Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 29

Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 29

Tập đọc - Kể chuyện

BUỔI HỌC THỂ DỤC

I/. Mục tiêu:

A - Tập đọc.

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Chú ý đọc đúng các từ ngữ: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay,. Biết đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu:

+ Hiểu các từ ngữ mới: gà tây, bò mộng, chật vật.

+ Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 2008
Tập đọc - Kể chuyện
Buổi học thể dục
I/. Mục tiêu:
A - Tập đọc.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Chú ý đọc đúng các từ ngữ: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay,... Biết đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
+ Hiểu các từ ngữ mới: gà tây, bò mộng, chật vật.
+ Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.
B - Kể chuyện.
Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ , hs biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật
- Rèn kĩ năng nghe: 
II/. Đồ dùng dạy học: 
 Giáo viên: Tranh minh họa. 
 Học sinh: Sách Tiếng Việt
III/. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 2 hs đọc thuộc lòng
 bài “Cùng vui chơi” và trả lời câu hỏi.
II. Bài mới
1’
1.Giới thiệu bài: 
2.Luyện đọc: 
1. Luyện đọc:
1’
6’
10’
Đọc mẫu:
b. Hướng dẫn h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- H/s đọc nối tiếp từng câu + luyện phát âm.
- H/s đọc nối tiếp từng đoạn theo HD của GV kết hợp giải nghĩa từ.
- Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti
Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay.
12’
- Đọc trong nhóm: mỗi nhóm 4 HS đọc lần lượt trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc trứơc lớp. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Tìm hiểu bài:
- Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì? 
- Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào?
- Vì sao Nen-li được miễn thể dục?
- Vì sao Nen-li cố xin thầy được tập như mọi người?
- Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li?
- Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện. 
Chốt: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền
2. Tìm hiểu bài:
+ Leo lên cột cao. đúng thẳng người trên xà ngang.
+Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti ... bò mộng non.
+ Nen-li bị tật từ nhỏ.
+ Nen-li muốn vượt qua chính mình.
+ Nen-li bắt đầu leo ... cái xà.
+ Cậu bé can đảm.
+ Nen-li dũng cảm. ...
 5’
4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn cách ngắt và nhấn giọng.
- Thi 3 hs thi đọc nối tiếp 3 đoạn câu chuyện
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
- 1 hs đọc cả truyện.
- Bình chọn người đọc tốt.
III. Kể chuyện
2’
1. GV nêu nhiệm vụ:
16’
- Kể câu chuyện theo lời của một nhân vật.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
- HS chọn nhân vật để mình sắm vai kể.
- 1 hs khá kể mẫu.
- HS tập kể theo nhóm đôi.
- 3 HS thi kể chuyện trước lớp theo các vai khác nhau.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS kể toàn truyện.
- Bình chọn người kể hay nhất.
2’
IV. Củng cố và dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Tập kể lại câu chuyện theo lời nhân vật.
Chuẩn bị bài sau: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Chính tả: Tiết số 57
Buổi học thể dục
I. Mục đích yêu cầu:
Rèn kỹ năng viết chính tả
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện : Buổi học thể dục. Ghi đúng các dấu chấm than và cuối câu cảm, câu cầu khiến.
- Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong truyện : Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai: s/x. 
II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
 * Học sinh: Vở chính tả.
III. Các hoạt động trên lớp:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 2 h/s lên bảng. Cả lớp viết nháp
các từ : bóng ném, leo núi, cầu lông, bơi lội, luyện võ.
- Nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài
10’
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung
1. Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc bài viết chính tả. 2 hs đọc lại.
+ Chi tiết nào nối lên quyết tâm của Nen – li?
b) Hướng dẫn nhận xét chính tả 
+ Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì? 
15’
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa? 
c) Viết chữ khó: 
- HS nêu từ khó. 3 HSlên bảng viết.
- Dưới lớp viết vào giấy nháp.
- Chưa bài, nhận xét.
d) H/s viết bài vào vở:
- Từ khó: Nen-li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, nhìn xuống.
3’
e) Chấm chữa 5 đến 7 bài, nhận xét.
6’
5’
- Làm bài tập chính tả
- 1Hs đọc yêu cầu.
- 1hs đọc 3hs viết trên bảng lớp.
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các tiếng trong tên riêng ấy.
- Chữa bài, nhận xét.
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ tên các môn thể thao trong bài .
2. Luyện tập:
Bài tập 2: Viết tên các bạn học sinh trong câu chuyện: Buổi học thể dục
- Đê-rốt-ti ; Cô-rét-ti ; Xtác-đi ; Ga-rô-nê ; Nen-li
Phòng gd&ĐT quận hai bà trưng - hà nội
Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Kế hoạch bàI giảng
Tuần: 29	Ngày ... tháng ... năm 200...
Môn: Tập đọc 
Tiết số: 
Lớp: 3B
Tên bài dạy: Bé thành phi công
I/. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
+ Đọc đúng các từ ngữ: buồng lái, lùi dần, cuồn cuộn, gió lốc,... .
Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: phi công, buống lái, sân bay.
+ Hiểu được trò chơi đu quay, sự thú vị của trò chơi; vui thích với những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu và sự dũng cảm của chú phi công tí hon.
- Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
II/. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: Tranh minh hoạ
 Bảng phụ 
Học sinh: Sách Tiếng Việt
III/. Các hoạt động dạy và học: 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
I - Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện: “Buổi học thể dục” theo lời của nhân vật và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét đánh giá
2 hs đọc 
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài
8’
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
b. Hướng dẫn h/s đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng dòng thơ
- Đọc từng khổ thơ trước lớp 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- Đọc cả bài
Hs đọc nối tiếp
Hs đọc nối tiếp lớp đồng thanh
12’
3. Tìm hiểu bài
- Bé chơi trò gì? 
- Bé thấy đội bay của mình như thế nào? 
- Bé thấy gì khi nhìn xuống mặt đất? 
- Những câu thơ nào cho thấy chú bé tỏ ra rất dũng cảm? 
- Tìm những câu thơ cho thấy chú bé ngộ nghĩnh, đáng yêu. 
- Em hiểu câu thơ “Sà vào lòng mẹ / Mẹ là sân bay” như thế nào? 
Chốt: trò chơi đu quay, sự thú vị của trò chơi; vui thích với những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu và sự dũng cảm của chú phi công tí hon.
Đàm thoại 
Hs đọc thầm bài thơ, trả lời câu hỏi
Hs đọc khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi
Hs đọc thầm khổ thơ 3, 4, 5 và trả lời câu hỏi
Hs đọc khổ thơ 6 và trả lời câu hỏi
7’
4.Luyện đọc lại
- Đọc lại bài thơ
- Học thuộc khổ thơ mình thích
- Thi đọc thuốc khổ thơ hoặc cả bài
Bình chọn cá nhân đọc hay.
1hs đọc
Hs thi đọc
Cả lớp n/xét
2’
III. Củng cố và dặn dò
Luyện từ và câu: Tiết số 29
Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thể thao: kể đúng tên một số môn thể thao, tìm đúng từ ngữ nói về kết quả thi đấu.
2. Ôn luyện về dấu phẩy. 
II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: Tranh về môn thể thao.
 * Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung
5’
Kiểm tra bài cũ: 2hs lên bảng làm 
Bài tập 2, 3 tiết LTVC tuần 28.
- Nhận xét, cho điểm.
1’
I. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
12’
- 1hs đọc yêu cầu.
- Hs trao đổi theo nhóm đôi.
- 2 nhóm lên thi nối tiếp.
- Cả lớp nhận xét, GV nhận xét, lk nhóm thắng cuộc và chốt lại: 
Bài tập 1: Hãy kể tên những môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau: bóng, chạy, đua, nhảy.
a) bóng: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, ...
10’
 10’
- 1hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
+ Anh chàng trong truyện có cao cờ không? Anh ta có thắng ván nào trong cuộc chơi không? 
+ Truyện đáng cười ở điểm nào? 
- 1Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài cá nhân.
- 3 hs lên bảng. Cả lớp nhận xét.
III - Củng cố, dặn dò:
b) chạy: chạy việt dã, chạy vượt rào, chạy vũ trang, ...
c) đua: đua voi, đua xe đạp, đua ngựa, đua ô tô, ...
d) nhảy: nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, ... 
Bài tập 2: Trong truyện vui “Cao cờ” có một số từ ngữ nói về kết quả thi đấu thể thao. Hãy ghi lại những từ ngữ đó.
Bài tập 3: Chép các câu và điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp
a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt,
SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.
b) Muốn cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục
c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.
Tập viết: Tiết số 29
Ôn chữ hoa T (tiếp)
I.Mục tiêu: 
Củng cố cách viết chữ hoa T (Tr) thông qua bài tập ứng dụng.
1. Viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ: Trường Sơn
2. Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:	
 Trẻ em như búp trên cành
 	 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
II.Tài liệu và phương tiện: 
Giáo viên: 	Mẫu chữ viết hoa T. Tên riêng Trường Sơn và câu ứng dụng. 
Học sinh: 	Vở tập viết, bảng con, phấn
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- 1 h/s nhắc lại từ, câu ứng dụng bài trước.
- 2 h/s viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Thăng Long, Thể dục
- Nhận xét, đánh giá.
30’
II. Bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn viết bảng con
Luyện viết chữ hoa: 
- H/s tìm chữ viết hoa có trong bài: T (Tr), S, B.
- GV treo khung chữ mẫu, HS quan sát và nêu quy trình viết các chữ T (Tr), S, B.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết các chữ T (Tr), S, B.
- HS tập viết chữ: Tr và S vào bảng con.
- 2 HS viết trên bảng lớp. GV theo dõi, chỉnh sửa.
b. H/s viết từ ứng dụng (tên riêng):
- 1 HS đọc từ ứng dụng: Trường Sơn
- GV giải thích từ ứng dụng.
- GV hướng dẫn cách viết.
- Các chữ trong từ ứng dụng có độ cao như thế nào? Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- HS tập viết: Trường Sơn trên bảng lớp và bảng con.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
c-Luyện viết câu ứng dụng
- 1 H/s đọc câu ứng dụng. 
 Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
- Nội dung câu ứng dụng: Câu thơ thể hiện tình cảmyêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi. Bác xem trẻ em là lứa tuổi măng non như búp trên cành. Bác khuyên trẻ em ngoan ngoãn, chăm học.
- H/s tập viết trên bảng con: Trẻ em
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
Hướng dẫn viết vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu:
+ Viết chữ Tr : 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết chữ S, B : 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết chữ Trường Sơn : 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu thơ: 2 lần.
- H/s viết bài vào vở.
- GV theo dõi chung.
4’
Chấm, chữa:
- Chấm nhanh khoảng 5 đến 7 bài.
- Nêu nhận xét. Hs xem vở viết đẹp.
1’
III.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Khuyến khích h/s học thuộc câu ứng dụng.
Tập đọc: Tiết số 58
Lời kêu gọi toàn dân tập thể  ... V - HS
Nội dung
5’
I - Kiểm tra bài cũ: 2 hs
- Chữa bài: 1, 2 (cuối trang 154). 
- Nhận xét, đánh giá.
I. Bài mới
 1’
1. Giới thiệu bài:
 10’
2. Hình thành kiến thức
- GV viết phép tính lên bảng.
- Y/c HS dựa vào cách thực hiện phép cộng các số có 4 chữ số để tính.
- HS tính và báo cáo kết quả.
- 1 HS thực hiện trên bảng. Nêu cách thực hiện.
- HS rút ra quy tắc.
Hướng dẫn thực hiện phép cộng 45732 + 36194
Muốn cộng hai số có nhiều chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau, rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái”.
20’
3. Luyện tập
- 1 hs đọc y/c.
- HS làm bài cá nhân. 4 HS làm trên bảng lớp.
 Luyện tập
Bài 1: tính
- 2 HS nêu lại cách làm. Lớp theo dõi.
Chốt: Nêu cách tính.
3’
- 1hs đọc đề bài. 
- Y/c HS nêu lại cách cộng các số có 5 chữ số.
- HS làm bài. 4 HS làm trên bảng.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
Chốt: Nêu cách cộng.
- 1 HS đọc đề bài.
- GV y/c HS quan sát hình vẽ.
- HS làm bài . 1 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét. GV chữa bài, cho điểm. 
 Củng cố dặn dò 
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
1825+ 64439
52819 + 6546
Bài 4: 
 Bài giải
Đoạn đường AC dài là: 
2350 - 350 = 2000 (m) = 2 km
Đoạn đường AD dài là: 
 2 + 3 = 5 (km)
 Đáp số: 5 km
Đạo đức: Tiết số 30
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 1)
I.Mục tiêu: Giúp học sinh 
Hs hiểu: 
- Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi và cách thực hiện.
- Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân.
Học sinh biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường.
3. Học sinh biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em :
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi;
- Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi;
- Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi.
II.Tài liệu và phương tiện:
 Giáo viên: Tranh, ảnh.
 Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên - HS
Nội dung
15’
 7’
 7’
Hoạt động 1: Trò chơi : Ai đoán đúng?
- GV chia HS thành số chẵn, lẻ.
- Chẵn: có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về 1 con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật đó.
- Lẻ: có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm một cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó.
- Hs làm việc cá nhân.
- 1 số hs trình bày. Lớp nhận xét.
* Chốt: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh
- GV cho HS xem tranh trong vở bài tập đạo đức.
- Các bạn trong tranh đang làm gì ?
- Theo bạn, việc làm của các bạn đó sẽ đem lại ích lợi gì ?
Chốt: 
 Hoạt động 3: 
- Một nhóm là chủ trại gà; Một nhóm là chủ vườn hoa, cây cảnh; Một nhóm là chủ vườn cây; ...
- HS thảo luận nhóm để tìm cách chăm sóc, bảo vệ
trại vừon của mình cho tốt.
Chốt: 
 Dặn dò: 
Hoạt động 1: Trò chơi : Ai đoán đúng?
Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh
- Anh 1: Bạn đang tỉa cành, bắt sâu cho cây.
- Anh 2: Bạn đang cho gà ăn.
- Anh 3: Các bạn đang cùng với ông trồng cây.
- Anh 4: Bạn đang tắm cho lợn.
Hoạt động 3: Đóng vai
Thủ công: Tiết số 28
Làm mặt và đế của đồng hồ. (T1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
- Kỹ năng: Học sinh làm được đồng hồ để bàn đúng qui trình
- Thái độ : Yêu thích sản phẩm mình làm được
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên: Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công (hoặc bìa màu)
 Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn. Giấy thủ công, tờ bìa, hồ dán, bút màu, kéo thủ công.
 Đồng hồ để bàn
* Học sinh: Giấy thủ công, tở bìa, hồ dán, bút màu, kéo thủ công.
III. Các hoạt động chủ yếu: 
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
7’
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét 
- GV giới thiệu mẫu đồng hồ để bàn.
- Hs quan sát và nhận xét:
- Hình dạng, màu sắc, tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ như kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ.
- Liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế.
1. Quan sát và nhận xét
- Hình dạng, màu sắc, tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ như kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ.
20’
Hoạt động 2: Làm mẫu
- GV làm mẫu, giải thích cách làm.
- 3 Hs nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- Hs thực hành làm nháp.
2. Hướng dẫn mẫu
- Bước 1: Cắt giấy
+ Tờ giấy có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ. 
+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ.
+ Cắt tờ giấy trắng dài 14 ô, rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
- Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ).
- Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
3’
 Nhận xét dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau: Thực hành.
Tự nhiên xã hội: Tiết số 57
Thực hành đi thăm thiên nhiên
I - Mục đích, yêu cầu :
Sau bài học, học sinh biết:
 - Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà hs đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.
 - Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học.
II - Đồ dùng dạy học :
 Giáo viên: Các hình trang 108, 109 SGK,
 Học sinh : Sách giáo khoa.
III - Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
10’
Làm việc tại lớp
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Cá nhân báo cáo với nhóm những gì bản thân quan sát được kèm theo bản vẽ hoặc ghi chép cá nhân.
- Cả nhóm bàn bạc, hoàn thiện các sản phẩm
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS đánh giá, nhận xét.
Hoạt động 2: Thảo luận
- Nêu những đặc điểm chung của thực vật; đặc điểm chung của động vật.
- Nêu những đặc điểm chung của cả thực vật và động vật.
- HS thảo luận theo cặp.
- Đại diện 1 số cặp trả lời.
* Kết luận: 
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Chúng thường có những đặc điểm chung: có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn, ... khác nhau. Cơ thể chúng gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật.
 Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Mặt trời.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
Hoạt động 2: Thảo luận
- Đặc điểm chung của thực vật: có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Đặc điểm chung của động vật: gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Đặc điểm chung của động vật, thực vật: đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật
Tự nhiên xã hội: Tiết số 58
Mặt trời
I - Mục đích, yêu cầu :
Sau bài học, học sinh biết:
- Biết mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
- Biết vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất.
- Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hằng ngày.
II - Đồ dùng dạy học :
 Giáo viên: Các hình trong SGK trang 110, 111.
 Học sinh : Sách giáo khoa.
III - Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm
Bước 1: Thảo luận theo gợi ý:
- Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ?
- Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao?
- Nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt?.
Bước 2. Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
* Chốt: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt
Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm
- Mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
10’
Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời
Bước 1: Quan sát và thảo luận nhóm
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại tranh và thảo luận theo gợi ý:
+ Nêu ví dụ về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật và thực vật.
+ Nếu không có mặt trời thì điều gì xảy ra trên trái đất?
Bước 2. Làm việc cả lớp
+ Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét.
Lưu ý: Một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của mặt trời đối với sức khoẻ và đời sống của con người như cảm nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô, ...
* Chốt: Nhờ có mặt trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh.
Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời
- Tác dụng của ánh sáng mặt trời: cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh.
7’
- HS quan sát H. 2, 3, 4, kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời.
- Liên hệ thực tế: gia đình em sử dụng ánh sáng mặt trời để làm gì?
Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa
5’
III. Củng cố dặn dò:
Thứ tư ngày 9 tháng 4 năm 2008
Mĩ thuật: Bài 29:
Vẽ tranh: Tĩnh vật ( lọ và hoa)
I. Mục tiêu:
HS nhận biết thêm về tranh tĩnh vật.
Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích.
Hiểu được vẽ tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị:
GV: tranh tĩnh vật, lọ và hoa có hình dáng đơn giản và màu đẹp.
HS: Vở tập vẽ, bút chì, bút màu, ...
III. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
7’
18’
5’
 Hoạt động 1
- GV giới thiệu 1 số tranh tĩnh vật và tranh khác loại( tranh sinh hoạt, phong cảnh, các con vật...) để HS phân biệt:
- GV giới thiệu 1 số tranh để HS nhận biết được đặc điểm của tranh tĩnh vật: 
 Hoạt động 2
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ tranh để HS nhận ra:
 Hoạt động 3
- GV nêu y/c của bài tập: Nhìn mẫu thực để vẽ.( kiểu lọ, loại hoa, vẽ màu theo cảm nhận riêng, vẽ thêm quả cho tranh sinh động ).
- HS làm bài.
- GV quan sát gợi ý HS: 
+ Vẽ lọ, vẽ hoa ( kiểu dáng lọ, hình hoa, xắp xếp các bông hoa to, nhỏ, cao, thấp, vẽ thêm lá).
+ Vẽ màu: ( màu tươi sáng, đúng với loại hoa, màu có đậm, nhạt, màu nền ).
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV cùng HS đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Vẽ cái ấm pha trà. 
1. Quan sát, nhận xét
+ Tranh tĩnh vật với tranh khác loại.
+ Là loại tranh vẽ đồ vật như lọ hoa, quả,... vẽ ở dạng tĩnh.
+ Hình vẽ trong tranh ( lọ hoa, quả cây ).
+ Màu sắc trong tranh ( vẽ màu như thực hoặc vẽ màu theo ý thích ).
2. Cách vẽ tranh
+ Cách vẽ hình: 
- Vẽ phác hình vừa với phần giấy quy định.
- Vẽ lọ, vẽ hoa.
+ Cách vẽ màu: 
- Vẽ màu lọ, hoa theo ý thích có đậm, nhạt.
- Vẽ màu nền cho tranh sinh động.
3. Thực hành:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan_29.doc