Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020

CÔ GIÁO TÍ HON

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : khoan thai, khúc khích, tỉnh khô. Hiểu nội dung bài : Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, có thể thể thấy các bạn nhỏ yêu cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo

 2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ HS địa phương đễ phát âm sai và viết sai: nón, khoan thai, khúc khích, núng nính.

 3. Thái độ: GDHS Yêu quý thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 1. Giáo viên: BP chép đoạn văn cần luyện đọc; BPND

 2. Học sinh:

 

doc 28 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 02
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 14/09/2019
Ngày giảng: Thứ hai ngày 16 /09/2019
Chào cờ:
Tiết TKB: 1
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG 
Môn: Tập đọc – kể chuyện
Tiết TKB: 2+3; PPCT:4+5
AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức: Nắm được nghĩa của các từ mới : Kiêu căng, hối hận, can đảm .
Nắm được diễn biến của câu chuyện : Phải biết nhường nhịn và nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn .
	2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng. Đọc được các từ ngữ có vần khó : khuỷ tay, nguệch ra. Các từ ngữ dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ : nắn nót, nổi giận, đến nỗi. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ . Biết đọc phân biệt lời người kẻ và lời các nhân vật .
	3. Thái độ: Giáo dục HS biết tin yêu nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC 
	1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
	2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS lên bảng.
- Nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu tranh dẫn dắt vào bài tập đọc: “Ai có lỗi ?”
3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
- Hát, báo cáo sĩ số
- 2 HS đọc bài : Hai bàn tay em, nêu nội dung bài.
- Qun sát tranh SGK, lắng nghe.
a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn cách đọc toàn bài:
+ Đoạn 1: Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng.
+ Đoạn 2:Giọng đọc hơi nhanh khi En-ri-cô giận bạn.
+ Đoạn 3, 4, 5: Trở lại giọng chậm, hơi trầm khi En-ri-cô bắt đầu hối hận.
- Chú ý nghe 
* Đọc từng câu:
- Cho HS đọc nối tiếp câu trong bài kết hợp sửa lỗi phát âm.
* Đọc từng đoạn:
- Gọi HS chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài.
- HS nêu: Bài chia làm 5 đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc ngắt nghỉ câu văn dài trên BP.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn, giải nghĩa từ.
- 2 HS đọc trên bảng phụ:
 Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì/ Cô-rét-ti chạm khủy tay vào tôi,/ làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.//
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Cho 1HS đọc tòan bài.
- HS đọc đoạn theo nhóm 5.
- 2 nhóm đọc bài trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
- 1HS đọc bài.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2.
+ Câu Chuyện kể về ai?
* Đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời:
- En-ri-cô và Cô-rét-ti.
+ Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
- Cô-rét-ti vô ý chạm khủyu tay vào En-ri-cô, làm cây bút của En-ri-cô nguệch ra một đường rất xấu. Hiểu lầm bạn cố ‎ làm hỏng bài viết của mình, En-ri-cô tức giận và trả thù Cô-rét-tibawfng cách đẩy khủy vào tay bạn.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3.
* Lớp đọc thầm đoạn 3 và trả lời:
+ Vì sao En-ri-cô hối hận và muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
- HS thảo luận theo cặp , sau đó đại diện HS trả lời: Vì sau cơn giận 
En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là bạn ấy không cố ý chạm vào tay mình. En-ri-cô nhìn thấy vai áo bạn bị sứt chỉ, thấy thương bạn và càng hối hận.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 4 lớp đọc thầm.
* 1 HS đọc lại đoạn 4 lớp đọc thầm.
+ Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
- Đúng lời hẹn sau giờ tan học En-ri-cô đợi Cô-rét-ti ở cổng, tay lăm lăm cây thước. Khi Cô-rét-ti tới En-ri-cô giơ thước lên dọa nhưng Cô-rét-ti đã cười hiền hậu làm lành. En-ri-cô nây người ra một lúc rồi ôm chầm lấy bạn. Hai bạn nói với nhau sẽ không bao giờ giận nhau nữa.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 5.
* Đọc thầm đoạn 5 – trả lời câu hỏi.
+ Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào 
- Bố mắng En-ri-cô là người có lỗi, đã không xin lỗi bạn mà còn lấy thước dọa bạn.
+ Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
- Câu chuyện khuyên các em điều gì?
- Trả lời: En-ri-cô có lỗi nhưng vẫn có điểm đáng khen, đó là cậu biết thương bạn khi thấy bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi. Cô-rét-ti là một người bạn tốt, biết qu‎ trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, chủ động làm lành với bạn.
- Nội dung: Câu chuyện khuyên các em đối với bạn bè phải biết tin yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè.
c) Luyện đọc lại
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai:
+ Gọi các nhóm đọc phân vai trước lớp.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 4:
+ Yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi.
+ Gọi 2HS đọc bài.
- Gọi HS nêu đoạn mình thích. 
- 5HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc phân vai theo nhóm 3 (1HS đọc vai người dẫn truyện, 1HS vai Cô-rét-ti và 1HS trong vai En-ri-cô).
+ 2 – 3 nhóm đọc phân vai trước lớp.
- HS nêu cách ngắt nghỉ trong đoạn 4.
+ HS luyện đọc đoạn 4 theo nhóm đôi.
+ 2HS đọc
- HS nêu đoạn mình thích. 
d) Kể chuyện
- Nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể lại lần lượt 5 đoạn câu chuyện “Ai có lỗi” bằng lời của em dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ.
- Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- Mời lần lượt 5 HS nối tiếp nhau kể
- Nếu có HS không đạt yêu cầu, GV mời HS khác kể lại đoạn đó. 
- Nhận xét 
- Lớp đọc thầm mẫu trong SGK và quan sát 5 tranh minh hoạ.
 - Từng HS tập kể từng đoạn cho nhau nghe.
- 5 HS kể 5 đoạn của câu chuyện dựa vào 5 tranh minh hoạ.
- HS nhận xét.
4. Củng cố
- Em học được gì qua câu chuyện này?
- Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, yêu thương và nghĩ tốt về nhau.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
Môn: Thủ công
Tiết TKB: 4
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Toán
Tiết TKB:5 ; PPCT:6
 TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( Có nhớ một lần )
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: Biết cách tính trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm )
	2. Kỹ năng : Vận dụng vào giải toán có lời văn và phép trừ.
	3.Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi làm bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
	1. Giáo viên: BP BT3; Phiếu BT4.
	2. Học sinh: Bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
Nhận xét 
3. Bài mới:
Giới thiệu các phép tính trừ
- Hát
- 1HS lên bảng làm BT3 VBT
- Lớp nhận xét.
 432 – 215 = ?
a. Giới thiệu phép tính 432 – 215 = ?
- Gọi HS đặt tính theo cột dọc
- Gọi 1 HS thực hiện phép tính
* 2 không trừ được 5 ta lấy 12 trừ 5 bằng7, viết 7 nhớ 1.
* 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1. 
* 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 
Vậy 432 - 215 = 217
- 2-3 HS nhắc lại cách tính.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính.
+ Trừ các số có mấy chữ số ? 
+ 3 chữ số. 
+ Trừ có nhớ mấy lần ? ở hàng nào ? 
+ Có nhớ 1 lần ở hàng chục. 
b. Giới thiệu phép trừ 627 – 143 = ? 
- Đọc phép tính. 
- Cho HS đặt tính cột dọc 
- Gọi HS nêu lại cách tính.
+ Trừ có nhớ mấy lần ? ở hàng nào ?
- 1 HS thực hiện phép tính.
* 7 trừ 3 bằng 4, viết 4.
* 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8, viết 8 nhớ 1.
* 1 thêm 1 bằng 2; 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
Vậy 627 - 143 = 484
- 2-3 HS nhắc lại cách tính.
- Phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.
* Thực hành
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
Bài 1:(Tr.7) Tính
- Nêu cách làm , HS làm bảng con 
- Nhận xét sửa sai cho HS.
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
Bài 2:(Tr.7)
- Cho HS làm SGK, đổi chéo bài kiểm tra bài.
- HS làm bài vào SGK
- Gọi HS lên bảng làm
- Nhận xét.
- 5HS lên bảng làm.
- Gọi HS nêu yêu cầu về BT
 Bài 3:(Tr.7)
- Yêu cầu HS phân tích bài toán.
- Phân tích bài toán + nêu cách giải.
- Gọi 1HS tóm tắt bài toán.
- Cho 1HS làm BP, cả lớp làm vào vở
- 1HS lên tóm tắt 
Tóm tắt:
Bình và Hoa : 335 con tem.
Bình : 128 con tem.
Hoa : .. con tem?
- HS làm bài.
Giải
Bạn Hoa sưu tầm được số tem là:
335 – 128 = 207 (tem)
Đáp số: 207 con tem
- Nhận xét 
- Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm tóm tắt bài toán và hỏi:
+ Đoạn dây dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
+ Đã cắt đi bao nhiêu xăng-ti-mét?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gọi 2HS nêu thành đề toán.
Bài 4: (Tr.7)
- HS đọc thầm tóm tắt, nêu:
+ Đoạn dây dài 243cm.
+ Đã cắt đi 27cm.
+ Còn lại bao nhiêu cm? 
- 2HS nêu đề toán 
- Cho HS làm theo nhóm đôi vào phiếu bài tập.
- HS làm vào phiếu theo nhóm đôi.
Giải
Đoạn dây còn lại dài là:
243 – 27 = 216 (cm)
- Cùng HS nhận xét.
Đáp số: 216 cm
4. Củng cố:
- Phép trừ trên đều là các phép trừ như thế nào?
- Khi thực hiện trừ các số có ba chữ số cần chú ý điều gì ?
- 2HS nêu: Đều là phép trừ có nhớ một lần.
- Cần lưu ý trừ có nhớ phải nhớ đúng hàng.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: về chuẩn bị bài “Luyện tập”, trang 8.
- Theo dõi.
Môn: Toán (ôn)
Tiết TKB: 6
ÔN TẬP TIẾT 1 TUẦN 2
Môn: Tiếng Việt (ôn)
Tiết TKB: 7
ÔN TẬP TIẾT 1 TUẦN 2
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 15 /09/2019
Ngày giảng: Thứ ba ngày 17/09/2019
Môn: Tập đọc
Tiết TKB: 1;PPCT:6
CÔ GIÁO TÍ HON
I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : khoan thai, khúc khích, tỉnh khô. Hiểu nội dung bài : Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, có thể thể thấy các bạn nhỏ yêu cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo 
	2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ HS địa phương đễ phát âm sai và viết sai: nón, khoan thai, khúc khích, núng nính...
	3. Thái độ: GDHS Yêu quý thầy cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
	1. Giáo viên: BP chép đoạn văn cần luyện đọc; BPND
	2. Học sinh: 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi lần lượt 2HS lên bảng.
- Nhận xét 
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a) Luyện đọc
- Đọc mẫu; tóm tắt nội dung bài; Hướng dẫn giọng đọc: Bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thích thú. 
- Kiểm tra sĩ số.
- 2 HS đọc bài Ai có lỗi? và nêu nội dung bài.
- Chú ý nghe.
- Lắng nghe.
* Đọc từng câu 
- yêu cầu HS nối tiếp đọc câu; GV kết hợp sửa lỗi phát âm.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
* Đọc từng đoạn
- Gọi HS chia đoạn. 
- Chia bài thành 3 đoạn:
Đ1: Bé kẹp tóc...chào cô.
Đ2: Bé treo nón....đánh vần theo.
Đ3: Còn lại.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn (lần 1), đọc nối tiếp đoạn (ần 2) giải nghĩa từ khó.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu văn dài trên BP.
- Yêu cầu HS đọc đoạn trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Giải nghĩa từ trong phần chú giải, một số từ mới (ngọng líu, ríu rít, mân mê).
- HS luyện đọc câu văn dài:
 Bé kẹ ... D: Sổ mũi, ho, đau họng, viêm phổi...
- Kết luận
* Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị mắc bệnh. Những bệnh hô hấp thường gặp là: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Cho HS quan sát tranh SGK 
- Quan sát
- Chia nhóm, giao viêc
- Thảo luận nhóm 2, trao đổi với nhau về nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6
+ H1, 2: Nam đã nói gì với bạn của Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam.
+ Nam nói với bạn Nam ho và đau họng. Thời tiết lạnh mà Nam lại ăn mặc phong phanh, không đủ ấm.
+ H3. Bác sĩ đã khuyên Nam điều gì?
+ Bác sĩ khuyên Nam cần uống thuốc và súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng.
+ H4. Tại sao thầy giáo lại khuyên bạn HS lại phải mặc thêm áo ấm .
- 1 vài cặp HS trình bày trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương .
- Nhận xét, bổ sung
+ Người bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thường bị ho, sốt. Đặc biệt trẻ em nếu không chữa trị kịp thời, để quá nặng có thể bị chết....
+ Chúng ta cần phải làm gì
để phòng bệnh viêm đường hô hấp?
- HS nêu: Chúng ta nên súc miệng nước muối hằng ngày, không nên ăn đò quá lạnh hoặc cay nóng. Khi thời tiết lạnh phải mặc đủ ấm.
+ Em đã có ý thức phòng bệnh viêm đường hô hấp chưa?
+ HS nêu
- Kết luận
* Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...
- Nguyên nhân chính: Do bị nhiễm lạnh, 
c. Hoạt động 3: Chơi trò chơi bác sĩ
- HD cách chơi
nhiễm trùng...
- Cách đề phòng: Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng, ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên...
- 1 HS đóng vai bệnh nhân, 1 HS đóng vai bác sĩ
- Y/c HS đóng vai bệnh nhân nêu 1 số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp, 
- Chơi trong nhóm
- 1 vài cặp HS đóng vai trước lớp
- HS đóng vai bác sĩ nêu được tên bệnh
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét
4. Củng cố: Nhận xét tiết học
- Theo dõi
5. Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết học sau
- Theo dõi thực hiện
Môn: Tập viết
Tiết TKB:4; PPCT:2
ÔN CHỮ HOA: Ă , Â
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: Củng cố cách viết các chữ hoa Ă, Â ( viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định) thông qua bài tập ứng dụng 
	2. Kĩ năng: Viết tên riêng ( Âu Lạc ) bằng chữ cỡ nhỏ
- Viết câu ứng dụng ( Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà 
trồng ) bằng chữ cỡ nhỏ .
	3. Thái độ: - Kiên trì luyện viết đúng, đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC 
	1. Giáo viên: Mẫu chữ ă, â, L
 	2. Học sinh: Bảng con phấn.
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Hát
- Viết bảng con 
- Nhận xét sửa chữa cho HS
3. Bài mới
 Giới thiệu bài 
-Theo dõi
Hướng dẫn HS viết:
a. Luyện viết trên bảng con: 
- Y/c HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng
- Nghe, quan sát
- Gắn chữ hoa mẫu, nhắc lại cách viết, viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
- Nhận xét chỉnh sửa cho HS
- Nghe, quan sát
Ă , Â
- Viết chữ trên bảng con.
* Luyện viết từ ứng dụng. 
- Đọc từ ứng dụng
 - Giới thiệu:
- HS nắng nghe 
 - Gắn chữ mẫu, nhắc lại cách viết
- Viết trên bảng con
Ă , Â
 Theo dõi, sửa sai 
- Viết bảng con các chữ 
* Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng
- Giải nghĩa:
+ Phải biết nhớ ơn những người đã giúp đỡ
b. Hướng dẫn viết bài vào vở. - Nêu yêu cầu
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, chú ý các nét, độ cao.... 
c. chữa bài.
mình, những người đã làm ra những thứ cho mình được thừa hưởng.
- Viết câu tục ngữ: 2 lần 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / 
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
- Viết bài vào vở
 - Nhận xét
- Theo dõi
4. Củng cố : Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau 
Môn: Chính tả
Tiết TKB: 5; PPCT:4
CÔ GIÁO TÍ HON
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: Nghe - viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bài “ Cô giáo tí hon”. Biết phân biệt s/x (hoặc ăng/ăn); tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho âm đầu là x/s (ăng/ăn).
	2. Kỹ năng: Giúp HS viết đúng chính tả, viết đúng mẫu chữ, trình bày đẹp.
	3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
	1.GV: Năm tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a hoặc 2b.
	2.HS: Vở chính tả
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3HS lên bảng lớp.
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
- Hát
- 3 HS viết bảng lớp: nguệch ngoạc, khuỷu tay.....
* Hướng dẫn HS viết bài
a. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn văn
- Đọc đoạn văn
- 2HS đọc lại bài
+ Đoạn văn có mấy câu?
- 5 câu
+ Chữ đâù các câu viết như thế nào?
- Viết hoa các chữ cái đầu.
+ Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
- Viết lùi vào một chữ.
+ Tìm tên riêng trong đoạn văn? 
- Bé- tên bạn đóng vai cô giáo.
b. Đọc bài cho HS viết vào vở.
- Viết bài.
c. Thu bài nhận xét và sủa lỗi
- Đọc lại bài.
- HS dùng bút chì soát lỗi.
- Nhận xét bài viết 
d. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu 1HS lên làm mẫu
Bài 2a (Tr.18)
- 1 HS lên bảng làm mẫu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
- Lớp làm bài vào vở bài tập 
- Gọi Hs đứng tại chỗ nêu
- Đại diện các nhóm dán bài làm lên 
bảng, đọc kết quả: 
- Xào: Xào rau, xào xáo.... 
- Sào: Sào phơi áo, một sào đất.....
- Xinh: xinh đẹp, xinh tươi...
- Sinh: học sinh, sinh ra, sinh sống
4. Củng cố: Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
Môn: Toán (ôn)
Tiết TKB: 6
ÔN TẬP TIẾT 2 TUẦN 2
Môn: Tiếng Việt (ôn)
Tiết TKB: 7
ÔN TẬP TIẾT 2 TUẦN 2
Ngày soạn: Thứ tư ngày 18/09/2019
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20/09/2018
Môn: Tiếng Anh
Tiết TKB: 1+2
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Toán
Tiết TKB: 3; PPCT:10
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: Củng cố về tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, phép chia. Nhận biết số phần bằng nhau và giải bài toán có lời văn
	2. Kĩ năng: HS có kĩ năng làm tính và giải bài toán có lời văn.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
	1. Giáo viên: Bảng phụ bài 3
	2. Học sinh: 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS đọc bảng chia 3
- Nhạn xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
- Báo cáo sĩ số.
- 2 HS đọc bảng chia 3.
* Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu
Bài 1: (Tr.10) Tính
- Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của biểu thức
- Nêu cách tính: Ta tính nhân chia trước cộng trừ sau, Tính từ trái sang phải.
- Y/c HS làm bài vào bảng con.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
- HS làm bài vào bảng con
a, 53 +132 = 15 +132 b, 32 : 4 +106 = 8+106
 = 147 = 114
 c, 20 3 : 2 = 60 : 2
 = 30
- Gọi HS nêu yêu cầu
Bài 2: (Tr.10) Đã khoanh vào số con vịt trong hình nào
- Cho HS quan sát tranh SGK
- Quan sát, nêu đáp án
- Nhận xét, kết luận
- Nhận xét
- Yêu càu HS đọc bài toán
 Bài 3: (Tr.11)
- Gọi HS nêu tóm tắt và cách giải
- Yêu cầu lớp làm vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- HS nêu:
Tóm tắt:
Mỗi bàn : 2 học sinh
4 bàn : ... học sinh?
- Lớp làm vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ.
 Bài giải 
Bốn bàn có số học sinh là:
2 x 4 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh
- Nhận xét, chữa bài.
- Lắng nghe. 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
Bài 4: (Tr.11) Xếp hình tam giác thành cái mũ
- Tổ chức thi ghép hình nhanh giữa các nhóm.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
4. Củng cố: Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về chuẩn bị bài sau
- Sử dụng bộ đồ dùng học toán để ghép hình
Sinh hoạt
Tiết TKB: 4
NHẬN XÉT TUẦN 2
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua.
- Có hướng sửa chữa khắc phục kịp thời.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT
1. Sinh hoạt theo tổ
- Từng tổ kiểm điểm tìm ra những HS ngoan, học tập tốt. Chỉ ra những HS cần
 phải giúp đỡ.
2. Sinh hoạt theo lớp:
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trước lớp.
- Các tổ khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình của lớp, các mặt hoạt động.
- GV nhận xét chung
* Ưu điểm.
- Duy trì tốt nề nếp. Thực hiện tốt kế hoạch của lớp, trường và của Đội.
- Đi học đúng giờ; trong lớp chú ý nghe giảng. 
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
 - Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập 
- Trang phục đúng quy định.
- Vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.
* Hạn chế còn tồn tại: Một số HS viết chữ chưa đúng mẫu, đọc chậm: 
III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI
- Duy trì tốt nề nếp học tập, đi học chuyên cần đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng. 
- Có đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Thực hiện tốt vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân.
HĐNG (Tự học Tiếng việt) 
Tiết TKB: 5
ÔN CHỮ HOA: Ă , Â
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: Củng cố cách viết các chữ hoa Ă, Â ( viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định) thông qua bài tập ứng dụng 
	2. Kĩ năng: Viết tên riêng ( Âu Lạc ) bằng chữ cỡ nhỏ
- Viết câu ứng dụng ( Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà 
trồng ) bằng chữ cỡ nhỏ .
	3. Thái độ: - Kiên trì luyện viết đúng, đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC 
	1. Giáo viên: Mẫu chữ ă, â, L
 	2. Học sinh: Bảng con phấn.
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định 
2. Giới thiệu bài ôn
- Hát
3. Hướng dẫn ôn tập
Hướng dẫn HS viết:
a. Luyện viết trên bảng con: 
- Y/c HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng
- Nghe, quan sát
- Gắn chữ hoa mẫu, nhắc lại cách viết, viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
- Nhận xét chỉnh sửa cho HS
- Nghe, quan sát
Ă , Â
- Viết chữ trên bảng con.
* Luyện viết từ ứng dụng. 
- Đọc từ ứng dụng
 - Giới thiệu:
- HS nắng nghe 
 - Gắn chữ mẫu, nhắc lại cách viết
- Viết trên bảng con
Ă , Â
 Theo dõi, sửa sai 
- Viết bảng con các chữ 
* Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng
- Giải nghĩa:
+ Phải biết nhớ ơn những người đã giúp đỡ
b. Hướng dẫn viết bài vào vở. - Nêu yêu cầu
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, chú ý các nét, độ cao.... 
c. chữa bài.
mình, những người đã làm ra những thứ cho mình được thừa hưởng.
- Viết câu tục ngữ: 2 lần 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / 
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
- Viết bài vào vở
 - Nhận xét
- Theo dõi
4. Củng cố : Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau 
HĐNG
Tiết TKB: 6
CHỦ ĐỀ: VUI HỘI KHAI TRƯỜNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2019_2020.doc