Giáo án môn Chính tả Lớp 3 - Tuần 23 - Bài: Nghe nhạc

Giáo án môn Chính tả Lớp 3 - Tuần 23 - Bài: Nghe nhạc

I. MỤC TIÊU:

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.

- Rèn kĩ năng viết chính tả.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc út/uc qua 2 bài tập điền từ và tìm từ.

- Giáo dục cho HS biết viết chữ rõ ràng, cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ viết 2 lần bài tập 2a hoặc 2b; 4 tờ giấy khổ to và bút dạ.

- Học sinh: xem trước bài ở nhà, tâp, sách giáo khoa, dụng cụ học tập

 

docx 5 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Chính tả Lớp 3 - Tuần 23 - Bài: Nghe nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ (Nghe - Viết)
NGHE NHẠC
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc út/uc qua 2 bài tập điền từ và tìm từ.
- Giáo dục cho HS biết viết chữ rõ ràng, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ viết 2 lần bài tập 2a hoặc 2b; 4 tờ giấy khổ to và bút dạ.
- Học sinh: xem trước bài ở nhà, tâp, sách giáo khoa, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ho¹t ®éng cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định: cho lớp hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ:
- Gọi 1 h/s đọc cho 2 h/s viết trên bảng lớp 1 số từ khó.
- Nhận xét ghi điểm.
- Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
Bài dạy: chính tả (Nghe-viết) : Nghe nhạc
- Mục đích: 
+ Giúp học sinh biết được nội dung của bài viết.
+ Cách trình bày bài viết.
+ Viết chính xác các từ khó trong bài.
ØHướng dẫn viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung bài viết.
- G/v đọc đoạn văn 1 lần.
- Hỏi: Bài thơ kể chuyện gì?
- Bé Cương thích nghe nhạc như thế nào?
- Tiếng nhạc còn cuốn hút những vật nào?
* Hướng dẫn cách trình bày. 
- Bài thơ có mấy khổ?
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
- Giữa các khổ thơ viết như thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu h/s tìm các từ khó, dễ lần khi viết.
- Yêu cầu h/s đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho h/s.
* Viết chính tả.
- G/v đọc chậm từng cụm từ (3 lần).
* Soát lỗi.
- G/v đọc lại bài chậm, dừng lại phân tích tiếng khó cho h/s soát lỗi.
* Chấm điểm 7-10 bài.
- Nhận xét chữ viết của h/s.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập:
- Mục đích: biệt l/n hoặc út/uc qua 2 bài tập điền từ và tìm từ.
- Hình thức: làm vào vở bài tập, phiếu học tập.
* Bài 2:
a./ Gọi h/s đọc yêu cầu:
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- Gọi h/s nhận xét chữa bài.
(náo động, hỗn láo, béo núc ních, lúc đó.) 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải; ông bụt, bục gỗ, chim cút, hoa cúc.
b./ Các làm tương tự phần a:
* Bài 3:
a./ Gọi h/s đọc yêu cầu:
- Phát phiếu và bút dạ cho h/s.
- G/v giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm chữa bài g/v ghi nhanh lên bảng.
b./ Tiến hành tương tự:
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
Củng cố
 -Cho HS viết bảng con các từ mà nhiều HS viết sai trong bài chính tả.
- GV liện hệ nội dung bài học. 
- Giáo dục cho học sinh cho HS biết viết chữ rõ ràng, cẩn thận
Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những h/s viết sai 3 lỗi trở lên về nhà viết lại cho đúng và đẹp.
- Hát.
- Rầu rĩ, giục giã, dồn dập, dễ dàng, dược sĩ.
- H/s nhận xét.
- Theo dõi, 1 h/s đọc lại.
- Bài thơ kể về bé Cương và sở thích nghe nhạc của bé Cương.
- Nghe tiếng nhạc nổi lên, bé bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc.
- Tiếng nhạc làm cho cây cối lắc lư, viên bi tròn nằm im.
- Bài thơ có 4 khổ.
- Mỗi dòng thơ có 5 chữ.
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô li.
- Để cách ra một dòng.
- Mải miết, giẫm, réo rắt, rung theo.
- 1 h/s đọc cho 2 h/s viết bảng lớp, dưới lớp viết vào vở nháp.
- H/s nghe - viết lại cả bài.
- H/s đổi vở, dùng bút chì soát lỗi.
- Chữa lỗi.
- 1 h/s đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 h/s làm trên bảng lớp, h/s dưới lớp làm vở BT.
- 2 h/s nhận xét, chữa bài của bạn.
- H/s làm bài vào vở.
- 1 h/s đọc yêu cầu trong SGK.
- H/s tự làm bài trong nhóm.
- H/s nhận xét:
+ l; lấy, làm việc, loan báo, lách leo...
+ n; nói, nấu nướng, nung, nằm, nắm...
- úc; múc, lục lọi, chúc mừng, bánh đúc...
- út; trút bỏ, tụt, phụt nước, sút, hút bụi, mút kem...
H/s viết bảng con.
H/s lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_chinh_ta_lop_3_tuan_23_bai_nghe_nhac.docx