Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016

I/ Mục tiêu:

- Viết đúng chữ hoa N (1 dòng), Q, Đ (1 dòng); viết đúng tên riêng Ngô Quyền (1 dòng) và câu ứng dụng: Đường vô như tranh hoạ đồ (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV trên lớp) trong trang vở TV 3.

- Rèn chữ viết đẹp và tính cẩn thận cho HS.

II/ Đồ dùng dạy học:

+ GV: Mẫu chữ viết hoa N và từ Ngô Quyền và câu ứng dụng.

+ HS: Bảng con, phấn, vở tập viết

III/ Các hoạt động dạy học:

1/Hoạt động cơ bản:

a)Khởi động:

- Tổ chức trò chơi.

- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học.

- HS ghi vở tên bài.

b) Hình thành kiến thức:

 - HS thảo luận nhóm tìm ra các chữ hoa có trong bài.

 - HS viết bảng con các chữ hoa theo mẫu vở tập viết.

 - Nói cho bạn nghe cách viết các chữ hoa theo mẫu vở tập viết.

 - Các nhóm thảo luận và nêu ý nghĩa từ ứng dụng: Ngô Quyền là vị anh hùng của dân tộc ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân xâm lược nhà Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập tự chủ của nước ta.

 - GV đến từng nhóm nghe báo cáo và giúp các em hiểu rõ hơn.

2/HĐ thực hành:

 - HS viết bài, GV theo dõi nhắc nhở.

 - GV chấm, nhận xét một số bài, tuyên dương các bài viết đẹp.

3/HĐ ứng dụng:

 - HS về nhà tập viết lại những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp theo mẫu ở VTV.

IV/Đánh giá:

 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.

 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương

 

doc 33 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 379Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 	
 Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2015
 Mĩ thuật Tiết 17
 ( Cô Mai dạy)
_________________________
 Tập đọc - Kể chuyện Tiết 49+50 
Mồ Côi xử kiện sgk/ 139
 	 Thời gian dự kiến: 80 phút
 I/ MỤC TIÊU:
	* Tập đọc 
	- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Hiểu ND: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	 * Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa
 ( KKHS kể lại toàn bộ câu chuyện ).
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	* GV: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. 
	* HS: Sách Tiếng Việt
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
 a/. Khởi động
 HS đọc bài trong nhóm và trả lời câu hỏi:Nhà rông ở Tây Nguyên. 
 b/ Bài mới: 
 - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
 a/ Luyện đọc :
	 - 1 HS đọc bài, GV nhận xét
 + Lần 1: HS đọc bài cá nhân ở SGK/130, kết hợp sửa sai. 
 + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ trong SGK 
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.
 * KNS: Xác định giá trị; Thể hiện sự cảm thông.
 b)Tìm hiểu bài:
* KNS: Tự nhận thức bản thân; Xác định giá trị; lắng nghe tích cực
 - Thực hiện các câu hỏi ở SGK 1, 2, 3, 4 SGK/ 140
 - Trao đổi trong nhóm. 
 - GV nghiệm thu kết quả. 
 + GV đặt câu hỏi để rút nội dung:
 c)Luyện đọc lại:
	- GV HD HS đọc một đoạn văn trong bài. Một HS đọc mẫu, lớp và GV nhận xét.
	- HS đọc trong nhóm, đại diện các nhóm đọc.
	- Các nhóm nhận xét bình chọn.
* Kể chuyện:
	- Kể lại chuyện theo đoạn trong nhóm.
	- Trao đổi trong nhóm: kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
	- HS kể theo nhóm đôi.
	- GV nghiệm thu kết quả.
	- KKHS kể toàn bộ câu chuyện
 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
 VI/. ĐÁNH GIÁ:
 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
 Đạo đức Tiết 17
Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( Tiết 2 )
 Thời gian dự kiến: 30 phút
I/. MỤC TIÊU: 
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* GDHS : Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 + Giáo viên: Tranh minh hoạ tình huống.
 + Học sinh: VBTĐĐ
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
 a/. Khởi động
 - T/C: Cho cả lớp hát bài Biết ơn chị Võ Thị Sáu.
 - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 b/. Hình thành kiến thức
 - HS đọc cá nhân Truyện đọc ở VBT đạo đức Một chuyến đi bổ ích. 
 2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
 * Bài tập: Xem tranh và kể về những người anh hung
	- Giáo viên kể chuyện chia cho mỗi nhóm một tranh của các anh hùng: Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng
- HS thảo luận nhóm: 
Người trong tranh là ai?
Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó?
	Hãy hát hoặc đọc một bài thơ.
 - Thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi VĐĐ.
 - Trao đổi trong nhóm 
- GV nghiệm thu kết quả. 
 * GV nhận xét, bổ sung và nhắc nhở HS tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở lớp, địa phương.
 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau. Thực hiện quan tâm, giúp đỡ các TB và gia đình liệt sĩ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 VI/. ĐÁNH GIÁ:
 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
 _________________________________
 Buổi chiều:
 Cô Huế dạy
 Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2015
 Thể dục 
	 ( Thầy Đạo dạy)
 ___________________________
 Toán Tiết 82	
 Luyện tập sgk: 82 
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “ = ”, 
“ ”.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3 (dòng 1), bài 4. HS khá, giỏi làm hết các dòng của bài tập 3.
- GD tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học:
	+ GV: Các đáp án bài tập.
+ HS: VBT.
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi: “Tiếp sức”; 
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học; HS ghi vở tên bài.
2/HĐ thực hành: 
	- Thực hiện các bài tập sau
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức ( có dấu ngoặc )
	- Cho học sinh làm bài (cá nhân) vào VBT.
- GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức ( có dấu ngoặc ).
 a/ 450 – (25 – 10) = 450 - 15 b/ 180 : 6 : 2 = 30 : 2
 = 435 = 15 
- HS làm bài vào vở. HS đổi vở, kiểm tra, nhận xét. GV đưa đáp án đến các nhóm.
Bài 3: Điền dấu: >, <, =
- Học sinh làm vào VBT
	 ( 87 + 3 ) : 3 = 30
	25 + ( 42 – 11 ) > 55
	100 < 888 : ( 4 + 4 )
	50 > ( 50 + 50 ) : 5
 - HS làm bài vào vở; đổi vở, kiểm tra; GV đưa đáp án đến các nhóm.
3/HĐứng dụng:
	- Học thuộc các qui tắc tính giá trị biểu thức để làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp.
IV/Đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
 Tự nhiên và Xã hội tiết 33
 An toàn khi đi xe đạp 
 	Thời gian dự kiến: 30 phút
I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
- Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định.
	* GDHS: Có ý thức khi đi xe đạp.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 + GV: Một số tranh ảnh, áp phích về an toàn giao thông.
 + HS: SGK
III/Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động:
- Tổ chức trò chơi “ đèn xanh đèn đỏ”, - Giới thiệu tên bài.
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. - HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
 * KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát phân tích về các tình 
huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.
 KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.
 - GV giao nhiệm vụ quan sát các hình trong SGK/ 64-65.
- HS thảo luận theo nhóm. 
- GV đến từng nhóm nghe báo cáo, các bạn trong nhóm giúp bạn sửa sai.
* Kết luận: Tranh 1, 6 đi đúng luật; tranh 2, 3, 4, 5, 7 đi sai luật. 
 Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đ. 
3/HĐ ứng dụng:
	- HS về chia sẻ với người thân trong gia đình, các bạn chấp hành tốt khi đi xe đạp trong cuộc sống. 
IV/Đánh giá:
	- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
SINH HOẠT
I/ Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần:
- Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
 1/ Đạo Đức
	- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp sạch đẹp.
- Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. 
- Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng tóc cắt ngắn.
- Tuy nhiên vẫn còn một số em hay bị nhắc nhở: Thắng, nam, Luân
- Nhặt được của rơi trả lại người mất.
- Thực hiện tốt ATGT.
 2/ Học tập:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Các em có ý thức trong học tập.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài. 
 3/ Các HĐ khác:
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Thực hiện tốt bài thể dục và múa sân trường.
 - Tham gia sinh hoạt Sao đầy đủ, đúng giờ.
II/ Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số và nề nếp lớp.
- Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp như: 
 Đạo đức, học tập, vệ sinh cá nhân, múa sân trường, thể dục,
- Ôn tập thi cuối HK I.
 ______________________________________________
 Buổi chiều: 
 (Cô Huế dạy)
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2015
 Tin học
 (Cô Lợi dạy)
____________________________
 	 Tập đọc Tiết 51 
 	 Anh Đom Đóm sgk: 143 
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. 
- Hiểu ND: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 - 3 khổ thơ trong bài ) .
II/ Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc.
+ HS: SGK 
III/ Hoạt động dạy học:
1/HĐ cơ bản:
a. Khởi động: HS đọc bài trong nhóm và trả lời câu hỏi: Mồ côi xử kiện
b. Bài mới 
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. HS ghi vở tên bài.
2/HĐ thực hành:
a)Luyện đọc
- HS đọc mẫu, GV nhận xét tuyên dương
- Bài tập đọc chia làm mấy khổ thơ?
- GV hướng dẫn HS đọc toàn bài.
Lần 1: Đọc cá nhân, kết hợp sửa sai. 
Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ.
b)Tìm hiểu bài:
- HS cá nhân; thảo luận nhóm, TLCH SGK.
- GV theo dõi, nhắc nhở, hoặc gợi ý giúp các nhóm thực hiện.
- Các nhóm bốc thăm, trao đổi, thống nhất trả lời câu hỏi.
- Các nhóm đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV đặt câu hỏi rút nội dung bài.
c)Luyện đọc lại:
	- GV HD HS đọc một đoạn khó trong bài. Một HS đọc mẫu, lớp và GV nhận xét.
	- HS đọc thuộc lòng trong nhóm, đại diện các nhóm đọc.
	- Các nhóm nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
3/HĐ ứng dụng:
	- Đọc cho bố mẹ, người thân nghe bài thơ để mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
IV/ Đánh giá: 
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương.
 	Toán Tiết 83	
 Luyện tập chung sgk/ 83 
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3 (dòng 1),bài 4, bài 5.
- KKHS làm hết các dòng của bài tập2, 3.
II/ Đồ dùng dạy học:
	+ GV: Các đáp án bài tập.
+ HS: VBT.
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi: “Xì điện”; 
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học; HS ghi vở tên bài.
2/HĐ thực hành: 	 Thực hiện c ...  có phải là góc vuông không? ( hình chữ nhật có 4 góc ; đỉnh A, B, C, D đều là góc vuông ).
- Lấy thước đo độ dài 4 cạnh để nhận thấy: hình chữ nhật gồm có 2 cạnh dài là AB = CD; 2 cạnh ngắn bằng nhau là AD = BC.
*Kết luận: Hình chữ nhật là hình có 4 góc vuông; hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
 	 - Giáo viên đưa ra một số hình đã chuẩn bị để HS nhận dạng hình chữ nhật.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tô màu hình chữ nhật trong các hình sau:
Học sinh dùng thước và ê ke để kiểm sau đó kết luận: Hình 2, 4 là hình chữ nhật; hình 1, 3 không phải hình chữ nhật.
Bài 2: Đo rồi ghi số đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật vào chỗ chấm:
Học sinh đo và ghi kết quả vào bên cạnh.
Bài 3: viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu ) 
Giáo viên hướng dẫn - học sinh làm vào vở bài tập.
Bài 4: Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật.
Học sinh dùng thước để vẽ.
3.Củng cố, dặn dò:	 
HS nêu lại cách nhận dạng hình chữ nhật; cho HS lấy một số VD về hình CN 
 Xem bài sau: Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ......
.
I/ Mục tiêu:
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 b.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 
- Học sinh lên bảng viết tiếng, từ: 
- GTB
2/Bài mới:
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
 * B1: HD chuẩn bị 
- Giáo viên đọc một lần.
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung đoạn văn.
- Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? (Hải, Cẩm Phả, Hà Nội, Bét- tô).
 +Tìm các tên riêng trong bài chính tả: 
 * B2: Học sinh chép bài vào vở. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.
- Đọc cho HS viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
 * B3: Chấm, chữa bài.
 + Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
 + Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài tập1: Các từ cần điền là:
- cặm cụi, dùi cui, dụi mắt, mủi lòng, rui mè, tủi thân, xui khiến,...
- buổi sáng, cuối cùng, đá cuội, cây chuối, đuối sức, muối,... 
Bài tập 2 b/	
	bắc - ngắt - đặc
Chấm, chữa bài.
 3/ Củng cố, dặn dò:
- Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau.
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung .......
.
Luyện Tiếng Việt Tiết 15
Ôn tập so sánh; từ chỉ đặc điểm
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1).
- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ viết những câu thơ ở bài tập 1; BT 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/Bài cũ: 
- Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Giáo viên giúp học sinh hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm.
+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì? ( xanh )
+ Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì? ( xanh mát ).
 + Tương tự giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật tiếp theo: trời mây, mùa thu.
- Một học sinh nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của từng sự vật trong đoạn thơ.
- Giáo viên: các từ xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là các từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông máng, trời mây, mùa thu.
- Học sinh làm vào vở bài tập. 
- Lớp và Giáo viên nhận xét, sửa chữa bài.
Bài 2: Trong những câu thơ sau , các sự vật được so sánh với nhau về những đđ nào?
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu cách làm bài:
+ Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? ( So sánh tiếng suối với tiếng hát)
+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì? (đặc điểm trong → Tiếng suối trong như tiếng hát xa ).
- Học sinh làm vào vở bài tập.
 Sự vật A
 So sánh về đặc điểm gì?
 Sự vật B
a/ Tiếng suối
 trong
 tiếng hát
b/ Ông
 Bà
 hiền
 hiền
 hạt gạo
 suối trong
c/ Giọt nước (cam Xã Đoài)
 vàng
 mật ong
- Chấm, chữa bài.
3/Củng cố, dặn dò:
 - GV hệ thống lại nội dung vừa học.
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:...
Buổi chiều: Luyện toán Tiết 29 
Ôn lại tiết 82, 83
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3 (dòng 1), bài 5.
- HS khá, giỏi làm hết các dòng của bài tập 2, 3.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ:
- GV kiểm tra HS học thuộc 4 quy tắc tính giá trị biểu thức.
 2/ Bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
	- Cho HS nhắc lại cách tính giá trị của BT cộng, trừ ( a, b) và nhân, chia ( c, d)
- Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
a) 324 – 20 + 61 = 304 + 61 b) 21 3 : 9 = 63 : 9
 = 365 = 7
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
	- 1 HS làm bảng phụ-Lớp làm VBT. Sửa bài. 
a) 15 + 7 8 = 15 + 56 b) 90 + 28 : 2 = 90 + 14
 = 71 = 104
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức
	- Làm bảng con.
 a) 123 (42 - 40) = 123 2 b) 72: (2 4) = 72 : 8
 = 246 = 9
Bài 5: Giải toán
- GV hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?
- Học sinh nêu miệng cách giải bài toán bằng 2 cách; HS làm vào VBT 
Bài giải
	 Số hộp có là: 800 : 4 = 200 ( hộp )
 Số thùng có là: 200 : 5 = 40 ( thùng )
	 Đáp số: 6 thùng
 3/ Củng cố, dặn dò:	
	- Cho học sinh nhắc lại các quy tắc về tính giá trị của biểu thức.	 
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
Hướng dẫn tự học
Hướng dẫn học sinh luyện viết đúng, viết đẹp
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa, tên riêng và câu ứng dụng vở luyện viết đúng, viết đẹp lớp 3 bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng. 
- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV trên lớp) trong trang vở luyện viết đúng, viết đẹp lớp 3. 
- Rèn chữ viết đẹp và tính cẩn thận cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà.
* Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh viết 
- Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài.
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp cách nhắc lại cách viết từng chữ.
HĐ2: Luyện viết vào vở luyện viết.
- Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
* Chấm, chữa bài: 
- Chấm từ 8 - 10 bài.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
 3/Củng cố, dặn dò:
 	- Dặn học sinh luyện viết thêm ở nhà. 
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .......
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012
 Thủ công Tiết 17 
 Cắt, dán chữ VUI VẺ (T1)
Thời gian dự kiến: 30 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau.
- Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
* Với HS khéo tay:
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: + Mẫu chữ VUI VẺ Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ . Giấy thủ công, bút chì, kéo, hồ dán.
- HS: Giấy bút chì, kéo, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - nhận xét.
 - GTB
2/ Bài mới:
HĐ1: HD quan sát và nhận xét
 - GV giới thiệu mẫu chữ VUI VẺ và hướng dẫn HS quan sát để rút ra được nhận xét khoảng cách trong các chữ.
- Gọi học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V, U, E, I.
HĐ2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ chữ VUI VẺ và dấu hỏi.
Bước 2: Cắt chữ VUI VẺ 
Bước 3: Dán chữ VUI VẺ 
- Thực hiện tương tự như dán chữ H, chữ U ở bài trước.
HĐ3: Thực hành cắt, dán chữ VUI VẺ 
- HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ theo quy trình.
- GV tổ chức cho HS thực hành trên giấy nháp.
HĐ4 (HĐNGLL): HĐ vui chơi
	- Kết hợp ở phần thực hành luyện tập hoàn thành sản phẩm, giáo viên cho học sinh thi dưới hình thức Thi khéo tay theo tổ. Sau khi hoàn thành xong sản phẩm tổ chọn sản phẩm nào đẹp nhất đem lên trưng bày để dự thi. Cuối cùng giáo viên nhận xét đánh giá chung sản phẩm của tổ
 3/ Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại quy trình kẻ, gấp, cắt, dán chữ VUI VẺ .
- Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau. 
- Vệ sinh lớp học. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ..
Buổi 
Luyện toán Tiết: 34
 Chính tả ( Nghe - viết ) Tiết 33
 	 Vầng trăng quê em sgk/142
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng bài tập (2) b. HS khá, giỏi làm thêm bài 2/a.
 - GD HS ý thức rèn luyện chữ viết đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: Học sinh lên bảng viết từ: trong nguồn, chảy ra, kính cha.
 2/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
 * B1: HD chuẩn bị 
- Giáo viên đọc một lần.
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung đoạn văn.
 + Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào? (Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của bà cụ già, thao thức như canh gác trong đêm ).
* GDBVMT: yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường. 
 + Bài chính tả gồm mấy đoạn? Chữ đầu của mỗi đoạn được viết như thế nào? ( 2 đoạn, chữ đầu dòng được viết hoa lùi vào một ô).
 * B2: Học sinh chép bài vào vở. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai.
- Đọc cho HS viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
 * B3: Chấm, chữa bài.
 + Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
 + Giáo viên nhận xét bài viết.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài 2: a) Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống rồi ghi lời giải đố. (HS khá làm bài rồi sửa bài)
 b) Điền vào chỗ trống ăt hoặc ăc: Các từ cần điền là: - mắc, bắc, gặt, 
 - mặc, ngắt
 3/ Củng cố, dặn dò:
- Về tập viết lại các tiếng - từ trong bài viết sai. Xem bài sau.
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:  
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2015_2016.doc