Giáo án chi tiết Tuần 12 Lớp 3 - Năm học 2019-2020

Giáo án chi tiết Tuần 12 Lớp 3 - Năm học 2019-2020

PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ

(KNS)

I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh

-Xác định được một số vật dễ cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.

-Nói được những thiệt hại do cháy gây ra.Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

-Cất diêm, bật lửa cẩn thận xa tầm tay trẻ em.

*KNS:Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhân trách nhiệm của bản thân đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà.Kĩ năng tự bảo vệ ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy) Tìm kiếm sự giúp đỡ ứng xử đúng cách.

II.CHUẨN BỊ:

-Các hình trong SGK.

-Sưu tầm những mẫu tin trên báo về hoả hoạn.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Khởi động:

-.Bài cũ:

-Thế nào là họ nội, họ ngoại?

-Em phải đối xử với những người trong họ hàng như thế nào?

-.Bài mới:

*Giới thiệu bài: Phòng cháy khi ở nhà.

2.Các hoạt động:

a) HĐ1:Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về những vụ hoả hoạn.

*Mục tiêu: Xác định được một số vật dễ cháy và giải thích vì sao không đặt chúng gần lửa. Nói về thiệt hại do cháy gây ra.

*Cách tiến hành:

-Bước 1: Làm việc theo cặp.

-Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

-Bước 3: GV và HS cùng nhau thảo luận về vài câu chuyện và thiệt hại do các vụ cháy gây ra.

-Tìm hiểu nguyên nhân gây ra các vụ hoả hoạn.

 HĐ2: Thảo luận và đóng vai.

*Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

*Cách tiến hành:

-Bước1: Động não:Cái gì có thể gây ra cháy bất ngờ ở nhà bạn.

+Nêu một số vật dễ gây cháy trong gia đình đang có và nơi cất giữ chúng , theo các em là chưa an toàn.

-Bước 2: Thảo luận và đóng vai.

Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà mình.

-Nhóm 2: Theo bạn những thứ dễ bắt lửa như : xăng, dầu hoả nên được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố mẹ, hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình.

-Nhóm 3: Bếp ở nhà bạn cón chưa thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp hoặc thay đổi chỗ cất giữ những thứ dễ cháy có trong bếp.

-Nhóm 4: Trong khi đun nấu bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy.

-Bước 3: Đại diện nhóm lên trình bày.

-Kết luận : Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp lửa. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong.

*KNS:Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhân trách nhiệm của bản thân đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà.Kĩ năng tự bảo vệ ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy) Tìm kiếm sự giúp đỡ ứng xử đúng cách.

.HĐ3: Chơi trò chơi gọi cứu hoả.

*Mục tiêu : HS phải biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy.

*Cách tiến hành:

-Bước 1: GV nêu tình huống cháy cụ thể.

-Bước 2: Thực hành báo động cháy theo dõi phản ứng của hs.

Bước 3: GV hướng dẫn hs một số cách thoát hiểm khi gặp cháy ở nhà một tầng ở nông thôn, nhà cao tầng ở thành phố; cách goi điện 114 để báo cháy.

3.Hoạt động nối tiếp:

-Nêu những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

-Chuẩn bị: Một số hoạt động ở trường.

-Nhận xét tiết học.

 -Hát

-Quan sát H1, H2 trang 44, 45 và trả lời theo gợi ý

-Thảo luận – trình bày

+Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?

+Chỉ những vật dễ cháy trong hình 1.

+Điều gì sẽ xãy ra nếu can dầu hoả hoặc đóng củi khô bị lửa bắt.

+Theo bạn bếp ở H1 hay H2 là an toàn trong việc phòng cháy? Tại sao?

-HS thảo luận và đóng vai

-Nhận xét

- HS chơi theo hướng dẫn

- Nhận xét

 

doc 35 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết Tuần 12 Lớp 3 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2019
Đạo đức
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (t1)
1. Kiến thức : 
-Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
 -Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.
2 Kĩ năng : HS tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động 
do nhà trường, lớp tổ chức.
3.Thái độ : Giáo dục HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường 
*BVMT: Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do trường, lớp tổ chức.
*SDNLTKHQ: nhắc nhở các bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả ở lớp, ở trường và gia đình. 
*KNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp. Tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao. 
II.CHUẨN BỊ:
-Tranh minh hoạ.-Các bài hát về chủ đề nhà trường.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:.
-Bài mới: 
HĐ1:Xem xét công việc
Mục tiêu: HS biết thực hiện nội quy trường, lớp 
*Cách tiến hành:
Yêu cầu tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của các thành viên trong tổ
-Nhận xét
HĐ2:Nhận xét tình huống
*Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc trường việc lớp.
*Cách tiến hành:
-Treo tranh yêu cầu hs quan sát vàcho biết nội dung tranh.
-GV nêu tình huống củabài tập 1
-Yêu cầu hs nêu cách giải quyết.
-GV tóm tắt thành cách giải quyết chính.
* Kết luận :trường, lớp làtập thể sinh hoạt học tập gắn bó với các em nên cần phải tích cực tham gia các việc lớp, việc trường để công việc chung được giải quyết nhanh chóng. 
*GD BVMT: Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do trường, lớp tổ chức 
 *SDNLTKHQ: nhắc nhở các bạn cùng
 tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm 
hiệu quả ở lớp ,ở trường và gia đình. 
HĐ2: Đánh giá hành vi.
*Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong mỗi tình huống có liên quan đến việc trường việc lớp.
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh của bài tâp 2.
GV đưa ra nội dung và các tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của mình
-Nhận xét về việc làm của các bạn trong mỗi nhóm.
* Kết luận: Việc làm c, d là đúng; a, b là sai.
c.HĐ3: Bày tỏ ý kiến.
*Mục tiêu: Củng cố bài học.
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS làm bài tập 3.
 Nhận xét câu trả lời của các nhóm ý kiến a, b, đ là đúng; ý kiến s là sai.
*KNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp. Tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao. 
-Nhận xét tiết học.
 -Về tìm hiểu các gương tích cực tham gia việc trường việc lớp.
-Tham gia làm và làm tốt một số việc lớp việc trường phù hợp với khả năng.
-Tìm các bài hát nói về trường lớp.
-Hát bài hát em yêu trường em
-Đại diện các tổ báo cáo nhận xét các thành viên của tổ mình
-Hs thảo luận nhóm 4
-Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết 
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
-HS thảo luận –Trình bày
-Nhận xét
* RÚT KINH NGHIỆM 
 Tập đọc – kể chuyện 
 NẮNG PHƯƠNG NAM
 (GD BVMT)
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 A.Tập đọc:
- Nắm được các từ ngữ: Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sững sốt. Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Tình bạn đẹp đẽ, thân thiết gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam- Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam : gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ miền Bắc. 
 - Đọc đúng các từ khó: Đông nghit, bỗng sững lại, cuồn cuộn, xoắn xuýt, sững sốt, rung rinh, lạnh buốt.. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài.
-Giáo dục học sinh yêu cảnh quan môi trường của quê hương miền Nam.
 B.Kể chuyện
- Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
*BVMT: giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền nam
II/ CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên: Tranh.
 -Học sinh: Đọc và tập kể lại câu chuyện
III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Bài cũ:
 Đọc và trả lời câu hỏi: Vẽ quê hương.
- Bài mới
1. Giới thiệu bài:
 - Yêu cầu HS quan sát tranh
 - Giới thiệu: Tranh vẽ những cảnh đẹp nổi tiếng của 3 miền Bắc – Trung – Nam, đó là lầu Khuê Văn Các ở Quốc Tử Giám, Hà Nội, làng Cố Đô Huế, là cổng chính chợ Bến Thành ở Thành phố HồChí Minh. Trong 2 tuần 12 và 13, các bài học tiếng việt của chúng ta sẽ nói về chủ điểm Bắc – Trung – Nam
 - Bài tập đọc đầu tiên chúng ta sẽ học là bài Nắng Phương Nam. Qua bài tập đọc này chúng ta sẽ thấy được tình bạn thân thiết, đẹp đẽ giữa thiếu nhi 2 miền Nam – Bắc
2. Các hoạt động:
HĐ 1. Luyện đọc:
*Mục tiêu: Đọc đúng các từ khó. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài.
*Cách tiến hành:
a. GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn luyện đọc – giải nghĩa từ .
 * Đọc từng câu
 - Luyện phát âm từ khó
 * Đọc từng đoạn
 - Giải nghĩa từ khó.
 - Giải nghĩa thêm: Hoa đào, hoa mai
* Luyện đọc nhóm 3
 - Thi đọc giữa các nhóm.
HĐ 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Mục tiêu: Hiểu nghĩa các từ ngữ .Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
*Cách tiến hành
 - Yêu cầu 1 HS đọc cả bài
-Truyện có những bạn nhỏ nào?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
+ Uyên và các bạn đang đi đâư? Vào dịp nào?
 Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài. 
+ Nghe đọc thơ Vân các bạn ước điều gì?
 - 3 bạn nhỏ trong Nam tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau.
 + Vì vậy các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân?
 + Vì sao các bạn lại chọn gửi cho Vân một cành mai? Hoa mai là hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ tươi sáng như ánh nắng phương nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng từ phương Nam ra và sưởi ấm cái lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn ở miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thêm thắm thiết.
 - Yêu cầu HS suy nghĩ thảo luận: tìm tên khác cho câu chuyện.
*BVMT: giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền nam
4. Luyện đọc lại:
*Mục tiêu: Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc, phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
*Cách tiến hành
 - Y/c HS luyện đọc theo vai
 - 2 nhóm trình bày
 - Nhận xét.
****************************************
 Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Gọi 3 HS khác nối tiếp nhau kể từng 
2. Kể mẫu:
đoạn.
3. Kể theo nhóm:
 - Mỗi nhóm 3 HS kể từng đoạn cho trong nhóm nghe.
4. Kể trước lớp:
 - Nhận xét
3).Hoạt động nối tiếp:
- Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên?
 - Nhận xét.
Bài nhà: Về nhà luyện đọc lại bài.
+ Chuẩn bị: Cảnh đẹp non sông.
-Hát
- Quan sát
- HS theo dõi
- HS đọc từng câu
 -Luyện phát âm từ khó
- HS đọc từng đoạn
 - Đọc chú giải
 -Luyện đọctheo nhóm
 - Thi đua 
- 1 HS đọc cả lớp theo dõi
-Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn ở thành phố Hồ Chí Minh. Cả bọn nói chuyện về Vân ở ngoài Bắc.
 - 1 HS đọc đoạn 1
 - Đi chợ hoa vào ngày 28 tết
- 1 HS đọc đoạn 2
-Gửi Vân một ít nắng phương Nam
-Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai
-Cành mai không có ở ngoài Bắc.
-Cành mai tết chỉ có ở miền Nam sẽ gợi cho Vân nhớ đến các bạn bè ở miền Nam
-Câu chuyện cuối năm.
-Tình bạn.
-Cành mai tết.
- Đọc yêu cầu
**********************
- Kể trong nhóm- nhận xét.
 - 2 nhóm HS kể trước lớp
* RÚT KINH NGHIỆM 
Toán
LUYỆN TÂP
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 - Củng cố kĩ năng thực hành tính nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số .
 - Làm đúng phép tính nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số. Giải bài toán dạng “gấp” , “giảm” một số lần .
-Tính cẩn thận, chính xác
 II/ CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Mô hình đồng hồ
 III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.khởi động:
- Bài cũ: 142 x 5 ; x : 8 = 24
 -Nhận xét
- Bài mới:
 Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
b. Luyện tập – thực hành: 
*Mục tiêu: Học sinh làm đúng các phép tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. 
*Cách tiến hành
 Bài 1: ( làm cột 1,3,4 )Đọc yêu cầu
 - Yêu cầu HS thực hiện phép nhân và điền vào ô trống .
 - Nhận xét – chốt ý.
Bài 2: HS nêu yêu cầu
 -Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số chia .
 - Nhận xét – chốt ý
*Mục tiêu : Giải toán và thực hiện “gấp” , “giảm” một số lần .
*Cách tiến hành
 Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề
 + Bài toán cho ta biết gì? 
 +Bài toán hỏi gì?
 + Muốn tìm 4 hộp như thế có bao nhiêu cái kẹo ta làm như thế nào?
-Yêu cầu HS làm bài
Bài 4:
GV gợi ý :
-Muốn biết số lít dầu còn lại thí trước hết ta phải biết cửa hàng có bao nhiêu lít dầu?
-Yêu cầu HS làm bài
Bài 5: Yêu c ầu HS đọc đề
-Yêu cầu HS thực hiện các phép tính .
 - Nhận xét – chốt ý.
3)Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết h ...  hành
Mục tiêu: Củng cố về phép chia trong bảng chia 8.
Cách tiến hành:
Bài 1: ( Làm cột 1, 2, 3)
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
-Tính nhẩm là tính như thế nào?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a)
-Khi biết kết quả 8 x 6 = 48. có thể ghi ngay kết quả 48: 8 được không, vì sao?
-Yêu cầu HS giải thích các trường hợp còn 
lại?
-Cho HS thi tìm kết quả nhanh phần b)và làm bài vào SGK.
-GV nhận xét
 Bài 2: ( Làm cột 1, 2, 3)
Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
 - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. 4HS làm bài vào bảng con.
 -GV Nhận xét, chốt lại
HĐ2. Luyện tập thực hành
*Mục tiêu: Aùp dụng bảng chia 8 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia. Tìm 1/8 của một số.
Bài 3: 
-Yêu cầu HS đọc đềbài
 + Bài toán cho biết gì? 
 + Bài toán hỏi gì?
 + Muốn tìm mỗi chuồng đó nhốt mấy con thỏ ta làm như thế nào?
 - Yêu cầu HS làm bài 
 - Nhận xét.
 Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề
 - 2 nhóm thi đua
 - Nhận xét.
3)Hoạt động nối tiếp:
 +Tổng kết tiết học
+ Chuẩn bị: So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
-Hát
-Ban học tập kiểm tra bảng chia 8 qua trò chơi truyền điện- Nhận xét
-HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
-Khi đã biết 8 x 6 = 48 có thể ghi ngay 48 : 8 = 6 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia
- HS nêu
- Nhận xét
-HS làm bài vào SGK, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-Nhận xét
-HS đọc yêu cầu
-4 HS làm bài vào bảng con. Cả lớp làm bài vào vở.
-HS sửa bài- Nhận xét
-1,2 HS đọc đề
-Có 42 con thỏ, bán đi 10 con, số còn lại nhốt vào 8 chuồng. 
-Mỗi chuồng có bao nhiêu con thỏ?
-HS trả lời
 * RÚT KINH NGHIỆM 
Tập làm văn:
NÓI VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC.
	(GDBVMT) KNS	
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Rèn kĩ năng nói: Dựa vào một bức tranh hoặc một tấm ảnh về một cảnh đẹp của đất nước ta. HS nói những điều đã biết về cảnh đẹp đó. Lời kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên.
-Rèn kĩ năng viết: HS viết những điều vừa nói thành đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) . Dùng từ đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong ảnh.
-Yêu thích những cảnh đẹp đất nước
* BVMT:Giáo dục tình cảm yêu quý cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
*KNS: - Tư duy sáng tạ. Tìm kiếm và xử lí thông tin
II.CHUẨN BỊ:
-Aûnh biển Phan Thiết trong SGK. -Tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước.
-Viết sẵn câu hỏi gợi ý ở bài tập 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
-.Bài cũ:
-2 hs làm bài tập 2 : nói về quê hương em đang ở.
-Bài mới:Giới thiệu bài
2.Các hoạt động:
a) HĐ1: Rèn kĩ năng nói 
*Mục tiêu: HS dựa vào một bức tranh hoặc một tấm ảnh về một cảnh đẹp của đất nước ta. HS nói những điều đã biết về cảnh đẹp đó. 
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu mỗi HS đặt trước mặt một bức ảnh và làm theo gợi ý.
-HS có thể nói về bức ảnh trong SGK
-Yêu cầu HS giỏi làm mẫu.
-HS nói với nhau theo nhóm.
“ +Tấm ảnh chụp cảnh một bãi biển thật đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết.
 + Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên một màu trắng tinh của cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ và màu vôi vàng sậm của những ngôi nhà lô nhô bên bãi biển.
 + Núi và biển kề nhau thật đẹp.
 + Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào về đất nước mình có những phong cảnh đẹp như thế.
* BVMT:Giáo dục tình cảm yêu quý cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
b) HĐ2: HS làm bài tập.
 * Mục tiêu: HS viết những điều đã nói thành một 
 đoạn văn 
 *Cách tiến hành
 -GV nhắc hs chú ý về nội dung, cách diễn đạt.
-Yêu cầu HS làm vào vở.
-Gọi vài hs đọc lại bài viết. 
-Nhận xét.
 3.Hoạt động nối tiếp:
-Về làm BT2 hoàn chỉnh.
-Chuẩn bị: Viết thư.
-Nhận xét tiết học
-Hát
-Yêu cầu HS đọc gợi ý.
-HS tập nói theo nhóm-Nhận xét
-HS làm bài vào vở
-HS đọc lại bài tắm
 -Nhận xét
 * RÚT KINH NGHIỆM 
Tự nhiên và Xã hội 
 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG HỌC 
(GDBVMT)
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh
Sau bài học, hs biết:
-Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó.
-Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp trong trường.
*GDBVMT: Hs biết được những họat động và có ý thức tham các hoạt động ở trường
II.CHUẨN BỊ:
-Các hình trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
1.Khởi động:
-Bài cũ: Nêu cách phòng cháy khi ở nhà.
-Bài mới : Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tìm hiểu một số hoạt động ở trường học.
2.Các hoạt động:
.HĐ1:Quan sát.
*Mục tiêu:
-Biết một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
-Biết mối quan hệ giữa GV và HS, HS và Hs trong từng hoạt động học tập .
*Cách tiến hành:
-Bước 1: HS quan sát và trả lời với bạn ( theo nhóm đôi) theo gợi ý:
+Kể một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
+Trong từng hoạt động đó hs làm gì, GV làm gì?
-Bước 2: HS lên trả lời.
-Bước 3: HS thảo luận nhóm đôi theo một số câu hỏi sau:
+Em thường làm gì trong giờ học?
+Em có thích học theo nhóm không?
+Em thường học nhóm trong giờ học nào?
+Em có thích được đánh giá bài của bạn không?
-Kết luận: Ở trường trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạnTất cả các hoạt động đó giúp các em học tập có hiệu quả hơn.
*GDBVMT: Hs biết được những họat động và có ý thức tham các hoạt động ở trường
.HĐ2: Làm việc theo nhóm.
*Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết kể tên những môn học hs được học ở trường.
-Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn.
- Biết hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp trong trường.
*Cách tiến hành:
-Bước1: Thảo luận theo gợi ý:
+Ở trường công việc chính của hs là làm gì?
+Kể tên một số môn học bạn được học ở trường?
-Bước 2: Đại diện nhóm lên báo cáo.
-GV Kết luận và bổ sung thêm. HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
-GV liên hệ đến tình hình học tập của hs trong lớp , ngợi khen những em học giỏi, học chăm, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em còn học kém, chưa chăm.
-Chuẩn bị: Một số hoạt động ở trường (tt).
Hoạt động của HS
-H1: Quan sát cây hoa trong giờ
-H2: Kể chuyện theo tranh trong giờ Tiếng Việt.
-H3: Thảo luận nhóm trong giờ Đạo Đức.
-H4: Trình bày sản phẩm trong giờ thủ công.
-H5: Làm việc cá nhân trong giờ toán.
-H6: Tập thể dục.
-HS trả lời -Nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi
-HS trình bày –Nhận xét
-HS Thảo luận theo gợi ý
 -Trình bày –Nhận xét
* RÚT KINH NGHIỆM 
Rèn toán
LUYỆN TẬP: BẢNG CHIA 8
I.MỤC TIÊU:
-Củng cố kĩ năng học bảng chia 8.
-Biết vận dụng bảng chia 8 vào giải toán.
IICHUẨN BỊ:
GV: Đồ dùng phục vụ tiết dạy
HS :VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
HĐ1: Ôn bảng chia 8
*Mục tiêu: Củng cố kĩ năng học bảng chia 8
*Cách tiến hành
Bài 1:trang /67Yêu cầu HS đọc đề bài
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
Bài 2:trang/67 Yêu cầu HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS làm bài 
-Nhận xét
HĐ2: Luyện tập Giải toán 
*Mục tiêu:HS biết vận dụng bảng chia 8 vào giải toán.
*Cách tiến hành
Bài 3 trang/67: Yêu cầu HS đọc đề bài
*Gợi ýHS làm bài 
Bài 4trang/67 HS đọc đề bài
-Bài tập này yêu cầu chúng ta làmgì?
-GV nêu bài toán*
Hoạt động nối tiếp
 -HS đọc lại bảng chia 8.
 -Nhận xét
-Hát.
 -Viết số thích hợp vào ô trống
 -HS làm bài - HS nêu kết quả 
 -Nhận xét
-4 hs lên bảng, cả lớp làm vở.
-Nhận xét
-1 hs lên bảng, cả lớp làm vở.
-Nhận xét
-Hs trả lời và làm bài VBT
* RÚT KINH NGHIỆM 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 12
I. Mục tiêu
- Kiểm tra, theo dõi nền nếp lớp
- Động viên, khích lệ HS tích cực học tập, rèn luyện
II. Các hoạt động dạy- học
1. Nhận xét tuần 12
* Về học tập;
 -Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài
 - Đồ dùng học tập chuẩn bị đầy đủ trước khi đến lớp
*Về đạo đức:
 -Lễ phép với các thầy cơ giáo
 - Duy trì nề nếp: Thực hiện đi học đều đúng giờ
 - Đi học đúng giờ, khơng bỏ giờ, bỏ tiết
 - Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ
 - Tham gia tập thể dục đầy đủ
3. HĐTT	
 + Lớp phĩ bắt nhịp cả lớp hát
4 .Phương hướng tuần 13
 - Tăng cường kiểm tra tình hình học tập của HS. 
 - Tham gia các hoạt động của nhà trường .
 - Khắc phục những hạn chế của tuần 12
 - Hs phải học bài trước khi đến lớp. 
 - Cố gắng học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày tháng 11 năm 2019
TỔ TRƯỞNG CM DUYỆT
Từ ngày 11/11/2019 đến ngày 15/11/ 2019
Ngày tháng 11 năm 2019
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Phĩ Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_tuan_12_lop_3_nam_hoc_2019_2020.doc