I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
2. Kĩ năng: Bước dầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
Ngày dạy: Thứ , ngày...... /.... / 201.. Toán tuần 22 tiết 2 Hình Tròn, Tâm, Đường Kính, Bán Kính I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. 2. Kĩ năng: Bước dầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: - Học sinh hát đầu tiết. - 3 em thực hiện. - Nhắc lại tên bài học. a. Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn, compa và cách vẽ hình tròn (10 phút) * Mục tiêu: Giúp HS làm quen với hình tròn, đường kính, bán kính, compa. * Cách tiến hành: F Giới thiệu hình tròn. - Đưa ra 1 số mô hình hình tròn: mặt đồng hồ, hình tròn bằng bìa cho HS quan sát - Vẽ 1 hình tròn trên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường AB. - Nêu nhận xét giống trong SGK. - Gọi HS nêu nhận xét về hình tròn F Giới thiệu cái compa và cách vẽ hình tròn. - Cho HS quan sát và giới thiệu cấu tạo của compa. Compa dùng để vẽ hình tròn. - Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm - Giới thiệu cách vẽ + Xác định khẩu độ compa bằng 2cm trên thước. + Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn. b. Hoạt động 2: Thực hành vẽ hình tròn (18 phút) * Mục tiêu: Giúp HS bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước * Cách tiến hành: Bài 1: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Vẽ hình như trong SGK lên bảng cho HS QS - Cho HS thảo luận nhóm đôi - Gọi HS trả lời miệng Bài 2: Hãy vẽ hình tròn - Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Cho HS nêu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm. - Cho HS tự vẽ - Giúp đỡ HS còn lúng túng - Hình tròn tâm O, bán kính 3cm hướng dẫn tương tự. - Nhận xét, tuyên dương bạn vẽ đúng, đẹp. Bài 3: Phần a: Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn sau: - Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu HS tự làm vào SGK - Cho HS lên bảng thi vẽ nhanh Phần b: Câu nào đúng câu nào sai? - Cho HS QS hình vừa vẽ để làm câu b - Gọi HS lên bảng làm bài - Nhận xét, chốt lại - Nhắc lại cách vẽ hình tròn, nêu tâm, bán kính, đường kính, độ dài đường kính. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Quan sát các mô hình hình tròn. - Quan sát hình tròn. - Lắng nghe - 1 HS nêu lại nhận xét hình tròn. - Quan sát compa. - Lắng nghe - Theo dõi - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Quan sát hình - Thảo luận nhóm đôi. - 1 HS trả lời miệng - 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - Vẽ hình vào vở - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Làm bài vào SGK - 1 HS lên bảng thi vẽ - Quan sát hình vừa vẽ ở phần a) - 1 HS lên bảng. - Lắng nghe @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: