Giáo án đầy đủ Tuần 5 Lớp 3

Giáo án đầy đủ Tuần 5 Lớp 3

Toán

Tiết 21: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ )

I. Mục tiêu h/s:

 - Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ) .

 - Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết.

II Đồ dùng dạy học

 - G : Bảng phụ,

- H : Bảng con

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án đầy đủ Tuần 5 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy:
Toán
Tiết 21: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ )
I. Mục tiêu h/s: 
 - Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ) .
 - Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết.
II Đồ dùng dạy học
 	- G : Bảng phụ, 	
- H : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Hoạt động 1 : Kiểm tra ( 3- 5’)
- B . + Đặt tính rồi tính 32 x 2 ; 4 x 2 
+ Nêu cách thực hiện 32 x 2 = ?
2.Hoạt động 2: Dạy bài mới ( 15’) 
 HĐ2.1 HD thực hiện phép nhân 26 x 3
- G nêu phép tính 26 x 3 = ?
- H đọc - nhận xét phép nhân. 
- H nêu cách đặt tính theo cột dọc- G viết bảng 
- H thực hiện nhân hàng đơn vị : 3 x 6 = 18
- G nhấn mạnh : 3 x 6 = 18 vượt qua 10
 -> viết 8 nhớ 1.
 3 x 2 = 6 , 6 thêm 1 bằng 7 viết 7.
- Nhiều H thực hiện lại phép nhân.
- Vậy 26 x 3 bằng bao nhiêu? 
HĐ2.2 Hướng dẫn Hsthực hiện phép nhân 54 x 6.
- Tương tự VD1 học sinh đặt tính rồi tính vào bảng con.
- Nhận xét 2 phép nhân ? 
Chốt: Khi kết quả của một lượt nhân lớn hơn 10thì phép nhân thuộc trường hợp nhân có nhớ.
3.Hđộng 3: Luyện tập - Thực hành ( 17’)
 * Bài 1/21 (SGK)
 G chốt : Nhân có nhớ.
 * Bài 3/ 22 (Bảng con)
 G chốt: Củng cố về tìm số bị chia chưa biết. 
 * Bài 2/21 (Vở)
3. Củng cố - dặn dò ( 3-5’)
 - Bảng : Đặt tính rồi tính 45 x 2 ; 64 x 4
 - G nhận xét chung giờ học.	 
- Hs thực hiện yêu cầu.
- Số có 2 chữ số nhân số có 1 c/s.
- Thực hiện yêu cầu.
- Nêu miệng theo dãy.
- 26 x 3 = 78 
- Thực hiện Đặt tính và tính vào bảng con.
- Số có hai chữ số nhân số có 1 chữ số có nhớ .
- Hs làm SGK.
- Đổi vở kiểm tra.
- Hs làm bảng con .
- Giải thích cách làm.
- Thực hiện yêu cầu.
- Chữa bài.
- Thực hiện yêu cầu.
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy:
Tập đọc- Kể chuyện
Người lính dũng cảm
I.Mục đích, yêu cầu:
A.Tập đọc:
1.Đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng: cây nứa, thủ lĩnh, lỗ hổng, leo lên, tướng sĩ, hoảng sợ, nhận lỗi,...
 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Đọc trôi chảy toàn bài.
2.Đọc hiểu:
 - Từ ngữ: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết, dứt khoát.
 - Nắm được diễn biến của câu chuyện.
 - Nội dung: trong trò chơi đánh trận giả, thủ lĩnh nhỏ bị coi là “hèn” vì không leo lên mà lại chui qua hàng rào. Thế nhưng khi thầy giáo nhắc nhở, cậu lại là người dũng cảm sửa lỗi. Câu chuyện khuyên các em khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
B.Kể chuyện:
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn. 
 - Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
Tiết 1: Tập đọc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: (2-3') Đọc bài: Ông ngoại.
2.Dạy bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: (1-2') 
	Người lính dũng cảm
2.2.Luyện đọc đúng: (33-35')
a.GV đọc mẫu cả bài:
 ? Bài chia làm mấy đoạn?
b.Hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ:
* Đoạn 1:
 - Luyện đọc: câu 1, 2, 5, 7
 - Đọc đúng: 
 + Câu 1: loạt đạn, hạ lệnh.
 + Câu 2, 5, 7 đọc đúng giọng nhân vật.
 - Đọc mẫu.
 - HD đọc đoạn 1. 
 - Giảng từ: ô quả trám, thủ lĩnh, nứa tép.
 - Đọc mẫu.
*Đoạn 2:
 - Luyện đọc: câu 1, 2.
 - Đọc đúng: leo lên, chú lính nhỏ, lỗ hổng
 - Đọc mẫu.
 - HD đọc đoạn 2.
 - Giảng từ: hoa mười giờ
 - Đọc mẫu.
- Học sinh đọc bài
- HS theo dõi, đọc thầm.
- Bài chia làm 4 đoạn.
- HS luyện đọc theo dãy
- HS nêu nghĩa của từ (SGK).
- HS luyện đọc.
- HS luyện đọc theo dãy.
- HS nêu nghĩa của từ (SGK).
- HS luyện đọc.
*Đoạn 3:
 - Luyện đọc: câu 2, 7
 - Đọc đúng: đọc đúng giọng nhân vật.
 - Đọc mẫu.
 - HD đọc đoạn 3.
 - Giảng từ: nghiêm khắc
 - Đọc mẫu.
- HS luyện đọc theo dãy.
- HS nêu nghĩa của từ (SGK).
- HS luyện đọc.
*Đoạn 4:
 - Luyện đọc: câu 1, 3, 4
 - Đọc đúng: lớp, chú lính, nói khẽ.
 - Đọc mẫu.
 - HD đọc đoạn 4: Đọc đúng giọng nhân vật.
 - Giảng từ: quả quyết
 - Đọc mẫu. 
* Đọc nối đoạn:
* Đọc cả bài:
 - GV hướng dẫn đọc: Toàn bài đọc với giọng hơi nhanh. Đọc đúng giọng nhân vật.
- HS luyện đọc theo dãy.
- HS nêu nghĩa của từ (SGK).
- HS luyện đọc.
- 4 HS luyện đọc.
- 1 HS đọc.
Tiết 2
2.3.Tìm hiểu bài: (10-12')
* Đọc thầm đoạn 1 - câu hỏi 1:
 ? Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò gì? ở đâu?
* Đọc thầm đoạn 2 - câu hỏi 2, 3:
 ? Vì sao chú lính nhỏ lại quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào?
Ø Chú lính không nhát mà sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
* Đọc thầm đoạn 3 - câu hỏi 3:
 ? Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp?
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
 + Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
- HS nêu
- Thầy mong HS dũng cảm nhận khuyết điểm.
* Đọc thầm đoạn 4 – câu hỏi 5:
 ? Ai là người dũng cảm trong chuyện này? Vì sao?
- Chú lính đã chui rào chính là người dũng cảm vì dám nhận lỗi và sửa lỗi.
*Đọc thầm cả bài - QS tranh – TLCH:
 ? Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên 
- Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
2.4.Luyện đọc lại: (5-7')
 - GV hướng dẫn đọc.
 - Đọc mẫu.
 - GV cho HS đọc phân vai (4 vai)
- HS luyện đọc
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
Kể chuyện: (17-19')
a.Xác định yêu cầu:
 - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
b.Hướng dẫn HS kể chuyện:
 - GV cho HS quan sát 4 bức tranh.
 - Gọi 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của truyện.
 - Chia nhóm cho HS kể theo nhóm.
 - HS tập kể cho nhau nghe.
 - Tổ chức cho HS thi kể.
 - Lớp nhận xét và đánh giá về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện.
3.Củng cố, dặn dò: (4-6')
 - Nhận xét tiết học.
- HS đọc
- HS quan sát tranh.
- HS kể.
- HS thi kể.
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy:
Đạo đức
Bài 3: Tự làm lấy việc của mình
I. Mục tiêu 
 - Hs hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình, ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
 - Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.
 - Hs biết tự làm lấy công việc của mình, có thái độ tự giác chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II.Tài liệu và phương tiện
	- Gv: tranh minh hoạ tình huống 1,2,phiếu bài tập.
	- Hs: Sách bài tập Đạo đức.
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
	- Vì sao phải giữ lời hứa?	
 - Hãy lấy ví dụ về việc giữ đúng lời hứa của mình ?
III Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1 Hoạt động 1: Xử lí tình huống (8’)
 * Mục tiêu : Hs biết được biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình.
 * Cách tiến hành :
- Gv nêu tình huống - Hs tìm cách giải quyết.
- Hs nêu cách giải quyết của mình.
- Lớp thảo luận , nhận xét, bổ sung, chọn cách ứng xử đúng.
 * Kết luận : Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
- Hs nêu cách giải quyết tình huống.
- Lớp thảo luận.
 2.2 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (10’)
 * Mục tiêu : Hs hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải làm lấy việc của mình.
* Cách tiến hành : 
- Gv phát phiếu bài tập , thảo luận theo câu hỏi trong phiếu bài tập.
- Gv cho sẵn từ để Hs điền - Các nhóm tự thảo luận .
- Theo nội dung, đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
 * Kết luận : Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của mình không dựa dẫm vào người khác. Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
 2.3 Hoạt động 3: Xử lí tình huống (7’)
 * Mục tiêu : Hs có kĩ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
 * Cách tiến hành : 
- Gv nêu tình huống cho Hs xử lí.
- Hs suy nghĩ giải quyết tình huống.
- Hs nêu cách xử lí của mình - Lớp nhận xét , đưa ra cách giải quyết đúng.
 * Kết luận : Đề nghị của Dũng là sai. 
Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.
- Hs nêu cách giải quyết tình huống.
- Lớp thảo luận.
3.Hướng dẫn thực hành (3’) - Tự làm lấy việc của mình ở trường, ở nhà.
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy:
Toán
Tiết 22: luyện tập
I. Mục tiêu
 - Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số.
 - Ôn tập về thời gian xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày 
II Đồ dùng dạy học
- G : Bảng phụ , đồng hồ bằng bìa.	- H : Bảng con	
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Hoạt động 1 : Kiểm tra ( 3- 5’)
 - (B)Đặt tính rồi tính. 	64 x 6 ;52 x 6	
 - Nêu cách thực hiện?
 2.Hoạt động 2 : Luyện tập ( 32’)	 	* Bài 1/23 (SGK)	
 G chốt: Cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số . 
 * Bài 5/23 ( SGK)
 G chốt : Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không đổi.
 	* Bài 2/23 (Vở)
 G chốt : Cách thực hiện phép nhân.
* Bài 3/23 (Vở)
 G chốt: một ngày có 24 giờ.
 * Bài 4/23 (Thực hành)
 - Kiến thức : Rèn kỹ năng xem đồng hồ. 
 3. Củng cố - dặn dò ( 3-5’)
 - (B) : Đặt tính rồi tính. 36 x 4 	53 x 3
 Muốn nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số ta làm ntn ?
- Thực hiện yêu cầu.
- Hs nêu yêu cầu.1 H làm bảng phụ.
- Nêu cách làm một số phép tính.
- Hs nêu yêu cầu.
- Tự nối. Chữa bài.
- Thực hiện yêu cầu.
- Nêu cách nhân.
- Tự giải vào vở
- Chữa bài.
- H quay kim đồng hồ theo yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu.
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy:
Chính tả( nghe- viết)
Người lính dũng cảm
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Nghe và viết lại chính xác đoạn: Viên tướng người chỉ huy dũng cảm trong bài Người lính dũng cảm
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/ n
3. Điền đúng và học thuộc tên 9 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: (2-3') 
- Viết bảng con: Hàng rào, giáo dục, gió xoáy
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài. (1-2') 	
 Người lính dũng cảm
2.2. Hướng dẫn chính tả (10-12')
- GV đọc mẫu
a. Nhận xét chính tả.
? Đoạn văn có mấy câu?
? Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao phải viết hoa?
? Lời nói của các nhân vật được viết thế nào?
? Trong đoạn văn có những câu nào?
b. Phân tích tiếng khó: 
- Quả quyết, sững lại, vườn trường, dũng cảm.
	quyết = q + uyêt + thanh sắc
	sững = s + ưng + thanh ngã
	trường = tr + ương + thanh huyền
	dũng = d + ung + thanh ngã
- GV đọc 
- HS viết bảng con.
- HS đọc đầu bài
- HS nghe, đọc thầm theo
- Đoạn viết có 5 câu
- HS nêu
- Lời c ... u cầu bài viết.
- Cho HS quan sát vở mẫu
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi
- GV quan sát, uốn nắn
- HS đọc bài
- HS quan sát
- HS viết bài
2.4. Chấm bài. (3-5')
- Thu 10 bài chấm và nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò (1-2')
 - Nhận xét tiết học
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy:
Toán
Tiết 24: luyện tập
I. Mục tiêu 
 - Củng cố việc thực hiện phép chia trong phạm vi 6. 
- Nhận biết 1/6 của một hình chữ nhật trong một số trường hợp đơn giản.
II Đồ dùng dạy học
G : Bảng phụ 	H : Bảng con	
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Hoạt động 1 : Kiểm tra ( 3- 5’)
( B) Gọi tên các thành phần và kết quả trong phép tính sau : 6 x7= 42 42 : 6 = 7
2.Hoạt động 2 : Luyện tập ( 32’)	 *Bài 1/25 (SGK )	
 G chốt: Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia 
 * Bài 2/25(SGK)
 G chốt: Củng cố về các phép chia trong bảng chia đã học
 * Bài 4/ 25 ( B)
 + Đã tô màu vào 1/6 hình nào ? Vì sao em biết ?
 G chốt : Củng cố về nhận biết 1/6 của một hình chữ nhật.
 * Bài 3/25 (Vở)
- T lưu ý cách trình bày bài giải.
3. Củng cố - dặn dò ( 3-5’)
 - Miệng : Đọc thuộc lòng bảng chia 6
- Thực hiện yêu cầu.
- Hs nêu yêu cầu.
- Tự nhẩm và ghi kết quả.
- Đọc kết quả bài làm .
- Tiến hành các bước tương tự bài 1.
- H ghi tên hình đã chọn vào bảng.
- Trả lời.
- Hs đọc thầm bài toán.
- Tự giải.
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy:
Tự nhiên xã hội
Bài 10: Hoạt động bài tiết nước tiểu
I Mục tiêu 
 - Sau bài học Hs biết kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
 - Hs giải thích được tại sao hàng ngày mỗi người cần uống đủ nước.
II Đồ dùng dạy học 
	- Gv: hình vẽ 22,23 sgk, cơ quan bài tiết nước tiểu.
	- Hs: Sách BT Tự nhiên xã hội .
III Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ ( 3-5’)
 - Nêu nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim?
 - Kể tên một số cách đề phòng bệnh thấp tim?
2.Các hoạt động 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (10’)
 * Mục tiêu : Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức 
năng của chúng.
 * Cách tiến hành : 
- Bước 1: Làm việc theo cặp.
 Hs làm việc theo cặp quan sát hình 1 /22 sgk: Đâu là ống nước tiểu?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ Gv treo hình vẽ phóng to.
+ Hs lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
 * Kết luận : Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bọng đái và ống đái.
- Quan sát hình theo yêu cầu.
- Hs nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
2.2 Hoạt động 2: Thảo luận (20’)
- Bước 1: Làm việc cá nhân:
+ Hs quan sát các hình, đọc các câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm
 + H tập đặt câu hỏi - H trả lời có liên quan đến chức năng của từng bộ phận
-> Gv gợi ý cho những nhóm đang thảo luận hình 2 /23
- Bước 3: Thảo luận cả lớp
 + Hs ở mỗi nhóm xung phong đặt câu hỏi và chỉ định người trả lời. 
Ai nói đúng được đặt câu hỏi tiếp theo.
 + Gv khuyến khích Hs cùng một nội dung có thể đặt các câu hỏi khác nhau.
 * Kết luận :Thận có chức năng lọc máu,
 lấy các chất độc hại có trong máu thành nước tiểu. 
Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu, ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.
- Quan sát và trả lời.
[
3.Củng cố dặn dò
 -Hệ thống kiến thức 
 -Nhận xét tiết học
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy:
Chính tả( tập chép )
mùa thu của em
I. Mục đích - yêu cầu.
 - Chép đúng không mắc lỗi bài thơ Mùa thu của em.
 - Tìm được tất cả các tiêng có vần oam và làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l / n
 - Trình bày đẹp, đúng hình thức thơ 4 chữ 
II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: (2-3') 
 - Viết bảng con: hoa lựu, đỏ nắng, lũ bướm. 
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài. (1-2') Mùa thu của em
2.2. Hướng dẫn chính tả (10-12')
a. Nhận xét chính tả
 ? Bài thơ viết theo thể thơ nào?
 ? Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng ?
 ? Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
- HS viết bảng con.
 HS đọc đầu bài
- Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ 
- Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ có 4 dòng. 
- Những chữ đầu câu phải viết hoa, và tên riêng. 
b. Viết từ khó: nghìn, lá sen, rước đèn, xuống xem
- GV phân tích ghi bảng: 	
 	 nghìn = ngh + in + thanh huyền
 lá = l + a + thanh sắc
 	 rước = r + ươc + thanh sắc 
 	 xuống = x + uông + thanh sắc 
- Nhận xét.
- HS phân tích tiếng khó
- HS đọc lại các tiếng khó
- HS viết bảng con
2.3. Viết chính tả. (13-15')
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- HS viết bài
2.4. Chữa và chấm bài (3-5')
- GV đọc soát bài.
- Thu 10 bài chấm - Nhận xét bài chấm.
- HS soát bài - chữa lỗi - ghi số lỗi ra lề vở
2.5. Hướng dẫn làm bài tập(5-7’)
a. Bài tập 2:	Vở
- Yêu cầu HS đọc thầm - XĐ yêu cầu của bài.
? Bài tập yêu cầu gì?
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm bài - Nhận xét.
- HS đọc bài
- Tìm tiếng có vần oam thích hợp vào chỗ trống 
- HS làm bài
- Giải: 
a) Sóng vỗ oàm oạp 
b) Mèo ngoạm miếng thịt 
c) Đừng nhai nhồm nhoàm
b. Bài tập 3. Miệng
- Yêu cầu HS đọc thầm - XĐ yêu cầu của bài.
? Bài tập yêu cầu gì?
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm bài - Nhận xét.
- HS đọc bài
- Tìm các từ
- HS làm bài
- Giải: nắm – lắm – gạo nếp
3. Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học.
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy:
Tiếng việt ( Bổ trợ )
Luyện từ và câu: so sánh- dấu chấm
I.Mục đích-yêu cầu
 Luyện tập nhằm nắm chắc cấu tạo của so sánh: Các hình ảnh so sánh, các vật được so sánh, các từ so sánh. Cần biết cấu tạo đầy đủ gồm 4 thành phần của so sánh. Từ đó có thể đặt câu có dùng so sánh.
II. Hoạt động dạy học
HĐ1: 
- Gọi HS nêu cấu tạo đầy đủ của so sánh
 GV nx hs đọc
HĐ2: Các bài luyện tập 
Bài1 : Ngoài từ “ như” tác giả còn dùng những từ ngữ nào để so sánh trong những đoạn thơ dưới đây.
a, Này em mở cửa ra Nắng vườn trưa mênh mông
 Một trời xanh vẫn đợi Bướm bay như lời hát
Canh buồm là tiếng gọi Con tàu là đất nước
Mặt biển và dòng sông Đưa ta tới bến xa...
 b, Bầm ra ruộng cấy bầm run
 chân lôi dưới bùn tay cấy mạ non
 Mạ non bầm cấy mấy đon
 Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
 Mưa phùn ướt áo tứ thân
 Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
 tố hữu
Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các ví dụ dưới đây để tạo thành những câu văn có hình ảnh so sánh gợi tả.
 a, Mặt biển sáng trong........ tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch
 b, con thuyền bơi trong sương ...... là bơi trong mây.
III. T nhận xét tiết học.
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy:
Toán
Tiết 25: tìm một trong các phần bằng nhau của một số
I. Mục tiêu
H/s: Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
II Đồ dùng dạy học
- G : Tranh minh hoạ bài toán SGK	- H : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Hoạt động 1 : Kiểm tra ( 3- 5’)
 - Bảng: Từ các số 6,9,54 và các dấu x , : , = .Hãy lập các phép tính đúng.
 2.Hoạt động 2 : Dạy bài mới ( 15’)
 - G gắn trực quan và nêu bài toán như SGK. 
 - Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? - G tóm tắt lên bảng.
- Làm thế nào để tìm được 1/3 của 12 cái kẹo.
- Muốn tìm 1/3 của 12 ta làm thế nào ? 
-> G nhấn mạnh : Tìm 1/3 của 12 cái kẹo tức là chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần là 1/3 số kẹo cần tìm .
- G kiểm nghiệm bằng trực quan.
 12 : 3 = 4 ( cái kẹo)
- Muốn tìm 1/4 của 12 ta làm thế nào ? 
- Muốn tìm 1/2 của 10 ta làm thế nào ? 
- Muốn tìm 1/3 hoặc 1/4 hoặc 1/6 của một số ta làm thế nào ? 
 G chốt : Lấy số đó chia cho số phần 
 3. Hđộng 3 :Luyện tập -thực hành ( 17’)
 * Bài 1/26 (SGK)
 G chốt : Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số. 
 * Bài 2/26 (Vở) 
- T chữa bài.
 G chốt : Khi xác định một phần mấy của một số ta làm tính chia.
3. Củng cố - dặn dò ( 3-5’)
- Bảng con : Tìm 1/6 của 24 cm ? 
 Tìm 1/5 của 25 kg
- Thực hiện yêu cầu.
- Hs đọc thầm, đọc to bài toán.
- Hs trả lời.
12 : 3 = 4
- Hs nêu.
- Hs tự tìm.
- Hs nhắc lại.
- H nêu yêu cầu.
- Giải từng phần, nêu cách làm.
- Đọc thàm đề. Tóm tắt vào bảng.
- Giải vào vở.
- Thực hiện yêu cầu.
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy:
Tập làm văn
Tập Tổ chức cuộc họp
I. Mục đích - yêu cầu.
- HS biết tổ chức được một cuộc họp. 
- Biết xác định nội dung cuộc họp 
- Biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã nêu ở bài tập đọc Cuộc họp của chữ viết 
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ, phấn màu. 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: (5')
- Kể lại chuyện Dại gì mà đổi
- GV nhận xét - cho điểm
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài: (1-2') 	
 Tổ chức cuộc họp. 
2.2. Hướng dẫn HS làm bài: (28-30')
a. Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp.	
- Yêu cầu HS đọc thầm - xác định yêu cầu của bài.
? Bài tập yêu cầu gì?
? Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
? Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường? 
b. Tiến hành họp tổ. 	
- Các tổ bàn bạc duới sự điều khiển của tổ trưởng để chọn nội dung cuộc họp.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS 
c. Thi tổ chức cuộc họp
- Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp 
- GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò (3-5')
- Nhận xét tiết học.
- HS kể chuyện. 
- HS đọc đầu bài
- HS đọc đề bài
- Em cùng các bạn tổ chức một cuộc họp
- HS nêu nội dung SGK gợi ý 
- HS nêu trình tự của một cuộc họp thông thường 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét 
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy:
 Toán ( bổ trợ)
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
I.Mục tiêu
- Tiếp tục củng cố nhân số có hai chữ số với số có mộy chữ số.
- Củng cố về tính giá trị của biểu thức
II.Các bài luyện tập
Bài 1:- Làm BC
 Đặt tính rồi tính
 14 x 6 21 x 5 37 x 6 25 x 5
 Chốt : Cách đặt tính và tính
Bài 2:- Làm BC + vở
 Tính :
 a, 18 x 5 + 185 b, 24 x 6 + 246
 c, 17 x 4 - 17 d, 45 x 6 - 123
 Chốt : Thứ tự thực hiện biểu thức
Bài 3: Vở
 Mỗi ngày có 24 giờ. Hỏi một tuần lễ có bao nhiêu giờ.
*Chốt: Một tuần có 7 ngày. Dạng toán gấp lên một số lần
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • docLop3_Tuan5.doc