Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 19

Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 19

I- Mục tiêu:

- Nghe và viết lại đúng chính tả bài Trần Bình Trọng. Biết viết hoa đúng các tên riêng, các chữ đầu câu trong bài. Viết đúng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Trình bày rõ ràng, sạch sẽ.

- Làm đúng các bài tập chính tả điền vào chỗ trống ( phân biệt l/n, iêt/iêc )

- Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở sạch.

II- Chuẩn bị:

 - GV: Bảng chép sẵn bài tập.

 - HS: Vở, bảng con.

III- Các hoạt động:

 1) Ổn định: 1

2) Bài cũ 4: Hai Bà Trưng

 - Gọi 3 HS lên bảng viết: liên hoan, lên lớp, thời tiết, thương tiếc, xiết tay.

 - Nhận xét, cho điểm

 

doc 4 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 3841Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 19	
CHÍNH TẢ
HAI BÀ TRƯNG (nghe – viết)
I – Mục tiêu:
 - Nghe – viết chính xác đoạn 4 của truyện “Hai Bà Trưng”. Biết viết hoa các tên riêng.
 - Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iêt/iêc. Tìm được các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iêt/iêc.
 - Giáo dục ý thức rèn chữ; giữ vở sạch sẽ.
II – Đồ dùng dạy học:
 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chính tả. Giấy bìa, tranh gợi ý.
 Học sinh: Bảng con, vở.
III – Các hoạt động:
 1) Ổn định: (1’)
 2) Bài cũ: (4’)
 - GV nêu gương một số HS viết chữ đẹp, có tư thế ngồi viết đúng ở HKI, khuyến khích cả lớp học tốt tiết chính tả ở HKII.
 3) Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài – ghi tựa.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung
- Mục tiêu: HS nắm được nội dung đoạn văn viết chính tả.
- Phương pháp: Thảo luận
 - GV đọc mẫu.
 - Gọi HS đọc.
 - Yêu cầu HS thảo luận.
 + Hãy nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
* Hoạt động 2: Luyện từ khó, viết chính tả.
- Mục tiêu: Viết chính xác các từ khó trong bài.
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
 - GV yêu cầu HS nêu từ khó viết.
 - GV hướng dẫn HS luyện bảng con.
 - Yêu cầu HS đọc.
 - Hướng dẫn cách trình bày.
 + Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào?
 * GV: Viết hoa như thế để tỏ lòng tôn kính, lâu dần, Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng.
 + Tìm các tên riêng trong bài chính tả. Các tên riêng đó viết như thế nào?
 - GV đọc chậm, HS viết bài.
 - Chữa lỗi.
 - GV chấm vở.
 - Nhận xét bài viết HS.
* Hoạt động 3: Bài tập
- Mục tiêu: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc iêt/iêc.
Bài 2:
 - Gọi HS đọc yêu cầu (GV chọn phần a).
 - GV, HS các nhóm trình bày.
 - GV chốt ý đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu (chọn b).
 - Tổ chức HS chơi tiếp sức. GV chia bảng lớp thành 6 cột.
 - GV nhận xét.
 - Chấm 1 số vở.
4) Củng cố – Dặn dò: (5’)
 - Nhận xét – tuyên dương.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về làm bài tập 2b, 3a.
 - Chuẩn bị: Nghe – viết: Trần Bình Trọng.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS trao đổi.
 + ... thành trì của giặc lần lượt sụp đỗ, Tô Định ôm đầu chạy về nước, đất nước ta sạch bóng quân thù.
- HS nêu từ, phần lưu ý.
- HS viết bảng con: lần lượt, sụp đỗ, khởi nghĩa, lịch sử ...
- HS đọc từ trên bảng.
- HS trả lời.
 + Viết hoa cả chữ Hai và Bà.
+ Tô Định ... Viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếng.
- HS đọc lại từ khó.
- HS viết.
- HS dò và sửa lỗi chính tả.
- Nộp vở.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS làm ở bảng, lớp làm nháp.
a) Lành lặn – nao núng – lanh lảnh. 
- Vài HS đọc lại.
Dự liệu (phần b):
 + Đi biền biệt – thấy tiêng tiếc – xanh biêng biếc.
- 1 HS đọc.
- Chia lớp 3 nhóm, thi đua tiếp sức mỗi em 1 từ.
Dự liệu:
 + iêt: viết, mải miết, thiết tha, da diết, diệt ruồi, tiết kiệm, kiệt sức ...
 + iêc: việc, xanh biếc, con diệc, mỏ thiếc, nhiếc móc, liếc mắt, tiếc của...
- HS nhận xét, đọc lại từ vừa tìm được.
- HS làm vào vở.
STV
Bảng con
Vở
SGK, 
Vở BT
Bảng lớp
Kế hoạch bài dạy tuần 19	
CHÍNH TẢ
TRẦN BÌNH TRỌNG ( NGHE- VIẾT)
I- Mục tiêu:
- Nghe và viết lại đúng chính tả bài Trần Bình Trọng. Biết viết hoa đúng các tên riêng, các chữ đầu câu trong bài. Viết đúng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
- Làm đúng các bài tập chính tả điền vào chỗ trống ( phân biệt l/n, iêt/iêc )
- Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở sạch.
II- Chuẩn bị:
 - GV: Bảng chép sẵn bài tập.
 - HS: Vở, bảng con.
III- Các hoạt động:
 1) Ổn định: 1’
2) Bài cũ 4’: Hai Bà Trưng
 - Gọi 3 HS lên bảng viết: liên hoan, lên lớp, thời tiết, thương tiếc, xiết tay.
 - Nhận xét, cho điểm
 3) Bài mới 25’ : 
* Giới thiệu bài – ghi tựa
* HĐ1 : Tìm hiểu nội dung
Mục tiêu: HS nắm được nội dung đoạn văn viết chính tả.
Phương pháp: Thảo luận
 - GV đọc mẫu
 - Gọi HS đọc
 - Yêu cầu HS thảo luận:
+ Khi giặc dụ dỗ hứa phong tước vương, Trần Bình Trọng đã khẳng khái trả lời ra sao?
+ Em hiểu câu nói này của Trần Bình Trọng như thế nào ?
 * HĐ 2: Luyện từ khó, viết chính tả
Mục tiêu: Viết chính xác các từ khó trong bài
Phương pháp: Luyện tập thực hành
 - GV yêu cầu HS nêu từ khó viết.
 - GV hướng dẫn HS luyện bảng con.
 - Yêu cầu HS đọc
 - Hướng dẫn cách trình bày
 + Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
 + Câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép sau dấu hai chấm?
 - GV đọc chậm, HS viết bài
 - Chữa lỗi
 - GV chấm vở
 - Nhận xét bài viết HS
* HĐ3: Bài tập
Mục tiêu: Làm đúng bài tập chính tả, phân biệt l/n, iêt/iêc.
Bài 2:
 - Gọi HS đọc yêu cầu ( GV chọn phần a)
 - HS các nhóm trình bày.
 - GV chốt ý đúng. 
 - GVnhận xét.
 - Chấm 1 số vở.
 5) Củng cố – dặn dò: (5’)
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về làm bài tập 2b
 - Chuẩn bị: Nghe- viết: Ở lại với chiến khu.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi
-HS trao đổi:
 + “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
 + Trần Bình Trọng yêu nước, thà chết ở nước mình, không thèm sống làm tay sai giặc, phản bội Tổ quốc.
- HS nêu từ, phần lưu ý.
- HS viết bảng con: Trần Bình Trọng, Nguyên, Nam, Bắc, sa vào, dụ dỗ, tước vương, khảng khái...
- HS đọc từ trên bảng
- HS trả lời
 + Chữ đầu câu, đầu đoạn, các tên riêng.
 + Câu nói của Trần Bình Trọng trả lời quân giặc.
- HS đọc lại từ khó.
- HSviết
- HS dò và sửa lỗi chính tả
- Nộp vở
- 1 HS đọc yêu cầu trong sách giáo khoa, phần chú giải về anh hùng Võ Thị Sáu.
- 3 HS làm ở bảng, lớp làm nháp.
a) nay là- liên lạc- nhiều lần- luồn sâu- nắm tình hình- có lần- ném lựu đạn.
- Vài HS đọc lại.
Dự liệu ( phần b):
 + biết tin- dư tiệc- tiêu diệt- công việc- chiếc cặp da- phòng tiệc- đã diệt
- HS làm vào vở.
STV
Bảng con
Vở
Bảng phụ
SGK
Vỡ BT
Bảng lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docChinh ta.doc