Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi. Bước đầu tiên biết đọc VB với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhận vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Bác Nhân, người chuyện làm đồ chơi cho trẻ em, là một người đáng trân trọng vì bác yêu nghề, yêu các bạn nhỏ. Những người như bác Nhân sẽ góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc thông qua việc giữ gìn một loại đồ chơi dan gian cho tre em – tò he. Câu chuyện còn nói về tấm lòng đáng trân trọng nhất của một bạn nhỏ; tìm mọi cách để làm cho người mình yêu quý được vui vẻ và hạnh phúc.

- Kể lại được câu chuyện Người làm đồ chơi.

- Hiểu và có tình cảm trân trọng với nghề nặn tò he cũng như những nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống, biết quan tâm tới những người xung quanh.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

 

doc 37 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 17
Ngày dạy: Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2022
ĐỌC – NÓI VÀ NGHE
CHỦ ĐIỂM: CỘNG ĐÔNG GẮN BÓ 
BÀI 31: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi. Bước đầu tiên biết đọc VB với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhận vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Bác Nhân, người chuyện làm đồ chơi cho trẻ em, là một người đáng trân trọng vì bác yêu nghề, yêu các bạn nhỏ. Những người như bác Nhân sẽ góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc thông qua việc giữ gìn một loại đồ chơi dan gian cho tre em – tò he. Câu chuyện còn nói về tấm lòng đáng trân trọng nhất của một bạn nhỏ; tìm mọi cách để làm cho người mình yêu quý được vui vẻ và hạnh phúc. 
- Kể lại được câu chuyện Người làm đồ chơi.
- Hiểu và có tình cảm trân trọng với nghề nặn tò he cũng như những nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống, biết quan tâm tới những người xung quanh. 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
Câu 1. Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Nêu ích lợi của những ngọn hải đăng?
Câu 2: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
Đ: Hải đăng phát sáng trong đêm giúp tàu thuyền điịnh hướng đi lại giữa đại dương. Chỉ cần nhìn thấy ánh sáng hải đăng, người đi biển sẽ cảm thấy yên tâm, không lo lạc đường.
Đ: Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng điện năng lượng mặt trời. Đó là nguồn điện được tạo ra từ việc chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
 - Mục tiêu: 
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi. Bước đầu tiên biết đọc VB vơi giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhận vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Bác Nhân, người chuyên làm đồ chơi cho trẻ em, là một người đáng trân trọng vì bác yêu nghề, yêu các bạn nhỏ. Những người như bác Nhân sẽ góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc thông qua việc giữ gìn một loại đồ chơi dan gian cho tre em – tò he. Câu chuyện còn nói về tấm lòng dáng trân trọng nhất của một bạn nhỏ; tìm mọi cách để làm cho người mình yêu quý được vui vẻ và hạnh phúc. 
- Kể lại được câu chuyện Người làm đồ chơi.
- Hiểu và có tình cảm trân trọng với nghề nặn tò he cũng như những nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống, biết quan tâm tới những người xung quanh. 
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn).
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Công việc của mình .
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho bán nốt trông ngày mai.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: bột màu, sào nứa, xúm lại, tinh nhanh, làm ruộng,
- Luyện đọc câu dài: Ở ngoài phố,/ cái sào nứa cám đồ chơi của bác/ dựng chỗ nào/ là chỗ ấy,/ các bạn nhỏ xúm lại.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
Câu 1: Bác Nhân làm nghề gì?
Câu 2: Chi tiết nào cho thấy trẻ con rất thích đồ chơi của Bác Nhân?
Câu 3: Vì sao bác Nhân muốn chuyển về quê.
Vì bác về quê làm ruộng.
Vì trẻ con ít mua đồ chơi của bác.
Vì bác không muốn làm đồ chơi nữa. 
Câu 4: Bạn nhỏ đã bí mật được điều gì trước buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân.
Câu 5: Theo em, bạn nhỏ là người như thế nào.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Bác Nhân, người chuyện làm đồ chơi cho trẻ em, là một người đáng trân trọng vì bác yêu nghề, yêu các bạn nhỏ. Những người như bác Nhân sẽ góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc thông qua việc giữ gìn một loại đồ chơi dan gian cho tre em – tò he. Câu chuyện còn nói về tấm lòng đáng trân trọng nhất của một bạn nhỏ; tìm mọi cách để làm cho người mình yêu quý được vui vẻ và hạnh phúc. 
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
Đ: Làm đồ chơi bằng bột màu 
Đ: Ở ngoài phố, cái sào nứa cám đồ chơi của bác dựng chỗ nào là dụng chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại
a. Vì bác về quê làm ruộng. 
Đ: Đâm con lợn đất, được một ít tiền. Sáng hôm sau, tôi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác. 
Đ: Biết tìm mọi cách để làm cho người mình yêu quý được vui vẻ và hạnh phúc. 
+ Hoặc có thể nêu ý kiến khác...
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
- 2-3 HS nhắc lại.
- 
3. Nói và nghe: Người làm đồ chơi
- Mục tiêu:
+ Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3: Kể lại người làm đồ chơi
- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS dựa vào gợi ý trong SHS kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4: 
- GV hỏi HS về nội dung câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
GV kết luận: (Hiểu và có tình cảm trân trọng với nghề nặn tò he cũng như những nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống, biết quan tâm tới những người xung quanh.)
- 1 HS đọc to chủ đề: cộng đông gắn bó 
- Yêu cầu: HS dựa vào gợi ý trong SHS kể lại từng đoạn câu chuyện
- HS đại diện trình bày kể từng đoạn câu chuyện
- HS thảo luận:
- Nêu về tấm lòng đáng trân trọng nhất của một bạn nhỏ; tìm mọi cách để làm cho người mình yêu quý được vui vẻ và hạnh phúc.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS kể một câu chuyện về việc mình biết quan tâm tới những người xung quanh .
+ GV động viên HS mạnh dạn kể.
- Nhắc nhở các em nên quan tâm tới mọi người xung quanh.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS theo dõi
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
TOÁN:
BÀI 40: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2 – Trang 111)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố về phép nhân, chia số có ba chữ số với (cho) số có một chữ số khi giải các bài toán vé tính giá trị của biểu thức, giải bài toán có lời văn (hai bước tính); bước đầu làm quen tính chất kết hợp của phép nhân.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh 
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- GV chiếu trò chơi “ Vòng quay may mắn”
- GV đưa ra trò chơi cho HS tham gia quay. Mỗi lần quay đến tên bạn nào thì bạn đó chọn kết quả 1 phép tính đã cho.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- 6 HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
 + Củng cố về phép nhân, chia số có ba chữ số với (cho) số có một chữ số khi giải các bài toán vé tính giá trị của biểu thức, giải bài toán có lời văn (hai bước tính); bước đầu làm quen tính chất kết hợp của phép nhân.
+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
- Cách tiến hành:
Bài 1. (Làm việc cả lớp) Tính giá trị biểu thức
-  ...  YÊU THƯƠNG
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: ĐỒ DÙNG CỦA NGƯỜI THÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
HS quan sát để biết được sở thích, thói quen, kỉ niệm của người thân; qua đó lựa chọn việc làm phù hợp thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất trách nhiệm: : Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
Tạo cảm giác vui tươi, dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho cả lớp hát bài “Bé quét nhà” để khởi động bài học. 
- GV hỏi HS: 
+ Đố các em biết, bà đang làm gì? 
+ Chổi bà bện có đẹp không? Bà bện những loại chổi nào? Chổi to dùng để làm gì?Chổi nhỏ dùng để làm gì?
+ Như vậy, công việc yêu thích của bà là gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Tình cảm trong gia đình thêm gắn kết thông qua việc chúng ta quan tâm đến công việc yêu thích của người thân, những gì người thân mình làm tốt, làm giỏi nhất. 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: HS hình dung người thân của mình ở nhà, nhớ lại về sở thích, thói quen của người ấy. 
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về người thân qua đồ dùng yêu thích của họ( làm việc nhóm đôi)
- GV đề nghị HS nhóm đôi chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn, thực hiện theo các bước sau:
+ Nghĩ đến một người thân trong gia đình.
+ Nhớ lại xem người ấy thường làm gì, thường thích sử dụng món đồ gì nhất.
+Kể cho bạn nghe về món đồ ấy: hình dáng của nó thế nào và người thân của em sử dụng, giữ gìn nó ra sao.
- GV mời nhóm đôi Chia sẻ.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV đặt câu hỏi: Theo em, vì sao người thân của em lại gắn bó với món đồ ấy? Đồ vật đó nói lên điều gì về người thân của em? Nếu vật này chẳng may bị mất thì người thân của em có buồn không?
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV chốt ý và mời HS đọc lại.
Đồ vật có thể nói lên sở thích của người thân: Người ấy yêu thích gì?/ Đồ vật có thể nói lên thói quen của người thân: Người ấy hay làm việc gì?/ Đồ vật còn có thể nhắc nhở về một kỉ niệm của người thân nữa: Có điều gì đáng nhớ liên quan đến đồ vật ấy?
- Học sinh chia sẻ nhóm đôi
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- HS trả lời
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Cùng đưa ra các việc có thể làm để quan tâm, chăm sóc người thân bằng thái độ, lời nói và hành động của mình. 
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Lựa chọn việc làm phù hợp thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân (Làm việc nhóm 4)
- GV đưa ra câu hỏi thảo luận chung, dẫn dắt để HS đi đến kết luận: có thể quan tâm, chăm sóc người thân, làm cho người thân của mình được vui bằng những cách sau:
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV Nhắc lại những bí kíp bày tỏ sự quan tâm:
“Hỏi han để chia sẻ
Cùng làm để vui thêm
Tặng món quà hợp ý
Đồ vật luôn giữ gìn!”
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các trình bày
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nhắc HS lựa chọn và thực hiện được việc đã đề ra.
- GV đề nghị HS viết vào vở hoặc nhật kí sau khi đã thực hiện kế hoạch: “Mình đã làm gì (cho ai) và người ấy có cảm xúc thế nào khi nhận sự chăm sóc của mình”.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..........................................................................................................................................................
CÔNG NGHỆ
BÀI: ÔN TẬP KIỂM TRA (Tiết 1)
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
SINH HOẠT CUỐI TUẦN: CÂU CHUYỆN YÊU THƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
HS chia sẻ niềm vui nhận được khi thực hiện những việc làm quan tâm, chăm sóc đến người thân. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất trách nhiệm: : Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Gia đình nhỏ hạnh phúc to” để khởi động bài học. 
+ GV nêu câu hỏi: bài hát nói về điều gì?
+ Mời học sinh trình bày.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS trtrả lời: bài hát nói tình cảm gia đình.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: 
+ Thông qua việc xử lí tình huống, HS thể hiện được sự thấu hiểu, quan tâm đến người thân một cách tinh tế, cụ thể. 
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Sắm vai xử lí tình huống thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân (Làm việc nhóm 2)
− GV đề nghị HS ngồi thành 4 – 5 nhóm.
− Mỗi nhóm lắng nghe các tình huống có thật trong cuộc sống của các thành viên và cùng nhau lựa chọn một tình huống để diễn tả.
− Phân công các thành viên sắm vai diễn tả tình huống và thống nhất đạo cụ, cách diễn và cách xử lí. Ví dụ, tình huống mẹ đi chợ về mệt: bạn Nam vào vai nhân vật chính, bạn Hoa là mẹ. Mẹ sẽ cầm theo giỏ đồ, tỏ ra mệt mỏi, chốc chốc lại lau mồ hôi trên trán. Nam sẽ quan sát và nói: Ồ, hình như mẹ mệt lắm Mình không nên hỏi han nhiều quá khiến mẹ mệt thêm, đòi quà như mọi hôm mà phải chăm sóc mẹ mới được Sau đó, Nam mang cho mẹ cốc nước, lấy quạt cho mẹ, đỡ đồ vào bếp sắp xếp để mẹ rửa mặt, nghỉ ngơi,
- GV lần lượt mời các nhóm diễn tả tình huống và cách xử lí của mình. Mỗi nhóm thực hiện trong vòng 2 phút. Sau khi các nhóm thực hiện, GV đề nghị HS bình bầu xem cách diễn tả và xử lí tình huống nào thú vị nhất. 
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV kết luận: Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống khác nhau để chúng ta có cơ hội để tâm quan sát và thực hiện các hành động chăm sóc người thân với nhiều yêu thương.
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm phân công thành viên
- Các nhóm sắm vai
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Thực hành.
- Mục tiêu: 
+ HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước. 
- Cách tiến hành:
Hoạt động 4: Chia sẻ với nhóm hoặc tổ về việc em đã làm để bày tỏ sự quan tâm, lòng biết ơn người thân”(Cá nhân)
- GV mời HS chia sẻ theo cặp đôi:
- Em đã làm gì? Người thân của em có bất ngờ và vui không? Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
–Em có ý định tiếp tục làm việc này không? 
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm.
- Học sinh chia nhóm 2
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
5. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV đề nghị HS tiếp tục thực hiện kế hoạch đã đề ra từ tiết trước hoặc làm thêm những việc mới. 
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Long Điền Đông, ngày ..... tháng .... năm 2022
Kí duyệt của Tổ trưởng
	Lê Thanh Hương	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2022_2023.doc