Giáo án chi tiết Luyện từ và câu Lớp 3 - Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi - Trường Tiểu học Thân Nhân Trung

Giáo án chi tiết Luyện từ và câu Lớp 3 - Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi - Trường Tiểu học Thân Nhân Trung

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (Bài tập 1 SGK trang 35).

2. Kĩ năng: Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu (BT2 a, b/c hoặc a, b/d SGK trang 35). Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (Bài tập 3 SGK trang 36).

3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

* Lưu y: Học sinh khá, giỏi làm được toàn bộ Bài tập 2.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động :

- Bài cũ: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau đây:

Bác sĩ làm việc ở các bệnh viện.

Trong một căn nhà nhỏ, bác Tư đã chế tạo thành công chiếc máy gọt mía.

2. Các hoạt động chính: .

a) Bác sĩ làm việc ở các bệnh viện.

- Bác sĩ làm việc ở đâu?

b) Trong một căn nhà nhỏ, bác Tư đã chế tạo thành công chiếc máy gọt mía.

- Bác Tư đã chế tạo thành công chiếc máy gọt mía ở đâu?

 

docx 2 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chi tiết Luyện từ và câu Lớp 3 - Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi - Trường Tiểu học Thân Nhân Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN TÂN BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN NHÂN TRUNG
Luyện từ và câu tuần 22
Từ Ngữ Về Sáng Tạo
Dấu phẩy - Dấu chấm - Dấu chấm hỏi
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (Bài tập 1 SGK trang 35).
2. Kĩ năng: Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu (BT2 a, b/c hoặc a, b/d SGK trang 35). Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (Bài tập 3 SGK trang 36).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* Lưu y: Học sinh khá, giỏi làm được toàn bộ Bài tập 2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
- Bài cũ: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau đây:
Bác sĩ làm việc ở các bệnh viện.
Trong một căn nhà nhỏ, bác Tư đã chế tạo thành công chiếc máy gọt mía.
2. Các hoạt động chính:
.
Bác sĩ làm việc ở các bệnh viện.
 Bác sĩ làm việc ở đâu?
Trong một căn nhà nhỏ, bác Tư đã chế tạo thành công chiếc máy gọt mía.
Bác Tư đã chế tạo thành công chiếc máy gọt mía ở đâu?
a. Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ về sáng tạo 
* Mục tiêu: Giúp HS biết thêm nhiều từ ngữ về sáng tạo
Bài tập 1: Dựa vào các bài tập đọc, chính tả tuần 21, 22 hãy tìm từ ngữ chỉ: trí thức; chỉ hoạt động của trí thức (SGK trang 35)
- HS dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã đọc và sẽ học ở các tuần 21, 22 để tìm những từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.
b. Hoạt động 2: Dấu phẩy, dấu chấm
 * Mục tiêu: Củng cố lại cho HS cách đặt dấu phẩy, dấu chấm.
Bài tập 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau: (SGK trang 35)
Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.
Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
Trên cành rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.
Dấu phẩy ngăn cách bộ phận phụ trong câu (bộ phận phụ chỉ nơi chốn)
Bài tập 3: Dấu chấm nào đúng, dấu chấm nào sai? Hãy sửa lại những chỗ sai. (SGK trang 36)
 Điện
Anh ơi người ta làm ra điện để làm gì 
Điện quan trọng lắm em ạ vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến
- Hỏi HS: Tính hài hước của truyện ở chỗ nào?
(Tính hài hước của truyện là ở câu trả lời của người anh. Loài người làm ra điện trước, sau mới phát minh ra vô tuyến. Phải có điện thì vô tuyến mới hoạt động. Nhưng anh lại nói nhầm: Không có điện thì anh em mình phải “thắp đèn dầu để xem vô tuyến”. Không có điện thì làm gì có vô tuyến!) 
HS suy nghĩ và tìm từ ngữ chỉ ngườ trí thức và hoạt động của trí thức.
Chỉ trí thức
Hoạt động của trí thức
Bác học
Giáo viên
Bác sĩ
Kỹ sư
Nghiên cứu
Dạy học
Khám bệnh, chữa bệnh
Chế tạo
a)	Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b)	Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c)	Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d)	Trên cành rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì?
Điện quan trọng lắm em ạ vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chi_tiet_luyen_tu_va_cau_lop_3_tu_ngu_ve_sang_tao_da.docx