Giáo án Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 13 Lớp 3

Giáo án Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 13 Lớp 3

TOÁN: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN

I. Mục tiêu:

- Biết cách so sánh số bé băng một phần mấy số lớn.

- Rèn kĩ năng tính nhanh, chính xác. Áp dụng để giải bài toán có lời văn.

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1360Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 13 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
 Thứ Hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
TOÁN: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Mục tiêu: 
- Biết cách so sánh số bé băng một phần mấy số lớn. 
- Rèn kĩ năng tính nhanh, chính xác. Áp dụng để giải bài toán có lời văn. 
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - Cho HS đọc bảng chia 8.
- Nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
b. Hướng dẫn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn:
- Nêu Ví dụ.
- Cho HS nhìn sơ đồ nêu bài toán.
- Độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài ĐT AB?
- Kết luận: Muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm như sau: 
+ Thực hiện phép chia độ dài của CD cho độ dài của AB 6 : 2 = 3 ( lần )
 Vậy độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
Giới thiệu bài toán: 
Tóm tắt:
Tuổi mẹ: 30 tuổi
Tuổi con: 6 tuổi
Hỏi: Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ? 
- Mẹ bao nhiêu tuổi?
- Con bao nhiêu tuổi?
- Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
- Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài giải.
- Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
c. Luyện tập:
Bài 1:
- HS đọc dòng đầu tiên của bảng.
- Hỏi 8 gấp mấy lần 2?
- Vậy 2 bằng một phần mấy của 8?
- YC HS làm tiếp các phần còn lại.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề. 
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- YC HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề.
- HS quan sát hình a và nêu số hình vuông.
- Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh?
- Vậy trong hình a, số hình vuông màu xanh bằng một phần mấy số HV màu trắng?
- Làm tương tự các bài còn lại.
- Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn và làm bài tập. 
- HS đọc bảng chia 8.
- HS thực hiện phép chia 6:2= 3 (lần )
- Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD. 
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Mẹ 30 tuổi.
- Con 6 tuổi.
- Tuổi mẹ gấp tuổi con: 30 : 6 = 5 (lần).
- Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
- HS trình bày bài giải: 
Tuổi mẹ gấp tuổi con một số lần là:
: 6 = 5 ( lần )
Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
Đáp số:1/5
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 8 gấp 4 lần 2.
- 2 bằng 1/4 của 8.
- HS làm tiếp các phần còn lại.
- HS đọc đề bài. 
- Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Bài giải:
Số Sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên một số lần là: 24 : 6 = 4 ( lần )
Vậy số sách ngăn trên bằng ¼ số sách ngăn dưới.
 Đáp số: 1/4
- HS đọc yêu cầu.
- Hình a có 1 hình vuông màu xanh và 5 hình vuông màu trắng.
- Số hình vuông màu trắng gấp 5 lần số hình vuông màu xanh (Vì 5 : 1 = 5)
- Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số HV màu trắng.
- HS tự làm câu b
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN 
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch,biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ 
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (trả lời được các CH trong SGK).
- THND học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Sự quan tâm và tình cảm cảm của Bác Hồ Đ/V anh Núp - người con của ây Nguyên, một anh hùng quân đội. 
B. Kể chuyện: - Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi kể được 1 đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa bài tập đọc. 
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
- GV nhận xét- Ghi điểm. 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu bài. 
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
- GV đọc mẫu.
- GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
* Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
- Chia đoạn.
* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Lớp đọc đồng thanh của đoạn 2.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
* Tìm hiểu đọan 1.
+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
* HS đọc đoạn 2
+ Ở Đại Hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
+ Chi tiết nào cho thấy Đại Hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
+ Đại Hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
* Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 3. HD HS đọc đúng.
* Tổ chức cho HS thi đọc. 
- Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
* Kể chuyện:
a. Xác định YC:
- Gọi 1 HS đọc YC. 
- GV chọn 1 đoạn cho HS kể về Người con của Tây Nguyên. 
b. Kể mẫu:
- GV nhắc HS.
+ Có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế, 1 người dân làng Kông Hoa song cần chú ý: ngưới kể cần xưng “tôi” nói lời của 1 nhân vật từ đầu đến cuối câu chuyện.
c. Kể theo nhóm:
d. Kể trước lớp:
4. Củng cố - Dặn dò: 
- HS lên bảng đọc thuộc lòng bài; Cảnh đẹp non sông.
 - HS lắng nghe 
- Mỗi HS đọc một câu từ đầu đến hết bài. 
- 1 HS đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của GV. 
- Mỗi nhóm 4 HS, 4 nhóm thi đọc nối tiếp.
- HS đọc đồng thanh theo tổ.
- 1 HS đọc đọan 1 cả lớp theo dõi bài.
Anh Núp được tỉnh cử đi dự đại hội thi đua.
- HS đọc thầm đoạn 2
- Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người 
(Kinh, Thượng, gái, trai, già, trẻ) đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.
- Núp mời lên kể chuyện làng Kông Hoa, sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà. 
- HS đọc thầm doạn 3.
- 1 cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, 1 bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, 1 cây cờ có thêu chữ, 1 huân chương cho cả làng, 1 huân chương cho Núp. 
- Mọi người xem món quà ấy là những tặng vật thiêng liêng nên “rửa tay thật sạch” trước khi xem cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm. 
- 3 HS tiếp nối nhau thi đọc đoạn 3 của bài. 
- Thi đọc cả bài.
- HS kể theo lời của nhân vật trong truyện. 
- Tập kể chuyện một đoạn của câu chuyện bằng lời một nhân vật.
- Nhập vai anh Núp kể lại câu chuyện theo lời của anh Núp. 
- HS chọn vai, suy nghĩ về lời kể.
- Từng cặp HS kể.
- 3 hoặc 4 HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng kể hay nhất.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài học tiếp theo.
 Thứ Ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC: CỬA TÙNG 
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lisau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
- Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ ngơi đúng các câu văn.
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta (trả lời được các CH trong SGK) 
 - GDMT: KTTT nội dung bài: HS cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước và có ý tức tự giác BVMT
 II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ về Cửa Tùng.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
- HS kể lại 1 đoạn câu chuyện: Người con của Tây Nguyên 
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
Trên khắp miền đất nước ta có nhiều cửa biển đẹp. Cửa Tùng là một cửa biển rất đẹp của miền Trung. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy Cửa Tùng có vẻ đặc biệt như thế nào
- GDBVMT
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
- GV đọc mẫu 1 lần 
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ địa phương.
* Hướng dẫn đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS chia đọan: 3 đọan mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. 
*Hướng dẫn HS đọc từng đọan trước lớp, giải nghĩa từ
* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. 
+ Cửa Tùng ở đâu ?
Bến Hải: Sông ở huyện Vĩnh Linh-Quảng Trị là nơi phân chia 2 miền Nam Bắc. Từ năm 1954 đến năm 1975. Cửa Tùng là cửa sông Bến Hải.
+ Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? 
- HS đọc đoạn 2.
+ Em hiểu thế nào là: “Bà chúa của các bãi tắm?”
- HS đọc thầm đoạn 3
+ Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt? 
+ Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì?
- Hình ảnh so sánh trên làm tăng vẻ đẹp duyên dáng, hấp dẫn của Cửa Tùng. 
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về Cửa Tùng?
*Luyện đọc lại: 
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.
- Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn . 
- Nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố - dặn dò - nhận xét: 
- Hệ thống nội dung bài.
- GDHS phải yêu thiên nhiên của nước ta.
- Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu. 
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
- Đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của GV. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và giữa các cụm từ. 
- HS đọc chú giải.
- Mỗi nhóm 3 HS lần lượt đọc. 
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
-Lớp đọc ĐT
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Cửa Tùng là cửa sông Bến Hải chảy ra biển.
- Thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi 
- HS đọc đoạn 2 + TLCH.
- Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm 
- Thay đổi 3 lần trong một ngày: 
+ Bình minh: Mặt trời đỏ ối như chiếc thau đồng chiếu xuống mặt biển làm cho nước biển nhuộm màu hồng nhạt. 
+ Buổi trưa: Nước biển màu xanh lơ. 
+ Chiều tà: Nước biển đổi màu xanh lục. 
- Chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển. 
- 3 đến 5 HS nói trước lớp.
- Cửa Tùng là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
- Vài HS thi đọc đoạn văn.
- 3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- 1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 HS nói lại nội dung của bài: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
TOÁN: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu:
- Biết so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn. 
- Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính).
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
- GV kiểm tra 1 số VBT của HS.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi đề bài lên bảng.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: HS  ... nhóm đọc kết qủa.
-Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm, số tiếng tìm được) kết luận nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét: 
- GV yêu cầu HS về nhà đọc lại bài tập 2, (3), ghi nhớ chính tả. 
- GV nhận xét chung giờ học.
- HS lên viết bảng lớp + Cả lớp viết vào nháp các từ: khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu
- Theo dõi GV đọc, 4 HS đọc thuộc lòng lại.
- Tác giả gọi mãi dòng sông với lòng tha thiết.
- Dòng sông Vàm Cỏ Đông có bốn mùa soi từng mảng mây trời, hàng dừa soi bóng ven sông.
- Vàm Cỏ Đông, Hồng 
- Chữ đầu các dòng thơ. 
- Vàm Cỏ Đông, nước chảy, mãi gọi, tha thiết, phe phẩy, soi, 
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- Viết bảng con 1 số từ khó.
- HS viết. 
- Dò lỗi bằng bút chì.
- HS đọc yêu cầu của bài tập + làm vào nháp.
- Điền vào chỗ trống it hay uyt? 
- 2 HS lên chữa bài + 1 em đọc lại kết quả + sửa bài.
+ huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, suy nghĩ.
a/ Rá: rổ rá, rá gạo, rá xôi
Giá: giá cả, giá thịt, giá sách, giá đỗ, 
Rụng: rơi rụng, rụng xuống, rụng rời, Dụng: sử dụng, dụng cụ, vô dụng. . . 
b/ Vẽ: vẽ vời, vẽ chuỵên, bày vẽ, vẽ voi,
Vẻ: vui vẻ, vẻ mặt, nhiều vẻ, vẻ vang. 
Nghĩ: suy nghĩ, nghĩ ngợi, ngẫm nghĩ 
Nghỉ: nghỉ ngơi, nghỉ học, nghỉ việc,
TOÁN : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được trong giải toán (có 1 phép nhân 9).
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua 1 ví dụ cụ thể.
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - YC HS đọc bảng nhân 9.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
- Củng cố lại bảng nhân 9.
- GV ghi đề bài.
b. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài1:
- Bài tập YC chúng ta làm gì?
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính trong phần a. 
Em có nhận xét gì về kết quả, các thừa số, thứ tự các thừa số trong bài phép tính nhân 9 x 2 và 2 x 9?
- Vậy ta có 9 x 2 = 2 x 9.
- Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 2: 
- GV Hướng dẫn
- Nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: 
GV gợi ý: 
+ Muốn tìm số xe của 4 đội, đã biết số xe của đội Môït, phải tìm số xe của 3 đôïi kia. 
+ Tìm số xe của 4 đội
- YC HS tự giải vào vở BT.
- Gọi 1 HS lên bảng.
- Nhận xét và ghi điểm.
.Bài 4: GV cho HS làm dòng 3,4 của bài.
4. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét: 
- YC HS ôn lại bảng nhân 9.
- GV nhận xét chung giờ học.
- HS lên bảng đọc bảng nhân 9, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe và nhắc lại
- HS nhẩm miệng phép nhân 9.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- 4 HS lên bảng.
- Hai phép tính này cùng bằng 18. Có các thừa số giống nhau nhưng thứ tự khác nhau.
- Nghe GV giảng, 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
9 x 3 + 9 = 27 + 9 9 x 8 + 9 = 72 + 9
 = 36 = 81
9 x 4 + 9 = 36 + 9 9 x 9 + 9 = 81 + 9
 = 45 = 90
- Sau mỗi bài đều có nhận xét. 
+ HS đọc yêu cầu của bài. Phân tích đề toán
Bài giải
 Số xe ô tô của 3 đội là:
 9 x 3 = 27(xe)
Số xe ô tô công ty đó có tất cả là:
 10 + 27 = 37 (xe)
Đáp số: 37 xe. 
THỦ CÔNG: CẮT DÁN CHỮ H, U (tiết 1) 
I. Mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt dán chữ H,U.
- Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II. Chuẩn bị: - Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - Kiểm tra dụng cụ học môn thủ công. Nhận xét chung 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: 
- GV giới thiệu chữ H,U, hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét. (Hình 1)
Hoạt động 2: GV HD mẫu 
Bước 1: Kẻ chữ H-U
- Kẻ, cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái tờ giấy thủ công. 
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H-U vào 2 hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ H-U theo các điểm đã đánh dấu. Riêng đối với chữ U, cần vẽ các đường lượn góc. 
Bước 2: Cắt chữ H-U. 
- Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H-U theo đường dấu giữa ( mạt trái ra ngoài ). 
- Cắt theo đường kẻ nửa chữ H-U, bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ H-U. 
Bước 3: Dán chữ H-U
- Kẻ 1 đường chuẩn. Đặt ướm 2 chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối. 
- Bôi vào mặt kẻ ô của tường chữ và dán vào vị trí đã định. 
4. Củng cố - Nhận xét - dặn dò: 
- GV cho HS tập kẻ, cắt dán chữ H-U.
- Một cách thành thạo tiết sau hoàn thành việc cắt dán chữ H-U.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Nét chữ rộng 1 ô. 
- Chữ H, U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H và chữ U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau. 
H U
Hình 1
- HS quan sát chữ H, U trên bảng lớn, sau đó thực hành theo YC của GV.
- HS tiếp thu
Thứ Sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
 THỂ DỤC: HỌC ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ CỦA BÀI THỂ DỤC 
 PHÁT TRIỂN CHUNG
 Trò chơi “Đua ngựa”
I. Mục tiêu: - Buớc đầu biết cách thực hiện động tác điều hoà của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Đua ngựa”. 
II. Địa điểm và phương tiện: 
Sân trường, còi, vẽ sẵn vạch cho trò chơi đua ngựa. 
III. Các hoạt động dạy - học:
 Nội dung và phương pháp
TG
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập.
2. Phần cơ bản: 
- Ôn tập 7 động tác đã học của bài TD PTC.
- Lần đầu GV hô theo nhịp cho HS tập qua 1 lượt. Sau đó giao nhiệm vụ cho cán sự lớp HD hô cho lớp tập luyện.
- Lớp tập theo đội hình hàng ngang.
- Chia nhóm tập luyện: Ôn tập bài TD PTC. GV HD sửa sai cho HS.
- Cho HS thi đua biểu diễn bài TD.
- Nhận xét tuyên dương.
- Học động tac điều hoà:GVhướng dẫn lần 1,2 sau đócán sự HD
- Trò chơi “Đua ngựa”. YC chơi chủ động.
3. Phần kết thúc: 
- Tập một số ĐT hồi tĩnh, hát và vỗ tay.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- Về nhà ôn 8 ĐT đã học.
- GV nhận xét chung giờ học.
- GV nhận xét chung giờ học
5 phút
25 phút
5 phút
- Lớp tập hợp 4 hàng dọc, điểm số báo cáo.
- Khởi động: Các động tác cá nhân; xoay các khớp cổ tay, cổ chân,
- HS chú ý theo dõi và cùng ôn luyện.
- HS chia theo tổ tập luyện: Ôn tập bài TD PTC
- Thi theo tổ, 
- HS theo dõi và thực hiện
- HS tham gia chơi tích cực (Đã học ở lớp hai).
- Thực hiện theo YC của GV.
TOÁN: GAM
I. Mục tiêu: 
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam. 
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ. 
- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
II. Chuẩn bị: 
- Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và một gói hàng nhỏ để cân.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 9.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu về gam
b. GT về gam và mối quan hệ giữa gam và kg.
- Cho HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học?
- Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg. 
- GV nêu: Gam là 1 đơn vị đo khối lượng.
* Gam viết tắt là g
 1000 g = 1kg
- Giới thiệu các quả cân thường dùng: 1g, 2g, 5g, 10g, 20g,cân đĩa, cân đồng hồ. 
- Cân mẫu gói hàng nhỏ bằng 2 loại cân, đều ra cùng 1 kết quả. 
 c. Thực hành 
Bài 1: 
- GV có thể chuẩn bị một số vật (nhẹ hơn 1kg) và thực hành cân các vật này trước lớp để HS đọc số cân.
- Hoặc YC HS quan sát hình minh hoạ BT để đọc số cân từng vật.
 Bài 2: 
- HS quan sát tranh để trả lời số cân.
- Quả đu đủ cân nặng bao nhiêu gam?
- Vì sao em biết quả đu đủ cân nặng 800g
- Làm tương tự với phần b.
- Lưu ý cho HS chiều quay của kim chỉ khối lượng trùng với chiều quay của kim đồng hồ. 
Bài 3: Làm phép tính 
- GV hướng dẫn thực hiện tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
- HS làm bài và đổi cheo bài để kiểm tra.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
- Cân nặng của hộp sữa chính là cân nặng của vỏ hộp cộng với cân nặng của sữa bên trong hộp.
- Muốn tính số gam sữa bên trong hộp ta làm thế nào?
- HS làm bài.
- Thu vở – chấm điểm 
4. Củng cố - Dặn dò: 
- HS đọc lại bảng nhân 9.
- Là ki lô gam. 
- HS nhắc lại. 
- HS quan sát
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
a.“hộp đường cân nặng 200g”.
b. 3 quả táo cân nặng 700g. 
c.Gói mì chính cân nặng 210g
d. quả lê cân nặng 400g. 
a. Quả đu đủ cân nặng 800g. 
b. Bắp cải cân nặng 600 gam.
- Làm bảng con: 
 163g + 28g = 191g 50g x 2 = 100g
 42g - 25g = 17g 96g : 3 = 32g
100g + 45g -26g = 119g
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả hộp sữa cân nặng 455g.
- Ta lấy số gam sữa cả hộp trừ đi số gam cân nặng của vỏ hộp.
- 1 HS lên bảng, lớp giải vào vở. 
- Lắng nghe và ghi nhận.
TẬP LÀM VĂN: VIẾT THƯ
I. Mục tiêu: - Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý. 
II. Chuẩn bị: - Viết sẵn các câu hỏi gợi ý lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - Nói, viết về cảnh đẹp đất nước. 
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: - Ghi đề bài lên bảng
b. HD HS tập viết thư cho bạn:
- Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ?
- Việc đầu tiên các em cần xác định rõ: 
- Em viết thư cho bạn tên là gì? Ở tỉnh nào? Ở miền nào?
+ Mục đích viết thư là gì ?
+ Những nội dung cơ bản trong thư là gì ?
+ Hình thức của lá thư như thế nào ?
c. Hướng dẫn - nói về nội dung thư theo gợi ý. 
d. HS viết thư: 
- GV theo dõi giúp đỡ từng em 
- 5 -7 em đọc thư. Chấm điểm những lá thư viết đủ ý, viết hay, giàu cảm xúc. 
4. Củng cố - Dặn dò: 
- GV biểu dương những HS viết thư hay. 
- Về nhà viết lại lá thư, gởi qua đường bưu điện, nếu người bạn em viết thư là có thật.
- 3 HS đọc đoạn viết về cảnh đẹp đất nước ta. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý. 
- Cho một bạn HS ở một tỉnh thuộc miền khác với miền em đang ở.
- Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt. 
- Nêu lí do viết thư, tự giới thiệu, hỏi thăm bạn, hẹn bạn cùng học tốt. 
- Như mẫu trong bài thư gửi bà.
- 4 HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư. 
- HS khá giỏi nói mẫu phần lí do viết thư.
- Tự giới thiệu. HS viết vào vở.
- HS viết xong + cả lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13 (CKTKN).doc