Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 3 - Tạ Thị Hải Hà

Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 3 - Tạ Thị Hải Hà

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý đọc đúng các tiếng, từ khó phát âm ; lạnh buốt, lất phất , phụng phịu. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời nhân vật với người dẫn chuyện, biết nhân giọng ở các từ ngữ gợi cảm

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:bối rối,thì thào.

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.

B. Kể chuyện:

1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung; biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.

2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

3.Giáo dục HS đức tính biết hi sinh và nhường nhịn.

II.Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK

- Giấy tô ki viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện

 

doc 27 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 313Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Lớp 3 - Tuần 3 - Tạ Thị Hải Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
Tổ chức lễ khai giảng
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
Tiết 1+2 Tập đọc –Kể chuyện 
Chiếc áo len
I. Mục tiêu: 
A. Tập đọc 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý đọc đúng các tiếng, từ khó phát âm ; lạnh buốt, lất phất , phụng phịu. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật với người dẫn chuyện, biết nhân giọng ở các từ ngữ gợi cảm
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:bối rối,thì thào.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung; biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
3.Giáo dục HS đức tính biết hi sinh và nhường nhịn.
II.Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK
- Giấy tô ki viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Tổ chức: - Sĩ số:
 - Hát
2.Kiểm tra bài cũ
	- 2HS đọc bài “Cô giáo tí hon ” và trả lời câu hỏi.
	- Những cử chỉ nào của cô giáo làm bé thích thú?
3Dạy bài mới. Tiết 1: Tập đọc
1. GT bài:	- GV giới thiệu chủ điểm.
	- GV giới thiệu bài tập đọc -> ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện đọc: 
a. GV đọc toàn bài
- GV tóm tắt nội dung bài:
- HS chú ý nghe.
- GV hướng dẫn cách đọc.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu 
- HS đọc tiếp nối đọc từng câu + luyện đọc đúng
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS chia đoạn 
+ GV hướng dẫn đọc những câu văn dài 
- Vài HS đọc lại
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- HS giải nghĩa 1 số từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Học sinh đọc theo nhóm 4.
3. Tìm hiểu bài:
* HS đọc thầm đoạn1:
- Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào?
- áo màu vàng, có dây đeo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm .
* 1HS đọc đoạn 2 + lớp đọc thầm.
- Vì sao Lan dỗi mẹ 
- Vì mẹ nói rằng không thể chiếc áo đắt tiền như vậy được.
* Lớp đọc thầm Đ3:
- Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
- Mẹ dành hết số tiền mua áo cho em Lan con không cần thêm áo.......
* Lớp đọc thầm đoạn 4:
- Vì sao Lan ân hận?
- HS thảo luận nhóm – phát biểu.
- Tìm một tên khác cho truyện?
- Mẹ và 2 con, cô bé ngoan...
- Các em có bao giờ đòi mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không?
- HS liên hệ
4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn đọc câu
- 2HS đọc lại toàn bài
- HS nhận vai thi đọc lại truyện
( 3 nhóm )
- Lớp nhận xét – bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- GV nhận xét chung
Tiết 2:Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện: Chiếc áo len theo lời của Lan.
