Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng. Nghe và kể lại được toàn bộ câu chuyện theo từng đoạn, cả bài.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm. Kể chuyện tự nhiên, giọng kể phù hợp với từng nhân vật

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. ND bài.

2. Học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 25 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 17
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 21/12/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 24/12/2018
Chào cờ:
Tiết TKB: 1
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG 
Môn: Tập đọc – kể chuyện
Tiết TKB: 2+3; PPCT:49+50
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng. Nghe và kể lại được toàn bộ câu chuyện theo từng đoạn, cả bài.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm. Kể chuyện tự nhiên, giọng kể phù hợp với từng nhân vật
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. ND bài. 	
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Về quê ngoại, nêu ND bài.
- Lắng nghe.
3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- GV đọc mẫu, tóm tắt ND, hướng dẫn giọng đọc chung.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. 
- HS đọc nối tiếp câu, kết hợp sửa lỗi phát âm.
- HDHS chia đoạn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn trước lớp. 
- Chia 3 đoạn.
- HS nối tiếp đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
- HDHS đọc ngắt, nghỉ hơi đoạn văn trên bảng phụ.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
 Cũng được - // Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc/ bỏ vào một cái bát,/ rồi úp một cái bát khác lên,/ đưa cho bác nông dân,/ nói://
- Yêu cầu HS đọc đoạn trong nhóm.
- Gọi các nhóm đọc/
- Gọi HS đọc cả bài.
- Đọc đoạn trong nhóm 3.
- 2 nhóm đọc trước lớp/ 
- 1HS đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc đoạn 1.
- HS đọc đoạn 1.
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
+ Vì tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc
+ Tìm câu nêu rõ lý lẽ của bác nông dân?
+ Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả. 
- Cho HS đọc đoạn 2 
- Lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào?
+ Thế thì bác phải bồi thường 20 đồng cho chủ quán.
+ Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe lời phán?
+ Bác giãy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu trả 20 đồng cho chủ quán.
- Cho HS đọc đoạn 3 TLCH
- HS đọc đoạn 3
+ Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần? 
- Xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
+ Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên 
toà ?
+ Hãy đặt tên khác cho chuyện ?
+ Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên "hít mùi thịt" một bên "nghe tiếng bạc"
+ Vị quan tòa thông minh hoặc Phiên xử thú vị.
+ Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- Gọi HS đọc nội dung bài trên BP
* Nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
 c. Luyện đọc lại
- Gọi HS nối tiếp đoạn trong bài.
- HDHS đọc đoạn 2.
- Gọi các nhóm đọc bài.
- HDHS đọc phân vai.
- Gọi các nhóm đọc phân vai trước lớp.
- 3HS nối tiếp đọc trước lớp.
- HS luyện đọc đoạn 2 theo nhomd đôi.
- 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- HS đọc phân vai theo nhóm 4( người dẫn chuyện, Mồ Côi, bác nông dân và chủ quán. 
- 2 nhóm đọc.
- Cho HS đọc đoạn yêu thích.
- Bình chọn bạn đọc hay.
d. Kể chuyện
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Nêu yêu cầu phần kể chuyện
- Cho HS quan sát tranh.
- Quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh
- Gọi 1 HS kể mẫu .
- 1 HS kể mẫu đoạn 1. 
- Y/cầu HS tập kể trong nhóm.
- Gọi HS kể chuyện trước lớp
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. 
4. Củng cố: Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- HS kể theo nhóm đôi.
- 3 HS nối tiếp kể 3 đoạn. 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Lắng nghe
- Thực hiện
Môn: Toán
Tiết TKB:4 ; PPCT:81
TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc.
2. Kĩ năng: Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào bài tập.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học, say mê làm bài tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ BT2,3.
2. Học sinh: Bảng con.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ 	
- Nhận xét
- 2 HS lên bảng thực hiện tính: 
125 - 85 + 80 = 120;	 147 : 7 6 =126
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
* Hướng dẫn tính giá trị biểu thức
* Ví dụ:
- GV nêu ví dụ:
 30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5
+ Tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức? 
- Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ 2 có dấu ngoặc ( ).
- Nêu cách tính giá trị biểu thức 1.
- Thực hiện phép chia trước, phép cộng sau.
- HDHS nêu miệng, GV ghi bảng
 30 + 5 : 5 = 30 + 1
 = 31
- Y/cầu HS tính giá trị biểu thức 2.
- Thực hiện phép tính trong ngoặc trước
- HDHS nêu miệng, GV ghi bảng
 (30 + 5) : 5 = 35 : 5 
 = 7
- HDHS nêu quy tắc
- Gọi hS đọc quy tắc trên BP.
* Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc 
( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
- GV nêu VD 2.
 3 (20 - 10)
- Y/c HS áp dụng quy tắc tính, GV ghi bảng.
 3 (20 - 10) = 3 10 
 = 30
* Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
Bài 1/82: Tính giá trị của biểu thức:
- Y/c HS làm bài trên bảng con
- Nhận xét chữa bài, 
25 - ( 20 - 10) = 25 - 10 125 + ( 13 + 7) = 125 + 20
 = 15 = 145
80 - (30 + 25) = 80 - 55 416 - ( 25 - 11) = 416 - 14
 = 25 = 402
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
Bài 2/82: Tính giá trị của biểu thức:
- Y/c HS làm bài vào vở, 1HS làm BP
(65 + 15) 2 = 80 2 (74 - 14) : 2 = 60 : 2
 = 160 = 30
 48 : (6 : 3) = 48 : 2 81 : (3 3) = 81 : 9
 = 24 = 9
- Nhận xét chữa bài, củng cố KT.
* Củng cố về tính giá trị của biểu thức. 
- Gọi HS đọc bài toán
Bài 3/82 Bài giải
- HDHS nêu tóm tắt, cách giải.
- Cho HS làm bài vào vở nháp, 1HS làm BP.
Số ngăn sách cả 2 tủ có là:
4 2 = 8 (ngăn)
Số sách mỗi ngăn có là:
240 : 8 = 30 (quyển)
 Đáp số: 30 quyển sách
- Nhận xét chữa bài, củng cố KT.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
* Củng cố về giải bài toán bằng 2 phép tính.
- Lắng nghe
- Thực hiện.
Môn: Mĩ thuật 
Tiết TKB: 5
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Thể dục
Tiết TKB: 6
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Tiếng Anh
Tiết TKB:7
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 21/12/2018
Ngày giảng: Thứ ba ngày 25/12/2018
Môn: Tập đọc
Tiết TKB: 1;PPCT: 51
ANH ĐOM ĐÓM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được nghĩa của các từ mới. Hiểu nội dung bài: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. Học thuộc lòng bài thơ.
2. Kĩ năng: Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ lục bát. 
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quý và bảo vệ động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi câu văn luyện đọc, ND bài.	
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ
- 2HS kể chuyện: Mồ Côi xử kiện 
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
- Lắng nghe
3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- GV đọc mẫu, tóm tắt ND bài hướng dẫn giọng đọc chung.
- Lắng nghe.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Y/c HS đọc từng câu thơ.
- HS đọc nối tiếp từng câu thơ, kết hợp sửa lỗi phát âm.
- HDHS chia đoạn.
- HDHS đọc đoạn.
- Chia 6 đoạn, mỗi đoạn là 1 khổ thơ.
- HS đọc nối tiếp đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- HDHS đọc ngắt nhịp, nghỉ hơi câu thơ trên BP.
 Tiếng chị Cò Bợ: //
 Ru hỡi! // Ru hời! //
 Hỡi bé tôi ơi, /
 Ngủ cho ngon giấc. //
- Y/c HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- Gọi các nhóm đọc bài.
- Gọi HS đọc cả bài
- Luyện đọc trong nhóm 3.
- 2 nhóm đọc trước lớp.
- 1HS đọc toàn bài
b. Tìm hiểu bài
- Y/c HS đọc khổ thơ 1, TLCH
- Lớp đọc thầm.
+ Anh Đom Đóm lên đèn đi đâu?
+ Đi gác cho người khác ngủ yên.
- Giảng thêm
+ Anh Đom Đóm đã làm công việc của mình với thái độ như thế nào? Những câu thơ nào cho em biết điều đó?
- Trong thực tế anh Đóm đi ăn đêm, ánh sáng ở bụng đom đóm phát ra để dễ tìm thức ăn.
+ Anh Đom Đóm đã làm công việc của mình một cách rất nghiêm túc, cần mẫn, chăm chỉ. Những câu thơ cho thấy điều này là: Anh đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác. Đi suốt một đêm. Lo cho người ngủ.
- Y/c HS đọc khổ thơ 2, 3 TLCH
+ Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm?
- Lớp đọc thầm.
+ Trong đêm đi gác anh thấy chị Cò Bợ đang ru con ngủ, thấy thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm, ánh sao hôm chiếu xuống nước long lanh.
+ Tìm từ tả đức tính của anh Đom Đóm
+ Chuyên cần
+ Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm?
+ Chị Cò Bợ nuôi con, thím Vạc lặng lẽ mò tôm bên sông ...
- Y/c HS đọc cả bài thơ.
+ Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm ở trong bài thơ ?
- HS đọc thầm.
- HS trả lời theo cảm nghĩ của bản thân.
+ Bài thơ cho ta thấy điều gì?
- Gọi HS đọc ND bài trên BP.
Nội dung: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.
c. Luyện đọc lại
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- Yêu cầu HS đọc bài theo nhóm 3.
- Gọi 2 nhóm đọc bài
- HDHS khổ thơ 2.
- Gọi 2HS đọc bài.
- Cho HS nêu đoạn mình thích.
- 6 HS nối tiếp đọc.
- HS đọc bài theo nhóm 3.
- 2 nhóm đọc bài.
- HS đọc khổ thơ 2 theo nhóm đôi.
- Gọi 2HS đọc bài.
- HS nêu.
d. Học thuộc lòng.
- Y/c cả lớp đọc bài.
- HDHS đọc thuộc lòng tưng khổ thơ theo nhóm.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
- HS luyện đọc HTL theo cặp đôi.
- Gọi HS đọc bài trước lớp.
- 6 HS đọc thuộc long từng khổ thơ, 2HS đọc cả bài
- Nhận xét, tuyên dương những HS đọc thuộc, đọc hay.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Chuẩn bị sau.
- Lắngnghe
- Thực hiện
Môn: Âm nhạc 
Tiết TKB: 2
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Toán
Tiết TKB: 3; PPCT:82
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Củng cố cho HS thực hiện tính giá của biểu thức. 
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng tính giá trị của các biểu thức.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
1. Giáo viên: Bảng phụ bài 2, 8 hình tam giác. 
2. Học sinh: bảng con, 8 hình tam giác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Kiểm tra bà ... HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Luyện viết chữ hoa.
- Gắn từ và câu ứng dụng lên bảng, yêu cầu HS tìm những chữ hoa có trong bài: N, Q, Đ 
- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- HDHS viết chữ hoa ra bảng con.
 * Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng
- Giới thiệu về Ngô Quyền.
- Cho HS viết tên riêng ra bảng con.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
+ Câu ca dao ca ngợi điều gì?
* HDHS viết bài vào VTV.
- Quan sát uốn nắn HS viết bài
- Thu bài nhận xét
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con
Mạc Thị Bưởi
- Lắng nghe.
- N, Q, Đ
- Quan sát GV viết mẫu
N, Q, Đ
Ngô Quyền
- Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc của nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân sâm lược Nam Hán trên sông Bach Đằng, mở ra thời kì độc lập cảu nước ta.
- HS viết bảng con.
 Đường vô Xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
+ Ca ngợi phong cảnh Xứ Nghệ đẹp như tranh vẽ.
- HS viết bài vào VTV theo mẫu
- Lắng nghe.
- Thực hiện 
Ngày soạn: Thứ tư ngày 26/11/2018
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 28/12/2018
Môn: Toán
Tiết TKB: 1; PPCT:85
HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm được: hình vuông là hình có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
2. Kĩ năng: Biết vẽ hình vuông trên giấy. 
3. Thái độ: HS yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
1. Giáo viên: Hình vuông, bảng phụ BT3. 
2. Học sinh: Ê ke, thước.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
- 2 HS: Nêu đặc điểm của hình chữ nhật.
* Giới thiệu hình vuông
- Vẽ lên bảng hình vuông ABCD và yêu cầu HS đọc tên hình.
 A B
 C D
- HDHS nêu đặc điểm của hình vuông
- Hình vuông có 4 góc đỉnh và 4 cạnh.
- Y/c HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của hình vuông ABCD. 
- Hình vuông ABCD có 4 góc đều là góc vuông. 
- Y/c HS dùng thước để đo độ dài các cạnh hình vuông.
+ Nêu nhận xét về các cạnh của hình vuông.
- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau. 
+ Hãy kể tên đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông ? 
VD: Khăn mùi xoa, viên gạch hoa 
+ Tìm điểm khác nhau và giống nhau của hình vuông, hình chữ nhật 
- Giống nhau : Đều có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông.
- Khác nhau : 
+ Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau. 
+ Hình vuông: có 4 cạnh bằng nhau 
- Y/v HS nhắc lại đặc điểm của hình vuông. 
- Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
* Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
Bài 1/85: Hình nào là hình vuông
- HDHS quan sát nêu miệng
Hình EGHI là hình chữ vuông.
- Nhận xét, chữa bài.
- Củng cố về đặc điểm hình vông
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
Bài 2/86: Đo độ dài mối cạnh của hình vuông
- Y/c HS nêu cách đo.
- 2 HS nêu cách đo độ dài đoạn thẳng.
- HDHS dùng thước để đo độ dài cạnh của 2 hình vuông.
- Gọi HS nêu kết quả đo.
- Hình ABCD: có độ dài cạnh là 3 cm 
- Hình MNPQ: có độ dài cạnh là 4 cm 
- Nhận xét chữa bài, củng cố KT
* Củng cố cách dùng thước đo chính xác độ dài cạnh của hình vuông.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
Bài 3/86: Kẻ thêm đoạn thẳng để được hình vuông
- Y/c lớp làm bài VBT, 1HS làm BP
- Nhận xét chữa bài, củng cố KT.
* Củng cố cách vẽ hình chữ nhật
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
Bài 4/86: Vẽ theo mẫu
- Y/c HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng
- Nhận xét, tuyên dương nhứng HS vẽ tốt..
4. Củng cố: Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe
- Thực hiện
Môn: Chính tả
Tiết TKB: 2; PPCT:34
ÂM THANH THÀNH PHỐ ( Nghe viết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn cuối bài Âm thanh thành phố. Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng có vần khó (ui/ uôi), chứa tiếng bắt đầu bằng từ d/ gi/ r theo nghĩa đã cho.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chính tả đúng, đẹp.
3. Thái độ: Thông qua bài viết giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
1. Giáo viên: Bảng phụ BT2.
2. Học sinh : Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
- 2HS viết trên bảng, lớp viết bảng con: 
dẻo dai, díu dan.
* Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc đoạn văn
- Gọi HS đọc lại bài
- Theo dõi, lắng nghe
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Trong đoạn văn có những từ nào viết hoa?
- Các chữ đầu đoạn, đầu câu, các địa danh, tên người, tên tác phẩm.
- HDHS viết từ khó trên bảng con
Pi-a-nô, Bét-tô-ven, Pi-a-nô,
- GV đọc bài cho HS viết vào vở
- HS nghe đọc viết bài vào vở.
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- Thu bài nhận xét. 
* Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS nêu y/cầu BT.
Bài 2: Tìm 5 từ có vần ui, 5 từ có vần uôi
- Y/c lớp làm bài VBT, 1HS làm BP
- Nhận xét chữa bài
ui: núi, túi, múi bưởi,con dúi, lúi húi ...
uôi: nuôi, đuôi, tuổi, đuổi, muỗi ...
- 1 vài HS đọc bài làm
- Gọi HS nêu y/cầu BT.
Bài 3: Tìm các từ chứa tiêng bắt đầu bằng d, gi, r có nghĩa như sau
- Y/c HS làm bài VBT, nêu miệng lời giải đúng.
- Làm bài vào VBT, 1 số HS trả lời miệng.
- Nhận xét chữa bài
+ Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc, gần nhau giống.
+ Phần còn lại của cây sau khi gặt: rạ
+ Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác: dạy
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
HĐNG Tự học Tiếng việt
Tiết TKB: 3
ÔN CHỮ HOA: N
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết viết chữ hoa N thông qua bài tập ứng dụng. Biết viết tên riêng và câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.
2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa N.
 	2. Học sinh: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Giới thiệu bài ôn.
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Luyện viết chữ hoa.
- Gắn từ và câu ứng dụng lên bảng, yêu cầu HS tìm những chữ hoa có trong bài: N, Q, Đ 
- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- HDHS viết chữ hoa ra bảng con.
 * Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng
- Giới thiệu về Ngô Quyền.
- Cho HS viết tên riêng ra bảng con.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
+ Câu ca dao ca ngợi điều gì?
* HDHS viết bài vào VTV.
- Quan sát uốn nắn HS viết bài
- Thu bài nhận xét
4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
- Lắng nghe.
- N, Q, Đ
- Quan sát GV viết mẫu
N, Q, Đ
Ngô Quyền
- Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc của nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân sâm lược Nam Hán trên sông Bach Đằng, mở ra thời kì độc lập cảu nước ta.
- HS viết bảng con.
 Đường vô Xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
+ Ca ngợi phong cảnh Xứ Nghệ đẹp như tranh vẽ.
- HS viết bài vào VTV theo mẫu
- Lắng nghe.
- Thực hiện 
Sinh hoạt
Tiết TKB: 4
NHẬN XÉT TUẦN 17
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua.
- Có hướng sửa chữa khắc phục kịp thời.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT
1. Sinh hoạt theo tổ: Từng tổ kiểm điểm tìm ra những HS ngoan, học tập tốt. Chỉ ra những HS cần phải giúp đỡ.
2. sinh hoạt theo lớp: Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trước lớp.
 Các tổ khác theo dõi nhận xét, bổ sung. Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình của lớp, các mặt hoạt động.
3. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung
* Ưu điểm.
- Duy trì tốt nề nếp. Thực hiện tốt kế hoạch của lớp, trường và của Đội
- Đi học đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng. 
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Sách vở, đồ dùng học tập chuẩn bị đầy đủ
- Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
- Trang phục đúng quy định.Vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.
 	- Tham gia hoạt động Đôi, các hoạt động giữa giờ đầy đủ.
	* Điển hình các bạn tốt trong tuần: San, Thúy, Linh, Hưng, Minh Thư
* Tồn tại: Còn học sinh chữ viết chưa được sạch sẽ, kĩ năng đọc, viết, tính toán còn chậm, ý thức tự quản chưa cao ( Mai, Phát). 
III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại. Duy trì tốt nề nếp học tập, đi học chuyên cần đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng. Tiếp tục thực hiện thi đua giữa các tổ thực hiện tốt kế hoạch hoạt động của nhà trường và Đội thiếu niên. thực hiện tốt ATGT.
Môn: HĐNG (Tự học Toán)
Tiết TKB: 5
BÀI TẬP CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cách tính giá trị biểu thức có các phép cộng, trừ, nhân, chia. Củng cố về chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số và giải toán 2 phép tính.
2. Kỹ năng: Giải các bài toán có liên quan đến tính giá trị của biểu thức.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học, say mê làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: 
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Giới thiệu bài ôn
3. Hướng dẫn HS thực hành
- Gọi HS nêu yêu cầu BT. 
- Cho HS làm bài VBT, 4HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét chữa bài, củng cố KT.
- Hát
- Lắng nghe
Bài 1(74)VBT: Tính giá trị của biểu thức
a, 125 – 45 : 5 = 125 – 9
 = 116
b, (25 + 36 : 6) x 4 = (25 + 6) x 4
 = 31 x 4
 = 124
c, (75 - 42 : 6) + 21 = (75 + 7) + 21
 = 82 + 21
 = 103
d, 64 – 35 : 7 = 64 - 5
 = 59
* Củng cố về tính giá trị biểu thức
- Gọi HS nêu yêu cầu BT. 
- Cho HS làm bài VBT, 2HS lên bảng chữa bài
Bài 2(74)VBT: Cho biểu thức : 3 x 25 + 30 : 5+ 4
Hãy điền dấu ngoặc đơn thích hợp để biểu thức có giá trị là : a, 37 ; b, 25
a, 3 x (25 + 30) : 5+ 4 = 3 x 55 : 5 + 4
 = 165 : 5 + 4
 = 33 + 4
 = 77
b,( 3 x 25 + 30) : 5+ 4 = 105 : 5 + 4
 = 21 + 4
 = 25 
- Nhận xét chữa bài củng cố KT
* Củng cố về tính giá trị biểu thức 
- Gọi HS nêu bài toán.
Bài 3(74)VBT
- HDHS nêu tóm tắt, cách giải
- Y/c HS làm bài vào VBT, nêu miệng kết quả
Bài giải
Số vải còn lại là:
54 - 18 = 36 ( m )
May được số bộ quần áo là:
36 : 3 = 12 ( bộ)
Đáp số: 12 bộ
- Nhận xét chữa bài củng cố KT
* Củng cố về chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số và giải toán 2 phép tính.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học
- Lắng nghe
5. Dặn dò: chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện
HĐNG
Tiết TKB: 6
 CHỦ ĐIỂM: ANH BỘ ĐỘI CỦA EM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2018_2019.doc