CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
2. Kĩ năng: Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm lẫn nhau.(TL được CH 1,2,3,4).
3. Thái độ: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể)
2. Học sinh: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy học :
TUẦN 8: (Từ ngày 15/10/2018 đến ngày 19/10/2018) Ngày dạy:15/10/2018 Sáng thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2018 Tiết 1: Chào cờ: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ------------------------------------------------------- Tiết 2: Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán. 2. Kĩ năng: Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản. 3. Thái độ: Các em chú ý nghe giảng bài. II. Đồ dùng 1. Giáo viên: Bảng phụ - Phiếu HT 2. Học sinh: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1.Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Đọc bảng chia 7 ? - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới 3.1. Bài 1: - Nêu yêu cầu bài toán - Nhận xét, tuyên dương. 3.2. Bài 2: - Nêu cách chia ? - Chữa bài,nhận xét, tuyên dương. 3.3. Bài 3: - Đọc đề? Tóm tắt? - Chữa bài, nhận xét. Bài 4: - Treo bảng phụ - Tìm 1/7 số con mèo ta làm thế nào ? 4.Củng cố - dặn dò: - Thi đọc HTL bảng chia 7 - Ôn bảng chia7 - Hát - 2, 3 HS đọc - Tính nhẩm - HS nêu KQ - Làm phiếu HT: 28 7 35 7 21 7 28 4 35 5 21 3 0 0 0 42 7 42 6 25 5 42 6 42 7 25 5 0 0 0 - HS làm vở: Bài giải Số nhóm chia được là: 35 : 7 = 5( nhóm) Đáp số: 5 nhóm - HS quan sát tranh - Ta lấy 21 : 7 = 3 con mèo - Vậy 1/7 số con mèo là 3 con mèo. - HS thi đọc ---------------------------------------------------------- Tiết 3 + 4: Tập đọc - Kể chuyện: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. 2. Kĩ năng: Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm lẫn nhau.(TL được CH 1,2,3,4). 3. Thái độ: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể) 2. Học sinh: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc . III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Bận.. 3. Dạy - học bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - Khi người nào đó chung quanh em như bố mẹ, anh chị, bạn bè, hoặc cụ già hàng xóm,có chuyện buồn thì em sẽ làm gì? 2.2. Luyện đọc a) Đọc mẫu: - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả. Chú ý: + Các câu hỏi thắc mắc của các em nhỏ ở đoạn 2 đọc với giọng băn khoăn, lo lắng. + Câu hỏi thăm cụ già ở đoạn 3 đọc với giọng ân cần, nhẹ nhàng, thông cảm. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.(Đọc 2 lượt) - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. + Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. + Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 1 trước lớp. - Các bạn nhỏ làm gì? - Khi trời đã về chiều, sau một cuộc dạo chơi vui vẻ, giờ đây, các bạn nhỏ đang trên đường về nhà. Trên đường về, các bạn đã bắt gặp chuyện gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của chuyện. - Các bạn nhỏ gặp ai trên đường về? - Vì sao các bạn dừng cả lại? - Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? - Theo em, vì sao không quen biết ông cụ mà các bạn vẫn băn khoăn, lo lắng cho ông cụ nhiều như vậy? - Cuối cùng, các bạn nhỏ quyết định như thế nào? - Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 3,4 để biết chuyện gì đã xảy ra với ông cụ. - Ông cụ gặp chuyện gì buồn? - Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? - Yêu cầu HS đọc đoạn 5. - Gọi 1 HS khá đọc câu hỏi 5, sau đó yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi này. - Gọi đại diện của các nhóm trình bày ý kiến, chú ý yêu cầu HS nêu rõ lí do vì sao nhóm em lại chọn tên đó cho câu chuyện. 2.4. Luyện đọc lại bài. - GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu bài. Chú ý nhấn giọng các từ: dừng lại, mệt mỏi, lộ rõ vẻ u sầu, bị ốm, đánh mất, có thể giúp gì, nặng nhọc, ấm áp, nằm viện, mấy tháng, ốm nặng, khó qua khỏi, lặng đi, thương cảm, - Yêu cầu HS luyện đọc theo vai. - Tổ chức cho HS thi đọc. - Tuyên dương nhóm đọc tốt. - Hát. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - 2 đến 3 HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2- 3 lượt. - Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại. - Thực hiện yêu cầu của Giáo viên. - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 3 nhóm thi đọc tiếp nối. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. - Các bạn nhỏ đang ríu rít ra về sau một cuộc dạo chơi. - 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - Các bạn nhỏ gặp 1 cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. - Vì các bạn thấy cụ già trông thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Các bạn băn khoăn không biết có chuyện gì xảy ra với ông cụ và bàn tán sôi nổi về điều đó. Có bạn đoán ông cụ bị ốm, có bàn đoán ông cụ đánh mất cái gì. - Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan./ Vì các bạn rất yêu thương mọi người xung quanh./ Vì các bạn là người tốt, luôn muốn chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh. - Các bạn quyết định hỏi thăm ông cụ xem thế nào. - 1 HS đọc đoạn 3,4 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - Ông cụ buồn vì bà lão nhà ông bị ốm nặng, đã nằm viện mấy tháng nay và rất khó qua khỏi. - HS thảo luận cặp đôi và trả lời: Vì ông cụ được chia sẻ nỗi buồn với các bạn nhỏ./ Vì sự quan tâm của các bạn nhỏ làm ông cụ thấy bớt cô đơn./ Vì ông cụ cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ./ Vì ông được các bạn nhỏ quan tâm, an ủi./ - 1 HS đọc trước lớp. - 1 HS đọc. 4 HS tạo thành 1 nhóm, thảo luận và trả lời. - Đại diện HS trả lời. Các nhóm khác nghe và nhận xét. + Chọn Những đứa trẻ tốt bụng vì các bạn nhỏ trong truyện là những người thật tốt bụng và biết yêu thương người khác. + Chọn Chia sẻ vì các bạn nhỏ trong chuyện đã biết chia sẻ nỗi buồn với ông cụ để cụ thấy lòng nhẹ hơn. + Chọn Cảm ơn các cháu vì đó là lời của ông cụ nói với các bạn nhỏ khi các bạn quan tâm chia sẻ nỗi buồn với ông. - Theo dõi bài đọc mẫu. Có thể dùng bút chì gạch chân dưới các từ cần nhấn giọng. - 6 HS tạo thành 1 nhóm và luyện đọc bài theo vai. - 2 đến 3 nhóm thi đọc. KỂ CHUYỆN Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Xác định yêu cầu. - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 63, SGK. - Khi kể lại câu chuyện theo lời của bạn nhỏ, em cần chú ý gì về cách xưng hô? 2. Kể mẫu. - GV chọn 3 HS khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp. Hoặc kể một đoạn câu chuyện. 3. Kể theo nhóm: 4. Kể trước lớp. - Tuyên dương HS kể tốt. - GV: Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện? - Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người nên quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau những nổi buồn niềm vui, sự vất vả khó khăn vì như thế sẽ làm cho mọi người gần gũi, yêu thương nhau hơn, cuộc sống cũng vì thế mà tươi đẹp hơn. 5. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - về nhà học bài. - Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ. - Xưng hô là tôi (mình, em) và giữ nguyên cách xưng hô đó từ đầu đến cuối câu chuyện. - HS 1 kể đoạn 1,2; HS 2 kể đoạn 3; HS 3 kể đoạn 4,5. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Mỗi nhóm 3 HS. Lần lượt từng em kể 1 đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 2 đến 3 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. - 1 HS kể lại cả câu chuyện trước lớp. - HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em: Biết quan tâm giúp đỡ người khác. _____________________________________ Chiều, thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2018 Tiết 2: Tiếng việt+: ÔN BẢNG VẦN. ĐỌC ĐÚNG VÀ PHÂN BIỆT CÁC TIẾNG CÓ PHỤ ÂM ĐẦU CH/ TR TRONG BÀI "CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ" I. Mục tiêu: - Học sinh đọc được toàn bàì tập đọc Các em nhỏ và cụ già. - Biết phân biệt và đọc rõ ràng tiếng có phụ âm ch/tr "Người lính dũng cảm" II. Đồ dùng dạy học: - GV: Một số bảng vần (vần), các thẻ vần (âm) rời. - HS: Bảng con, giẻ lau. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn học. a. Ôn bảng vần. * Hoạt động nhóm: - Các nhóm khá, giỏi nối tiếp nhau bảng vần trong nhóm - Các nhóm có chất lượng yếu nối tiếp nhau đọc bảng âm. * Hoạt động cả lớp. - Thi đọc nối tiếp bảng vần. - Thi gắn các âm (vần) thành vần (tiếng) theo yêu cầu của giáo viên. b. Phân biệt và đọc đúng các tiếng có phụ âm ch/tr trong bài đọc. - GV viết các phụ âm đầu ch/tr lên bảng. Hướng dẫn HS phân biệt cách đọc các phụ âm đó. - Yêu cầu học sinh dùng thước và bút chì tìm chọn và gạch những tiếng có phụ âm đầu ch/tr trong bài. - Yêu cầu học sinh đọc các tiếng từ vừa tìm được (CN - N - ĐT) - Giải nghĩa một số từ trong bài kết hợp giữa tiếng phổ thông và tiếng dân tộc (tiếng Mông). - Tìm tiếng ngoài bài có phụ âm đầu là ch/tr. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét, tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------- Tiết 3: Thủ công: GẤP CẮT DÁN BÔNG HOA (T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết cách gấp, cắt, dán bông hoa. 2. Kĩ năng: Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông tương đối đều nhau. 3.Thái độ: Yêu thích gấp hình. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu. - HS: Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng của học sinh. - Nhận xét chung. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: trực tiếp. 3.2. Nội dung. a. Hoạt động 1. Thực hành. + Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. + Giáo viên lưu ý: Học sinh có thể cắt các bông hoa có kích thước khác nhau để trình bày cho đẹp. + Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành và trang trí sản phẩm. - Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh thực hiện thao tác gấp, cắt, dán chư ... HS viết theo hướng dẫn. - HS luyện đọc âm (CN-N-ĐT). - HS luyện đọc âm (CN-N-ĐT). - HS luyện viết trên không hoặc giấy bóng kính. - HS luyện viết bảng con. - HS luyện viết vở. - HS đọc âm, vần, tiếng vừa học (CN-N-ĐT). -------------------------------------------------- Tiết 3: HĐNGLL: Nội dung chủ điểm: PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH BÀI: PHÓNG TRÁNH NGỘ ĐỘC CÁC LOẠI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc. 2. Kĩ năng: - Phát hiện một số lí do chúng ta có thể bị ngô độc qua đương uống , ý thức được trong gia đình những việc có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và mọi người. 3. Thái độ: - Có ý thức phòng tránh ngộ độc các loại. II. Nội dung và hình thức: 1. Nội dung: - Nhận biết thứ gây ngộ độc. - Cách phòng tránh. - Cách xử lí. 2. Hình thức: - Theo đơn vị lớp. III. Chuẩn bị: - Tranh ảnh. V.Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Nội dung hoạt động: HĐ1. Nhận biết một số thứ gây ngộ độc: - Gv cho học sinh quan sát tranh. - GV nhận xét,kết luận: Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc: thuốc trừ sâu, xăng , dầu,... - Giáo viên nêu lại. HĐ2. Phòng tránh ngộ độc: - Gv cho HS quan sát tranh nêu câu hỏi gợi ý. - Gv bổ sung ,kết luận: Để phòng tránh ngộ độc chúng ta cần sắp xếp gọn gàng thức ăn không để lẫn. HĐ3. Biết cách xử lí khi mình và người khác bị ngộ độc: - Gv nêu yêu cầu cho từng nhóm. - GV nhận xét,kết luân:Khi ngộ độc cần báo cho người lớn hoặc gọi cấp cứu,nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế mình ,người khác bị ngộ độc thứ gì. - GV tổng hợp chung toàn bài. - Hát - Học sinh quan sát. - HS trao đổi nhóm kể tên những thứ gây ngộ độc qua đường uống. - HS trình bày trước lớp. - HS nhắc lại. - Học sinh quan sát. - HS trao đổi nhóm,đại diện nhóm nối tiếp trả lời. - Các nhóm trao đổi xử lí tình huống và trình bày trước lớp. 3. Tổng kết, đánh giá hoạt động. - GV nhận xét về các hoạt động học sinh đã tham gia. - Dặn HS về học hát các bài về thầy cô mái trường. Tích cực tham gia phong trào văn nghệ sôi nổi. ________________________________________ Ngày dạy: 19/10/2018 Sáng, thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2018 Tiết 1: Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết tìm một thành phần chưa biết của phép chia. 2. Kĩ năng: Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số. 3. Thái độ: Các em hăng hái phát biểu ý kiến. II. Đồ dùng 1. Giáo viên: Phiếu HT- Bảng phụ 2. Học sinh: SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: - Nêu cách tìm số chia? - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới Bài 1: - X là thành phần nào của phép chia? - Nêu cách tìm X? - Chữa bài, nhận xét. Bài 2: - Đọc đề? - Chữa bài, nhận xét. Bài 3: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Bài thuộc dạng toán gì? - Nêu cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của phép tính? - Chữa bài, nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò Trò chơi: Ai nhanh hơn? a) X : 7 = 8; b) 63 : X = 7 - Ôn lại bài. - HS hát - HS nêu - HS nêu - Làm phiếu HT a) X + 12 = 36 b) X- 25 = 35 X= 36 - 12 X= 35 + 15 X = 24 X = 50 c) X x 6 = 30 d) 42 : X = 7 X= 30 : 6 X = 42 : 7 X = 5 X = 6 - HS tự làm vào nháp - Đổi vở- KT - 3 HS chữa bài trên bảng 35 26 32 x x x 2 4 6 70 104 192 64 2 80 4 99 3 6 32 8 20 9 33 04 00 09 4 0 9 0 0 0 - Đọc đề toán - Có 36 l dầu, số dầu còn lại trong thùng bằng 1/3 số dầu đã có - Trong thùng còn lại bao nhiêu l dầu ? - HS nêu - Ta lấy số đó chia cho số phần Bài giải Số dầu còn lại trong thùng là: 36 : 3 = 12 ( lít) Đáp số: 12 lít dầu. ------------------------------------------------------ Tiết 4: Chính tả: NHỚ VIẾT: TIẾNG RU I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nhớ – viết đúng bài CT, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát. 2. Kĩ năng: Làm đúng BT2a/b. 3. Thái độ: Hăng say học tập và chú ý nghe viết. II. Đồ dùng dạy - học 1. Giáo viên: Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài 2a hoặc 2b. 2. Học sinh: Vở viết. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau: giặc giũ, nhàn rỗi, da dẻ, rét run. 2. Dạy – học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Hôm nay các em sẽ viết chính tả theo một hình thức mới đó là nhớ lại để viết 2 khổ thơ đầu trong bài Tiếng ru và tìm các từ chứa tiếng có âm đầu r/ d/ gi hoặc các vần uôn/ uông. 2.2. Hướng dẫn viết chính tả a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ - GV đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. - Hỏi: Con người muốn sống phải làm gì? b) Hướng dẫn trình bày - Yêu cầu HS mở SGK. - Bài thơ viết theo thể thơ gì? - Trình bày thể thơ này như thế nào cho đẹp? - Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. d) Nhớ - Viết chính tả e) Soát lỗi g) Nhận xét 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò - 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Theo dõi GV đọc: - 4 HS đọc thuộc lòng lại. - Con người muốn sống phải yêu thương đồng loại. - Đoạn thơ khuyên chúng ta phải sống cùng cộng đồng và yêu thương nhau. - Mở SGK trang 64, 65. - Bài thơ viết theo thể thơ lục bát. - Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề. - Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa. - làm mật, sáng đêm, sống chăng. - 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS tự nhớ lại và viết bài. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Nhận đồ dùng học tập. - HS tự làm bài trong nhóm. - 2 nhóm dán và đọc lời giải của mình. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung. - HS làm vào vở. Rán - dễ - giao thừa cuồn cuộn – chuồng – luống. ---------------------------------------------- Tiết 3: Tập làm văn: KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1). 2. Kĩ năng: Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn khoảng 5 câu BT2. 3. Thái độ: Các chú ý nghe giảng bài. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Viết sẵn các câu hỏi gợi ý để kể trên bảng. 2. Học sinh: Vở viết III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn và nêu nội dung câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương. 2. Dạy học bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: - Chúng ta ai cũng có hàng xóm láng giềng, trong giờ Tập làm văn này, các em sẽ kể về một người hàng xóm mà mình yêu quý. 2.2 Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ và nhớ lại những đặc điểm của người hàng xóm mà mình định kể theo định hướng: + Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi? Người đó làm nghề gì? Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào? Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em ra sao? - Gọi 1 HS khá kể mẫu. - Yêu cầu HS kể cho bạn bên cạnh nghe về người hàng xóm mà mình yêu quý. - Gọi một số HS kể trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung vào bài kể cho từng HS. Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2. - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 số em đọc bài trước lớp. - Nhận xét bài viết của HS. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà xem lại và bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau. - Hát. - 2 HS lên bảng kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - 2 HS đọc trước lớp. - Suy nghĩ về người hàng xóm. - 1 HS kể trước lớp, lớp theo dõi và nhận xét. - Làm việc theo cặp. - 5 đến 6 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1 HS đọc. - Làm bài. ______________________________________________ Tiết 5: Sinh hoạt: NHẬN XÉT TUẦN 8 I. Mục tiêu: - Học sinh biết được những mặt hạn chế và những mặt tích cực. - Phát huy được những mặt tích cực và những mặt hạn chế. - Đề ra được phương hướng hoạt động tuần tới. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Đánh giá cụ thể về duy trì số lượng, môn học, các hoạt động giáo dục, Năng lực - Phẩm chất: a) Duy trì tốt số lượng học sinh trong tuần: - Đảm bảo sĩ số là: 24/24 em = 100%. b) Chất lượng các mặt giáo dục: * Môn học và các hoạt động giáo dục: - Môn học: + Nhiều hs đã có ý thức tự giác học tập. + Còn một số em như: Lồng, Thai,...trong lớp chưa chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, chưa tích cực trong các hoạt động học tập. * Về năng lực: - Đa số các em chưa có ý thức tự giác các hoạt động. Bên cạnh đó có một số em rất tích cực trong lớp biết giúp đỡ bạn như: Chính, Chung... - HS chưa mạnh dạn, tự tin, sáng tạo trong học tập. - Còn có em chưa tự giác trong học tập, chưa có ý thức vươn lên như em: Hồng... * Về Phẩm chất: - Các em hay đi học muộn, chưa đúng giờ, không có học sinh nghỉ học tự do. - Thực hiện tốt việc vệ sinh trường lớp khu vực được phân công; vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. - Lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi, đoàn kết hòa nhã thân ái với bạn bè, không nói tục chửi bậy c) Các hoạt động khác: - Tham gia nghiêm túc các hoạt động sân trường. - Thực hiện tốt các buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2. Phương hướng hoạt động tuần tới: a) Duy trì tốt số lượng học sinh trong tuần: - Đảm bảo sĩ số là: 224/24 em = 100%. b) Chất lượng các mặt giáo dục: * Môn học và các hoạt động giáo dục: - Môn học: + Duy trì tốt các nền nếp học tập. + Phụ đạo HS không biết chữ cái, không biết số. - Các hoạt động giáo dục: Các em tích cực trong các tiết giáo dục tập đúng các động tác thể dục, hát đúng giai điệu và lời ca. * Về năng lực: - Các em có ý thức tự giác trong hoạc tập và các hoạt động. Tích cực trong hoạt động nhóm. - Mạnh dạn, tự tin, sáng tạo trong học tập. - Có ý thức giúp đỡ bạn trong học tập. * Về Phẩm chất: - Chăm học, thực hiện tốt việc vệ sinh trường lớp khu vực được phân công; vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. - Lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi, đoàn kết hòa nhã thân ái với bạn bè, không nói tục chửi bậy. c) Các hoạt động khác: - Vệ sinh sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ phòng học, nơi ở. - Tham gia đầy đủ các buổi thể dục, vệ sinh, múa hát tập thể đầu giờ, giữa giờ đều đặn, có chất lượng.
Tài liệu đính kèm: