A. Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : rổ, quả dâu, rễ cây, giày dép, .
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
như mục I
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
Đọc đoạn viết
- Đoạn viết có mấy câu ? (3 câu).
- Những từ nào trong đọc viết hoa ? (Các chữ đầu bài, đầu đoạn, tên nhân vật – Ngựa Con)
Viết từ khó : khoẻ, giành nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn,. .
2.2 HS viết bài vào vở
2.3 Chấm, chữa bài
Phân môn: Chính tả Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012 Tiết : Cuộc chạy đua trong rừng Phân biệt :l/n; Dấu hỏi/dấu ngã Tuần : 28 Lớp : 3A3 I. Mục tiêu: Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn l/ n; dấu hỏi/ dấu ngã. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu. Bảng lớp viết sẵn BT2. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 3’ A. Kiểm tra bài cũ : - Viết các từ : rổ, quả dâu, rễ cây, giày dép, ... * PP kiểm tra, đánh giá - HS viết ra bảng con. - GV nhận xét, đánh giá. 35’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: như mục I * PP trực tiếp - GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài. - HS mở SGK, ghi vở. 2. Hướng dẫn HS viết 2.1 Hướng dẫn chuẩn bị ã Đọc đoạn viết - Đoạn viết có mấy câu ? (3 câu). - Những từ nào trong đọc viết hoa ? (Các chữ đầu bài, đầu đoạn, tên nhân vật – Ngựa Con) ã Viết từ khó : khoẻ, giành nguyệt quế, mải ngắm, thợ rèn,.. . 2.2 HS viết bài vào vở 2.3 Chấm, chữa bài * PP vấn đáp - 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - GV đọc từ dễ lẫn, HS viết vào bảng con. - 1 HS đọc lại. - GV đọc - HS viết. - GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết. - GV đọc, HS soát lỗi. - GV chấm, nhận xét một số bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2: Điền vào chỗ trống: a) l hay n ? Một thiếu niên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chàng nai nịt gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn lụa trắng thắt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ nó từ xa lại. Theo Khái Hưng * PP luyện tập– thực hành - 1 HS đọc yêu cầu. - Cả lớp làm bài vào SGK. - 1 HS lên bảng chữa bài. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chấm điểm. - HS đọc lại đoạn văn. 1’ C. Củng cố – dặn dò - Dặn dò + Học thuộc đoạn thơ ở BT2a + Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả - GV nhận xét tiết học, dặn dò. - HS thu vở. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ Phân môn: Chính tả Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012 Tiết : Cùng vui chơi Phân biệt :l/n; Dấu hỏi / dấu ngã Tuần : 28 Lớp : 3A3 I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng viết chính tả Nhớ và viết lại chính xác nội dung, đúng chính tả các khổ thơ 2, 3, 4 của bài Cùng vui chơi . Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/ n; dấu hỏi/ dấu ngã. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu. Tranh một số môn thể thao (nếu có). III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng 4’ A. Kiểm tra bài cũ Viết các từ : thanh niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng, lạnh buốt. * PP kiểm tra, đánh giá - HS viết ra bảng con - GV nhận xét, đánh giá. 34’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: - như mục I * PP trực tiếp - GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài. - HS mở SGK, ghi vở. 2. Hướng dẫn HS viết 2.1 Hướng dẫn chuẩn bị ã Đọc thuộc bài thơ ã Viết tiếng, từ dễ lẫn : lộn xuống, dẻo chân, nắng vàng, xen, ã Nhẩm lại đoạn viết 2.2 HS viết bài - Lưu ý cách trình bày 2.3 Chấm, chữa bài * PP trực quan, vấn đáp - Cả lớp đọc 1 lần - 2 HS đọc thuộc đoạn viết, cả lớp đọc thầm. - GV đọc từ dễ lẫn, HS viết vào vở nháp. - 1 HS đọc lại. - HS nhẩm lại 1 phút. - HS nhớ, viết bài – GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết. - HS tự soát lỗi. - GV chấm, nhận xét một số bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Tìm các từ a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa như sau : - Môn bóng có hai đội thi đấu, người chơi dùng tay điều khiển bóng, tìm cách ném bóng vào khung thành của đối phương : bóng ném - Môn thể thao trèo núi : leo núi - Môn thể thao có hai bên thi đấu, người chơi dùng vợt đánh quả cầu cắm lông chim qua một tấm lưới căng giữa sân : cầu lông b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau : - Môn bóng có hai đội thi đấu, người chơi dùng tay điều khiển bóng, tìm cách ném bóng vào rổ của đối phương : bóng rổ - Môn thể thao đòi hỏi vận động viên nhảy bật cao để vượt qua một xà ngang : nhảy cao - Môn thể thao đòi hỏi vận động viên dùng tay, chân hay côn, kiếm ,... thi đấu : võ thuật * PP luyện tập– thực hành - 1 HS đọc yêu cầu – GV treo bảng phụ. - Cả lớp làm vào vở. - HS chữa miệng nối tiếp . - HS khác nhận xét, nêu cách chơi môn thể thao. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nói về môn thể thao mình thích. - GV nhận xét, khái quát. 1’ C. Củng cố – dặn dò Về nhà rèn chữ, sửa lỗi chính tả Tìm hiểu về các môn thể thao - GV nhận xét tiết học, dặn dò. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: