MÔN : ĐẠO ĐỨC Ngày :
Bài: Tiết : 7
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (tiết 1)
I./ MỤC TIÊU :
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình .
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau .
- Quan tâm, chăm sóc ông bà , cha mẹ ,anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình .
II./ CHUẨN BỊ :
VBT 3, tranh ảnh (sgk ), phiếu học tập.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 7 &&0&& THỨ TIẾT MÔN TÊN BÀI DẠY HAI 1 Toán Bảng nhân 7 2 TĐ - KC Trận bóng dưới lòng đường 3 SHĐT Tuần 7 BA 1 Chính tả Trận bóng dưới lòng đường 2 Toán Luyện tập 3 TNXH Hoạt động thần kinh 4 Đạo đức Quan tâm,chăm sóc ông bà,cha mẹ,anh chị em (t1) TƯ 1 LT và câu Ôn về từ chỉ hoạt động,trạng thái.So sánh. 2 Toán Gấp một số lên nhiều lần 3 Âm nhạc Học hát : Bài Gày gáy 4 Tập viết Ôn chữ hoa : E,Ê NĂM 1 Tập đọc Bận 2 Toán Luyện tập 3 Chính tả Bận 4 TNXH Hoạt động thần kinh (tt) SÁU 1 Toán Bảng chia 7 2 Tập làm văn Nghe-kể : Không nỡ nhìn.Tập tổ chức cuộc họp. 3 Thủ công Gấp , cắt , dán bông hoa (tiết 1) 4 Sinh hoạt lớp Cắt móng tay,chân MÔN : ĐẠO ĐỨC Ngày : Bài: Tiết : 7 QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (tiết 1) I./ MỤC TIÊU : - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình . - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau . - Quan tâm, chăm sóc ông bà , cha mẹ ,anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình . II./ CHUẨN BỊ : VBT 3, tranh ảnh (sgk ), phiếu học tập. III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2HS lên bảng và hỏi : + Tự làm lấy việc của mình mang lại lợi ích gì ? + Tự làm lấy việc của mình là ntn ? -GV nhận xét. 3./ Bài mới : * Giới thiệu bài : -Cho HS hát tập thể bài hát “Cả nhà thương nhau”,nhạc và lời của Phan Văn Minh. -Bài hát nói lên điều gì ? -Vậy chúng ta cần cư xử ntn với những người thân trong gia đình để thể hiện tình yêu thương,gắn bó đó ? Bài học hôm nay,sẽ giúp các em biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.Qua bài : " Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (tiết 1)" * Hoạt động 1 : HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình - Nêu Y/C : Hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc * bài "Tự làm lấy việc của mình" -2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi nhận xét +.. giúp các em mau tiến bộ và lhông làm phiền người khác. +Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. - HS hát tập thể bài hát “Cả nhà thương nhau”. -Nói lên tình cảm yêu thương,gắn bó giữa ba,mẹ và em. -HS lắng nghe -HS lắng nghe-HS thảo luận nhóm đôi để kể cho bạn ngồi cùng bàn nghe. như thế nào ? - Y/CHS trình bày kết quả thảo luận của mình trước lớp . -GV nhận xét . - Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em ? - Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ ? * Kết luận : Mỗi người chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng. Song cũng còn những bạn nhỏ thiệt thòi, sống thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của gia đình. Vì vậy, chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn. Các bạn đó có quyền được xã hội và mọi người xung quanh cảm thông, hỗ trợ và giúp đỡ. * Hoạt động 2 : Kể chuyện Bó hoa đẹp nhất . - GV kể chuyện "Bó hoa đẹp nhất" - Y/CHS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi sau : +Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ? (HS yếu) + Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất ? - Y/CHS trình bày kết quả thảo luận của mình trước lớp . -GV nhận xét . * Kết luận : - Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. - Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông, bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình. * Hoạt động 3 : Đánh giá hành vi - Chia lớp thành các nhóm và giao việc mỗi nhóm. - Phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận nhận xét cách ứng xử của các bạn trong các tình huống ở phiếu học tập : + Nhóm 1 -Câu a . -HS kể trước lớp-Cả lớp theo dõi nhận xét -HS lắng nghe -Trong gia đình ai cũng được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm, chăm sóc. -.. chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn. Các bạn đó có quyền được xã hội và mọi người xung quanh cảm thông, hỗ trợ và giúp đỡ. -HS lắng nghe -HS lắng nghe . - HS thảo luận nhóm 4 . + ..hái những bông hoa tặng mẹ . + Vì đây là món quà do hai đứa con yêu quý tặng cho mẹ, nên mẹ cho rằng đây là bó hoa đẹp nhất. - HS trình bày kết quả thảo luận của mình trước lớp . -HS lắng nghe - HS làm việc theo nhóm 4 . - HS nhận phiếu học tập và thảo luận các tình huống ở phiếu học tập. * HS trả lời : - Việc làm của các bạn : Hương (trong TH a), + Nhóm 2 -Câu b + Nhóm 3 -Câu c + Nhóm 4 -Câu d + Nhóm 5 -Câu đ -Đại diện nhóm trình bày. -GV nhận xét . * Hỏi thêm : Các em có làm được các việc như bạn Hương, Phong, Hồng đã làm để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ không ? Ngoài những việc đó ra, các em còn có thể làm được những việc nào khác ? 4./ CỦNG CỐ : - Con cháu phải có bổn phận gì đối với ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình ? 5./ DẶN DÒ : - Về nhà sưu tầm các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc giữa những người thân trong gia đình. -Nhận xét tiết học. Phong (trong TH c) và Hồng (trong TH đ) là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ. - Việc làm của các bạn : Sâm (trong TH b), Linh (trong TH d) là chưa ï quan tâm đến ông bà cha mẹ. -HS tự liên hệ bàn thân. - Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. -HS lắng nghe. MÔN : TOÁN Ngày : Bài: Tiết : 31 BẢNG NHÂN 7 I./ MỤC TIÊU : - Bước đầu thuộc bảng nhân 7. - Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán . II./ CHUẨN BỊ : - Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2HS lên bảng đọc bảng nhân và chia 6. -GV nhận xét . 3./ Bài mới : a./ Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay,các em học bảng nhân 7.Qua bài :Bảng nhân 7 b./ Hướng dẫn HS Lập bảng nhân 7 : @ Một số nhân với 1 thì quy ước bằng chính số đó @ Gắn 1 tấm bìa có 7 chấm tròn lên bảng và hỏi : Có mấy chấm tròn ? - 7 chấm tròn được lấy mấy lần ? - GV : 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân : 7 x 1 = 7 ( ghi bảng ) @ Gắn 2 tấm bìa và hỏi : Có hai tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Vậy 7 chấm tròn được lấy mấy lần ? - Vậy 7 được lấy mấy lần ? - Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần ? - Vì sao em biết 7 nhân 2 bằng 14 ?( Hãy chuyển phép nhân 7 x 2 thành phép cộng tương ứng rồi tìm kết quả) - GV : Viết lên bảng 7 x 2 = 14 .Y/CHS đọc phép nhân này . @ Hướng dẫn lập phép nhân tương tự : 7 x 3 = 21 @ Em nào có thể tìm được kết quả của phép tính 7 x 4 @ GVHDHS lập các công thức còn lại của bảng nhân 7. -2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi-nhận xét. -HS lắng nghe - có 7 chấm tròn - lấy 1 lần - HS đọc phép nhân : 7 nhân 1 bằng 7 . - lấy 2 lần - lấy 2 lần - 7 x 2 = 14 - Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14 - HS đọc phép nhân : 7 nhân 2 bằng 14 . - 7 x 3 = 7 + 7 + 7 = 21 -7 x 4 = 7 + 7 + 7 + 7 = 28 7 x 4 = 21 + 7 = 28 (vì 7 x 4 = 7 x 3 + 7 = 28) -Y/C HS mỗi nhóm lập một công thức còn lại của bảng nhân 7. -Đại diện nhóm trình bày kết quả tìm được của phép nhân 7 @ Hướng dẫn học thuộc lòng bảng nhân d./ HDHS làm bài tập : * Bài tập 1 : (HS yếu cột 1,2) -1HS đọc y/c BT1. -Y/C HS tự làm bài -GV nhận xét . * Bài tập 2 : - 1HS đọc y/c BT2. - Y/C HS tự làm bài -GV nhận xét . * Bài tập 3 : - 1HS đọc y/c BT3 -Đếm thêm 7 là chúng ta thực hiện phép tính gì với 7 ? -Vậy muốn tìm số liền sau của bài này ta làm ntn ? -Y/C HS tự làm bài -GV nhận xét . -Cho HS đọc xuôi,đọc ngược dãy số này . 4./ CỦNG CỐ : -Y/C HS xung phong đọc thuộc lòng bảng nhân 7. -GV nhận xét-tuyên dương xung phong đọc bảng nhân 7 5./ DẶN DÒ : - Về nhà tiếp tục đọc thuộc lòng bảng nhân 7 và làm lại các bài tập vừa học . -Nhận xét tiết học. - HS lập công thức còn lại của bảng nhân 7 theo nhóm.Chẳng hạn 7 x 5 = 7 x 4+ 7=28+ 7 = 35 hoặc 7 x 5 = 7 + 7 + 7 + 7 = 35 7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 7 x 7 = 49 7 x 8 = 56 7 x 9 = 63 7 x 10 = 70 - Đọc thuộc lòng bảng nhân 7 -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. -1HS nêu miệng-Cả lớp dùng bút chì ghi vào SGK . 7 x 3 = 21 ; 7 x 8 = 56 ; 7 x 2 = 14 ; 7 x 1 = 7 7 x 5 = 35 ; 7 x 6 = 42 ; 7 x 10 = 70 ; 0 x 7 = 0 7 x 7 = 49 ; 7 x 4 = 28 ; 7 x 9 = 63 ; 7 x 0 = 0 -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. -1HS lên bảng-Cả lớp làm vở. Bài giải Số ngày bốn tuần lễ có là : 7 x 4 = 28 (ngày) Đáp số : 28 ngày -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. -..cộng với 7. -..lấy số liền trước cộng với 7. -1HS lên bảng-Cả lớp làm vở. * 7 ; 14 ; 21 ; 28 ; 35 ; 42 ; 49 ; 56 ; 63 ; 70 . - HS đọc xuôi,đọc ngược dãy số. - HS đọc thuộc lòng bảng nhân 7. -HS lắng nghe MÔN : TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN Ngày : Bài : Tiết : 13 TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I./ MỤC TIÊU : A. TẬP ĐỌC - Đọc đúng,rành ... =5 7:7=1 0:7=0 -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. -1HS nêu miệng-Cả lớp dùng bút chì ghi vào vở. 7x5=35 7 x 6=42 7x2=14 7x4=28 35:7=5 42:7=6 14:7=2 28:7=4 35:5=7 42:6=7 14:2=7 28:4=7 -..có thể ghi ngay kết quả của 35:7=5 và 35:5=7. Vì lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia. -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. +Có 56 học sinh xếp đều thành 7 hàng. +Bài toán hỏi gì ? +Muốn biết mỗi hàng có bao nhiêu học sinh ta làm ntn ? -Y/C HS tự làm bài -GV nhận xét . * Bài tập 4 : - 1HS đọc y/c BT4 +Bài toán cho biết gì ? +Bài toán hỏi gì ? +Muốn biết xếp được bao nhiêu hàng ta làm ntn ? -Y/C HS tự làm bài -GV nhận xét . 4./ CỦNG CỐ : -Y/C HS xung phong đọc thuộc lòng bảng chia 7. -GV nhận xét-tuyên dương xung phong đọc bảng chia 7 5./ DẶN DÒ : - Về nhà tiếp tục đọc thuộc lòng bảng chia 7 và làm lại các bài tập vừa học . -Nhận xét tiết học. +Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh ? +Ta thực hiện phép tính chia,lấy 56:7 -1HS lên bảng-Cả lớp làm vở. Bài giải Số học sinh mỗi hàng có là : 56 : 7 = 8 ( học sinh ) Đáp số : 8 học sinh -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. +Có 56 học sinh xếp thành các hàng,mỗi hàng có 7 học sinh. +Hỏi xếp được bao nhiêu hàng ? +Ta thực hiện phép tính chia,lấy 56:7 -1HS lên bảng-Cả lớp làm vở. Bài giải Số hàng xếp được là : 56 : 7 = 8 (hàng) Đáp số : 8 hàng - HS đọc thuộc lòng bảng chia 7. -HS lắng nghe MÔN : ÂM NHẠC Ngày : Bài: Học hát bài Tiết : 7 GÀ GÁY Dân ca Cống (Lai Châu) Lời mới : Huy Trân I./ MỤC TIÊU : - Biết đây là bài dân ca . - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. II./ CHUẨN BỊ : - Hát chuẩn xác bài hát và thể hiện rõ tính chất vui tươi, linh hoạt - Nhạc cụ - Tranh ảnh (nếu có ) III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -Gọi 3 HS hát lại bài "Đếm sao" kết hợp vận động phụ hoạ. -GV nhận xét. 3./ Bài mới : * Giới thiệu bài : Buổi sáng ở miền núi thật đẹp,sương sớm dần tan trên những mái nhà sàn.Đỉnh núi xanh xanh phía xa đã lững lên sắc vàng của nắng sớm ,khắp bản làng sắp vang lên tiếng gà gáy.Tiếng gà gáy gọi mặt trời và dân bản đi làm nương.Hôm nay các em sẽ học hát bài: Gà gáy. -GV ghi tựa bài lên bảng . * Hoạt động 1 : Dạy hát bài Gà gáy a./ Dạy hát : - Hát mẫu bài hát. - Đọc đồng thanh lời ca từng câu một . - Dạy hát từng câu đến hết bài hát. * Chú ý Giúp HS phân biệt độ cao của 4 lần kết câu. b./ Luyện tập - YC HS hát lại 3 - 4 lần - Chia lớp thành 3 nhóm tập luyện. -Cho cả lớp thực hiện. - Y/C HS lên thực hiện. * Hoạt động 2 : Gõ đệm và hát nối tiếp * bài "Đếm sao" -3HS hát-cả lớp theo dõi nhận xét. -HS lắng nghe -HS lắng nghe -HS đọc đồng thanh lời ca. -HS đọc đồng thanh từng câu và nối lại sau khi học câu kế tiếp theo HD của GV - HS hát lại 3 - 4 lần -HS tập hát theo dãy. -Cả lớp cùng hát. - HS lên thực hiện. - Dùng các nhạc cụ đệm theo phách. Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi ! x x x x x x - Chia lớp thành 4 nhóm, hát nối tiếp từng câu Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi ! x x x x -Y/C HS từng nhóm vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2 -Y/C HS 1 dãy hát-1 dãy gõ đệm theo nhịp, theo phách. -Y/C HS 1 vài HS xung phong hát 4./ CỦNG CỐ : -Cả lớp cùng hát bài” Gà gáy” kết hợp gõ đệm . 5./ DẶN DÒ : - Về nhà tập hát lại bài và vỗ tay theo nhịp cho người thân nghe. -Nhận xét tiết học. - Vừa hát vừa đệm theo phách. - Nhóm 1 hát câu 1, nhóm 2 hát câu 2 Nối tiép liên tục và nhịp nhàng. - Từng nhóm vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2 - HS 1 dãy hát-1 dãy gõ đệm - Vài HS xung phong hát -Cả lớp cùng thực hiện. -HS lắng nghe AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 4 : Tiết : 7-8 KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN I./ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Biết các đặc điểm an toàn,kém an toàn của đường phố . 2. Kỹ năng : - Biết chọn nơi qua đường an toàn . - Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn. 3. Thái độ : - Chấp hành những quy định của Luật GTĐB. II./ NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG : - Chọn nơi qua đường an toàn : + Nơi có đèn tín hiệu giao thông,vạch đi bộ qua đường và khi có tín hiệu đèn được qua đường . + Nơi không có xe đỗ,tầm nhìn không bị che khuất,lúc không có nhiều xe chạy cả hai chiều. - Kĩ năng qua đường : + Dừng lại trước mép đường,lắng nghe tiếng động cơ của các phương tiện giao thông,quan sát xe cộ đến từ phía bên trái,sau đó là bên phải . + Suy nghĩ lúc nào qua đường là an toàn . + Đi theo đường thẳng,bước đi dứt khoát. III./ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Phiếu giao việc. Năm bức tranh về những nơi qua đường không an toàn. IV./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2HS lên bảng và hỏi : + Các em nhìn thấy những biển báo nguy hiểm ở đoạn đường nào ? Tác dụng của các biển báo hiệu nguy hiểm là gì ? + Em hãy nêu hình dáng, màu sắc, hình vẽ bên trong của các biển báo hình vuông ? - GV nhận xét 3./ Bài mới : * Giới thiệu bài : Hôm nay,các em sẽ tìm hiểu về kĩ năng đi bộ và qua đường an toàn . - GV ghi tựa bài lên bảng . * Hoạt động 1 : Đi bộ an toàn trên đường - GV hỏi : Để đi bộ được an toàn ,em phải đi trên đường nào và đi ntn ? - GV nêu tình huống : Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè,em sẽ đi ntn ? * Hoạt động 2 : Qua đường an toàn @ Những tình huống qua đường không an toàn . - GV chia lớp thành 6 nhóm, cho HS thảo luận vầ nội dung 5 bức tranh và gợi ý cho HS nhận xét về những nơi qua đường không an toàn . - Đại diện nhóm trình bày . - GV nhận xét . - GV : Do đó muốn qua đường an toàn phải tránh những điều gì ? -GV nhận xét-Kết luận : Những điều cần tránh : + Không qua đường ở giữa đoạn đường,nơi nhiều xe đi lại. + Không qua đường chéo qua ngã tư,ngã năm + Không qua đường ở gần xe buýt hoặc xe ôtô đang đỗ,hoặc ngay sau khi vừa xuống xe. + Không qua đường trên đường cao tốc, đướng có dải phân cách. + Không qua đường ở nơi đường dốc,ở sát đầu cầu,đường có khúc quanh hoặc có vật cản che tầm nhìn của xe đang đi tới . @ Qua đường ở nơi không có đèn tín hiệu giao thông - Nếu qua đường ở nơi không có đèn tín hiệu giao thông,em sẽ quan sát ntn ? - Em nghe,nhìn thấy gì ? - Theo em khi nào qua đường thì an toàn ? - Em nên qua đường ntn ? * Kết luận : @ Các bước cần thực hiện khi qua đường : Để qua đường một cách an toàn ở những đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông,không có vạch đi bộ qua đường ta phải thực hiện các bước sau : - Tìm nơi an toàn . - Dừng lại ở mép đường lắng nghe tiếng động cơ và quan sát nhìn bên trái, nhìn bên phải để quan sát xe ôtô,xe máy đang đi từ xa. - Khi đã xác định không có xe đang đến gần, Xuống đường đi thẳng đến giữa đường nhìn bên phải để tránh xe đạp,xe máy. @ Công thức : Dừng lại , quan sát ,lắng nghe, suy nghĩ,đi thẳng. * Hoạt động 3 : Bài tập thực hành @ Làm bài tập : -Em hãy sắp xếp theo trình tự các động tác : Suy nghĩ-Đi thẳng-Lắng nghe-Quan sát-Dừng lại . @ Làm phiếu bài tập (theo mẫu) MẪU PHIẾU GIAO VIỆC Chọn các từ để điền vào chỗ trống cho thích hợp trong các câu sau : vạch đi bộ qua đường ; xe cộ ; vạch đi bộ qua đường ; em ; đang chuyển động ; dừng lại ; nhìn . - Nơi qua đường an toàn là nơi có - Nếu không có vạch đi bộ qua đường,thì nơi qua đường an toàn là nơi em có thể rõ đang đi và người đi xe nhìn thấy rõ - Không nên cho rằng các xe sẽ vì em đang đứng ở - Ngay cả khi qua đường ở vạch đi bộ qua đường,em cần quan sát cẩn thận các xe - Một vài HS trình bày . - GV nhận xét. 4./ CỦNG CỐ : - Làm thế nào để qua đường an toàn ở nơi không có đèn tín hiệu giao thông ? 5./ DẶN DÒ : - GV : Em cần có thói quen quan sát xe cộ trên những đường phố cụ thể các em thường đi qua . - Chuẩn bị : Quan sát con đường từ nhà đến trường để chuẩn bị bài học con đường an toàn -Nhận xét tiết học. -2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi, nhận xét + Ở những đoạn đường nguy hiểm . Tác dụng của các biển báo hiệu nguy hiểm là cho ta biết những nguy hiểm cần tránh khi đi trên đoạn đường đó . + HS tự nêu . -HS lắng nghe - Đi bộ trên vỉa hè. Đi với người lớn và nắm tay người lớn . Phải chú ý quan sát trên đường đi,không mải nhìn cửa hàng hoặc quang cảnh trên đường. - Em phải đi sát lề đường. - HS được chia thành 6 nhóm để thảo luận nhận xét về những nơi qua đường không an toàn . -HS nhóm khác nhận xét - HS tự nêu . -HS lắng nghe - Nhìn bên trái trước,sau đó nhìn bên phải,có thể cả đằng trước và đằng sau nếu ở gần đường giao nhau xem có nhiều xe đang đi tới không . - Có nhiều xe đi tới từ phía bên trái không ? Các xe đó đi có nhanh không ? Tiếng còi to là xe đã đến gần hay xa ? - Khi không có xe đang đến gần hoặc có đủ thời gian để qua đường trước khi xe tới . - Đi theo đường vạch thẳng vì đó là đường ngắn nhất,cùng qua đường với nhiều người,không vừa tiến vừa lùi . -HS lắng nghe - HS sắp xếp :Dừng lại , quan sát ,lắng nghe, suy nghĩ,đi thẳng. - HS nhận phiếu và tự làm bài vào phiếu -HS khác nhận xét - HS tự do phát biểu . -HS lắng nghe
Tài liệu đính kèm: