I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể.
2. Kĩ năng: Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Tự nhiên Xã hội tuần 3 tiết 2 Máu và Cơ Quan Tuần Hoàn I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể. 2. Kĩ năng: Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: gọi 3 học sinh lên trả lời 3 câu hỏi. - Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (10 phút) Hát 3 em thực hiện. Mục tiêu : - Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu. - Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 14 và kết hợp quan sát ống máu đã chống đông đem đến lớp và cùng nhau thảo luận câu hỏi SGV trang 32. - HS quan sát hình trong SGK trang 14 và thảo luận câu hỏi theo nhóm. Bước 2 : - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung góp ý. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung góp ý. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận : Như SGV trang 32. b. Hoạt động 2 : Làm việc với Sách giáo khoa (10 phút) Mục tiêu : Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS quan sát hình 4 trang 15 SGK, lần lượt một bạn hỏi, một bạn trả lời. - Làm việc theo cặp. Bước 2 : - Gọi đại diện một số cặp HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung góp ý. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận : Cơ quan tuần hoàn gồm có : tim và các mạch máu. c. Hoạt động 3 : Trò chơi tiếp sức (10 phút) Mục tiêu : Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi. - Nghe GV hướng dẫn. Bước 2 : - HS chơi như đã hướng dẫn. - Tiến hành chơi theo hướng dẫn của GV. - Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, kết luận và tuyên dương đội thắng cuộc Kết luận : Nhờ có mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô-xi để hoạt động. Đồng thời, máu cũng có chức năng chuyên chở khí các-bô-níc và chất thải của cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK. - 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK. - GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. @ RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: