I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn. Biết cách xử lý khi xảy ra tai nạn: báo cho người giáo lớn hoặc thầy cô, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác. Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm.
- Các phương pháp: Thảo luận nhóm. Tranh luận. Trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Tự nhiên Xã hội tuần 13 tiết 2 Không Chơi Các Trò Chơi Nguy Hiểm (KNS) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau. 2. Kĩ năng: Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn. Biết cách xử lý khi xảy ra tai nạn: báo cho người giáo lớn hoặc thầy cô, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. * KNS: - Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác. Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm. - Các phương pháp: Thảo luận nhóm. Tranh luận. Trò chơi. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi. - Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: Hát 2 em thực hiện a. Hoạt động 1: Quan sát theo cặp (10 phút) * Mục tiêu: Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn. Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. * Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS quan sát hình trang 50, 51 SGK, hỏi và trả lời câu hỏi với bạn. Ví dụ: - Bạn cho biết tranh vẽ gì ? - Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ. - Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó? - Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào ? b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (15 phút) * Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi đẻ phòng tránh nguy hiểm khi ở trường. * Cách tiến hành: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm của mình. GV có thể phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi có hại. Ví dụ: + Chơi bắn súng cao su thì dễ bắn vào đầu, vào mắt người khác. + Đá bóng trong giờ ra chơi dễ gây mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, quần áo bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập trong các tiết sau. + Leo trèo có thể gây ngã, gãy chân tay 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): GV nhận xét về việc sử dụng thời gian nghỉ giữa giò và giờ ra chơi của HS lớp mình, nhắc nhở những HS còn chơi những trò chơi nguy hiểm. Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết sau. - HS hỏi và trả lời câu hỏi với bạn. - Một số cặp HS lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp. - HS hoặc GV bổ sung, hoàn thiện phần hỏi và trả lời của bạn. - Lần lượt từng HS trong nhóm kể những trò chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ. - Thư kí ghi lại tất cả các trò chơi mà các thành viên trong nhóm kể. - Cả nhóm cùng nhận xét xem trong số những trò chơi đó, những trò chơi nào có ích, những trò chơi nào nguy hiểm? - Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn. @ RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: