I – Mục tiêu:
- Nhớ và viết lại chính xác đoạn từ “Em về quê ngoại nghỉ hè . Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm” trong bài “Về quê ngoại”.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ch, thanh hỏi/thanh ngã.
- Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở sạch.
II – Chuẩn bị:
GV: Bảng chép sẵn bài tập
HS: Vở, bảng con
III – Các hoạt động:
1) Ổn định: (1)
2) Bài cũ: (4) Đôi bạn
- Gọi 3 HS lên bảng viết: châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu.
- Nhận xét, cho điểm.
Kế hoạch bài dạy tuần 16 CHÍNH TẢ (tiết 1) ĐÔI BẠN (nghe - viết) I – Mục tiêu: - Nghe, viết chính xác đoạn từ “Về nhà không hề ngần ngại” trong bài “Đôi bạn”. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr hoặc thanh hỏi, thanh ngã. - Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở sạch sẽ. II – Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chính tả. Giấy bìa. Học sinh: Bảng con, vở. III – Các hoạt động: Ổn định: (1’) 2) Bài cũ: (4’) Nhà rông ở Tây Nguyên - GV gọi HS lên bảng viết 1 số từ khó: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây. - Lớp viết bảng con. - Nhận xét. 3) Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài – ghi tựa. * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung. Mục tiêu: HS nắm được nội dung đoạn văn viết chính tả. Phương pháp: Thảo luận - GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc. - Yêu cầu HS thảo luận: + Khi biết chuyện bố Mến nói như thế nào? * Hoạt động 2: Luyện từ khó, viết chính tả. Mục tiêu: Viết chính xác các từ khó trong bài. Phương pháp: Luyện tập thực hành - GV yêu cầu HS nêu từ khó viết. - GV hướng dẫn HS luyện bảng con. - Yêu cầu HS đọc. - Hướng dẫn cách trình bày. + Đoạn văn có mấy câu? + Những chữ nào phải viết hoa? + Lời nói của người bố được viết như thế nào? - GV đọc chậm, HS viết bài. - Chữa lỗi. - GV chấm vở. - Nhận xét bài viết HS. * Hoạt động 3: Bài tập Mục tiêu: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch, thanh hỏi/thanh ngã. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu ( GV chọn phần a). - GV, HS các nhóm trình bày. - GV chốt ý đúng. 4) Củng cố – dặn dò: (5’) - Nhận xét – tuyên dương. - Nhận xét tiết học. - Về làm bài tập b. - Chuẩn bị: Về quê ngoại (nhớ – viết). - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - HS trao đổi. + Bố Mến nói về phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó khăn, không ngần ngại khi cứu người. - HS nêu tư,ø phần lưu ý. - HS viết bảng con: lo, biết chuyện, sẵn lòng, sẻ nhà sẻ cửa, ngần ngại - HS đọc từ trên bảng. - HS trả lời. + Có 6 câu. + Chữ đầu câu: Thành, Mến. + Viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. - HS đọc lại từ khó. - HS viết. - HS dò và sửa lỗi chính tả. - Nộp vở. - 1 HS đọc đề. - HS thi đua nhóm theo hình thức nối tiếp, mỗi HS điền 1 chỗ trống theo hình thức nối tiếp. - Đại diện nhóm trình bày: + Bạn em đi chăn trâu bắt được nhiều châu chấu. + Phòng họp chật chội và nóng bức nhưng mọi người vẫn rất trật tự. + Bọn trẻ ngồi chầu hẫu, chờ bà ăn trầu rồi kể chuyện cổ tích. * Dư liệu: (phần b) + Mọi người bảo nhau dọn dẹp dường làng sau cơn bão. + Em vẽ mấy bạn vẻ mặt tươi vui đang trò chuyện. + Mẹ em cho em bé ăn sữa rồi sửa soạn đi làm. STV Bảng con Vở Bảng phụ SGK Vở BT Kế hoạch bài dạy tuần 16 CHÍNH TẢ (tiết 2) VỀ QUÊ NGOẠI (nhớ – viết) I – Mục tiêu: - Nhớ và viết lại chính xác đoạn từ “Em về quê ngoại nghỉ hè . Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm” trong bài “Về quê ngoại”. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ch, thanh hỏi/thanh ngã. - Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở sạch. II – Chuẩn bị: GV: Bảng chép sẵn bài tập HS: Vở, bảng con III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) 2) Bài cũ: (4’) Đôi bạn - Gọi 3 HS lên bảng viết: châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu. - Nhận xét, cho điểm. 3) Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài – ghi tựa. * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung Mục tiêu: HS nắm ý đoạn thơ “Về quê ngoại” Phương pháp: Thảo luận - GV đọc thuộc. - Gọi HS đọc. - Yêu cầu HS thảo luận. + Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ? * Hoạt động 2: Luyện từ khó – Viết bài Mục tiêu: Viết đúng, trình bày sạch sẽ bài thơ. Phương pháp: Luyện tập, thực hành. - GV gợi ý HS nêu từ khó viết. - Hướng dẫn HS viết bảng con. - Hướng dẫn HS trình bày bài viết. + Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? + Trình bày thể thơ này như thế nào? + Trong đoạn thơ, những chữ nào phải viết hoa? - GV đọc, HS viết bài. - Hướng dẫn HS chữa lỗi. - Nhận xét bài viết HS. * Hoạt động 3: Bài tập Mục tiêu: Phân biệt từ có it/uyt, r/d/gi, thanh hỏi/ngã. Phương pháp: Luyện tập, thảo luận Bài 2: - GV đính 4 bảng giấy ghi sẵn bài tập lên bảng lớp. - Cho HS thi đua mhóm đôi theo tập thể tổ. - Nhận xét. 4) Củng cố – dặn dò: (5’) - Nhận xét – tuyên dương. - Nhận xét tiết học. - Về làm bài tập b. - Chuẩn bị: Vầng trăng quê em (nghe – viết). - Nghe - 2 HS đọc lại. - HS trao đổi tìm hiểu. + Ở quê có: đầm sen nở ngát hương, gặp trăng, gặp gió bất ngờ, con đường đất, rực màu, rơm phơi, bóng tre rợp mát, vầng trăng như lá thuyền trôi. - HS nêu từ, phần lưu ý. - HS viết bảng con: hương trời, ríu rít, rực màu, vầng trăng, lá thuyền trôi - HS đọc từ trên bảng. - HS trả lời. + Thơ lục bát. + Dòng 6 chữ lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ lùi vào 1 ô. + Những chữ đầu dòng thơ. - HS nghe đọc và viết bài. - HS chữa lỗi chính tả. - 1 HS đọc đề. - HS thi đua làm nhanh theo nhóm đôi. Tổ nào có tất cả các nhóm đôi xong trước là thắng. - Một số nhóm trình bày. Công cha như núi Thái Sơn Nhgĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. * Dự liệu: (phần b) Cái gì mà lưỡi bằng gang Xói lên mặt đất những hàng thẳng băng Giúp nhà có gạo để ăn Siêng làm thì lưỡi sáng bằng mặt gương. (Lưỡi cày) Thuở bé em có hai sừng Đến tuổi nửa chừng mắt đẹp như hoa Ngoài hai mươi tuổi đã già Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng. ( Mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng) STV Bảng con Giấy bìa
Tài liệu đính kèm: