ĐẠO ĐỨC Ngày dạy:
Tiết: 1
KÍNH YÊU BÁC HỒ (tiết 1)
I.MỤC TIÊU
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
VBT 3, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh (sgk )
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 1 THỨ TIẾT MÔN TÊN BÀI DẠY HAI 9/8 1 TOÁN 2 TẬP ĐỌC 3 KỂ CHUYỆN 4 SHĐT BA 10/8 1 CHÍNH TẢ 2 TOÁN 3 TNXH 4 ĐẠO ĐỨC Kính yêu Bác Hồ (Tiết 1) TƯ 11/8 1 LTVC 2 TOÁN 3 ÂM NHẠC 4 TẬP VIẾT NĂM 12/8 1 TẬP ĐỌC 2 TOÁN 3 CHÍNH TẢ 4 TNXH SÁU 14/7 1 TOÁN 2 TẬP LÀM VĂN 3 THỦ CÔNG 4 SHL ĐẠO ĐỨC Ngày dạy: Tiết: 1 KÍNH YÊU BÁC HỒ (tiết 1) I.MỤC TIÊU - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VBT 3, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh (sgk ) III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định: Hát 2./ Bài mới: * Giới thiệu bà : Chúng ta vừa nghe bạn hát một bài hát về Bác Hồ.Vậy Bác Hồ là ai ?Vì sao thiếu niên nhi đồng lại yêu quí Bác như vậy?Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài :Kính yêu Bác Hồ. -GV ghi tựa bài lên bảng . * Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm - Chia lớp thành 4 nhóm,y/c các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 VBT Đạo đức 3.Sau đó tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . -Gv nhận xét,bổ sung ý kiến của các nhóm. -Y/C HS thảo luận cả lớp để tìm hiểu thêm về Bác theo những câu hỏi gợi ý sau : +Bác Hồ sinh ngày,tháng,năm nào? (HS yếu) +Quê Bác ở đâu ? +Bác Hồ còn có tên gọi nào khác ? +Tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi ntn ? +Bác đã có công lao to lớn gì đối với đất nước ta,dân tộc ta ? -Gv chốt lại các ý chính trên * Hoạt động 2 : Kể chuyện”Các cháu vào đây với Bác” - GV kể chuyện. - Thảo luận cả lớp theo câu hỏi sau : +Qua câu chuyện,em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ ntn ? +Em thấy tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi ntn ? - GV kết luận : Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. * Hoạt động 3 :Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. - Y/C mỗi HS đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. (HS yếu) +Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai ? +Em nào đã thực hiện đúng năm điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện ntn ? 3./ CỦNG CỐ -Cả lớp cùng hát bài”Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” 4./ DẶN DÒ - Là học sinh, các em cần thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. - Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và Bác Hồ với thiếu nhi. -Nhận xét tiết học. -Bài”Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” -HS lắng nghe -HS tiến hành quan sát và thảo luận . * Ảnh 1 : -Nội dung : Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi thăm Phủ Chủ Tịch. -Đặt tên : Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở Phủ Chủ Tịch. * Ảnh 2 : -Nội dung : Bác đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát. -Đặt tên : Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi. * Ảnh 3 : -Nội dung : Bác Hồ bế và hôn các cháu thiếu nhi. -Đặt tên : Bác Hồ và các cháu thiếu nhi. * Ảnh 4 : -Nội dung : Bác đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi. -Đặt tên : Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi. - HS thảo luận cả lớp. +Bác Hồ sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 +Quê Bác ở làng Sen,xã Kim Liên,huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An. +Bác Hồ còn có tên gọi khác là Nguyễn Sinh Cung,Nguyễn Tất Thành,Nguyễn Ái Quốc,Hồ Chí Minh. +Tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi là các cháu thiếu nhi rất yêu quí Bác và Bác cũng rất yêu quí ,quan tâm đến các cháu thiếu nhi. +Bác là người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và đem lại nền độc lập cho đất nước. -HS lắng nghe -HS thảo luận cả lớp +.. các cháu thiếu nhi trong câu chuyện rất kính yêu Bác Hồ.Điều này thể hiện ở chi tiết khi vừa nhìn thấy Bác,các cháu đều vui sướng và reo lên. +.. Bác Hồ cũng rất yêu quí các cháu thiếu nhi. Bác đón các cháu vui vẻ,quây quần bên các cháu ,dắt các cháu ra vườn chơi,chia kẹo,căn dặn các cháu,ôm hôn các cháu -HS lắng nghe - Mỗi HS đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. + thiếu niên, nhi đồng. +HS tự phát biểu. -Cả lớp hát - HS lắng nghe TOÁN Ngày dạy: Tiết: 1 ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I./ MỤC TIÊU - Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. II./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -GV kiểm tra ĐDHT của HS 3./ Bài mới : a./ Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay,các em sẽ biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.Qua bài :Đọc,viết,so sánh các số có ba chữ số . b./ HDHS làm bài tập : * Bài tập 1 : 1HS đọc y/c BT1. -Y/C HS dùng bút chì làm vào SGK.Sau đó kiểm tra kết quả lẩn nhau với bạn ngồi cùng bàn. - Y/C HS tự làm bài . -GV nhận xét . * Bài tập 2 : 1HS đọc y/c BT2. a./ Chữ số thứ nhất nhỏ hơn chữ số thứ hai liền sau nó bao nhiêu đơn vị ? -Muốn tìm số thứ ba ta làm ntn ? - Y/C HS tự làm bài . -GV nhận xét . -Dãy số vừa tìm được là dãy số ntn ? b./ Số thứ nhất ntn so với số thứ hai ? -Muốn tìm số thứ ba ta làm ntn ? - Y/C HS tự làm bài . -GV nhận xét . -Dãy số vừa tìm được là dãy số ntn ? -Cho HS đọc lại dãy số vừa tìm được. * Bài tập 3 : 1HS đọc y/c BT3. - Y/C HS tự làm bài . -GV nhận xét . * Bài tập 4 : - 1HS đọc y/c BT4. - Y/C HS tự làm bài . -GV nhận xét . -Tại sao biết số 735 là số lớn nhất ? -Tại sao biết số 735 là số bé nhất ? 4./ CỦNG CỐ : -Cho 3 nhóm HS thi viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn :542;316;987. 5./ DẶN DÒ : - Về nhà xem lại bài . -Nhận xét tiết học. -HS để lên bàn Gv kiểm tra. -HS lắng nghe -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. - HS dùng bút chì làm vào SGK.Sau đó kiểm tra kết quả lẩn nhau. - HS đọc-HS khác nhận xét . -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. -..nhỏ hơn 1 đơn vị. -..ta thêm 1 đơn vị vào số thứ hai. -1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào SGK. * 310;311;312;313;314;315;316;317;318;319. -Dãy số tăng dần. -..lớn hơn số thứ hai 1 đơn vị. -..ta lấy số thứ hai trừ đi 1 đơn vị. -1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào SGK. * 400;399;398;397;396;395;394;393;392;391. -Dãy số giảm dần. - HS đọc lại dãy số vừa tìm được. -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. -HS lắng nghe -HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào vở. * 303516 ; 199<200; 30+100<131 ; 410-10<400+1; 243=200+40+3. -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. -HS nêu miệng- Cả lớp làm vào SGK. * Số lớn nhất :735 * Số bé nhất : 110 -Vì chữ số hàng trăm của số đó lớn nhất trong các chữ số hàng trăm của các số đã cho. - Vì chữ số hàng trăm của số đó bé nhất trong các chữ số hàng trăm của các số đã cho. -3 nhóm HS thi đua -HS lắng nghe TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN Ngày dạy : Tiết: 1 CẬU BÉ THÔNG MINH I./ MỤC TIÊU A. TẬP ĐỌC - Đọc đúng,rành mạch,biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.(trả lời được các câu hỏi trong SGK). B. KỂ CHUYỆN - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ . II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK Tiếng Việt 3. Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK Tiếng Việt 3 III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC TẬP ĐỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -GV kiểm tra ĐDHT của HS 3./ Bài mới : a./ Giới thiệu bài: Cậu bé thông minh b./ Luyện đọc : - GV đọc mẫu toàn bài. -Y/CHS đọc từng câu trong bài. *Lưu ý HS em nào đọc câu đầu thì đọc luôn tựa bài. - GV sửa phát âm sai .HDHS đọc từ khó. - Y/CHS đọc nối tiếp theo đoạn trong bài. - Yêu cầu HS đọc chú giải trong SGK. +Kinh đô là gì ? +Om sòm là gì ? +Trọng thưởng là gì ? -Cho HS đọc đoạn trong nhóm,Y/C sửa phát âm sai cho bạn. c./ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - Y/C HS đọc thầm đoạn 1, trả lời : + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? (Dành cho HS yếu) + Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ? - Y/C HS đọc thầm đoạn 2, trả lời : + Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ? - Y/C HS đọc thầm đoạn 3. + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì + Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? - YC đọc thầm cả bài và thảo luận nhóm đôi câu hỏi :Câu chuyện này nói lên điều gì ? (Dành cho HS khá,giỏi) d./ Luyện đọc lại : - GV đọc mẫu lần 2 - Câu chuyện này gồm mấy nhân vật ? -Y/C HS đọc nhóm 3,trong nhóm các em tự phân vai. * Lưu ý cách đọc lời nhân vât cho HS. - HD đọc câu dài. - Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai. -GV nhận xét ,tuyên dương. -HS để ĐDHT lên bàn GV kiểm tra. -HS lắng nghe -HS lắng nghe -HS đọc nối tiếp từng câu-Cả lớp đọc thầm theo - HS đọc từ khó . -HS đọc nối tiếp từng đoạn-Cả lớp đọc thầm . -HS đọc chú giải trong SGK. +..nơi vua và triều đình đóng. +..ầm ĩ,gây náo động. +..tặng cho phần thưởng lớn. - HS đọc đoạn trong nhóm. - HS đọc thầm + Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. + Vì gà trống không biết đẻ trứng. - HS đọc thầm + Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí “bố đẻ em bé”, từ đó làm cho vua phải thừa nhận : lệnh của ngài cũng vô lí. - HS đọc thầm + Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. + Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua. -Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé. -HS lắng nghe -..3 nhân vật :người dẫn truyện,cậu bé,nhà vua. - HS đọc phân vai trong nhóm . - Các nhóm thi đọc bài.-..an/ang. KỂ CHUYỆN HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 3./ Bài mới : a./ Giới thiệu bài :Y/C HS dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn truyện Cậu bé thông minh vừa được tìm hiểu. b./ HDHS kể chuyện : * Đoạn 1:(HS yếu kể được 1 trong 3 đoạn câu chuyện ) -Y/C HS quan sát tranh và hỏi : +Quân lính đang làm gì ? +Lệnh của đức vua là gì ? +Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được lệnh của đức vua ? -Y/C HS kể lại nội dung của đoạn 1 . * Tiêu chí nhận xét : +Kể có đúng nội dung,đúng trình tự không ? +Nói đã thành câu chưa ? +Từ ngữ được dùng có phù hợp không ? +Kể có tự nhiên không ? * Đoạn 2 : -Y/C HS quan sát tranh và hỏi : +Khi được gặp vua,câu bé đã làm gì,nói gì ? +Thái độ của đức vua ra sao khi nhge điều cậu bé nói ? -Y/C HS kể lại nội dung của đoạn 2 . * Đoạn 3 : -Y/C HS quan sát tranh và hỏi : +Lần thử tài thứ 2 Đức Vua y/c cậu b ... C HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -GV kiểm tra ĐDHT của HS 3./ Bài mới : * Giới thiệu bài:Gấp tàu thuỷ hai ống khói. * Hoạt động 1 : Hướng dẫn HSQS và nhận xét - Giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói và đặt câu hỏi : Đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ như thế nào ? * Giải thích : Hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp gần giống như tàu thuỷ. Trong thực tế, tàu thuỷ được làm bằng sắt, thép và có cấu tạo phức tạp hơn nhiều. + Tác dụng của tàu thuỷ ? + Gọi HS mở tàu thuỷ mẫu đến khi trở lại tờ giấy hình vuông. * Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu a. Bước 1 : Gấp, cắt tờ giấy hình vuông b. Bước 2 : Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. - Gấp tờ giấy hình vuông làm bốn phần bằng nhau để lấy điểm 0 và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra (H1) c. Bước 3 : Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói - Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lần lượt bốn đỉnh của hình vuông vào sao cho bốn đỉnh tiếp giáp nhau ở điểm 0 và các cạnh gấp vào phải nằm đúng đường dấu gấp giữa hình (H3) - Lật H3 ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt bốn đỉnh của hình vuông vào điểm 0, được (H4) - Lật H4 ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt bốn đỉnh của H4 vào điểm 0, được H5 - Lật H5 ra mặt sau, được H6 - Trên H6 có 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có hai tam giác. Cho ngón tay trỏ vào khe giữ của 1 ô vuông và dùng ngón cái đẩy ô vuông đó lên. Cũng làm như vậy với ô vuông đối diện được hai ống khói của tàu thuỷ (H7) - Lồng hai ngón tay trỏ vào phía dưới hai ô vuông còn lại để kéo sang hai phía. Đồng thời, dùng ngón cái và ngón giữa của hai tay ép vào sẽ được tàu thuỷ hai ống khói như H8 * YC HS thao tác lại cách gấp * Hoạt động 3 : Hướng dẫn thực hành - Y/C cả lớp tập gấp tàu thuỷ hai ống khói -GV nhận xét 4./ CỦNG CỐ - Gấp tàu thuỷ hai ống khói có mấy bước ? 5./ DẶN DÒ : - Về nhà tập gấp lại tàu thuỷ hai ống khói và chuẩn bị dụng cụ học tập để tiết sau thực hành. -Nhận xét tiết học. -HS để lên bàn GV kiểm tra. -HS lắng nghe - Cả lớp quan sát và nhận xét - Tàu thuỷ hai ống khói giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng. -HS lắng nghe + chở khách, vận chuyển hàng hoá trên sông, biển. - Quan sát - Quan sát - Quan sát - 1 - 2 HS lên thao tác lại các bước gấp - Cả lớp tập gấp tàu thuỷ hai ống khói -..gồm 3 bước : + Bước 1 : Gấp, cắt tờ giấy hình vuông + Bước 2 : Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. + Bước 3 : Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói -HS lắng nghe TẬP LÀM VĂN Ngày dạy: Tiết: 1 NÓI VỀ ĐỘI TNTP- ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I./ MỤC TIÊU - Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP HCM (BT1). - Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2). II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bp viết sẵn mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -GV kiểm tra ĐDHT của HS 3./ Bài mới : a./ Giới thiệu bài :Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nói những điều em đã biết về Đội TNTP HCM.Sau đó các em sẽ tập điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. b./ Hướng dẫn làm bài : * Bài tập 1 :HS đọc y/c bài tập 1. -GV :Tổ chức Đội TNTP HCM tập hợp trẻ em thuộc độ tuổi nhi đồng (5-9 tuổi)-sinh hoạt trong các sao nhi đồng,lẫn thiếu niên(9-14 tuổi)-sing hoạt trong các chi Đội TNTP HCM. -Y/C HS thảo luận theo nhóm đôi theo các câu hỏi gợi ý trong SGK/11 a./ Đội thành lập ngày nào ?ở đâu ? b./ Những Đội viên đầu tiên của Đội là ai ? c./ Đội được mang tên Bác Hồ khi nào ? -Đại diện nhóm trình bày. -Gv nhận xét. * Bài tập 2 : - Gọi 1HS đọc yêu cầu BT2b +Đầu lá đơn là gì ? (HS yếu) +Đựơc gọi là gì ? +Tiếp theo là gì ? -Y/CHS làm bài vào vở - Gọi 3HS đọc lá đơn mình viết. -GV nhận xét. 4./ CỦNG CỐ : -Em hãy nêu trình tự viết đơn ? 5./ DẶN DÒ : - Về nhà các em thực hành điền vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách ở thư viên. -Nhận xét tiết học. -HS để ĐDHT lên bàn GV kiểm tra. -HS lắng nghe -1HS đọc-cả lớp theo dõi SGK. -HS lắng nghe - HS thảo luận theo nhóm đôi a./ Đội thành lập ngày 15-5-1941 tại Pác Pó,Cao Bằng.Tên gọi lúc đầu là Đội nhi đồng cứu quốc. b./ Lúc đầu, Đội chỉ có 5 đội viên với người đội trưởng anh hùng là Nông Văn Dền(bí danh Kim Đồng). Bốn đội viên khác là : Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn),Lý Văn Tịnh(bí danh Thanh Minh),Lý Thị My(bí danh Thuỷ Tiên),Lý Thị Xậu(bí danh Thanh Thuỷ). c./..30-1-1970đổi tên là Đội TNTP HCM. -HS trình bày -1HS đọc –cả lớp đọc thầm SGK. +Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đọc lập-Tự do-Hạnh phúc +..quốc hiệu và tiêu ngữ. +Địa điểm,ngày,tháng,năm viết đơn. +Tên đơn +Địa chỉ gởi đơn +Họ tên,ngày sinh,địa chỉ,lớp,trường của người viết đơn. +Nguyện vọng và lời hứa +Tên,chữ kí của người làm đơn. -HS làm bài -3HS đọc lá đơn mình viết. -HS tự nêu. TOÁN Ngày dạy: Tiết: 5 LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU - Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số(có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm). II.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2HS lên bảng làm bài tập sau : *Đặt tính rồi tính : a./ 347 + 624 b./ 567+282. -GV nhận xét . 3./ Bài mới : a./ Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay,các em sẽ củng cố cách tính cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục sang hàng trăm).Qua bài :Luyện tập. b./ HDHS làm bài tập : * Bài tập 1 : (HS yếu cột 1,2) - 1HS đọc y/c BT1. - Y/C HS tự làm bài . - Y/C HS nhắc lại cách đặt tính và tính . -GV nhận xét . Sau đó kiểm tra kết quả lẩn nhau với bạn ngồi cùng bàn. * Bài tập 2 : - 1HS đọc y/c BT2. - Y/C HS nhắc lại cách đặt tính và tính . - Y/C HS tự làm bài . -GV nhận xét . -Qua bài tập 1 ; 2 các em đã luyện tập được gì ? * Bài tập 3 : - 1HS đọc y/c BT3. +Thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu ? +Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ? +Muốn biết cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu ta làm ntn ? - Y/C HS tự làm bài . -GV nhận xét . * Bài tập 4 : - 1HS đọc y/c BT4. - Cho HS tính nhẩm rồi nêu kết quả . -GV nhận xét . 4./ CỦNG CỐ : -Cho 3 nhóm HS thi làm bài tập : 865+25 -GV nhận xét-tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5./ DẶN DÒ : - Về nhà xem lại bài . -Nhận xét tiết học. -2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi-nhận xét. a./ 971. b./ 849 . -HS lắng nghe -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. -1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào SGK * 367 487 85 108 + 120 + 302 +72 + 75 487 789 157 183 -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. - HS nhắc lại cách đặt tính và tính . -1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào vở -.. cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục sang hàng trăm). -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. +..125l +..135l +thực hiện phép tính cộng lấy 125+135 -1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào vở. Bài giải Số lít dầu cả hai thùng có là : 125+135=260(l) Đáp so : 260 l -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. - 1HS nêu-Cả lớp làm vào SGK. -3 nhóm HS thi đua -HS lắng nghe ÂM NHẠC Ngày dạy: Tiết: 1 QUỐC CA VIỆT NAM I.MỤC TIÊU - Biết hát theo giai điệu và lời 1.Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bài hát Quốc ca VN, băng nhạc. III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -GV kiểm tra tập bài hát lớp 3 của HS 3./ Bài mới : * Giới thiệu bài : Trong chương trình âm nhạc lớp 3,các em sẽ học 11 bài hát.Bài hát đầu tiên các em sẽ học là bài :Quốc ca Việt Nam. * Hoạt động 1 : Dạy hát Quốc ca Việt Nam. a./ Quốc ca là bài hát trong lễ chào cờ.Khi hát hoặc cử nhạc Quốc ca phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc kì . -GV hát bài Quốc ca Việt Nam. -HDHS đọc lời ca,đọc từng câu.Sau đó giải thích các từ khó: +Đường vinh quang xây xác quân thù là cách nói tượng trưng về sự quyết tâm chiến đấu đập tan mọi ý chí xâm lược của quân thù. +Sa trường là chiến trường. b./ Dạy hát : -Dạy hát từng câu đến hết bài. -HDHS 2 câu có chữ cuối có cao độ khác nhau ở cạu 5-câu 7(thù-ngừng) * Hoạt động 2 : Trả lời câu hỏi - Bài Quốc ca được hát khi nào ? -Khi chào cờ và hát Quốc ca,chúng ta phải có thái độ ntn ? 4./ CỦNG CỐ : -Cả lớp cùng hát bài” Quốc ca Việt Nam” 5./ DẶN DÒ : - Về nhà tập hát lại nhiều lần. -Nhận xét tiết học. -HS để lên bàn Gv kiểm tra. -HS lắng nghe -HS lắng nghe -HS lắng nghe -HS đọc đồng thanh từng câu và nối lại sau khi học câu kế tiếp theo HD của GV -Cả lớp hát đồng thanh 3-4 lần. - HS hát 2 câu có chữ cuối có cao độ khác nhau - Khi làm lễ chào cờ,khi khai mạc hội thao,.. - đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc kì . -Cả lớp cùng hát. -HS lắng nghe NỘI DUNG TIẾT SINH HOẠT LỚP Tuần: Ngày : Chủ đề: . I. Mục tiêu ... II. Kiểm điểm công tác qua TT N.DUNG THI ĐUA TỔ 1 TỔ 2 TỔ 3 TỔ 4 TỔ 5 TỔNG KẾT 1 Đi học trể 2 Vắng (K-P) 3 Thể dục đầu giờ 4 Đồng phục 5 Mua quà ngoài cổng 6 Vệ sinh 7 Trật tự 8 Xếp hàng vào lớp 9 Thể dục giữa giờ 10 Truy bài 11 Không học bài - làm bài 12 Điểm dưới 5 13 Tuyên dương 14 Phê bình Nhận xét của giáo viên Ưu:........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Khuyết:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . Biện pháp khắc phục:... .. II . Nhiệm vụ thời gian tới
Tài liệu đính kèm: