Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016

 Luyện Tiếng Việt

Thực hành Tiếng Việt ( tiết 1)

Thời gian: 35 phút

I/ Mục tiêu :

 - Đọc truyện Nhảy cầu trả lời được các câu hỏi.

 - Nối mẫu câu với câu tương ứng.

 - HS làm bài cẩn thận, chính xác.

II/ Chuẩn bị:

III/ Hoạt động dạy học:

 1/Hoạt động cơ bản:

 a/. Khởi động:

 b/ Bài mới:

 - GV GT bài, nêu mục tiêu bài học.

 - HS ghi vở tên bài.

 2/. Hoạt động thực hành:

 a/ Luyện đọc :

. - 1HS đọc mẫu toàn bài: Nhảy cầu

- GV chia bài thành 3 đoạn.

- HS đọc tiếp nối trong nhóm.

 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.

 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.

 b/ Làm BT

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng:

 Đáp án :

 a/ Vì nỗi sợ làm cậu ta do dự

 b/ Suốt 30 phút, cậu cứ chuẩn bị nhảy, rồi lại thôi.

 c/ Cậu giơ hai tay, gập người, lộn nhào xuống nước rồi trồi lên.

 d/ Nhảy cầu không khó bằng sợ hãi.

 - HS làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày.

 - Lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.

Bài 3 : Nối mẫu câu với câu tương ứng.

 Đáp án :

 a/ Cậu bé rất sợ hãi khi đứng lên cầu nhảy. Ai làm gì ?

 b/ Cậu bé là niềm tự hào của người cha. Ai là gì ?

 c/ Cậu bé trồi lên khỏi mặt nước trong tiếng hoan hô vang dội. Ai thế nào ?

 3/.Hoạt động ứng dụng:

 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.

 

doc 25 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2016
 Tập đọc - Kể chuyện Tiết: 82+83
Cuộc chạy đua trong rừng
	 Thời gian dự kiến: 80 phút	
I/ MỤC TIÊU: *Tập đọc
 - Đọc đúng, rành mạch; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm
 từ. Biết đọc phân biệt đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
 - Hiểu ND: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. (trả lời được các CH trong SGK). 
 *Kề chuyện 
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
	- HS khá, giỏi biết kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của Ngựa Con.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	* GV: Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể. 
	* HS: Sách Tiếng Việt
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
 a/. Khởi động: KT bài Hội đua voi ở Tây Nguyên
 b/ Bài mới: 
 - GV GT giới thiệu chủ điểm THỂ THAO và bài nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
 a/ Luyện đọc :
	 - 1 HS đọc bài, GV nhận xét
 + Lần 1: HS đọc bài cá nhân ở SGK/81, kết hợp sửa sai. 
 + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ trong SGK 
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.
 b)Tìm hiểu bài:
* KNS: Tự nhận thức. Xác định giá trị bản thân. Lắng nghe tích cực. Tư duy phê phán. Kiểm soát cảm xúc. 
 - HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 sách giáo khoa trang 81.
C1: Chú mải mê soi mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹ và cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.
C2: Phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
C3: Vì Ngựa Con chỉ lo chải chuốt mà không xem lại bộ móng nên chạy giữa chừng một cái móng bị lung lay rồi rời ra nên chú bỏ dở cuộc đua.
C4: Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất.
 - GV nêu câu hỏi HS rút ND của bài.
* BVMT: Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ đáng yêu; câu
 chuyện giúp chúng ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng.
.
 - Trao đổi trong nhóm. 
 - GV nghiệm thu kết quả. 
 + GV đặt câu hỏi để rút nội dung:
 c)Luyện đọc lại:
	 - GV HD HS đọc một đoạn văn trong bài.
	 - Một HS đọc mẫu, lớp và GV nhận xét.
	 - HS đọc trong nhóm, đại diện các nhóm đọc.
	 - Các nhóm nhận xét bình chọn.
 * Kể chuyện	
1.GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào tranh minh hoạ, học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. 
2. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
 	 - HS đọc yêu cầu kể chuyện và 4 gợi ý.
 	 - Từng cặp học sinh tập kể 1 đoạn của câu chuyện.
 - Bốn học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
 	 - Lớp và giáo viên bình chọn nhóm kể hay nhất.
 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
- Xem bài sau : Cùng vui chơi.
 VI/. ĐÁNH GIÁ:
 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
	____________________________
Buổi chiều: Toán Tiết 136 
 So sánh các số trong phạm vi 100 000 Sgk/147
Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4/a.
GD HS tính cẩn thận khi làm bài.
II/. Đồ dùng dạy học:
 + Giáo viên: SGK, đáp án bài tập
 + Học sinh: SGK+VBT
III/. Hoạt động dạy học: 
 1/ Hoạt động cơ bản:
 a/. Khởi động
 - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 b/. Bài mới: 
 - HS đọc xem ở SGK (trang 147) thảo luận theo cặp tìm ra cách so sánh các số trong phạm vi 100 000.
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo. 
 * GV chốt ý: theo SGK/147 
 a/ So sánh 100 000 và 99 999 
 	 	 b/ So sánh các số có cùng số chữ số
 	76 200 và 76 199 rồi hướng dẫn HS nhận xét. Vậy 76 200 > 76 199 
	- 1 HS đọc lại nội dung bài.
 2/Hoạt động thực hành
 	Bài 1: Điền dấu >; <; = ?
 	 - Cả lớp làm miệng.
Bài 2: Điền dấu >; <; = ?
 - HS làm cá nhân.
 - HS đổi chéo vở kểm tra trong nhóm.
 - Các nhóm báo cáo, GV nghiệm thu kết quả. 
Bài 3: a/ Khoanh vào số lớn nhất:
 54 937 ; 73 945 ; 39 899 ; 73 954
 b/ Khoanh vào số bé nhất:
 65 048 ; 80 045 ; 50 846 ; 48 650
- HS làm cá nhân.
 - HS đổi chéo vở kểm tra trong nhóm.
 - Các nhóm báo cáo, GV nghiệm thu kết quả. 
Bài 4/a: Các số 20 630; 60 302; 30 026; 36 200 viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
 - HS thảo luận và làm theo nhóm.
 - HS đổi chéo vở kểm tra trong nhóm.
 - Các nhóm báo cáo, GV nghiệm thu kết quả. 
 3/.Hoạt động ứng dụng:
- HS nắm cách so sánh đã học để làm bài tập và Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp.
VI/. Đánh giá:
 - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết.
 - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương.
	 Luyện Tiếng Việt 
Thực hành Tiếng Việt ( tiết 1)
Thời gian: 35 phút
I/ Mục tiêu :
 - Đọc truyện Nhảy cầu trả lời được các câu hỏi.
 - Nối mẫu câu với câu tương ứng.
 - HS làm bài cẩn thận, chính xác. 
II/ Chuẩn bị:
III/ Hoạt động dạy học:
 1/Hoạt động cơ bản:
 a/. Khởi động: 
 b/ Bài mới: 
 - GV GT bài, nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. Hoạt động thực hành:
 a/ Luyện đọc :
. - 1HS đọc mẫu toàn bài: Nhảy cầu
- GV chia bài thành 3 đoạn.
- HS đọc tiếp nối trong nhóm.
 - Trao đổi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo và nghiệm thu kết quả.
 b/ Làm BT
Bài 2: Chọn câu trả lời đúng:
 	Đáp án : 
 	 a/ Vì nỗi sợ làm cậu ta do dự
 	 b/ Suốt 30 phút, cậu cứ chuẩn bị nhảy, rồi lại thôi.
 	 c/ Cậu giơ hai tay, gập người, lộn nhào xuống nước rồi trồi lên.
 	 d/ Nhảy cầu không khó bằng sợ hãi. 
	- HS làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày. 
	- Lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.
Bài 3 : Nối mẫu câu với câu tương ứng.
 Đáp án : 
 	a/ Cậu bé rất sợ hãi khi đứng lên cầu nhảy. 	 Ai làm gì ?
 	b/ Cậu bé là niềm tự hào của người cha. Ai là gì ?
 	c/ Cậu bé trồi lên khỏi mặt nước trong tiếng hoan hô vang dội.	 Ai thế nào ?
 3/.Hoạt động ứng dụng:
 - Kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
VI/. Đánh giá:
 - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết.
 - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương.
 Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2016
 Toán Tiết 137 
 Luyện tập Sgk/ 148. 
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu:
Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số.
Biết so sánh các số.
Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000( tính viết và tính nhẩm).
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(b), bài 3, bài 4, bài 5.
GD tính cẩn thận, chính xác.
II/. Đồ dùng dạy học:
 + Giáo viên: SGK, VBT
 + Học sinh: VBT
III/. Hoạt động dạy học: 
 1/ Hoạt động cơ bản:
 a/. Khởi động
 - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/Hoạt động thực hành
Bài 1: Số?
Giáo viên cho học sinh nhận xét để rút ra quy luật viết các số tiếp theo. ( Số sau hơn số trước 10 hoặc 100 )
a/ 65 000; 66 000; 67 000; 68 000; 69 000; 70 000; 71 000
Bài 2: Điền dấu >; <; =
Bài 3: Tính nhẩm
 7000 + 200 = 7200 24 002 > 2400 + 2
Bài 4: Số ?
 a/ Số lớn nhất có bốn chữ số là: .. b/ Số bé nhất có bốn chữ số là: ..
 c/ Số lớn nhất có năm chữ số là: .. d/ Số bé nhất có năm chữ số là: ..
- Giáo viên cho học sinh nêu miệng kết quả và ghi kết quả vào vở bài tập.
Bài 5: Đặt tính rồi tính
 - Trao đổi trong nhóm sau đó cá nhân làm VBT
- HS đổi chéo vở kểm tra trong nhóm.
 - Các nhóm báo cáo, GV nghiệm thu kết quả. 
 3/.Hoạt động ứng dụng:
 - HS nắm được cách so sánh các số đã học để biết cách sử dụng trong cuộc sống và Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp.
 VI/. Đánh giá:
 - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá HT của nhóm trong tiết.
 - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá sự tiến bộ của HS, tuyên dương.
 Tự nhiên và Xã hội Tiết 55 
 Thú ( tt ) sgk/104
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: 
 - Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
 - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.
 - Biết những ĐV có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay ĐV có vú. Nêu được một số VD thú nhà và thú rừng.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trang 106 - 107 sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/HĐ cơ bản:
a)Khởi động:
- Tổ chức trò chơi, - Giới thiệu tên bài.
- GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
- HS ghi vở tên bài.
b) Hình thành kiến thức:
* Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể con chim
HĐ 1: Tìm hiểu thành phần cấu tạo bên ngoài của thú rừng
 + Kể tên các con thú rừng mà bạn biết?
 + Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát.
 + So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà.
 - Quan sát cá nhân và thảo luận theo cặp.
 - Thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo.
 - GV nghiệm thu kết quả trong nhóm.
 	 * Kết luận: Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa. Thú nhà là những loài thú đã được con người nuôi dưỡng và thuần hóa từ rất nhiều đời nay, chúng đã có nhiều biến đổi và thích nghi với sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng là những loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.
HĐ2: Ích lợi của thú
* KNS: Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.
+ Nêu ích lợi của thú rừng. 
+ Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng?
 - Trao đổi nhóm đôi và thống nhất trong nhóm.
 - Tổ chức cho nhóm báo cáo.
 - GV nghiệm thu kết quả trong nhóm.
 * GDBVMT 
 * GV kết luận: Cung cấp dược liệu quý, nguyên liệu để trang trí và mĩ nghệ. Giúp thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp hơn. Bảo vệ động vật hoang dã, cấm săn bắn bừa bãi, không chặt phá rừng. Xây dựng khu bảo tồn động vật.
. 3/. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
 - Về nhà kể cho bố mẹ, người thân về tiết học hôm nay để được nghe mọi người nói lên cảm xúc của mình. Hãy ghi lại những cảm xúc đó để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
 VI/. ... c để chia sẻ với bạn ở tiết học sau.
IV/Đánh giá: 
- GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
Sinh hoạt lớp
I. Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần:
- Các tổ trưởng tổ chức sinh hoạt tổ và báo cáo các hoạt động của tổ trong tuần.
- Các tổ khác nhận xét, bổ sung.
- Dựa vào kết quả của các tổ đã báo cáo. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung:
a) Môn học và hoạt động giáo dục:
	- Đa số các em hoàn thành các nội dung môn học, đọc viết tính toán tương đối tốt, biết tự học và hoàn thành các nội dung bài học cô giao.
b) Năng lực:
 	- Biết tự phục vụ và tự quản tốt, quần áo đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ
	- Chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập khi đến lớp, luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao.
	- Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước lớp
	- Biết chia sẻ giúp đỡ bạn trong học tập.
c) Phẩm chất:
	- Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục.
	- Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm. 
	- Luôn trung thực đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè.
* Tồn tại: Một số còn chưa tự giác, chưa mạnh dạn, tự tin trong học tập. Đọc viết còn chậm và sai nhiều.
3/ Các HĐ khác:
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Chăm sóc cây xanh thường xuyên.
- Tham gia sinh hoạt Sao đầy đủ, đúng giờ.
II. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
- Tăng cường việc kèm cặp HS chưa HT. Khuyến khích HS tham gia học nhóm tích cực. Tăng cường công tác chủ nhiệm. GDĐĐ cho HS.
- Tiếp tục GD HS ý thức tham gia giao thông, ATVSTP, phòng chống bệnh tật, phòng bệnh học đường. 
- Nhắc các em đi học đúng giờ .
- Nhắc nhở thực hiện các quy định trong nhà trường, trong lớp và tham gia các hoạt động Đội, Sao.
Buổi chiều
Luyện toán 
Thực hành toán ( tiết 2) 
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
- Củng cố đơn vị đo diện tích: xăng- ti- mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng- ti- mét vuông.
 * Bài tập cần làm : bài 1, 2, 3.
II/Đồ dùng dạy học :
 + Giáo viên: VTH
 + Học sinh: VTH
III/ Hoạt động dạy học :
 1/Hoạt động cơ bản:
 a/. Khởi động
 - T/C trò chơi, thông qua trò chơi GT bài 
 - GV ghi tên bài và nêu mục tiêu bài học. 
 - HS ghi vở tên bài.
 2/. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Viết (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu; hướng dẫn cách đọc, cách viết; 
- Làm VBT ; Nhận xét, sửa sai
Bài 2: Tính (theo mẫu)
Học sinh đọc yêu cầu rồi làm bài
 48cm2 + 12cm2 = 60cm2; 2cm2 4 = 8cm2
	 312cm2 + 30cm2 = 342cm2 36 cm2 3 = 108cm2
Học sinh làm vào VBT. 
Chấm chữa bài
Bài 3 Đọc bài toán; hướng dẫn HS làm 
Bài giải
 Tờ giấy màu còn lại có diện tích là:
 400 - 320 = 80(cm2)
 Đáp số: 80cm2 
 3/. Hoạt động ứng dụng:
- Để đo diện tích ta dùng đơn vị diện tích: xăng– ti- mét vuông.
- Xăng– ti- mét vuông viết tắt là: cm2
VI/.Đánh giá:
 - GV yêu cầu HS tự đánh giá.
 - GV tổng hợp ý kiến đánh giá, tuyên dương
	_________________________________
 Luyện tiếng việt 
 Luyện viết chữ đẹp
 Thời gian dự kiến: 35 phút
 Chính tả ( Nghe - viết ) Tiết 55
Cuộc chạy đua trong rừng sgk: 83
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
 - Làm đúng các bài tập (2) a.
 - Rèn HS nghe viết chính xác, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết bài tập ( 2 ) a.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 1/ Bài cũ:
- Đọc cho HS viết từ ngữ viết sai tiết trước: mênh mông, bến bờ, rên rỉ, .
- GV giới thiệu bài: nêu mục tiêu.
 2/ Bài mới: 
HĐ1 : HD dẫn HS nghe viết
 * B1: HD chuẩn bị
- Giáo viên đọc một lần bài Cuộc chạy đua trong rừng.
- Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên hướng dẫn giúp học sinh hiểu nội dung bài chính tả.
- Học sinh tự nêu các tiếng, từ dễ viết sai, giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các tiếng, từ các em dễ viết sai.
 * B2: HS chép bài vào vở
 - Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh.
 * B3: Chấm, chữa bài.
- Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 2 a/ Điền vào chỗ trống l hay n ? 
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
	 - GV HD cả lớp làm vào vở.
	 - GV chấm bài nhận xét. HS đọc lại bài tập làm đúng.
 Một thiếu niên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng nai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn lụa trắng thắt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ nó từ xa lại. 
 3/ Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc nhở lại cách viết.
- Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau.
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
..
Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2015
Toán Tiết: 139
 Diện tích một hình Sgk/150
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: 
 - Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
 - Biết: Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia; Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích hình của hai hình đã tách.
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
GD tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Các miếng bìa, các ô vuông thích hợp có các màu khác nhau để minh hoạ các ví dụ 1, 2, 3.
III/Các hoạt động dạy học:
 1/Bài cũ: HS lên bảng làm bài tập do GV đưa ra. 
 2/Bài mới: 
HĐ1 : Giới thiệu các biểu tượng về diện tích
 VD1: GV nói: có một tấm bìa màu đỏ hình tròn, một hình chữ nhật màu trắng. Đặt HCN nằm trọn trong hình tròn. Ta nói: diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
 VD2: Giới thiệu hình A và B trong SGK, có hình dạng khác nhau nhưng có cùng một số ô vuông như nhau. Ta nói : diện tích hình A bằng diện tích hình B.
 VD3: Giới thiệu tương tự như trên để học sinh thấy được: Hình P tách thành hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N.
HĐ2 : Thực hành
Bài 1: Điền các từ “lớn hơn”, “ bé hơn ”, “bằng” thích hợp vào chỗ chấm:
- HS đọc yêu cầu. GV cho học sinh nhận xét để diền các từ thích hợp.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Chấm, chữa bài tập.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
- Học sinh đọc yêu cầu, nêu cách làm. 
- Học sinh tự làm vào vở bài tập. 
- Chấm, chữa bài tập.
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên cho học sinh làm.
- Chấm, chữa bài tập.
 3 /Củng cố, dặn dò:	 
- Giáo viên hệ thống lại bài.
- BT về nhà 2, 3. Xem bài sau
 - Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
 Luyện từ và câu Tiết 28
Nhân hoá. Ôn cách đặt và TLCH Để làm gì? 
Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
 Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu: 
 - Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hoá (BT1).
 - Tìm được bộ phận câu trả hỏi Để làm gì? (BT2).
 - Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng lớp ghi sẵn bài tập 1 . Giấy Ao ghi bài tập 2, 3.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 1/ Bài cũ: GV nhận xét bài KTĐK GK2. 
 2/ Bài mới: 
HĐ1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? 
 Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
Tôi là bèo lục bình Tớ là chiếc xe lu
Bứt khỏi sình đi dạo Người tớ to lù lù
Dong mây trắng làm buồm Con đường nào mới đắp
Mượn trăng non làm giáo. Tớ san bằng tăm tắp.
 Nguyễn Ngọc ánh Trần Nguyên Đào
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trên bảng lớp.
 	- Cho học sinh thảo luận theo cặp (4 phút).Từng cặp trình bày : Một em hỏi, một em trả lời. Các nhóm khác bổ sung.
 * GV chốt: Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng là tớ khi nói về mình. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện với ta.
Bài 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
 - Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp theo dõi trên bảng lớp.
 - Học sinh làm vào vở bài tập. Một em làm phiếu.
 - Chấm chữa bài. Cho từng cặp HS; một em đặt, một em TL lại bài vừa làm.
Bài 3: Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng chỗ trống trong mẩu truyện vui Nhìn bài của bạn
- Học sinh đọc yêu cầu. 
- GV hỏi lại HS: Khi nào dùng dấu chấm, khi nào dùng dấu chấm hỏi, khi nào dùng dấu chấm than?
- GV hướng dẫn - HS làm vào VBT- Một em làm vào phiếu.
- Chấm chữa bài. Gọi học sinh đọc lại mẩu truyện.
 3/ Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS nhắc lại: Thế nào là nhân hoá, khi nào dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: 
Thủ công Tiết 28
Làm đồng hồ để bàn ( Tiết 1 )
 Thời gian dự kiến: 30 phút
I/ Mục tiêu: 
- Học sinh biết làm đồng hồ để bàn.
- Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
- Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công gắn trên giấy bìa.
- Đồng hồ để bàn. 
- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
- Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo thủ công.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
2/ Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động 1: (HĐNGLL) Học sinh xem một số mẫu đồng hồ.
	- Giáo viên chuẩn bị một số tranh của các loại đồng hồ giới thiệu cho học sinh. Sau đó nêu ích lợi trong việc sử dụng đồng hồ hằng ngày.
Hoạt động 2: HD HS quan sát nhận xét. 
 - GV giới thiệu đồng hồ.
- HS quan sác nhận xét hình dạng ,màu sắc của nó
- Tác dụng của từng bộ phận như kim giờ, kim phút, kim giây, các số ghi trên mặt đồng hồ.
- Liên hệ với đồng hồ trên thực tế.
- Tác dụng của đồng hồ. 
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn mẫu
 + Bước 1: Cắt giấy
+ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ).
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ cho những em còn lúng túng.
3/ củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại cách làm đồng hồ để bàn bằng bìa.
 - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
 - Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: Làm đồng hồ để bàn ( T2 ).
 - Nhận xét tiết học.
IV/Bổ sung:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2015_2016.doc