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
a. Giúp HS nắm được nhiệm vụ 
- 1HS đọc đề bài và gợi ý trong SGK.
Lớp đọc thầm theo
b. Kể mẫu đoạn 1:
- GV mở bảng phụ viết sẵn gợi ý.
- 1HS đọc 3 gợi ý kể mẫu theo đoạn. 1HS kể theo lời bạn Lan.
c. Từng cặp HS tập kể 
- HS tiếp nối nhau nhìn gợi ý nhập vai nhân vật Lan.
d. HS thi kể trước lớp 
- HS nối tiếp nhau thi kể đoạn 1,2,3,4
- Lớp bình chọn
4. Củng cố :
- Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì?
5.Dặn dò :
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “vẽ hình”...
- Giáo dục HS đức tính chăm học.
II.Chuẩn bị
- Bảng phụ vẽ sẵn 2 hình của BT4
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ
	- 1 HS giải bài tập 3.
3. Dạy bài mới. 
* Hoạt động 1: Bài tập
 Bài 1: Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc và tính chu vi hình tam giác.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
a. GV yêu cầu HS quan sát hình SGK. 
- HS nêu cách tính 
- 1 HS lên bảng giải + lớp làm vào vở 
- GV theo dõi, HD thêm cho HS dưới lớp.
Giải
Độ dài đường gấp khúcABCD là:
34 + 12 + 40= 86 (cm)
Đáp số: 86 cm
- GV nhận xét ghi điểm 
- Lớp nhận xét 
 Bài 2: GV cho HS nhận biết độ dài các cạnh 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS quan sát hình trong SGK
- GV lưu ý HS: Hình MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín. Độ dài đường gấp khúc khép kín đó cũng là chu vi hình tam giác.
 Bài giải
Chu vi hình tam giác MNP là:
34 + 12 + 40 = 86(cm)
- GV nhận xét chung
Đáp số: 86 cm
 Bài 2: Củng cố lại cách đo độ dài đoạn thẳng. 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 
- GV yêu cầu HS dùng thước thẳng đo độ dài các đoạn thẳng.
- HS quan sát hình vẽ sau đó dùng thước thẳng để đo độ dài các đoạn thẳng
- Cho HS làm bài vào vở.
- HS tính chu vi hình chữ nhật vào vở
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10(cm)
Đáp số: 10(cm)
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
Bài 3: Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tam giác qua đến hình
- HS nêu yêu cầu BT
- HS quan sát vào hình vẽ và nêu miệng
+ Có 5 hình vuông 
+ Có 6 hình tam giác.
- GV nhận xét 
- Lớp nhận xét.
 Bài 4: củng cố nhận dạng hình 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Treo bảng phụ
- HS quan sát hình vẽ
- GV hướng dẫn HS vẽ thêm 1 đoạn thẳng để được, chẳng hạn.
+ Ba hình tam giác 
- HS dùng thước vẽ thêm đoạn thẳng để được: Hai hình tứ giác.
- 1 HS lên bảng làm + lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, sửa sai
- Lớp nhận xét bài bạn
4.Củng cố:- Nhận xét tiết học
5.Dặn dò:. - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Thủ công
 Gấp con ếch (T1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy đúng qui trình kĩ thuật.
- Hứng thú với giờ học gấp hình.
II.Chuẩn bị:
- Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu.
- Tranh qui trình gấp con ếch bằng giấy.
- Giấy màu hoặc giấy trắng, kéo thủ công.Bút màu.
1.Tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Dạy bài mới
Định lượng
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5'
1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV giới thiệu mẫu con ếch gấp bằng giấy và nêu câu hỏi.
- HS quan sát, trả lời.
+ Con ếch gồm mấy phần?
-> 3 phần: đầu, thân, chân.
+ Đặc điểm của các phần?
+ Phần đầu: có 2 mắt.
+Phần thân: phình rộng dần về phái sau.
+ Phần chân: 2 chân trước và 2 chân sau ở dưới thân.
- GV liên hệ thực tế về hình dạng và ích lợi của con ếch.
- HS chú ý nghe.
- 1 HS lên bảng mở dần con ếch gấp mẫu.
- GV hỏi: 
+ Nêu sự giống nhau của cách gấp bài này với bài " gấp máy bay đuôi rời" đã học ở lớp 2?
- HS nêu.
18’
2. Hoạt động 2:
GV hướng dẫn mẫu.
- Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
- GV thực hiện như ở bài trước.
- HS quan sát.
- Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước của ếch.
- GV thực hiện.
+ Gấp đôi tờ giấy HV theo đường chéo được hình tam giác, gấp đôi hình tam giác để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra.
- HS quan sát.
+ Gấp 2 nửa cạnh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu.
- HS quan sát.
+ Lồng 2 ngón tay cái vào giữa lòng hình kéo sang hai bên.
- HS quan sát.
+ Gấp 2 nửa cạnh đáy của hình tam giác ở phái trên.
+ Gấp 2 đỉnh của hình vuông theo đường gấp dấu gấp 
- Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
- Gấp 2 cạnh bên của hình tam giác  mở 2 đường gấp ra.
- HS nghe - quan sát.
- Gấp 2 cạnh bên
- Lật ra mặt sau gấp phần cuối
- Gấp đôi phân vừa gấp lên 
- Lật lên dùng bút tô 2 mắt con ếch.
* Cách làm con ếch nhảy:
- GV hướng dẫn .
- GV treo tranh quy trình. 
- HS quan sát.
- 1 -> 2 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp con ếch để cả lớp quan sát.
- GV uốn nắn những thao tác chưa đúng cho HS.
15'
* Thực hành:
- GV tổ chức cho HS thao tác gấp con ếch như đã HD.
- HS thực hành.
4. Củng cố - Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: - Dặn chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:3/9/2011
Ngày dạy 7/9/2011
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011
Tiết 1: Chính tả
	 Nghe-viết: Chiếc áo len
I. Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng viết chính tả
- Nghe – viết chính xác đoạn 4 ( 63 chữ) của bài: Chiếc áo len.
- Làm các bài tập chính tả phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ( tr /Ch hoặc thanh hỏi/ thanh ngã).
2. Ôn bảng chữ cái:
- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trồng trong bảng chữ ( học thêm tên chữ do hai chữ cái ghép lại: Kh).
- Thuộc lòng 9 chữ tiếp theo trong bảng chữ.
- GDHS ý thức chăm học,viết bài sạch đẹp.
II.Chuẩn bị:
- 3 hoặc 4 băng giấy viết nội dung bài tập 2.
- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy -học:
1.Tổ chức: - Sĩ số:
 - Hát
2.Kiểm tra - GV đọc: Xào rau; sà xuống, ngày sinh...
	 - 1 HS lên bảng viết + lớp viết bảng con. 
3. Dạy bài mới:
1. GT bài – ghi đầu bài 
2. Hướng dẫn nghe viết 
1 HS đọc đoạn viết.
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Vì sao Lan ân hận ?
- Vì em đã làm cho mẹ phải lo lắng, làm cho anh phải nhường....
- Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng của người.
- Lời Lan muốn nói với mẹ được đặt trong câu gì?
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
b. Luyện viết tiếng khó:
- GV đọc: nằm, cuộn tròn,chăn bông...
- GV nhận xét – sửa sai cho HS 
c. GV đọc bài viết.
. HS nghe đọc – viết bài vào vở.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS.
d. Chấm chữa bài:
- GV đọc lại bài 
- HS dùng bút chì soát lỗi.
- GV thu nhỏ vở chấm bài 
- GV nhận xét bài viết. 
3. Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV phát 3 băng giấy cho 3 HS.
- 3 HS lên bảng làm thi trên băng giấy.
- Lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng 
 Bài 3:
- HS nêu yêu cầu BT 
- GV yêu cầu HS 
- 1HS làm mẫu: g – gieo hat.
- 1HS lên bảng làm + lớp làm vào vở.
- Lớp nhìn lên bảng đọc 9 chữ và tên chữ .
- HS thi đọc tại lớp.
- GV nhận xét.
4. Củng cố :
 - Nhận xét tiết học. 
5.Dặn dò: - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Mĩ thuật
Giáo viên chuyên ngành
Tiết 3: Toán
Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu:Giúp HS 
	+ Củng cố cách giải toán về “nhiều hơn, ít hơn”
	+ Giới thiệu, bổ xung bài toán về “hơn kém nhau một số đơn vị”, tìm phần “nhiều hơn” hoặc “ít hơn”
	+ GDHS ý thức chăm học.
II. Các hoạt động dạy- học:
1.Tổ chức
2.Kiểm tra
	- Làm bài tập 2: (1HS)
	- Nêu cách tính chu vi hình tam giác ? (1 HS nêu)
3.Dạy bài mới:
 Bài ... e viết.
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc bài thơ trên bảng phụ 
- HS chú ý nghe
- 2 HS đọc lại
+ Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
- Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét nhà sạch thềm....
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì?
- Thơ lục bát 
+ Cách trình bày bài thơ lục bát như thế nào ?
- HS nêu.
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Các chữ đầu dòng. 
- Luyện viết tiếng khó:
- Gv đọc: Trải chiếu, lim dim, luống rau, hát ru...
- HS luyện viết vào bảng con.
+ GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
b. Chép bài.
- HS nhìn vào SGK – chép bài vào vở.
- GV theo dõi HS viết, uấn nắn cho HS.
c. Chấm chữa bài.
- GV đọc lại bài 
- HS dùng bút chì soát lỗi 
- GV thu bài chấm điểm.
- Nhận xét bài viết.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
a. Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào nháp + 3 HS lên bảng làm.
- Lớp đọc bài của mình – nhận xét bài của bạn.
+ Lời giải: Đọc ngắc ngứ 
Ngoắc tay nhau 
- GV nhận xét kết luận.
Dấu ngoặc đơn.
b. Bài 3 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS 
- HS làm vào nháp + 3 HS lên bảng.
+ Chung
- GV nhận xét
+ Trèo; chậu.
4. Củng cố :- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Thể dục
Giáo viên chuyên soạn+dạy
Buổi chiều:Dạy chương trình của sáng thứ sáu
Tiết 1: Tập làm văn
Kể về gia đình.Điền vào tờ giấy in sẵn
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình một người mới quen.
2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
3.GDHS ý thức thương yêu người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
	- Mẫu đơn xin nghỉ học
III. Các hoạt động dạy -học:
1.Tổ chức: - Sĩ số:
 - Hát
2.Kiểm tra:
	- 2HS đọc lại đơn xin vào Đội	
	- Lớp nhận xét.
3. Bài mới:
1. GT bài ghi đầu bài.
2. HD làm bài tập 
 Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập 
 Kể về gia đình mình cho một người bạn mới đến lớp, mới quen.
- HS chú ý nghe.
- HS kể về gia đình theo bàn (nhóm)
- Đại diện các nhóm thi kể 
- Lớp nhận xét,bình chọn.
- GV nhận xét 
VD: Nhà tớ chỉ có 4 người...Bố tớ là công nhân. Mẹ tớ là cô giáo ...
 Bài 2:
- HS nêu yêu cầu Bài tập
- 1HS đọc mẫu đơn. Sau đó mới đưa về trình tự của lá đơn.
- GV phát mẫu đơn cho từng HS điền nội dung. 
- GV thu bài – chấm điểm
- 2 –3 HS làm miệng bài tập.
4. Củng cố :- Nhận xét tiết học 
5.Dặn dò - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tập viết
ÔNCHữ HOA B.
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa B thông qua bài tập ứng dụng: 
1. Viết tên riêng ( Bố Hạ ) bằng chữ cỡ nhỏ.
2. Viết câu tục ngữ : “ Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ”.Bằng chữ cỡ nhỏ.
3.GDHS ý thức viết bài sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
	- Mẫu chữ viết hoa B
	- Các chữ: Bố Hạ và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
	- 1HS nhắc lại từ và các cụm từ ứng dụng ở bài trước.
	- 2HS viết bảng lớp – lớp viết bảng con. Âu Lạc, ăn quả.
3. Bài mới:
1. GT bài – ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn viết bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa
- HS tìm các chữ hoa có trong bài:
B, H, T.
- GV đưa ra chữ mẫu 
- HS đọc
+ Nhận xét điểm bắt đầu, điểm dừng bút? Nêu độ cao của chữ ?
- HS nêu
- GV gắn chữ mẫu lên bảng?
- HS quan sát
- GV hướng dẫn HS điểm đặt bút và điểm dừng bút. 
- HS chú ý nghe 
- GV viết bảng chữ mẫu (vừa viết vừa phân tích lại).
- Vài HS nhắc lại
+ GV đọc: B, H, T.
- HS viết bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng.
- GV đưa ra từ ứng dụng.
- GV giải thích địa danh “ Bố Hạ”
+ Những chữ nào có độ cao bằng nhau?
- HS nêu
+ Khoảng cách các chữ như thế nào?
- HS nêu
- HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng.
- HS đọc câu dụng
- HS chú ý nghe
- Những chữ nào có độ cao bằng nhau?
- HS nêu
- GV hướng dẫn cách nối và khoảng cách chữ.
- HS tập viết vào bảng con; Bầu, Tuy.
3. HD viết vào vở 
- GV nêu cầu: Viết chữ B: 1 dòng
+ Viết chữ H, T: 1 dòng 
+Viết tên riêng: 2 dòng 
- HS chú ý nghe.
+ Câu tục ngữ: 2 dòng 
- HS viết bài vào vở
4. Chấm – Chữa bài
- GV thu bài chấm điểm 
- Nhận xét bài viết. 
4. Củng cố :- Nhận xét tiết học
5.Dặn dò - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tự nhiên -Xã hội
Máu và cơ quan tuần hoàn
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS có khả năng: 
+ Trình bày sơ lựợc cấutạovà chức năng của máu.
+ Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
+ Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn
+Có ý thức bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. Chuẩn bị.
 - Các hình trong SGK (14 – 15)
 - Tiết lợn để lắng đọng trong ống thuỷ tinh.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm quan sát hình 1, 2,3 (SGK) và tiếp tục quan sát ống máu đã chống đông. Thảo luận theo câu hỏi. 
+ GV yêu cầu các nhóm quan sát, thảo luận. 
+ Bạn đã bị đứt tay, trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay bạn nhìn thấy gì ở vết thương ?
+ Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm bạn thấy máu chia thành mấy phần? đó là phần nào?...
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
c. GV kết luận: Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương và huyết cầu còn gọi là tế bào máu.
- Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ, huyết cầu đỏ hình dạng như cái đĩa lõm 2 mặt....
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
a. Mục tiêu: Kể tên được các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
b. Tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát hình 4 (15) và thảo luận theo cặp theo câu hỏi sau:
+ Chỉ vào hình đâu là tim, đâu là các mạch máu?
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
+ Chỉ vào vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
c. Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu.
3.Hoạt động 3: Chơi trò chơi “tiếp sức”
- Bước 1: GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
- Bước 2:
- HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố : - Nhận xét tiết học
5.Dặn dò: -Về nhà ôn bài,chuẩn bị bài sau
Tiết 4: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS:
+ Củng cố về cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút)
+ Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị (qua hình ảnh cụ thể ).
+ Ôn tập, củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn.
+GDHS ý thức chăm hoc.
II. Các hoạt động- dạy học:
1.Tổ chức
2.Kiểm tra
	- 1HS làm lại bài tập 2
	- 1HS làm lại bài tập 3 ( tiết 14)
3. Dạy bài mới.
 Bài 1: Học sinh quan sát và trả lời được chính xác các đồng hồ chỉ (giờ phút) (chính xác đến 5 phút).
- Gv dùng mô hình đồng hồ HD học sinh làm bài tập.
- HS quan sát các đồng hồ trong SGK.
- HS nêu miệng BT
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
+ Hình A: 6h 15 phút C: 9h kém 5’
 B: 2h 30’ D: 8h
- Gv nhận xét
- Lớp nhận xét
 Bài 2: Củng cố cho HS về bài toán có lời văn. 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Gv hướng dẫn HS phân tích + giải 
- HS phân tích + nêu cách giải 
- 1HS nên bảng + lớp làm vào vở.
Bài giải
5 x 4 = 20 ( người)
Đáp số: 20 người
- GV nhận xét.
- Lớp nhận xét
 Bài 3: Yêu cầu HS chỉ ra được mỗi hình xem đã khoanh vào một phần mấy của quả cau và bông hoa.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS quan sát và trả lời miệng,
- GV nhận xét
- Lớp nhận xét.
 Bài 4:Củng cố cho HS so sánh giá trị của 2 biểu thức.
- HS nêu yêu cầu BT
- 3HS lên bảng + lớp làm bảng con
 4 x 7 > 4 x 6 4 x5 = 5 x 4
- GV nhận xét
 28 24 20 20
4. Củng cố :- Nhận xét tiết học
5.Dặn dò: -Dặn HS chuẩn bị bài sau
.
Tiết 5: Sinh hoạt
A.Học ATGT:Bài 3 “Qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau”
I. Mục tiêu: 
	Giúp HS :
- Nhận biết tại nơi đường giao nhau có thể qua đường an toàn .
- Thấy được những nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa ở những nơi không an toàn, như đường phố, hè phố, cổng trường hay đường sắt,...
- Giáo dục ý thức khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học :
tranh ảnh phóng to.
ảnh chụp những nơi các em có thể chơi đùa như công viên , sân chơi và những nơi các em không nên đùa như hè phố, cổng trường,...
III. Các hoạt động dạy học :
1.Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : 	 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài .
3.2. Hướng dẫn HS học tập 
Hoạt động 1: Xem tranh và thảo luận cách qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau
- GV gọi HS yêu cầu HS xem tranh 
- HS xem tranh trước bài học 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm
 - Đi bộ qua đường an toàn nên đi ở đâu ?
 - Qua đường bằng hầm hoặc cầu vượt hoặc vạch kẻ đường dành cho người di bộ
+ Hai đường giao nhau trong tranh có gì khác nhau ?
- Đường giao nhau có tín hiệu giao thông và đường giao nhau không có tín hiệu giao thông.
-> GV nhận xét ,đánh giá.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước qua đường an toàn:
Đèn tín hiệu danh cho người đi bộ qua đường có mấy màu ? ý nghĩa ?
- Qua đường giao nhau nơi có tín hiệu an toàn là như thế nào?
- -Qua đường giao nhau nơi không có đèn tín hiệu an toàn là như thế nào?
- Học sinh tự liên hệ, GV nhận xét
- Có 2 màu xanh, đỏ
Màu đỏ : Cấm qua đường.
Màu xanh : Cho phép sang đường.
- HS thảo luận
- Hs thao luận
Hoạt động 3: Làm phần góc vui học
GV cho HS quan sát tranh phóng to.
- HS quan sát, mô tả các tình huông giao thông
Tổ chức trò chơi Ai nhanh, ai đúng
- Hai HS của hai đội chơi:
Đánh số thứ tự vào từng bức tranh cho đúng
 - Số1 : Đèn dành cho người đi bộ màu đỏ- dừng lại chờ đèn xanh
- Số2 : Đèn xanh bật sáng
- Số 3: Quan sát phải trái
- Số 4 : Qua đường giơ cao tay
- Giáo viên cho HS trình bày nội dung tranh
Nhận xét, tuyên dương, rút ra bài học.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Em cần đi bộ ở đâu để đảm bao an toàn 
- HS nhắc lại
- Em không nên đi bộ ở đâu ? khi đi bộ cần chú ý gì ?
- quan sat các phương tiên giao thông
Hoạt động 5: Giao bài ở nhà
 Sưu tầm tranh ảnh, quan sát khi đi bộ 
B.sơ kết tuần 3
1.Nhận xét các hoạt động tuần 3
a.Ưu điểm:
	- Đi học đều,đúng giờ.Một số em học tập có tiến bộ Thu Huyền,Nam,Thảo.
b.Nhược điểm:
	- Một số bạn chữ xấu chưa chăm học:
	- Vệ sinh chưa tự giác.
	-Kết quả thi HSG còn thấp.
2.Phương hướng tuần 4
	- Duy trì nề nếp.
	-Tự giác vệ sinh
	-Ôn bài tốt để chuẩn bị cho KSCL đầu năm học vào ngày 24/9.
	-Tăng cường rèn chữ,quyết tâm rèn chữ viết nghiêng đều,đẹp.
	-Tích cực phụ đạo HS yếu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_lop_3_tuan_3_ta_thi_hai_ha.doc