: 
Lời giải a) đằng trước – ở trên (Lời giải câu đố: Cái chân).
Lời giải b) đuổi (Lời giải: cầm đũa và cơm vào miệng)
- Em khác nhận xét bài làm của bạn .
- Về nhà học bài và làm bài tập trong sách giáo khoa.
_________________________
Ngày dạy:
Sáng, thứ bảy ngày 4 tháng 5 năm 2019
Tiết 2: Toán:
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
	2. Kĩ năng: Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học toán.
	II. Đồ dùng dạy học: 
	- GV: Bảng phụ- Phiếu HT.
- HS: SGK.
	III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định:
2. Luyện tập:
Bài 1:
- Đọc đề và tự làm bài?
- Gọi HS chữa bài.
- Vì sao M là trung điểm của đoạn AB?
- Vì sao đoạn ED lại có trung điểm là N?
- Xác định trung điểm của đoạn AE bằng cách nào?
- Xác định trung điểm của đoạn MN bằng cách nào?
Bài 2:
 - Đọc đề?
- Hình tam giác ABC có chu vi là bao nhiêu?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: BT yêu cầu gì?
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm ntn?
- HD HS tóm tắt.
Tóm tắt
Chiều dài: 125 m
Chiều rộng: 68m
Chu vi:...m?
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 4: HD tương tự bài 3.
- Làm thế nào để tính được cạnh hình vuông? Vì sao?
Tóm tắt
Chiều dài: 60 m
Chiều rộng: 40 m
Cạnh HV:... m?
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Lớp hát
- Dùng ê ke để KT góc vuông 
- Dùng thứơc kẻ để xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Vì M nằm giữa A và B, AM = BM
- Vì N nằm giữa E và D, EN = ND
- Lấy điểm H nằm giữa A và E sao cho AH = HE
- Lấy điểm I nằm giữa M và N sao cho IM = IN
- Đọc.
Chu vi tam giác ABC là:
 35 + 26 + 40 = 101(m)
 Đáp số: 101 m
- Tính chu vi HCN
- HS nêu
- Lớp làm vở
Bài giải
Chu vi mảnh đất là:
(125 + 68) x 2 = 386 (m)
Đáp số: 386 m
- Ta lấy chu vi HCN chia 4. Vì chu vi HCN bằng chu vi hình vuông
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
(60 + 40) x 2 = 200 (m)
Cạnh hình vuông là:
200 : 4 = 50 (m)
Đáp số: 50m
----------------------------------------
Tiết 4: Tập đọc:
MƯA
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết nghắt nhịp hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. Hiểu nội dung: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả. TLCH trong SGK, thuộc 2-3 khổ thơ.
	2. Kĩ năng: Biết áp dụng vào thực tế của bài học.
	3. Thái độ: Các em yêu quý môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa bài đoc trong SGK, bảng phụ viết khổ thơ.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về bài Sự tích chú Cuội cung trăng.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung.
 * Luyện đọc.
- Đọc mẫu.
- Hướng dẫn đọc từng dòng thơ.
- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ kết hợp giải thích nghĩa từ.
- Gv yêu cầu 5 học sinh tiếp nối nhau đọc. 
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc lại bài thơ lần 2.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Đọc đồng thanh.
* Tìm hiểu bài.
- Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài.
- Giáo viên lần lượt nêu câu hỏi cho học sinh trả lời để hiểu nội dung bài thơ:
+ Khổ thơ đầu miêu tả cảnh gì?
+ Khổ thơ 2; 3 tả cảnh gì?
+ Cảnh sinh hoạt gia đình khi trời mưa ấm cúng như thế nào?
+ Vì sao mọi người thương bác Ếch?
+ Hình ảnh bác Ếch gợi cho em nghĩ đến ai? Em hãy chọn câu trả lời đúng: 
+ Hãy nêu nội dung chính của bài thơ.
* Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ như cách đã hướng dẫn ở các giờ học thuộc lòng trước.
4. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà học lại cho thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát
- 1 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của Giáo viên.
- Theo dõi giáo viên đọc bài mẫu và đọc thầm theo.
- Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm.
- 5 học sinh đọc bài theo yêu cầu của giáo viên.
- 4 học sinh đọc bài theo yêu cầu của giáo viên.
- Mỗi học sinh đọc 1 lần bài thơ trước nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Học sinh cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Nghe câu hỏi của giáo viên và trả lời.
Em nghĩ tới cô chú công nhân
Em nghĩ đến chú bộ đội
Em nghĩ đến cô bác nông dân
- Bài thơ cho thấy cảnh trời mưa và sinh hoạt gia đình đầm ấm trong ngày mưa.
- Đọc bài theo yêu cầu.
- Tác giả rất yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình và rất thương những người lao động vất vả.
---------------------------------
Chiều, thứ bảy ngày 3 tháng 5 năm 2019
Tiết 1: Luyện từ và câu:
TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN - DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
	I. Mục tiêu: 
	1. Kĩ năng: Nêu được một số từ ngữ nói về ích lợi của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên BT1, 2.
	2. Kĩ năng: Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ (giấy khổ to) viết sẵn nội dung bài tập 3.
	III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn trong bài tập 2, tiết luyện từ và câu tuần 33.
- Giáo viên nhận xét 
3. Dạy học bài mới:
- Giới thiệu bài.
- Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi bảng đáp án trên vào vở.
Bài 2:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mẫu, sau đó thảo luận với bạn bên cạnh và ghi tất cả các ý kiến tìm được vào giấy nháp.
- Gọi đại diện 1 số cặp học sinh đọc bài làm của mình.
- Nhận xét và tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò:
*PCTT và BĐKH:
- Ở địa phương em có những tài nguyên nhiên gì?
- Các em cần làm gì để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên đó?
- GV nhận xét, chốt lại.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò những học sinh chưa hoàn thành đoạn văn về nhà làm tiếp. Cả lớp chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Nghe giáo viên giới thiệu bài.
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Học sinh trong cùng nhóm tiếp nối nhau lên bảng chỉ viết 1 từ sau đó chuyền phấn cho bạn khác trong nhóm. Ví dụ về đáp án:
a) Trên mặt đất: cây cối, hoa quả, rừng, núi, đồng ruộng, sông ngòi, biển cả, đất đai, suối, thác ghềnh, ao hồ, rau, củ, sắn, ngô, khoai, lạc, 
b) Trong lòng đất: than đá, dầu mỏ, khoáng sản, khí đốt, kim cương, vàng, quặng sắt, quặng thiếc, mỏ đồng, mỏ kẽm, đá quý, 
- 1 học sinh lên bảng chỉ cho các bạn khác đọc bài.
- Con người đã làm gì để thiên nhiên thêm giàu, thêm đẹp?
- Học sinh đọc mẫu và làm bài theo cặp.
- Một số học sinh đọc, các học sinh khác theo dõi và nhận xét, bổ sung.
Ví dụ về đáp án: Con người xây dựng nhà cửa, nhá máy, xí nghiệp, trường học, lâu đài, công viên, khu vui chơi, giải trí, bệnh viện,
- Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống?
- Học sinh làm bài. 
- HS nối tiếp trả lời.
Tiết 3: Đạo đức:
 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
(Phòng chống các tệ nạn xã hội)
 	I. Mục tiêu: 
 	1. Kiến thức: Học sinh biết các tệ nạn xã hội sẽ làm cho cuộc sống kém văn minh và lịch sự. 
 2. Kĩ năng: Có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn khi có người dụ dỗ.
 3. Thái độ Nhắc nhớ bạn bè tránh xa các tệ nạn xã hội. 
 	II. Đồ dùng dạy - học: 
 	Gv: Tranh ảnh cổ động phòng chống các tệ nạn XH. 
 	Hs: sgk, vở.
 	 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- KT bài tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
- Giới thiệu giải thích cho học sinh hiểu thế nào là các tệ nạn xã hội.
- Nêu tác hại của một số tệ nạn xã hội mà em biết?
Hoạt động 1. Xử lí tình huống. 
- Nêu các tình huống :
- Trên đường đi học về em gặp một đám thanh niên tụ tập uống rượu say xỉn rồi chửi bới, đánh nhau em sẽ xử lí như thế nào? 
- Có một anh thanh niên hút thuốc đến này em hút thử một lần trước việc làm đó em sẽ xử lí ra sao?
- Trên đường đi chơi em bất ngờ phát hiện ra một nhóm người đang bàn bạc để trộm cắp tài sản người khác. Trước hành vi đó em giải quyết như thế nào? 
- Yêu cầu các đại diện lên nêu cách xử lí tình huống trước lớp. 
- Lắng nghe nhận xét và bổ sung.
- Kết luận 
Hoạt động 2:
- Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh cổ động về phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Nhận xét đánh giá, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Nêu lại các cách phòng tránh tệ nạn xã hội.
- Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học. 
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Hát.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe để hiểu về các tệ nạn xã hội. 
- Hút ma túy gây cho người ngiện mất tính người, kinh tế cạn kiệt. 
- Mại dâm là con đường gây ra các bệnh si đa 
- Lớp chia ra các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí đối với từng tình huống do giáo viên đưa ra.
- Lần lượt các nhóm cử các đại diện của mình lên trình bày cách giải quyết tình huống trước lớp.
- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bình chọn nhóm có cách xử lí tốt nhất.
- Các nhóm tổ chức thi vẽ tranh cổ động có chủ đề nói về phòng chống các tệ nạn xã hội. 
- Cử đại diện lên trưng bày sản phẩm và thuyết trình tranh vẽ trước lớp. 
- 2 hs nêu.
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chi_tiet_cac_mon_lop_3_tuan_34_nam_hoc_2018_2019.docx