Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016

 Luyện toán

 Thực hành toán tiết 1

Thời gian dự kiến: 35 phút

I/Mục tiêu :

 - Biết xem tờ lịch tháng 3 năm 2010 điền số hoạch chữ.

- Biết một năm có 12 tháng và các tháng có 31 ngày.

II/Đồ dùng dạy học :

 Bảng phụ

III/ Hoạt động dạy học :

 1/Hoạt động cơ bản:

 a/. Khởi động

 - T/C trò chơi, thông qua trò chơi GT bài

 - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học.

 - HS ghi vở tên bài.

 2/. Hoạt động thực hành:

 HD làm bài tập

Bài 1 : Xem tờ lịch tháng ba năm 2010 rồi điền số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.

 HS làm vở, nêu kết quả, HS và GV nhận xết, sửa sai

a/ Tháng 3 có 31 ngày.

b/ Ngày 8 tháng 3 là thứ hai.

c/ Ngày 4 tháng 3 là thứ năm.

d/ Ngày 20 tháng 3 là thứ bảy.

e/ Tháng 3 có 4 ngày chủ nhật, đó là các ngày : 7, 14, 21, 28.

Bài 2 : Điền số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm :

 HS làm vở, một em làm bảng phụ

 * Mỗi năm có12 tháng. Các tháng có 31 ngày là : 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.

 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

 - Về tập xem lại cách xem lịch, để áp dụng làm bài tập.

VI/. ĐÁNH GIÁ:

 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.

 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương

 

doc 30 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 	 Thứ hai ngày 15 tháng 2 năm 2016	
Mĩ thuật Tiết 21
 ( Cô Mai dạy)
_________________________
Tập đọc-Kể chuyện Tiết 64 - 65
 Nhà bác học và bà cụ sgk: 32
 Thời gian dự kiến: 80 phút
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (trả lời các CH 1, 2, 3, 4).
 *Kề chuyện 
 - Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	* GV: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. 
	* HS: Sách Tiếng Việt
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
 a/. Khởi động: KT bài Bàn tay cô giáo
 b/ Bài mới: 
 - GV GT bài, nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
 a/ Luyện đọc :
	 - 1 HS đọc bài, GV nhận xét
 + Lần 1: HS đọc bài cá nhân ở SGK/32, kết hợp sửa sai. 
 + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ trong SGK 
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.
 b)Tìm hiểu bài:
C1: Ê – đi – xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mỹ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ống đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo để kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông trở thành một nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.
C2: Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra vào lúc Ê – đi – xơn vừa chế tạo ra đèn điện, mọi người từ khắp hơi ùn ùn kéo đến xem.Bà cụ cũng là một trong những số người đó.
C3: Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ ốm.
C4: Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
 - GV đặt câu hỏi rút ND bài và cho HS nhắc lại.
 - Thực hiện các câu hỏi ở SGK 1, 2, 3, 4,5 SGK/ 23
 - Trao đổi trong nhóm. 
 - GV nghiệm thu kết quả. 
 + GV đặt câu hỏi để rút nội dung:
 c)Luyện đọc lại:
	 - GV HD HS đọc một đoạn văn trong bài.
	 - Một HS đọc mẫu, lớp và GV nhận xét.
	 - HS đọc trong nhóm, đại diện các nhóm đọc.
	 - Các nhóm nhận xét bình chọn.
* Kể chuyện:
 B1: Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
- Các em đã học câu chuyện. Bây giờ các em phân vai ( người dẫn chuyện, 
Ê – đi – xơn , bà cụ ). Tập kể lại câu chuyện.
 B2: Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai:
- Nói đúng lời nhân vật, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
- Học sinh hình thành nhóm và phân vai.
 * Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ.
- Từng nhóm kể lại câu chuyện.
- Lớp và giáo viên bình chọn nhóm kể hay nhất.
 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
 VI/. ĐÁNH GIÁ:
 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
__________________________________
 Buổi chiều: Tin học 
	 ( Cô Lợi dạy)
	 	Toán Tiết 106
 Luyện tập sgk: 109
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết tên gọi các tháng trong một năm; số ngày trong từng tháng; 
- Biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm ...).
- Dạng bài 1, bài 2 không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.
- Rèn HS biết xem lịch hằng ngày trong cuộc sống.
II/ Đồ dùng dạy học:
	+ GV: Các đáp án bài tập. Tờ lịch năm 2012
+ HS: VBT.
III/ Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:	
a)Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi: “Tiếp sức”; 
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học; HS ghi vở tên bài.
2/HĐ thực hành: 
 Bài 1: Xem tờ lịch năm 2012 rồi viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
 a/ - Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ
 - Ngày 2 tháng 9 là ngày thứ 
 .....................................
 b/ Thứ hai đầu tiên của tháng 7 là ngày 
 ........................................
 - Cho học sinh làm bài (cá nhân) vào VBT.
 - GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (SGK) Xem lịch năm 2012 rồi cho biết:
 a) Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ mấy ?
Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ mấy ? Ngày Nhà giáo VN 20 tháng 11 là thứ mấy ? Ngày cuối cùng của năm 2012 là thứ mấy ?
Sinh nhật em là ngày nào ? Tháng nào ? Hôm đó là thứ mấy ?
 b) Thứ hai đầu tiên của năm 2012 là ngày nào ? 
 Thứ hai cuối cùng của năm 1012 là ngày nào ?
 Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là những ngày nào ?
- HS thảo luận trong nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
 - GV đến từng nhóm kiểm tra; nhận xét, tuyên dương.
3/HĐứng dụng:
	- Xem lại cách xem lịch để làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp.
IV/Đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
Luyện tiếng việt
Thực hành tiết 1
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Đọc đúng và rành mạch toàn bài Xây nhà trên trời ; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
 Chọn được các ý đúng của bài tập 2,3.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ viết bài tập 2.
III/ Hoạt động dạy học:
 1/Hoạt động cơ bản:
 a/. Khởi động: 
 b/ Bài mới: 
 - GV GT bài, nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. Hoạt động thực hành:
 a/ Luyện đọc :
. - 1HS đọc mẫu toàn bài.
- GV chia bài thành 3 đoạn.
- HS đọc tiếp nối trong nhóm.
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.
 b/ Làm BT
 Bài 2: Đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng:
- HS đọc đề bài, GV gợi ý cách làm.
- HS làm bài vào VTH, 1 em lên làm vào bảng phụ.
 *Đáp án:
a) Xây nhà trên trời trong 3 ngày. Không làm được, sẽ bị treo cổ.
b) Làm một cái diều, thả cho bay lên trời.
c) Thợ lợp mái đang rung chuông đòi thêm gỗ.
d) Dẫn học đến gốc cây có buộc dây diều và bảo họ leo lên.
e) Lính không làm được, vua buột miệng nói không thể leo dây lên trời.
g) Khiến vua phải thừa nhận yêu cầu của mình là vô lí.
 Bài 3: Đặt câu hỏi (Kki nào? ở đâu? ) Cho bộ phận in đậm:
 - HS đọc đề bài, GV gợi ý cách làm.
- HS làm bài vào VTH, HS nhận xét bài của bạn và tự sửa bài vào VTH.
 *Đáp án: -Vua muốn A-bu-na-vác xây một ngôi nhà ở đâu ?
 - Khi nào Vua A-bu-na-vác tung diều lên không trung ?
 3/.Hoạt động ứng dụng:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
VI/. Đánh giá:
 - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết.
 - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương.
	Thứ ba ngày 16 tháng 2 năm 2016
 Thể dục 
	 ( Thầy Đạo dạy)
 ___________________________
 Toán Tiết 107 
 Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính sgk: 109
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
 - Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. 
- Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
- Làm được bài 1, bài 2, bài 3.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 + GV: 1số mô hình hình tròn (mặt đồng hồ, chiếc đĩa ), com pa ,thước.
 + HS: Com pa, VBT.
III/Hoạt động dạy- học:
1/Hoạt động cơ bản:
a)Khởi động: (3 – 4 phút)
 - Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”; 
 - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, HS tham gia chơi.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 	- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học: 
- HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức: 
 - HS dựa vào ND ở SGK/109, HS đọc thông tin trong sách cá nhân.
	- HS thảo luận nhóm đôi 
	- GV đến các nhóm theo dõi giúp đỡ và nghiệm thu trong nhóm.
* GV chốt ý : hình tròn và tâm 0, bán kính 0M, đường kính AB. 
- HS nêu nhận xét như sgk 
2/Hoạt động thực hành:
 - Thực hiện các bài tập: bài 1, bài 2, bài 3 VBT (cá nhân).
Bài 1: a) Viết chữ thích hợp vào chỗ chấm 
- Đường tròn tâm 0 có bán kính là: OA, OB, OD.
- Các đường kính trong hình tròn là: AB, CD 
 b) Đúng ghi Đ, sai ghi S: 
Bài 2: Vẽ hình tròn
- HS vẽ vào bảng con ( hoặc giấy nháp). GV theo dõi HD các em yếu 
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài toán
- 2 HS lên bảng vẽ. Lớp vẽ vào vở.
- Nhận xét, sửa sai. 
 b) HS đọc yêu cầu, làm vào vở.
- HS nêu miệng, nhận xét sửa sai. 
3/Hoạt động ứng dụng:
	- HS nắm được hình tròn, tâm, đường kính, bán kính đã học để làm bài tập và Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp.
IV/Đánh giá:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương.
	___________________________________
 Tự nhiên và Xã hội Tiết 43 
 Rễ cây Sgk: 83, 84
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
 - Kể tên một số cây có rễ cọc rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
 + GV: Một số loại rễ cây khác nhau.
 + HS: SGK
III/Hoạt động dạy - học:
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động:
- Tổ chức trò chơi, - Giới thiệu tên bài.
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. - HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
HĐ1: Làm việc với SGK
 - GV giao nhiệm vụ. - HS thảo luận nhóm đôi. 
- GV đến từng nhóm nghe báo cáo, các bạn trong nhóm giúp bạn sửa sai.
* Kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ. 
HĐ2: Làm việc với vật thật 
* GDBĐKH: Chặt phát cây, bắn giết các loại động vật có ích là phá hoại môi trường sống của con người.
.	- Giáo viên phát mỗi nhóm một tờ giấy A0 
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn đính các loại rễ ghi chú đó là rễ gì? 
 - Các nhóm báo cáo nhận xét. Tuyên dương nhóm trình bày đúng đẹp.
3/HĐ ứng dụng:
	- HS về chia sẻ với người thân trong gia đình, tìm hiểu thêm một số rễ cây nơi đang sống để tiết sau chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp để biết thêm. 
IV/Đánh giá:
	- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
Tập viết Tiết 22 
 Ôn chữ hoa P
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P (1 dòng), Ph, B (1 dòng) .
- Viết đúng tên riêng Phan Bội Châu ( 1 dòng) và viết câu ứng dụng: Phá Tam Giang vào Nam. ( 1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- KHHS viết đú ...  2 1401 x 5
HS làm bảng con 
G V theo dõi giúp đỡ.
Bài 2:
Toán giải: HS đọc đề - thảo luận nhóm
Bài giải:
Số ki – lô – gam lạc của 4 kho là:
2150 x 4 = 86 000(kg)
Số ki – lô – gam lạc còn lại là:
86000 – 3250 = 53500 (kg)
Đáp số: 53500 kg
Bài 3: Vẽ theo mẫu rồi tô màu:
HS đọc đề bài .
GV hướng dẫn cách vẽ.
HS vẽ vào VTH.
GV nhận xét bài vẽ của HS.
* Củng cố:
	HS thi đua tính nhanh phép tính: 1250 x 4
IV. Bổ sung: .
SINH HOẠT
I/ Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần:
- Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
 1/ Đạo Đức
	- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp sạch đẹp.
- Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. 
- Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng tóc cắt ngắn.
- Tuy nhiên vẫn còn một số em hay bị nhắc nhở 
- Nhặt được của rơi trả lại người mất.
 2/ Học tập:
- Nghỉ tết và đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài .
- Nhưng vẫn còn một vài em ít học bài cũ
- Một số em viết vở còn cẩu thả.
 - Các em tích cực tham gia luyện viết và tham gia giải toán trên mạng.
 3/ Các HĐ khác:
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
- Thực hiện tốt bài thể dục và múa sân trường.
 - Tham gia sinh hoạt Sao đầy đủ, đúng giờ.
II/ Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số và nề nếp lớp trước và sau tết..
- Tiếp tục thi GTTM và rèn VCĐ.
- Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp như: 
- Giáo dục đạo đức, học tập, vệ sinh cá nhân, múa sân trường, thể dục,
- Tiếp tục tham gia các hoạt động.
Đạo đức
 Ôn tập bài Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (T2)
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
- HS biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,...
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và 
 thiếu nhi thế giới, giấy viết thư.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 1/ Bài cũ: Hệ thống lại kiến thức đã học ở những tiết trước.
 2/ Bài mới: 
HĐ1: Thảo luận nhóm (BT2)
 * MT: Biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. 
 * T.hành: 
 - GV chia nhóm giao việc.
 	- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 * GV kết luận xem SGV/73.
HĐ2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi các nước.
 * MT: HS thể hiện tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư.
 * T.hành:
 	1/Các nhóm thảo luận lựa chọn và quyết định xem gửi thư cho các bạn nước nào. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh viết thư cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn như: đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai,...
2/ Tiến hành viết thư: một bạn làm thư kí ghi ý kiến đóng góp của các bạn.
 Giáo viên đi đến giúp đỡ các nhóm.
3/ Thông qua nội dung thư và kí tên các bạn trong nhóm.
4/ Cử người sau giờ học ra bưu điện gửi thư.
 3/ Củng cố, dặn dò:
	- Hệ thống lại nội dung vừa ôn tập.
- Thực hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
 Chính tả ( Nghe - viết ) Tiết 43 
 Ê – đi - xơn sgk: 33
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: 
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng các bài tập 2/a.
 - GD HS nghe viết chính xác, viết hoa danh từ riêng nước ngoài.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết bài tập 2/a.
III/Các hoạt động dạy học: 
 1/Bài cũ:
- Đọc cho HS viết từ ngữ viết sai tiết trước: thoắt, mềm mại, toả, dập dềnh, lượn,..
 	- GV giới thiệu bài: nêu MT.
 2/ Bài mới: 
HĐ1: HD dẫn HS nghe - viết
 * B1: HD chuẩn bị
- Giáo viên đọc một lần bài chính tả.
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên hướng dẫn giúp học sinh hiểu nội dung bài chính tả: 
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa.
+ Tên riêng Ê- đi –xơn được viết như thế nào? 
- Học sinh tự nêu các từ dễ viết sai, giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào
 bảng con các từ các em dễ viết sai.
 * B2: HS chép bài vào vở
Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
 * B3: Chấm, chữa bài.
- Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Giáo viên chấm 8 – 10 bài, nhận xét bài viết.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài 2: a) Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống ? Giải câu đố.
Mặt tròn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
Suốt ngày lơ lửng trên cao
Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu ?
 (Là gì ?)
 - GV HD cả lớp làm vào vở. Sau đó nêu miệng.
	 - GV chấm bài nhận xét.
 3/ Củng cố, dặn dò:
- Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau.
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:  
 Thủ công Tiết 22 
 Đan nong mốt ( T2 ) 
Thời gian dự kiến: 30 phút
I/ Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách đan nong mốt.
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
- Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa. Tranh quy trình đan nong mốt.
- Các nan đan mẫu ba màu khác nhau, giấy màu, bút chì kéo, hồ dán,...
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
2/ Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động 1: Học sinh thực hành đan nong mốt
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh nhắc lại quy trình đan nong mốt. Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt:
+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa.
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.
- Trong khi học sinh thực hành, giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Khen ngợi những tấm đan đẹp, đúng kĩ thuật.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh.
Hoạt động 2 (HĐNGLL): Giới thiệu nghề nghiệp địa phương.
- Giới thiệu nghề đan rổ hấp cá ở địa phương.
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại cách đan nong mốt.
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng cắt, đan của HS.
- Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Đan nong đôi.
IV/ Bổ sung: .................................................................................................................
 Luyện từ và câu Tiết 22 
 Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi Sgk: 35
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài TĐ, CT đã học (BT1).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu(BT2 a/b/c.
- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài(BT3).
* HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT2.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: 1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng ghi lời giải của bài tập 1, 2 băng giấy viết 4 câu văn ở bài tập 2, 2 băng giấy viết nội dung truyện vui Điện.
III/Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ: HS làm lại bài tập của tiết trước. 
 2/ Bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1: Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21, 22 em hãy tìm các từ ngữ. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài tập.
	+ Hai, ba HS đọc lại. Cả lớp theo dõi và tìm trong sách SGK các từ ngữ:
Chỉ tri thức
Chỉ hoạt động của tri thức
nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ
nghiên cứu khoa học
nhà phát minh, kĩ sư
nghiên cưu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, cầu cống,...
bác sĩ, dược sĩ
chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh
thầy giáo, cô giáo
dạy học
nhà văn, nhà thơ
sáng tác
Bài 2: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
- Học sinh đọc thầm, làm bài cá nhân.
- GV dán lên bảng 2 băng giấy đã viết 4 câu văn, mời 2 HS lên bảng làm bài. Sau đó đọc lại 4 câu văn, ngắt nghỉ hơi rõ.
a/ Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
	b/ Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng.
	c/ Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
	d/ Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
Bài 3: Hãy sửa lại những chỗ sai.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và truyện vui Điện.
- Học sinh nêu cách làm bài tập. - Học sinh làm vào vở bài tập.
- Học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên và cả lớp chốt lại lời giải đúng.
 + Truyện này gây cười ở chỗ nào?
Tính hài hước của truyện là ở câu trả lời của người anh. Loài người làm ra điện trước, sau mới phát minh ra vô tuyến. Phải có điện thì vô tuyến mới hoạt động. Nhưng anh lại nói nhầm: Không có điện thì anh em mình phải“ thắp đèn dầu để xem vô tuyến”. Không có điện thì làm gì có vô tuyến!
 3/Củng cố, dặn dò:
 - Hệ thống lại nội dung vừa học.
 - HS về nhà xem lại các bài tập đã làm.
 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
IV/ Bổ sung: 
..
Luyện tiếng Việt
Thực hành tiết 2
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
- Biết sắp xếp các từ ngữ chỉ tri thức và từ ngữ chỉ hoạt đông của tri thức vào ô trống thích hợp.
- Biết đặt dấu phẩy; dấu chấm; dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than phù hợp trong câu. 
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Xếp các từ ngữ sau vào ô thích hợp.
a/ Từ ngữ chỉ tri thức
Kiến trúc sư, dược sĩ, kĩ sư, nhà môi trường, nhà phát minh, nhà văn, nhạc sĩ.
b/ Từ ngữ chỉ hoạt động của tri thức
Viết truyện, thiết kế nhà cửa, chế thuốc chữa bệnh, nghiên cứu môi trường, phát minh khoa học, sáng tác nhạc.
- HS thảo luận nhóm – báo cáo.
- GV nhận xét – sưa sai.
Bài 2: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau.
- HS đọc đề bài – Thảo luận nhóm làm bài tập.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
- HS báo cáo.
- HS, GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Điền vào ô trống dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- HS đọc đề bài – Thảo luận nhóm làm bài tập.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
- HS báo cáo.
- HS, GV nhận xét, sửa sai.
* Củng cố:
HS đọc lại bài tập 3.
IV. Bổ sung: ..................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_22_nam_hoc_2015_2016.doc