I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được vị trì của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.
2. Kĩ năng: Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- Các phương pháp: Quan sát. Thảo luận nhóm. Kể chuyện. Thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Tự nhiên Xã hội tuần 31 tiết 1 Trái Đất Là Một Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời (KNS) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được vị trì của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời. 2. Kĩ năng: Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. * KNS: - Rèn các kĩ năng: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. - Các phương pháp: Quan sát. Thảo luận nhóm. Kể chuyện. Thực hành. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước. - Nhận xét. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (12 phút) - Hát đầu tiết. - 2 em lên kiểm tra bài cũ. - Nhắc lại tên bài học. * Mục tiêu : Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. * Cách tiến hành : Bước 1 : - GV giảng cho HS biết : Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời. - HS nghe. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 116 và trả lời với bạn các câu hỏi sau : - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi. + Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ? + Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy ? + Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời ? Bước 2 : - GV gọi một số HS trả lời trước lớp. - HS trả lời trước lớp. - GV hoặc HS bổ sung hoàn thiện câu trả lời. Kết luận : Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời. b. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (12 phút) Mục tiêu : - Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. - Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi gợi ý: - HS thảo luận nhóm. + Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ? + Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ? Bước 2 : - GV yêu cầu các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. - GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. Kết luận : Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi qui định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh, 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau. @ RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: