Giáo án Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 18 Lớp 3

Giáo án Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 18 Lớp 3

TOÁN: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).

- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1280Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 18 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
 Thứ Hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
TOÁN: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - Kiểm tra về nhận, diện các hình đã học. Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
b. Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật:
* Ôn tập về chu vi các hình:
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và yêu cầu HS tính chu vi của hình này.
- Vậy muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
c. Tính chu vi hình chữ nhật:
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 3cm.
- Yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
- Tính tổng của 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng ( ví dụ: cạnh AB và cạnh BC).
- 14 cm gấp mấy lần 7cm?
- Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài?
- Vậy khi muốn tính chu vi của hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài cộng với chiều rộng, sau đó nhân với 2. Ta viết là (4+3) x 2 = 14.
- HS cả lớp đọc quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Lưu ý: HS là số đo chiều dài và chiều rộng phải được tính theo cùng một đơn vị đo.
*Luyện tập – thực hành 	
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài.
- HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- HD: Chu vi mảnh đất là chu vi HCN có chiều dài 35m, chiều rộng 20m.
- YC HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- HDHS tính chu vi của hai hình chữ nhật, sau đó SS hai chu vi với nhau và chọn câu trả lời đúng.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- HS về nhà luyện tập thêm về tính chu vi HCN.
- Nhận xét tiết học.
- 3HS làm bài trên bảng.
- Nghe giới thiệu.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.chu vi hình tứ giác MNPQ là:
6cm + 7cm + 8cm + 9cm = 30cm.
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Quan sát hình vẽ.
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD là: 
4cm + 3cm + 4cm + 3cm = 14cm
- Tổng của 1 cạnh chiều dài với 1 cạnh chiều rộng là: 
 4cm + 3cm = 7cm.
-14cm gấp 2 lần 7cm.
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấy 2 lần tổng độ dài của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài.
- HS tính lại chu vi hình chữ nhật ABCD theo công thức.
- HS đọc qui tắc SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. Chu vi hình chữ nhật là:
(10+ 5) x2 = 30 (cm)
b. Chu vi hình chữ nhật là:
(27+13) x 2 = 80 (cm).
Bài giải:
Chu vi của mảnh đất đó là:
(35+ 20) x 2 =110 (m)
 Đáp số :110m.
- Chu vi HCN ABCD là:
(63 + 31) x 2 = 188 (m)
- Chu vi HCN MNPQ là:
(54 + 40) x 2 = 188 (m)
- Vậy chu vi hình CN ABCD bằng chu vi HCN MNPQ.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: ÔN TẬP CUỐI HKI (t1) 
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- HS kg đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ(tốc độ /60tiếng/phút); viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 60 chữ /15 phút)
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
b. Kiểm tra tập đọc: (KT khoảng 1/3 lớp)
- Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
c. Viết chính tả:
- GV đọc đoạn văn một lượt.
- GV giải nghĩa các từ khó.
+ Uy nghi: dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.
+ Tráng lệ: vẻ đẹp lộng lẫy.
- Đoạn văn tả cảnh gì?
- Rừng cây trong nắng có gì đẹp?
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa?
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc thong thả đoạn văn cho HS chép bài.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
- Thu, chấm bài.
 - Nhận xét một số bài đã chấm. 
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Về nhà tập đọc và trả lời các câu hỏi trong các bài tập đọc và chuẩn bị bài sau.
- Lần lượt từng HS bắt thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét. 
- Theo dõi GV đọc sau đó 2 HS đọc lại. 
- Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
- Có nắng vàng óng ánh, rừng cây uy nghi, tráng lệ; mùi hương lá tràm thơm ngát, tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Những chữ đầu câu.
- Các từ: uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, mùi hương, vọng mãi, xanh thẳm,...
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nghe GV đọc và chép bài.
- Đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: ÔN TẬP CUỐI HKI (t 2) 
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- HS kg đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ /60tiếng /phút) 
- Tìm dược những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2).
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
b. Kiểm tra tập đọc:
- Tiến hành tương tự như tiết 1. (KT 1/3 lớp).
c. Ôn luyện về so sánh:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc 2 câu văn ở bài tập 2.
- Hỏi: Nến dùng để làm gì?
- Giải thích: Nến là vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là sáp hay đèn cầy.
- Cây (cái) dù giống như cái ô: cái ô dùng để làm gì?
- Giải thích: Dù là vật như chiếc ô dùng để che nắng, mưa cho khách trên bãi biển.
- HS tự làm. Gọi HS chữa bài. GV gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ so sánh:
+ Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
+ Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
d. Mở rộng vốn từ:
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc câu văn.
- Gọi HS nêu ý nghĩa của từ biển.
- Chốt lại và giải thích: Từ biển trong biển lá xanh rờn không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật: lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
- HS làm bài vào vở. 
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Gọi HS đặt câu có hình ảnh so sánh.
- Nhận xét câu HS đặt.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ nghĩa của từ biển trong biển lá xanh rờn và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc.
- Nến dùng để thắp sáng.
- Dùng để che nắng, che mưa.
- Tự làm bài tập.
- HS tự làm vào nháp.
- 2 HS chữa bài.
- HS làm bài vào vở.
Những thân cấy tràm vươn thẳng lên trời.
như
những cấy nến khổng lồ
Đước mọc san sát thẳng đuột.
như
hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc câu văn trong SGK.
- 5 HS nói theo ý hiểu của mình.
- 3 HS nhắc lại.
- HS tự viết vào vở.
- 5 HS đặt câu.
 Thứ Ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
TẬP ĐỌC: ÔN TẬP CUỐI HKI (t3)
I. Mục tiêu: - Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
 - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ(tốc độ /60 tiếng /phút) 
 - Điền đúng nội dung vào Giấy mời, theo mẫu (BT2).
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
b. Kiểm tra tập đọc:
- Tiến hành tương tự như tiết 1. Kiểm tra số HS còn lại.
c. Luyện tập viết giấy mời theo mẫu:
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS đọc mẫu giấy mời.
- Phát phiếu cho HS, nhắc HS ghi nhớ nội dung của giấy mời như: lời lẽ ngắn gọn, trân trọng, ghi rõ ngày tháng.
- Gọi HS đọc lại giấy mời của mình, HS khác nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò - nhận xét: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ mẫu giấy mời để viết khi cần thiết.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc mẫu giấy mời trên bảng.
- Tự làm bài vào phiếu, 2 HS lên viết phiếu trên bảng.
- 3 HS đọc bài.
TOÁN: CHU VI HÌNH VUÔNG
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).
- Vận dụng quy tắc tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
II. Chuẩn bị: - Thước thẳng, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - KT học thuộc lòng quy tắc tính chu vi HCN.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi đề bài lên bảng.
b. HD xây dựng công thức tính chu vi hình vuông:
- GV vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh là 3dm và YC HS tính chu vi hình ABCD.
- HS tính theo cách khác.
(Hãy chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 + 3 thành phép nhân tương ứng).
- Số 3 là gì của hình vuông ABCD.
- Hình vuông có mấy cạnh, các cạnh như thế nào với nhau?
- Ta có cách tính chu vi của hình vuông là lấy độ dài của một cạnh nhân với 4.
c. Thực hành:
Bài 1:
- Cho HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm thế nào?
- HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- HS QS hình vẽ.
- Muốn tính chu vi HCN ta phải biết được điều gì?
- HCN được tạo bởi 3 viên gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu?
- Chiều dài HCN mới như thế nào so với cạnh của viên gạch hình vuông?
- HS làm bài:
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
- HS tự làm.
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Về nhà làm BT luyện thêm ở VBT.
- Nhận xét tiết học.
- ... ằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc đều là góc vuông.
- 1 HS nêu YC.
- Hình chữ nhật MNPQ và RSTU, các hình còn lại không phải là HCN.
- Độ dài AB = CD = 4cm và AD = BC = 3cm; độ dài MN = PQ = 5cm và MQ = NP = 2cm.
- Các hình chữ nhật là: ABNM, MNCD và ABCD.
- Vẽ các hình như sau:
- HS xung phong trả lời: bảng đen, bàn, ô cửa,.
THỦ CÔNG: CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ (t1)
I. Mục tiêu: - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối thẳng, cân đối.
- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán thẳng, cân đối.
II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì,
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: Cắt dán chữ E
- GV kiểm tra việc cắt dán của HS.
- KT đồ dùng của HS.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay tập cắt dán chữ đơn giản đó là chữ VUI VẺ
b. Thực hành:
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét:
- GV đính mẫu chữ: VUI VẺ và giới thiệu, yêu cầu HS QS và nêu tên các chữ cái trong mẫu chữ. Đồng thời, nhận xét khoảng cách giữa các chữ trong mẫu chữ. (Hình 1)
- Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt các chữ V, U, I, E.
- GV nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ,
Hoạt động2: GV hướng dẫn mẫu:
 Bước 1: Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi (?)
- Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, I, E giống như đã học ở các bài 7, 8, 9, 10.
- Cắt dấu hỏi (?): Kẻ dấu hỏi trong 1 ô vuông như hình 2. Cắt theo đường kẻ.
Bước 2: Dán thành chữ VUI VẺ.
- Kẻ một đường thẳng, sắp xếp các chữ đã cắt được trên đường chuẩn như sau: Giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 1ô; giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2ô. Dấu hỏi dán phía trên chữ E (Hình 3).
- Đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán, miết nhẹ cho các chữ dính phẳng vào vở.
- GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt các chữ cái và dấu hỏi của chữ VUI VẺ.
- GV hướng dẩn từng HS.
4. Củng cố - Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo,  Cắt dán chữ VUI VẺ tiếp theo.
- HS mang đồ dùng cho GV kiểm tra.
- HS nghe giới thiệu bài.
- HS quan sát và nhận xét 
- Nghe GV giới thiệu và trả lời: chữ VUI VẺ có 5 chữ cái, chữ U, I, E, và 2 chữ V, một dấu hỏi. Khoảng cách giữa các con chữ bằng 1ô, giữa chữ VUI – VẺ cách nhau 2ô
- 3 - 4 HS nhắc lại, lớp nghe và nhận xét.
 - HS theo dõi từng bước.
 Hình 1
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
 Hình 2
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Ghi vào vở chuẩn bị cho tiết sau. 
Thứ Sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA: N
I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa N, Q, Đ ( 1dòng); viết đúng tên riêng Ngô Quyền (1 dòng) và câu ứng dụng”: Đường vô như tranh hoạ đồ (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- HS kg viết đúng và đủ các dòng tập viết trên lớp
II. Chuẩn bị: 
- Mẫu chữ viết hoa: N, Q, Đ.
- Tên riêng và câu ứng dụng.
- Vở tập viết 3/1.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - Thu chấm 1 số vở của HS.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- HS viết bảng từ: Mạc Thị Bưởi Một, Ba.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay tập cắt dán chữ đơn giản đó là chữ VUI VẺ
b. HD viết chữ hoa:
* QS và nêu quy trình viết chữ hoa : N, Q.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- HS nhắc lại qui trình viết các chữ N, Q.
- HS viết vào bảng con chữ N, Q, Đ.
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
c. HD viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng.
- Em biết gì về Ngô Quyền?
- Giải thích: Ngô Quyền là một vị anh hùng dân tộc nước ta. Năm 938 ông đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập của nước ta.
- QS và nhận xét từ ứng dụng:
- Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào?
- Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
Ngô Quyền
d. HD viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng:
- Giải thích: Câu ca dao ca ngợi phong cảnh của vùng xứ Nghệ An, Hà tỉnh rất đẹp, đẹp như tranh vẽ.
- Nhận xét cỡ chữ.
- HS viết bảng con. Đường, Non.
e. HD viết vào vở tập viết:
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/1. Sau đó YC HS viết vào vở.
- Thu chấm 10 bài. Nhận xét .
4. Củng cố - Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng.
- HS nộp vở.
- 1 HS đọc: Mạc Thị Bưởi
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con.
- HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: N, Q, Đ.
- 1 HS nhắc lại. Lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết, HS lớp viết bảng con: N, Q, Đ.
- 2 HS đọc Ngô Quyền.
- HS nói theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
- Chữ N, Q, Đ, Y cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con: Ngô Quyền
- 3 HS đọc.
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
- Chữ N, Đ, g, q, h, b, đ cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. 
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con. Đường, Non .
- HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
TOÁN: HÌNH VUÔNG 
I. Mục tiêu: - Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.
- Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).
II. Chuẩn bị: - Thước thẳng, êke, mô hình hình vuông.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà ở VBT, gọi 2 HS nêu tên HCN, cạnh, độ dài của các cạnh hình chữ nhật có trong BT3.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn luyện tập:
4. Củng cố - Dặn dò: 
Toán: 
I/ Mục tiêu: 
II/ Chuẩn bị:
II/ Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học lên bảng. GV ghi đề bài.
b. Giới thiệu hình chữ nhật:
- Vẽ lên bảng hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình tam giác, 1 hình chữ nhật.
- YC HS đoán về góc ở các đỉnh của hình vuông. (Theo em, các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc như thế nào?)
- YC HS dùng êke để ktra kết quả ước lượng góc sau đó đưa ra kết luận: Hình vuông có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông.
- YC HS ước lượng và so sánh (ss) độ dài của cạnh của hình vuông, sau đó dùng thước đo để kiểm tra lại.
- Kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- YC HS suy nghĩ, liên hệ để tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông.
- YC HS tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật.
c. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- YC HS tự nhận biết HV, sau đó dùng thước và êke để Ktra lại.
- Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 2: 
-YC HS dùng thước để đo độ dài các cạnh của hai HV sau đó báo cáo kết quả.
- Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS tự làm bài và kiểm tra vở HS.
- Chữa bài, ghi điểm cho HS.
Bài 4:
- YC HS vẽ hình như SGK vào vở ô li
- Chữa bài, ghi điểm cho HS.
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Nêu lại về đặc điểm của hình vuông.
- YC HS luyện thêm về các hình đã học.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Độ dài AB = CD = 4cm và AD = BC = 3cm; độ dài MN = PQ = 5cm và MQ = NP = 2cm.
- Nghe giới thiệu. 
- 1 HS tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ GV đưa ra.
- Các góc ở các đỉnh của hình vuông đều là góc vuông.
- Độ dài 4 cạnh của hình vuông là bằng nhau
- Chiếc khăn mùi xoa, viên gạch hoa lát nền,
- Giống nhau: Đều có 4 góc vuông ở 4 đỉnh.
- Khác nhau: HCN có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau còn HV có 4 cạnh bằng nhau.
- HS dùng thước êke để ktra từng hình, sau đó báo cáo KQ với GV.
+ Hình ABCD là HCN không phải là HV.
+ Hình MNPQ không phải là HV vì các góc ở đỉnh không phải là góc vuông.
+ Hình EGHI là HV vì có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
- Làm bài và báo cáo KQ:
+ Hình ABCD có độ dài cạnh là 3cm.
+ Hình MNPQ có độ dài cạnh là 4cm.
 A M B 
 Q N N 
 C
 P 
TẬP LÀM VĂN: 
I. Mục tiêu: 
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: - Gọi 2 HS lên bảng YC kể lại câu chuyện Giấu cày và giới thiệu về tổ của em.
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: - Ghi đề bài lên bảng
b. Hướng dẫn kể chuyện:
4. Củng cố - Dặn dò: 
.
Tập làm văn: VIẾT VỀ THÀNH THỊ NÔNG THÔN
I . Mục tiêu:
-Viết được bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn. 
-GDMT : Khai thác trực tiếp nội dung bài :GD ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đát quê hương.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Mẫu trình bày bức thư. 
-Tranh ảnh về cảnh nông thôn hoặc thành thị.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng YC kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên.
 - GV kiểm tra phần đoạn văn viết về thành thị hoặc nông thôn đã giao về nhà ở tiết 16.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Ghi đề.
- GDBVMT.
b. Hướng dẫn viết thư:
- Gọi 2 HS đọc YC đề bài.
- Em cần viết thư cho ai?
- Em viết để kể những điều em biết về thành phố hoặc nông thôn. 
- Mục đích chính viết thư là kể cho bạn nghe về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhưng em cũng cần viết theo đúng hình thức một bức thư và cần hỏi tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn gọn, chân thành. 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày một bức thư. GV cũng có thể treo bảng phụ viết sẵn hình thức của bức thư cho HS đọc. 
 - Gọi 1 HS làm miệng trước lớp. 
- Yêu cầu HS cả lớp viết thư.
- Gọi 5 HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét cho điểm.
4/ Củng cố –Dặn dò:
Nhận xét và biểu dương những HS học tốt. - Về nhà suy nghĩ thêm về nôị dung, cách diễn đạt của bài viết kể về thành thị hoặc nông thôn. Chuẩn bị tốt bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện YC. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Viết thư cho bạn.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm bài.
-1 HS nêu cả lớp theo dõi và bổ sung.
- 1 HS khá trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- Thực hành viết thư.
- 5 HS đọc thư của mình, lớp nhận xét bổ sung ý kiến cho thư của bạn.
- Lắng nghe và ghi nhận.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 18(CKTKN).doc