Giáo án chi tiết Khối 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020

Giáo án chi tiết Khối 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020

HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN

I. Mục tiêu:

- Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.

- GD học sinh yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh hoạ bài học.

 HS: skg.

III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Tổ chức.

2. Kiểm tra:

3. Dạy học bài mới:

a. Giới thiệu bài

b. Các hoạt động học tập

* Hoạt động 1: Thực hành

a. Mục tiêu: Biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.

b. Tiến hành

- Bước 1: Làm việc cả lớp.

* GV hướng dẫn

- Áp tai vào ngực bạn để nghe tim đập và đếm số nhịp tim trong 1 phút.

- HS chú ý nghe

- Đặt ngón tay trỏ vào ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của mình, đếm số nhịp đập trong 1 phút.

- 1 số HS lên thực hiện cho cả lớp quan sát.

- Bước 2: Làm việc theo cặp

 - Từng học sinh thực hành như đã hướng dẫn.

- Bước 3: Làm việc cả lớp.

+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi

- Các em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực bạn? - 1số nhóm trình bày kết quả lớp nhận xét.

c. Kết luận:

- Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.

* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.

a. Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

b. Tiến hành:

- Bước 1: Làm việc theo nhóm

+ GV yêu cầu HS làm việc theo gợi ý.

- Chỉ động mạch, tĩnh mạch, sao mạch trên sơ đồ? - HS thảo luận theo cặp

- Chỉ và nói đường đi của máu Chức năng của vòng tuần hoàn lớn, nhỏ ?

- Bước 2: - Đại diện các nhóm lên chỉ vào sơ đồ và trả lời câu hỏi.

 - Lớp nhận xét – bổ xung.

- GV nhận xét.

c. Kết luận:

- Tim luôn co bóp để lấy máu vào hai vòng tuần hoàn.

 

doc 36 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Khối 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
.
.
TUẦN 4
Ngày soạn: 27/ 9/2019
Ngày giảng : Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2019
GIÁO DỤC TẬP THỂ: (Tiết 7)
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
_____________________________________
TOÁN: (Tiết 16)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng
 đã học.
- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh các số hơn kém nhau một số đơn vị)
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 GV: Bộ đồ dùng dạy Toán, bảng phụ.
 HS: skg, đồ dùng học Toán, vở nháp.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra 
- BT 4
- HS làm bảng
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động học tập.
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bảng con
- Gv nhận xét – sửa sai 
Bài 2: 
- HS nêu cầu bài tập 
+ Nêu cách tìm thừa số? Tìm số bị chia?
- HS nêu
- 2 HS làm bảng- lớp làm nháp. 
X x 4 = 32 x : 8 = 4
 x = 32 : 4 x = 4 x 8
- GV cùng HS nhận xét 
 x = 8 x = 32.
 Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm bài:
- HS làm bài vào nháp + 2 HS lên bảng.
 5 x 9 + 27 = 45 + 27
 = 72
 80 : 2 – 13 = 40 – 13
 = 27
- GV nhận xét 
- Lớp nhận xét bài bạn. 
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn
- HS phân tích bài – nêu cách giải.
- 1HS lên giải + lớp làm vào vở.
Bài giải
Thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là:
160 – 125 = 35 (l)
- GV nhận xét . 
 Đáp số: 35 l dầu
Bài 5: 
- HS yêu cầu bài tập 
- HS dùng thước vẽ hình vào vở nháp.
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học 
- HS nghe
- Chuẩn bị bài sau. 
____________________________________
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
NGƯỜI MẸ
I. Mục tiêu:
1. Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người dẫn chuyện với giọng các nhân vật 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả( Trả lời được các câu hỏi SGK)
2. Kể chuyện:
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp từng nhân vật.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ.
 HS: skg.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra: 
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới
Tập đọc
a) Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
b. Các hoạt động học tập.
- 3 HS đọc bài: Quạt cho bà ngủ
- Trả lời câu hỏi về ND bài.
- Luyện đọc:
- Gv đọc toàn bài 
- GV tóm tắt nội dung bài 
- HS chú ý nghe 
- Gv hướng dẫn cách đọc.
- HS nghe
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS chia đoạn : 4 đoạn
- HS nối tiếp 
- HS giải nghĩa 1 số từ 
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- HS đọc đoạn theo nhóm 4
- Các nhóm thi đọc 
- 4 HS đại diện 4 nhóm thi đọc
- GV nhận xét chung 
- Lớp nhận xét bình chọn.
- Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn 1.
- HS kể vắn tắt chuyện xảy ra ở 
đoạn 1.
- 1HS đọc đoạn 2.
- Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
- Ôm ghì bụi gai vào lòng.
- Lớp đọc thầm đoạn 3.
- Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà 
- Bà khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ thành 2 hòn ngọc.
- Lớp đọc thầm đoạn 4.
- Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ?
- Ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến nơi mình ở.
- Người mẹ trả lời như thế nào? 
- Người mẹ trả lời: Vì bà là mẹ có thể làm tất cả vì con
- Nêu nội dung của câu chuyện 
- Người mẹ có thể làm tất cả vì con.
- Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn và đọc lại đoạn 4
- HS chú ý nghe
- 2 nhóm HS đọc
- 1 nhóm HS (6 em) tự phân vai đọc lại truyện .
- GV nhận xét . 
- Lớp nhận xét, bình chọn 
Kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ 
- HS chú ý nghe.
- Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai.
- GV nhắc HS: Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ,không nhìn sách.
- HS chú ý nghe.
- Có thể kèm động tác, cử chỉ, điệu bộ như là đóng một màn kịch nhỏ.
- HS tự lập nhóm và phân vai.
- HS thi dựng lại câu chuyện theo vai
- GV nhận xét .
- Lớp nhận xét bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn sinh động nhất.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Qua câu truyện này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ?
- HS nêu 
- Về nhà: chuẩn bị bài sau
- HS nghe
____________________________________
THỂ DỤC (Tiết 7)
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ.
TRÒ CHƠI “THI XẾP HÀNG”
I. Mục tiêu.
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số
 quay phải, quay trái.
- Đi đúng theo vạch kẻ thẳng, thân người giữ thăng bằng.
-Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. động tác
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
- GD cho hs tính tự giác trong giờ học.
II. Chuẩn bị.
- GV còi.
- HS vệ sinh sân tập.
III. Các hoạt động dạy và học.
Nội dung
Đ- Lượng
Phương pháp tổ chức dạy học
1. Phần mở đầu.
+ Khởi động.
- Đứng tại chỗ,xoay các khớp, đếm to theo nhịp.
- Chạy chậm xung quanh sân 100-120m
2. Phần cơ bản.
- Ôn tập hợp hàng,
ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải quay trái.
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng, thân người giữ thăng bằng.
- Trò chơi “Thi xếp hàng”
3. Phần kết thúc.
- GV tập chung lớp.
- Cho hs thả lỏng.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò hs về nhà.
5phút
25phút
5phút
- GV nhận lớp ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số;
- Phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập.
- GV hướng dẫn hs khởi động.
- GV hướng dẫn 
- Gvquan sát sửa sai.
- Chia tổ tập luyện.
- GV nhận xét giờ học.
- GV hướng dẫn 
- GV quan sát sửa sai.
- Chia tổ tập luyện.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Nhận xét trò chơi.
- GV hướng dẫn.
- GV hướng dẫn.
- GVnhận xét.
- Giải tán.
__________________________________
ĐẠO ĐỨC: (Tiết 4)
GIỮ LỜI HỨA (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một vài VD về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ, thẻ màu.
 HS: skg.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức lớp học
2. Kiểm tra:
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động học tập
*. Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 2 người.
a. Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa, không đồng tình với hành vi không giữ lời hứa.
b. Tiến hành: 
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm vài tập trong phiếu.
- HS thảo luận thoe nhóm hai người.
- Một số nhóm trình bày kết quả.
- HS cả lớp trao đổi bổ sung.
- GV kết luận:
+ Các việc làm a, d là giữ lời hứa.
+ Các việc làm b, c là không giữ lời hứa.
- HS chú ý nghe.
* Hoạt động 2: Đóng vai.
a. Mục tiêu: HS biết ứng xử đúng trong các tình huống có liên quan đến việc giữ lời hứa.
b. Tiến hành: 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm 1 việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai ( VD: hái trộm quả, đi tắm sông )
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận.
+ Em có đồng ý với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không ? Vì sao ?
+ HS nêu
+ Theo em có cách giải quyết nào khác tốt hơn không?
+ HS nêu
- GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn, giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
a. Mục tiêu: Củng cố bài, giúp học sinh có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ lời hứa.
b. Tiến hành:
- GV lần lượt nêu tưng ý kiến, quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ phiếu màu và giải thích lí do.
c. GV kết luận:
- Đồng tình với ý kiến b, d, đ.
- Không đồng tình với ý kiến a, c, e.
* Kết luận chung: 
- Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
___________________________________
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC BÀI CHUỒN CHUỒN BAY CAO
I. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng các kiểu câu, bước đầu phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa: Hiểu tình thương yêu thắm thiết mà ông dành cho cháu. Câu chuyện còn là lời nhắc nhở đối với các em: Vâng lời người lớn, dù là chuyện lớn hay chuyện nhỏ, mới là con ngoan trò giỏi.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ.
 HS: skg.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra : 	
3. Dạy học bài mới:
a GT bài - ghi đầu bài.
b. Các hoạt động học tập
-) Luyện đọc:
* GV đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn cách đọc
- HS quan sát tranh minh họa trong
 SGK.
* GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- HS chia đoạn 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài 
- HS giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- HS đọc theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc
- HS đại diện nhóm thi đọc
- GV nhận xét chung
- Tìm hiểu bài:
- Lớp nhận xét bình chọn.
- Vì sao Nam thấy chuồn chuồn bay cao, ông lại dặn Nam chớ đi bêu nắng?
- Vì chuồn chuồn bay cao sẽ có nắng to. Trẻ con đi bêu nắng sẽ bị cảm
- Nam có nhớ lời cặn dặn của ông không? vì sao?
- Nam quên lời ông dặn, vì tưởng tượng đến cảnh bắt chuồn chuồn hấp dẫn quá.
- Vì quên lời ông dặn nên Nam đã gặp điều gì?
- Nam bị cảm nắng.
- Ông đã làm những gì để chăm sóc Nam?
- Theo em ý nghĩa câu chuyện trên là gì?
- Cho Nam ăn cháo, uống thuốc, quạt mát và kể chuyện cho Nam nghe.
- Hiểu tình thương yêu thắm thiết mà ông dành cho cháu. Câu chuyện còn là lời nhắc nhở đối với các em: Vâng lời người lớn, dù là chuyện lớn hay chuyện nhỏ, mới là con ngoan trò giỏi.
- Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm Đ1 - HD học sinh đọc đúng, chú ý cách nhấn giọng, ngắt giọng 
- HS chú ý nghe
- HS + GV nhận xét 
4. Hoạt động nối tiếp:
- Em thấy tình cảm của hai ông cháu trong bài văn ntn ?
* Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 - 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- 2 HS thi đọc toàn bài 
- HS nêu
- HS nghe
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2019
TOÁN: (Tiết 17)
KIỂM TRA
I. Mục tiêu: 
- Tập trun ...  đọc kết quả
- Lớp nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
____________________________________
LUYỆN TOÁN
ÔN BẢNG NHÂN 6
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 GV: Bảng gài, các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn, bảng phụ.
 HS: skg.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra: 	 
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động học tập.
- HĐ1: Thành lập bảng nhân 6. 
* Yêu cầu HS tự lập bảng nhân và học thuộc lòng bảng nhân 6 
- GV gắn tấm bìa có 6 chấm tròn lên bảng hỏi : Có mấy chấm tròn ? 
- HS quan sát trả lời 
- Có 6 chấm tròn 
+ 6 Chấm tròn được lấy mấy lần ? 
- 6 chấm tròn được lấy 1 lần 
- GV: 6 được lấy 1 lần nên ta lập được 
Phép nhân : 6 x 1 = 6 ( ghi lên bảng ) 
- HS đọc phép nhân 
- GV gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn vậy 6 chấm tròn được lấy mấy lần? 
- Đó là phép tính 6 x 2 
+ Vậy 6 x 2 bằng mấy ? 
- 6 x 2 bằng 12 
- Gv viết lên bảng phép nhân .
 6 x 2 = 12 
- HS đọc phép tính nhân 
- Gv HD HS lập tiếp các phép tính tương tự như trên 
- HS lần lượt nêu phép tính và kết quả các phép nhân còn lại trong bảng 
- GV chỉ vào bảng và nói : Đây là bảng nhân 6 . Các phép nhân trong bảng đều có 1 thừa số là 6, thừa số còn lại là từ 1- 10 .
- HS chú ý nghe 
- HS đồng thanh đọc bảng nhân 6 
- GV xoá dần bảng cho HS đọc 
- HS đọc thuộc lòng theo hình thức xoá dần 
- GV nhận xét .
- HS thi đọc học thuộc lòng
- Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1: (19) 
- HS nêu yêu cầu BT 
GV yêu cầu HS làm bài 
- HS tự làm bài vào sách bài tập
- 1 HS lên bang nối kết quả
- Lớp nhận xét
- Gv nhân xét, sửa sai 
Bài 2: (20)
- HS nêu yêu cầu BT 
- GV HD HS làm bài 
- HS làm vở bài tập 1 HS lên bảng làm 
- GV chữa bài nhận xét cho HS 
Bài 3 (20) 
- Củng cố tính giá trị biểu thức 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS lên bảng làm 
- GV nhận xét sửa sai 
Bài 4 (20).
- GV hướng dẫn HS cách giải
- GV chữa bài nhận xét
Bài 5 (20)
- Chữa bài, nhận xét.
6 x 9 - 25 6 x 8 + 66
= 54 – 25 = 48 + 66
 = 29 = 114
- HS đọc bài toán
- Lớp làm vào vở bài tập
- 1 HS lên chữa bài
Giải
Khối lớp 3 của trường có số học sinh là:
 33 x 3 = 99 (học sinh)
 Đáp số: 99 học sinh
- Đọc yêu cầu bài tập
- Lớp làm vở bài tập, 1 học sinh lên chữa bài
- Nhận xét
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau 
- Học sinh nghe
__________________________________
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
VUI TẾT TRUNG THU
I. Mục tiêu:
- HS hiểu Tết trung thu (Tết trông trăng) là ngày tết của trẻ em.
- Tết trung thu người lớn thường bày cỗ, treo đèn lồng, kết hoa, múa sư tử, múa lân tưng bừng náo nhiệt, trẻ em vui sướng rước đèn, phá cỗ dưới trăng.
- HS biết cách làm đèn lồng xếp đơn giản.
- Rèn đôi tay khéo léo và thói quen làm đồ chơi cho mình, cho em bé.
II. Quy mô hoạt động:
- Tổ chức theo lớp
III: Tài liệu và phương tiện:
- Một số loại đèn xếp nếu có.
- Các nguyên liệu làm đèn xếp: giấy màu, keo dán, kim, chỉ
- Ảnh về các loại đèn xếp, đèn lồng
IV. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
- Giáo viên treo những vật mẫu đèn lồng xếp. Học sinh chọn đèn mình sẽ làm
Bước 2: GV hướng đẫn tập làm ra giấy nháp.
- Theo trình tự giáo viên tập cho học sinh làm theo các bước làm đèn lồng xếp theo thứ tự 6 bước.
- Lưu ý học sinh cần khéo léo, nhẹ tay.
Bước 3: Hoàn thành sản phẩm:
- HS theo nhóm tự giúp đỡ nhau cùng thực hiện, GV quan sát giúp đỡ học sinh.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét khen ngợi học sinh. 
- Cả lớp dùng sản phẩm này tham gia lễ rước đèn của toàn trường.
- Dặn dò, nhắc nhở: Về xem lại bài và xem trước bài sau.
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 4 tháng 10 năm 2019
TOÁN: (Tiết 20)
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
( KHÔNG NHỚ).
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ).
- Vận dung được để giải bài toán có 1 phép nhân.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 GV: Thước, bảng phụ, phấn màu.
 HS: skg, vở nháp
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra:
- 2 HS làm lại BT 4 
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động học tập.
-) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ).
- Yêu cầu HS biết cách nhân và thực hiện tốt phép nhân.
- HS lên bảng chữa bài tập
* Phép nhân 12 x 3 = ?
- GV viết lên bảng phép nhân 12 x 3 = ?
- HS quan sát. 
- HS đọc phép nhân.
- Hãy tìm kết quả của phép nhân bằng cách chuyển thành tổng?
- HS chuyển phép nhân thành tổng
 12 + 12 + 12 = 36 
vậy: 12 x 3 = 36
- Hãy đặt tính theo cột dọc?
- Một HS lên bảng và lớp làm nháp:
 12
 x 3 
- HS thực hiện	
- Khi thực hiện phép nhân này ta thực hiện ntn?
- HS nêu: Bắt đầu từ hàng ĐV..
- HS suy nghĩ, thực hiện phép tính.
- GV nhận xét ( nếu HS không thực hiện được GV hướng dẫn cho HS)
- HS nêu kết quả và cách tính.
-) Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài tập trên bảng con
- HS nêu lại cách làm 
HS thực bảng con 
 24
 22
11
 33
20
 x 2
 x 4
 x 5
 x 3
 x 4
 48
88
55
 99
 80 
- Nhận xét
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm vào bảng con.
32
11
42
13
 x 3
 x 6
 x 2
 x 3
96
66
84
39
- GV nhận xét, sửa sai 
Bài 3: Giải được bài toán có lời văn có liên quan đến phép nhân vừa học. 
- GV hướng dẫn HS tóm tắt + giải. 
 Tóm tắt:
 1 hộp: 12 bút
 4 hộp: . bút ?
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS phân tích bài toán.
- 1 HS lên bảng giải + lớp làm vào vở
 Bài giải:
 Số bút mầu có tất cả là:
 12 x 4 = 48 ( bút mầu )
 ĐS: 48 ( bút mầu )
- GV nhận xét .
- Lớp nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
___________________________________
TẬP LÀM VĂN
NGHE – KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI - ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
- Nghe kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi (BT1)
- Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo (BT2).
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ.
 Mẫu điện báo phô tô.
 HS: skg.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra:
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động học tập
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- 2 HS đọc đơn xin phép nghỉ học.
- HS nêu yêu cầu BT và câu hỏi gợi ý. 
- GV kể chuyện cho HS nghe (giọng vui, chậm rãi).
- Lớp quan sát tranh minh hoạ 
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- HS chú ý nghe.
- Vì sao mẹ doạ đuổi cậu bé?
- Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
- Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- Vì cậu rất nghịch.
- Mẹ sẽ chẳng đuổi được đâu.
- HS nêu.
- GV kể lần 2
- HS chú ý nghe. 
- HS nhìn bảng đã chép gợi ý, tập kể lại nội dung câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
- Truyện này buồn cười ở điểm nào?
- HS nêu.
- Học sinh thi kể lại câu chuyện
- Nhận xét bổ xung
4. hoạt động nối tiếp:
- Học sinh nêu lại nội dung truyện.
- HS nêu
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
- HS nghe
_________________________________
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: (Tiết 8)
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu:
- Nêu được 1 số việc cần làm để giữ gìn bảo vệ cơ quan tuần hoàn. 
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ.
 HS: skg.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động học tập.
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động.
* Mục tiêu: So sánh được mức độ làm việc của tim khi chơi đùa qúa sức hay làm việc năng nhọc với luc cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Chơi trò chơi: Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang.
+ GV lưu ý HS xét sự thay đổi của nhịp đập tim sau mỗi trò chơi.
- HS nghe
+ GV hướng dẫn
- HS nghe 
- HS chơi thử – chơi thật
+ Các em có thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không ?
- HS nêu 
- Bước 2: GV cho chơi trò chơi. Chạy đổi chỗ cho nhau.
+ GV hướng dẫn cách chơi và cho HS chơi.
- HS chơi trò chơi:
- Hãy so sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi?
- HS trả lời
* Kết luận: Khi ta vận động mạnh hoặc LĐ chân tay thì nhịp đập của tim mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao độngvà vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch.
- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ thể tuần hoàn.
- Có ý thức tập TD đều đặn, vui chơi, LĐ vừa sức để bảo vệ cơ thể tuần hoàn.
* Tiến hành:
* Bước 1: Thảo luận nhóm.
- HS thảo luận nhóm kết hợp quan sát hình trang 1 trang 19
+ Hoạt động nào có lợi cho tim, mạch,
+ Tại sao không nên luyện tập, LĐ qúa sức?
+ Tại sao không nên mặc quần áo đi giầy dép chật?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét kết luận chung.
* Kết luận:
- Tập thể dục thể thảo, đi bộ có lợi cho tim mạch
- Cuộc sống vui vẻ, thư thái tránh được tăng huyết áp
- Các loại thức ăn, rau, quả, thịt bò, gà, lợn đều có lợi cho tim mạch..
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- Hs nghe
- Chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
GIÁO DỤC TẬP THỂ: (Tiết 8)
SƠ KẾT TUẦN
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong tuần qua. 
- Biết được phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục ý thức đạo đức, biết tôn trọng tập thể.
 II. Chuẩn bị: 
 - Nội dung sinh hoạt.
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức.
2. HĐ 1: GV nhận xét chung
- Đạo đức: 
- Học tập: 
- Lao động vệ sinh: 
* Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh tích tham gia các hoạt động.
* Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điềm , khắc phục nhược điểm, phấn đấu thi đua học tập tốt giành nhiều thành tích. 
3. HĐ 2 : 
- Văn nghệ - Múa hát tập thể
4. Hoạt động nối tiếp:
- GV nhắc nhở HS thực hiện tốt nội quy.
- Lắng nghe
- HS múa hát
- Biểu diễn trước lớp lớp
- HS nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_khoi_3_tuan_4_nam_hoc_2019_2020.doc