I/ Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời 1.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- GDHS yêu quý trường lớp.
II/ Đồ dùng dạy học:
+ GV: Đàn, thanh phách, bài hát mẫu.
+ HS: Thanh phách
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Hoạt động cơ bản:
a) Khởi động:
- Tổ chức trò chơi
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học.
- HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
HĐ1: (HĐNGLL): Giới thiệu nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Giới thiệu tên bài hát. Nhạc sĩ Hoàng Vân là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta. Ông đã được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học - nghệ thuật.
- GDHS niềm vui, tình yêu mái trường, thầy cô, bạn bè.
HĐ2: Dạy hát bài : Em yêu trường em
- Học sinh nghe băng nhạc.
- Học sinh đọc lời bài hát theo nhóm đến khi thuộc bài hát.
- GV tổ chức dạy từng câu, đoạn, nối tiếp hết bài.
* Đệm theo phách: Em yêu trường em với bao bạn thân.
x x xx x x xx
* ĐĐHCM: Giáo dục HS tình cảm gắn bó với mái trường, yêu quí bạn bè và biết ơn các thầy cô giáo, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
2/HĐ ứng dụng:
- Hát cho ông bà, cha mẹ nghe và tập cho các em trong xóm hát.
IV/Đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
- GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
Tuần 19 Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2016 Mĩ thuật Tiết 19 ( Cô Mai dạy) _________________________ Tập đọc - Kể chuyện Tiết 55 + 56 Hai Bà Trưng sgk: 4 Thời gian dự kiến: 80 phút I/ MỤC TIÊU: *Tập đọc - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của câu truyện. - Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Kể chuyện - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: * GV: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. * HS: Sách Tiếng Việt III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: a/. Khởi động: Hát b/ Bài mới: - GV giới thiệu: chủ điểm BẢO VỆ TỔ QUỐC và GT bài, nêu mục tiêu bài học. - HS ghi vở tên bài. 2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: a/ Luyện đọc : - 1 HS đọc bài, GV nhận xét + Lần 1: HS đọc bài cá nhân ở SGK/4, kết hợp sửa sai. + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ trong SGK - Trao đổi và thống nhất trong nhóm. - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả. b)Tìm hiểu bài: * KNS: Đặt mục tiêu; Đảm nhận trách nhiệm; Kiên định; Giải quyết vấn đề. C1: Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng vườn, bắt dân lên rừng săn thú, xuống biển mò ngọc trai, làm nhiều người thiệt mạng. Lòng oán hận ngút trời. C2: Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. C3: Vì hai bà yêu nước, thương dân, căm thù giặc đã giết hại Thi Sách. C4: Hai bà mặc áo giáp phục thật là đẹp, bước lên mình voi rất oai hùng Đoàn quân rùng rùng lên đường: giáo, lao, cung, nỏ, rìu búa, chiêng mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ, Tô định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù. C5: Hai bà trưng là người yêu nước, căm thù giặc. Là hai vị anh hùng chống giặc đầu tiên trong lịch sử nước nhà. - Thực hiện các câu hỏi ở SGK 1, 2, 3, 4 SGK/ 4 - Trao đổi trong nhóm. - GV nghiệm thu kết quả. + GV đặt câu hỏi để rút nội dung: *Biển đảo:Giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Có tinh thần luôn bảo vệ quê hương đất nước. c)Luyện đọc lại: - GV HD HS đọc một đoạn văn trong bài. Một HS đọc mẫu, lớp và GV nhận xét. - HS đọc trong nhóm, đại diện các nhóm đọc. - Các nhóm nhận xét bình chọn. * Kể chuyện: * KNS: Lắng nghe tích cực; Tư duy sáng tạo. - Kể từng đoạn của câu chuyện theo các tranh 1, 2, 3, 4. - Trao đổi trong nhóm: kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh. - HS kể theo nhóm đôi. - GV nghiệm thu kết quả. 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau. VI/. ĐÁNH GIÁ: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương _______________________________ Buổi chiều: Cô Huế dạy Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2016 Thể dục ( Thầy Đạo dạy) ___________________________ Toán Tiết 92 Luyện tập sgk: 94 Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0 ). - Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong từng dãy số. - Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn ( từ 1000 đến 9000 ). - Làm các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b), bài 4. - GD tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Các đáp án bài tập. + HS: VBT. III/ Hoạt động dạy - học: 1/HĐ cơ bản: a)Khởi động: - Tổ chức trò chơi: “Tiếp sức”; - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi. GV nhận xét, tuyên dương. - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học; HS ghi vở tên bài. 2/HĐ thực hành: - Thực hiện các bài tập sau Bài 1, 2: Viết ( theo mẫu ) - Cho học sinh làm bài (cá nhân) vào VBT. - GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm a/ 450 – (25 – 10) = 450 - 15 b/ 180 : 6 : 2 = 30 : 2 = 435 = 15 - HS làm bài vào vở. HS đổi vở, kiểm tra, nhận xét. GV đưa đáp án đến các nhóm. Bài 3: a/ 4557; 4558;4559; 4560; 4561; 4562 b/ 6130; 6131; 6132; 6133; 6134; 6135 - HS làm bài vào vở; đổi vở, kiểm tra; GV đưa đáp án đến các nhóm. Bài 4 (SGK): Vẽ tia số viết tiếp số tròn nghìn thích hợp vào mỗi vạch của tia số 3/HĐứng dụng: - Xem lại cách đọc số, viết số có bốn chữ số để làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp. IV/Đánh giá: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương Tự nhiên và Xã hội Tiết 37 Vệ sinh môi trường (tiếp theo) sgk: 70 Thời gian dự kiến: 35 phút I/ Mục tiêu: - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định. * GDHS: có ý thức giữ vệ sinh môi trường. II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Sưu tầm tranh vệ sinh môi trường + HS: SGK III/Hoạt động dạy - học: 1/HĐ cơ bản: a)Khởi động: - Tổ chức trò chơi - Giới thiệu tên bài. - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. - HS ghi vở tên bài. b) Hình thành kiến thức: HĐ1: Quan sát tranh *KNS: Biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. *BĐKH - Phân và nước tiểu là chất thải trong qua trình tiêu hóa và bài tiết, ngoài mùi hôi và chứa mầm bệnh khi bị phân hủy, chúng còn tạo ra khí nhà kính gây hại cho môi trường - GV giao nhiệm vụ quan sát các hình trong SGK/ 70. - HS thảo luận theo nhóm. - GV đến từng nhóm nghe báo cáo, các bạn trong nhóm giúp bạn sửa sai. * Kết luận: SGV HĐ2: Thảo luận nhóm * KNS: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. * Giáo dục HS biết xử lí phân hợp vệ sinh là phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước cũng góp phần tiết kiệm năng lượng nước - GV giao nhiệm vụ quan sát các hình trong SGK/ 71. - HS thảo luận theo nhóm. - GV đến từng nhóm nghe báo cáo, các bạn trong nhóm giúp bạn sửa sai. * Kết luận: SGV 3/HĐ ứng dụng: - HS về chia sẻ với người thân trong gia đình, các bạn chấp hành tốt khi đi xe đạp trong cuộc sống. IV/Đánh giá: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương Tập viết Tiết 19 Ôn chữ hoa N (tt) Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng chữ Nh ), R, L (1 dòng). Viết đúng tên riêng Nhà Rồng ( 1 dòng) và câu ứng dụng: Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng/ Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà ( 1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. - HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (TV trên lớp) trong trang vở TV 3. - Rèn chữ viết đẹp và tính cẩn thận cho HS. II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Mẫu chữ viết hoa N, tên riêng Nhà Rồng và câu ứng dụng. + HS: Bảng con, phấn, vở tập viết III/ Các hoạt động dạy học: 1/Hoạt động cơ bản: a)Khởi động: - Tổ chức trò chơi. - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. - HS ghi vở tên bài. b) Hình thành kiến thức: - HS thảo luận nhóm tìm ra các chữ hoa có trong bài. - HS viết bảng con các chữ hoa theo mẫu vở tập viết. - Nói cho bạn nghe cách viết các chữ hoa theo mẫu vở tập viết. - Các nhóm thảo luận và nêu ý nghĩa từ ứng dụng: Nhà Rồng là một bến cảng ở thành phố HCM. Năm 1911, chính từ bến cảng này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. - GV đến từng nhóm nghe báo cáo và giúp các em hiểu rõ hơn. 2/HĐ thực hành: - HS viết bài, GV theo dõi nhắc nhở. - GV chấm, nhận xét một số bài, tuyên dương các bài viết đẹp. 3/HĐ ứng dụng: - HS về nhà tập viết lại những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp theo mẫu ở VTV. IV/Đánh giá: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương __________________________________ Buổi chiều: (Cô Huế dạy) Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2016 Tập đọc Tiết 57 Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo. - Hiểu ND một báo cáo hoạt động của tổ, lớp (trả lời được các CH trong SGK). - GDHS biết vận dụng khi làm báo cáo. II/ Đồ dùng dạy học: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc. + HS: SGK III/ Hoạt động dạy học: 1/HĐ cơ bản: a. Khởi động: HS đọc bài trong nhóm và trả lời câu hỏi: Hai Bà Trưng. b. Bài mới - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. HS ghi vở tên bài. 2/HĐ thực hành: a)Luyện đọc - HS đọc mẫu, GV nhận xét tuyên dương - Bài tập đọc chia làm mấy khổ thơ? - GV hướng dẫn HS đọc toàn bài. Lần 1: Đọc cá nhân, kết hợp sửa sai. Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ. b)Tìm hiểu bài: - HS cá nhân; thảo luận nhóm, TLCH SGK. - GV theo dõi, nhắc nhở, hoặc gợi ý giúp các nhóm thực hiện. - Các nhóm bốc thăm, trao đổi, thống nhất trả lời câu hỏi. - Các nhóm đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV đặt câu hỏi rút nội dung bài. C1: Bạn lớp trưởng, bạn đó báo cáo với tất cả các bạn trong lớp về về kết quả thi đua của lớp trong tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”. C2: Nêu nhận xét về các mặt hoạt động của lớp: học tập, lao động, các công tác khác, Cuối cùng là khen thưởng những cá nhân, tập thể tốt nhất. C3: - Để thấy lớp đã thực hiện tháng thi đua như thế nào? - Để biểu dương những tập thể, cá nhân hưởng ứng tích cực phong trào thi đua. - Tổng kết những thành tích của lớp, của tổ, cá nhân. Nêu mắc để sửa chữa. *KNS: Thu thập xử lí thông tin; Thể hiện sự tự tin; Lắng nghe tích cực. c)Luyện đọc lại: - GV HD HS đọc một đoạn khó trong bài. Một HS đọc mẫu, lớp và GV nhận xét. - HS đọc trong nhóm, đại diện các nhóm đọc. - Các nhóm nhận xét bình chọn bạn đọc hay. 3/HĐ ứng dụng: - Đọc cho bố mẹ, người thân nghe bài đã học để mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau. IV/ Đánh giá: - GV yêu cầu HS tự đánh giá. - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương. ___________________________ Toán Tiết 93 Các số có bốn chữ số ( tt ) sgk: 95 Thời gian dự k ... m các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản). - Làm các bài tập: Bài 1, bài 2, bài 3. - GD HS tính cẩn thận, chính xác. II/ Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa có chia ô vuông. Bảng phụ ghi BT2. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: Đánh giá bài KTĐK cuối kì 1. 2/ Bài mới: HĐ1: Giới thiệu các số có bốn chữ số. - Giáo viên đính 10 tấm bìa có 100 ô vuông. 100 ô 10 tấm = 1000 ô vuông - Hàng thứ 2: 5 tấm, mỗi tấm 100 ô = 500 ô vuông. - Hàng thứ 3: 3 cột chục bằng 30 ô vuông. - Hàng thứ 4 : 4 ô vuông lẻ. * Giới thiệu hàng : - Hàng nghìn : 1 thẻ HCN - Hàng trăm : 5 thẻ - Hàng chục : 3 cột - Đơn vị : 4 ô Viết: 1534; Đọc: Một nghìn năm trăm ba mươi tư. * Tương tự : Giáo viên lấy một số VD cho học sinh đọc, viết. HĐ2: Thực hành. Bài 1: Viết (theo mẫu) Viết : 5134 ; Đọc: Năm nghìn một trăm ba mươi tư. - Học sinh nêu miệng các bài còn lại. - Lớp và giáo viên nhận xét. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số thích hợp vào ô trống kẻ sẵn như SGK. - Học sinh làm vào VBT, 1 em làm bảng phụ. Bài 3: Số? ( a, b) - Học sinh đọc yêu cầu. GV hướng dẫn HS điền số theo thứ tự từ bé đến lớn. - Học sinh nêu miệng. 3/ Củng cố dặn dò: - Học sinh nêu lại cách đọc và viết các số có bốn chữ số. - Về nhà xem lại các bài tập đã làm, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. IV/ Bổ sung: .. Chính tả ( nghe - viết ) Tiết 37 Hai Bà Trưng sgk: 7 Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi Hai Bà Trưng; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng BT(2) a. - Rèn HS nghe viết chính xác. Ngồi viết ngay ngắn. II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết bài tập 2. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ : - Kiểm tra vở, dụng cụ HS. - GV giới thiệu bài nêu MT. 2/ Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết. *B1: HD chuẩn bị - Giáo viên đọc một lần đoạn 4 bài Hai Bà Trưng. - Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả: + Các chữ Hai và Hai Bà Trưng được viết như thế nào? ( Viết hoa cả chữ Hai và chữ Bà ). + Tìm các tên riêng có trong bài chính tả. Các tên riêng đó viết như thế nào? ( Tô Định, Hai Bà Trưng – là các tên riêng chỉ người. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng ). Học sinh tự nêu các từ dễ viết sai, GV hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai. *B2: HS chép bài vào vở - Đọc cho học sinh viết vào vở. GV đọc thong thả để HS viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của HS.. * B3: Chấm, chữa bài. - Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì. - Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 2: Điền vào chỗ trống l hay n? - lành lặn; nao núng; lanh lảnh. 3/ Củng cố, dặn dò: - Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau. - Nhận xét tiết học. IV/ Bổ sung: .. . Thủ công Tiết: 19 Ôn tập chủ đề Cắt, dán chữ cái đơn giản Thời gian dự kiến: 35 phút I/ Mục tiêu: - HS biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản, có nét thẳng, nét đối xứng. - Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học. * Với HS khéo tay: - Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp. - Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác. - Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán chữ. II/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ cái của 5 bài học trong chương II. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 2/ Bài mới: HĐ1 (HĐNGLL): Giới thiệu mẫu chữ cái được cắt bằng xốp hay bằng nhựa cứng. - Giáo viên chuẩn bị một số mẫu chữ dược cắt bằng xốp hoặc bằng nhựa để giới thiệu cho học sinh. - HS quan sát và nhận xét. HĐ2: Ôn tập - Giáo viên cho học sinh nhắc lại tên các chữ cái đã học: I, T, H, U, E, V. - GV giải thích yêu cầu học sinh ghép các chữ cái đó thành một từ có nghĩa và kẻ, cắt, dán từ đó. VD: TI VI, HÈ VỀ, THU VỀ, THU - HÈ... HĐ3: Thực hành - Học sinh kẻ, cắt, dán các từ trên. Giáo viên quan sát học sinh làm bài. - Có thể gợi ý cho những học sinh kém hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành bài của mình. - Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh theo hai mức độ: - Hoàn thành ( A ) + Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước. + Dán chữ đẹp, phẳng. - Những học sinh đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, trình bày, trang trí sản phẩm sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt. - Chưa hoàn thành ( B ): Không kẻ, cắt, dán được 2 chữ đã học. 3/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ của học sinh. - Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau. - Thu dọn giấy thủ công. - Nhận xét tiết học. IV/ Bổ sung: Luyện từ và câu Tiết 19 Nhân hoá. Ôn cách đặt và TLCH Khi nào? Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: - Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá (BT1, BT2). - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào? trả lời cho câu hỏi Khi nào? (BT3, BT4). II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Ba băng giấy kẻ bảng trả lời BT 1, 2. Bảng lớp viết sẵn BT 3, các câu hỏi ở bài tập 4. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: GV giới thiệu bài 2/ Bài mới: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: - Con đom đóm được gọi bằng gì? - Tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào? - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK. - Trao đổi theo cặp. 3 HS làm bài trên phiếu, trình bày kết quả. Cả lớp và GV trao đổi, nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp làm vào vở bài tập theo lời giải đúng. Con đom đóm được gọi bằng Tính nết của đom đóm Hoạt động của đom đóm anh chuyên cần lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ Bài tập 2: Trong bài thơ Anh Đom đóm, còn có những con vật nào nữa được gọi và tả như người ( nhân hoá )? - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Một học sinh đọc thành tiếng bài Anh Đom Đóm. - Học sinh suy nghĩ, làm bài tập cá nhân. Học sinh phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Học sinh làm vào vở bài tập. Lời giải: Tên các con vật Các con vật được gọi bằng Các con vật được tả như người Cò Bợ chị ru con: Ru hỡi! Ru hỡi! Hỡi bé tôi ơi! Ngủ cho ngon giấc. Vạc thím lặng lẽ mò tôm. Bài 3: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Khi nào?” a/ Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối. b/ Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác. c/ Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm trong học kì I. Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài, nhẩm câu trả lời, phát biểu ý kiến. Ví dụ: a/ Lớp em bắt đầu vào học kì II từ ngày 11 tháng 1. b/ Ngày 31 tháng 5, học kì II kết thúc. c/ Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè. 3/ Củng cố, dặn dò: Nhắc lại ND bài IV/ Bổ sung: .. Luyện Tiếng Việt Thực hành Tiếng Việt tiết 2 Thời gian dự kiến: 35 phút I.Mục tiêu: - Biết trả lời câu hỏi Khi nào? - Điền l/n vào chỗ thích hợp. - Luyện tập về nhân hóa. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 III. Các hoạt động dạy học: GV hướng dẫn HS làm bài tập vào VTH 1. Trả lời câu hỏi Khi nào? a/ Từ khi nào Gióng lớn như thổi? b/ Khi nào Gióng vươn vai thành một tráng sĩ oai phong? Hướng dẫn HS đọc lại bài ở tiết 1 để làm bài. HS đọc bài làm. GV hướng dẫn HS nhận xét bài bạn. 2. a/ Điền chữ l hoặc n: 1 HS đọc bài thơ. HS làm bài vào VTH, 1 em làm vào bảng phụ. Đáp án: lười, nằm, nước, lìm, lặng. b/ Điền vần iêt hoặc iêc: Đáp án: biếc, kiệt. 3. Đọc bài thơ và hoàn thành bảng: Tên vật, đồ vật, cây cối Vật, đồ vật, cây cối được gọi bằng gì? Hoạt động của vật, đồ vật, cây cối được tả bằng những từ ngữ nào? M: Trời bà vấn chiếc khăn hồng. Sân chị chải tóc bên ao. Mây nàng ghé vào soi gương. Nồi đồng bác hát bùng boong. Chổi bà loẹt quẹt lom khom trong nhà. - HS làm bài vào VTH theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày bài làm. - HS,GV nhận xét. * Củng cố: HS nêu ví dụ về nhân hóa. IV. Bổ sung: ........................................................................................................................ ............................................................................................................................................. Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2015 Toán Tiết 94 Các số có bốn chữ số ( tt ) sgk: 96 Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: Biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số. Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. Làm các bài tập: Bài 1, bài 2 (cột 1 câu a, b), bài 3. HS khá giỏi làm hết các BT. II/ Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng toán. III/ Các hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: Sửa bài tập 2, 3 sgk . 2/Bài mới: GV giới thiệu bài HĐ1: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị. - GV cho học sinh viết số 5247, rồi đọc số. - GV : Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? ( Số 5247 có 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị ). - Hướng dẫn HS tự viết 5247 thành tổng của 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị: 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7 Làm tương tự với các số tiếp sau. Lưu ý học sinh: nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi. Chẳng hạn, khi mới học nên viết: 7070= 7000 + 0 + 70 + 0 = 7000 + 70 Nhưng khi đã quen thì có thể viết ngay: 7070 = 7000 + 70 HĐ2: Thực hành Bài 1: Viết (theo mẫu) Học sinh đọc yêu cầu và làm vào vở bài tập tương tự như mẫu. Học sinh nêu kết quả bài tập. Lớp và giáo viên nhận xét . Bài 2: Viết các tổng thành số có bốn chữ số ( theo mẫu ) HS đọc yêu cầu . GV hướng dẫn HS đọc và viết số thích hợp vào chỗ chấm. Học sinh làm vào VBT. Chấm, chữa bài tập. Bài 3: Viết số ( theo mẫu ), biết số đó gồm: Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi số. Học sinh làm vào VBT. 1HS làm bảng phụ. Chấm chữa bài. 3/Củng cố, dặn dò: HS nêu lại cách viết các số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị. Xem bài sau, làm BT 4; Nhận xét tiết học IV/ Bổ sung: ...............................................................................................................
Tài liệu đính kèm: