Giáo án chuẩn Tuần 4 Lớp 3

Giáo án chuẩn Tuần 4 Lớp 3

Tiết 1 : TOÁN

 LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu

- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học .

- Biết giải toán có lời văn ( liên quan đến so sánh hai số hơn , kém nhau một số đơn vị )

- Làm được các bài toán 1, 2, 3, 4. HS khá, giỏi làm thêm BT5

-Thái độ : Yêu thích môn học , vận dụng vào cuộc sống .

II. Đồ dùng dạy học

-Nháp, bảng con

III. Hoạt động dạy học

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Tuần 4 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch soạn giảng tuần 4
(Từ ngày 10-14/09/ 2012)
Thứ ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
10/9
1
Toán 
Luyện tập chung
2
Đạo đức
Giữ lời hứa (T2)
3
Âm nhạc
4
Mỹ thuật
5
SHĐT
Thứ 3
11/9
1
Tập đọc
Người mẹ
2
TĐ- KC
3
Toán
Kiểm tra
4
Anh văn
5
TN-XH 
Hoạt động tuần hoàn
Thứ 4
12/9
1
Toán
Bảng nhân 6
2
Tập đọc
Ông ngoại
3
TD 
4
Chính tả 
Nghe -viết : Người mẹ
5
Thủ công
Con ếch ( tiết 2)
Thứ 5
13/9
1
Toán 
Luyện tập
2
Tập viết 
Ôn chữ hoa :C
3
Thể dục
4
Luyện từ và câu
Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu Ai là gì ?
5
TN-XH 
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
Thứ 6
14/9
1
Toán 
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (k.nhớ)
2
Chính tả
Nghe viết : Ông ngoại
3
Tập làm văn
Nghe kể : Dại gì mà đổi .
4
Anh văn
5
SHCT 
Thứ hai, ngày 10 tháng 09 năm 2012
Tiết 1 : TOÁN 
	LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học .
- Biết giải toán có lời văn ( liên quan đến so sánh hai số hơn , kém nhau một số đơn vị )
- Làm được các bài toán 1, 2, 3, 4. HS khá, giỏi làm thêm BT5
-Thái độ : Yêu thích môn học , vận dụng vào cuộc sống .
II. Đồ dùng dạy học
-Nháp, bảng con 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS lên bảng làm lại BT2/ tr17 
-Chữa bài tập 3
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới
-1HS sửa bài .
-3HS 
a. Giới thiệu bài 
-Nêu yêu cầu của tiết học 
- Nghe giới thiệu
b. Luyện tập 
 Bài 1 trang 18 
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Đặt tính rồi tính.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính 
-1-2 HS nhắc lại 
- Y/c HS tự làm bài.
- 6 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- 2 HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2 trang 18 
 - Y/c HS đọc đề bài sau đó tự làm bài
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
- Chữa bài, y/c HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
 X x 4 = 32 X : 8 = 4
 X = 32 : 4 X = 4 x 8
 X = 8 X = 32
Bài 3 trang 18 
- Y/c HS đọc đề bài 
-1 HS nêu yêu cầu của bài
- Y/c HS nêu rõ cách làm bài của mình
- 2 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
-GV nhận xét chữa bài, chốt lại thứ tự thực hiện 
-HS nhắc lại 
Bài 4 trang 18 
- Gọi HS đọc đề bài 
-Hỏi : +Mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ? 
+Tìm số lít dầu thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất , ta làm thế nào ?
-2 HS đọc 
-HS nêu 
-HS trả lời.
-Cho HS tự giải 
-GV và lớp nhận xét chữa bài .
-1HS khá lên bảng giải , lớp làm bài vào nháp 
Bài 5 trang 18( HS khá, giỏi)
-HS vẽ vào bảng con
3./ Củng cố, dặn do
-Nhắc lại nội dung bài vừa học 
- Y/c HS về nhà làm thêm BT5 và chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
- Nhận xét tiết học
********************
Tiết 2 ĐẠO ĐỨC 	 
GIỮ LỜI HỨA (Tiết 2)
I. Mục tiêu:HS
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa 
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người 
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
- Giáo dục các kĩ năng sống: kĩ năng tự tin, kĩ năng thương lượng, kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm.
* HS thực hiện tốt : Nêu được thế nào là giữ lời hứa . Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
II. Đồ dùng dạy học 
- 6 phiếu ghi tình huống cho nhóm (HĐ 2). 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 	
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 85 (VBT) 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài : nêu yêu cầu của tiết học 
HS nghe 
a/Hoạt động 1:Xử lý tình huống
* Mục tiêu:HS đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa, không đồng tình với hành vi không giữ lời hứa.
* Cách tiến hành:
- GV đọc lần 1 câu chuyện ”Lời hứa danh dự” từ đầu ... nhưng chú không phải là bộ đội mà.
- Chia lớp làm 4 nhóm,thảo luận để tìm cách ứng xử cho tác giả trong tình huống trên.
- Hướng dẫn HS nhận xét cách xử lý tình huống 
- 1 HS đọc lại.
- các nhóm HS tiến hành thảo luận. Sau đó đại diện các nhóm trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình, giải thích.
của các nhóm.
- Đọc tiếp phần kết của câu chuyện.
- Mời HS nhắc lại ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- Nhận xét các cách xử lí.
- 1 HS nhắc lại
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu:Củng cố bài, giúp HS có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ lời hứa
Cách tiến hành:
 -Gv nêu từng ý kiến khác nhau về việc giữ lời hứa. 
- HS đưa ra ý kiến của mình và giải thích 
- Nhận xét, tuyên dương HS có ý kiến hay 
3/Nhận xét - dặn dò 
-HS luôn phải biết giữ lời hứa với người khác và chính bản thân mình.
-Chuẩn bị bài sau :Bài 3
* ********************
Tiết 3 ÂM NHẠC
Tiết 4 MĨ THUẬT
* ********************
Tiết 5 SHĐT 
********************
Thứ ba, ngày 11 tháng 09 năm 2012
Tiết 1- 2 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI MẸ
I.Mục tiêu:
1.TĐ:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con . Vì con , người mẹ có thể làm tất cả.( trả lời được các CH trong SGK 
2. KC: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai .
3.Giáo dục các kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề; kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị.
II.Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ bài học. 
III.Hoạt động lên lớp 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS đọc bài : Quạt cho bà ngủ . 
-GV nhận xét , đánh giá cho điểm 
 3.Bài mới : 
*Giới thiệu bài: 
-GV giới thiệu bài và tranh minh họa 
*Hoạt động 1 : Luyện đọc 
_GV đọc toàn bài : Giọng nhẹ nhàng, tình cảm .
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa 
+Đọc từng câu 
_ GV sửa lỗi phát âm cho HS 
+Đọc từng đoạn trước lớp 
_ GV theo dõi giọng đọc và giải nghĩa từ :mấy đem ròng,thiếp đi , khẩn khoản , lã chã.
+Đọc từng đoạn trong nhóm .
_ GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm đọc đúng 
 _Gọi HS đọc lại từng 3 đoạn
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
-Mời HS đọc đoạn 1 :
 -Câu hỏi 1 ( Sgk )
+GV nhận xét 
- HS đọc đoạn 2
- Hỏi 2 (Sgk)
+HS trả lời và giáo viên chốt ý đúng
- HS đọc đoạn 2
-Hỏi 3 ( Sgk)
_Yêu cầu HS đọc lại toàn bài và tìm ý đúng nhất cho nội dung câu chuyện 
-GV nhận xét ,nêu ý nghĩa chuyện và giaó dục HS lòng kính trọng người mẹ.
*Hoạt động 4 : Luyện đọc lại 
-GV đọc mẫu đoạn 4, Hướng dẫn HS luyện đọc 
 _Các nhóm thi đọc truyện theo vai .
 _GV nhận xét, tuyên dương 
 KỂ CHUYỆN
* Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của phần kể chuyện 
* Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện
-GV phân vai cho HS tập kể câu chuyện 
- GV nêu câu hỏi gợi để học sinh kể 
-Mời nhóm kể mẫu ,giáo viên dẫn chuyện 
_Giáo viên và cả lớp nhận xét.
_ Các nhóm kể lại từng đoạn câu chuyện
_GV nhận xét .tuyên dương 
4 .Củng cố -Dặn dò:
-Hỏi :Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì ? 
-giáo dục lòng kính yêu cha mẹ.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện ,chuẩn bị bài : Ông ngoại
-2 HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài 
_ Nghe giới thiệu bài và quan sát tranh minh hoạ 
_Theo dõi, lắng nghe giáo viên đọc
_ HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
_ HS nối tiếp nhau đọc từng .
-HS đọc chú giải 
-HS luyện đọc theo nhóm 2 
_3 HS đọc nối tiếp từng đoạn 
_ HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo 
-1-2 HS kể vắn tắt chuyện xảy ra .
- HS đọc thầm
_ Người mẹ đã ủ ấm cho bụi gai
-HS đọc thầm đoạn 3
- Người mẹ đã khóc cho đến khi đôi mắt rụng xuống cho hồ nước 
- Vài HS phát biếu
-2-3 nêu lại ý nghĩa chuyện 
-HS theo dõi 
 -3 HS phân vai luyện đọc theo đoạn
- Vài nhóm tiếp nối đọc bài 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu
-Kể chuyện theo nhóm 5 
-5 HS phân vai kể theo 5 nhân vật 
_ Vài nhóm kể từng đoạn trước lớp .
-Học sinh nhận xét
-HS phát biểu 
*********************
Tiết 3 : TOÁN 
KIỂM TRA
I. Mục tiêu
Tập trung vào đánh giá:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ (có nhớ 1 lần) các số có ba chữ số .
- Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị (dạng ;;;).
- Giải bài toán có một phép tính 
- Biết tính độ dài đường gấp khúc( trong phạm vi các số đã học).
II. Đồ dùng dạy học
-Giấy kiểm tra 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ :kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2. Bài mới
I.Đề kiểm tra 
1) Đặt tính rồi tính 
237 + 416 462 - 354
 561 - 274 728 – 456
-HS chép bài và làm bài 
2) Tô màu vào hình vuông 
3) Mỗi hộp có 4 cái bánh trung thu. Hỏi 8 hộp như thế có bao nhiêu cái bánh ?
4) a. Tính độ dài của đường gấp khúc ABCD có kích thước ghi trên hình vẽ .
b.Đường gấp khúc ABCD có độ dài mấy mét?
 B 
 44 cm 22cm . D 
A . 34cm 
 C
3.Nhận xét – dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
-HS về ôn bài , chuẩn bị tiết toán sau 
II.Biểu điểm:
Bài 1 : 3 điểm Bài 4 : 3 điểm
Bài 2 : 2 điểm Bài 3 : 2 điểm 
*********************
Tiết 4: ANH VĂN 
*********************
Tiết 5: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức :-Biết được tim luân đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu , cơ thể sẽ chết . 
-HS khá, giỏi :Chỉ và nói được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát , trả lời câu hỏi 
3.Thái độ :Ham thích tìm hiểu khoa học , có ý thức bảo vệ cơ quan tuần hoàn 
II. Đồ dùng dạy học
-Các hình trong SGK trang 16, 17.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
-Máu có chức năng gì ?
-Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn ?
-Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì ?
-GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới 
a/ Giới thiệu :
- Nêu mục tiêu của tiết học 
b/ Các hoạt động dạy bài mới 
-2,3HS trình bày 
-HS nghe 
 Hoạt động 1 : Thực hành
Mục tiêu : Nêu được tim luân đập để bơm máu đi khắp cơ thể .Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu , cơ thể sẽ chết 
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 SGK trang 16.
- HS quan sát hình trong SGK trang 16.
- GV hỏi : Các bạn trong hình đang làm gì ?
- HS trả lời. 
Bước 2 :
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành nghe và đếm nhịp tim, số lần mạch đập của nhau 
- Thực hành nghe và đếm nhịp đập của tim.
trong vòng một phút.
- Yêu cầu HS đọc nội dung thực hành được in trang 16, SGK và thực hiện theo
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
-Hoạt động cá nhân 
Bước 3 :
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hành của mình. 
-Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong các mạch máu ... ược một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
 + HS khá ,giỏi: nêu được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức. 
- Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát trả lời câu hỏi 
- Thái độ: Có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Giáo dục các kĩ năng sống: kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy học
-Các hình trong SGK trang 18, 19.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ 
 -Khi tim ngừng đập vài phút cơ thể sẽ như thế nào ?
-GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới 
-2 HS nêu 
 Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
Mục tiêu : HS khá ,giỏi :Nêu được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức 
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV cho HS chơi trò chơi “Con thỏ”
- HS chơi theo hướng dẫn
- Sau khi cho HS chơi xong, GV hỏi : Các em có cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không ?
- HS trả lời. 
Bước 2 :
- GV cho HS chơi một trò chơi đòi hỏi vận động nhiều như trò chơi đổi chỗ cho nhau.
- HS chơi theo hướng dẫn
- GV cho HS thảo luận câu hỏi : So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi.
- Làm việc theo nhóm 4
- Giáo dục bảo vệ môi trường:Những hoạt động như thế nào có hại cho hoạt động tuần hoàn? 
-HS thảo luận nhóm đôi
 *Kết luận : Lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khỏe.
 Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
Mục tiêu : Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn ,bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 2,3,4,5,6 kết hợp với hiểu biết của bản thân để thảo luận các câu hỏi trang 19
- Làm việc theo nhóm đôi.
Bước 2 :
- Gọi đại diện một số cặp HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Đại diện 2,3 nhóm trình bày kết quả 
-Các nhóm khác bổ sung góp ý. 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
- Giáo dục bảo vệ môi trường :Kể tên một số việc làm có lợi cho cơ quan tuần hoàn, một số việc làm có hại cho cơ quan tuần hoàn ?
-HS phát biểu 
-GV Kết luận
-HS nghe 
3 / Củng cố, dặn dò 
- Mời HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
-Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn 
- 1, 2 HS đọc 
- Nhận xét tiết học, dặn HS về chuẩn bị bài sau.
******************
Thứ sáu, ngày 14 tháng 09 năm 2012
Tiết 1 TOÁN 
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
 (Không nhớ)
I. Mục tiêu
- Biết làm tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ)
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân 
+Làm được BT1; BT 2a; BT3; HS khá, giỏi làm thêm BT 2b
-Thái độ :yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng, nháp
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 6
- Gọi HS lên bảng làm lại bài 2
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
-2 HS đọc thuộc bảng nhân 6
- 2 HS lên bảng làm bài 
- GV : nêu mục tiêu bài học 
- Nghe giới thiệu
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số 
*Phép nhân 12 x 3
- Viết lên bảng 12 x 3 = ?
- HS đọc phép nhân
- Y/c HS suy nghĩ và tìm kết quả của phép nhân nói trên.
- Chuyển phép nhân thành tổng 12 + 12 + 12 = 36 . Vậy 12 x 3 = 36
- Y/c HS đặt tính cột dọc.
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm nháp 
- Khi thực hiện phép nhân này ta phải tính từ đâu?
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục.
-Y/c HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên.
- GV nhận xét , chốt lại cách nhân 
-HS khá ,giỏi nêu cách tính .
 -HS nhắc lại cách tính. 
* Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài 1
- GV Y/c HS làm bài.
- HS làm bài, 5 HS lên bảng làm.
-Lớp làm bảng con 
- Nhận xét, chữa bài, y/c HS nêu cách tính
- HS nhắc lại cách thực hiện phép tính.
Bài 2
- Bài tập Y/c chúng ta làm gì ?
- Đặt tính rồi tính
- Y/c HS làm bài.
-Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính 
- Chữa bài và cho điểm HS.
 -2HS lên bảng làm bài ,lớp làm nháp 
-HS nhắc lại 
Bài 3
- Gọi HS đọc đề toán.
- 2,3 HS đọc 
-Có mấy hộp bút ? Mỗi hộp có mấy cái ?
-Tìm số bút trong 4 hộp ta làm phép tính gì ?
-HS nêu 
- Y/c HS làm bài.
- 1HS khá sửa bài , lớp làm vào nháp 
- Nhâïn xét, chữa bài và cho điểm HS.
3/Củng cố, dặn dò 
-Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân vừa học .
- Về nhà làm bài tập
- Nhận xét tiết học
 -HS nhắc lại 
*********************
Tiết 2 CHÍNH TẢ 
NGHE - VIẾT: ÔNG NGOẠI
I/Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
- Làm đúng bài tập 2a
-Thái độ :Giữ gìn sách vở, chữ viết sạch đẹp 
II/Đồ dùng dạy- học:
-Bảng phụ ,bảng con 
III/ Các hoạt động dạy –học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Ktra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng nghe GV đọc viết :nhân dân , dâng lên, ngẩn ngơ .
-GV chữa bài và cho điểm HS
2/Dạy học bài mới.
* Giới thiệu bài:
-Nêu yêu cầu của tiết học 
* Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS viêùt chính tả
-GV đọc bài thơ ông ngoại
-Y/C HS đọc lại.
-Khi đến trường ông ngoại đã làm gì để cậu bé yêu trường hơn ? 
-Trong đoạn văn có hình ảnh nào đẹp mà em thích nhất 
-Đoạn văn có mấy câu ?Câu đầu đoạn văn viết thế nào?
-Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ? 
-Yêu cầu HS tìm và viết từ khó ra nháp 
-GV đọc cho HS viết 
-GV đọc HS soát lỗi
-GV thu 7-10 bài chấm và nhận xét
* Hoạt động 2: HD HS làm bài tập chính tả 
Bài 2: 
-Gọi HS đọc Y/C của bài và đọc mẫu .
-Y/C HS tự làm bài 
-GV nhận xét ,kết luận .
Bài 3a
-Gọi HS đọc Y/C của bài .
-Y/C HS tự làm bài 
-GV chữa bài sau đó HS làm vào vở
3/Củng cố - dặn dò
-Nhận xét tiết học
-HS về làm BT 3b ;Chuẩn bị tiết sau viết bài: Người lính dũng cảm.
- 3 HS lên bảng viết 
-HS theo dõi .
-2 HS đọc đề bài.
-HS lắng nghe 
-1HS đọc lại cả lớp theo dõi 
-HS phát biểu
-HS trả lời 
-Đoạn văn có 3 câu .câu đầu đoạn văn viết lùi vào 1 ô li.
-HS trả lời 
-HS tìm và viết 
-HS nghe - viết lại bài thơ .
-HS đổi vở cho nhau và dùng viết chì để soát lỗi cho nhau.
-HS sửa lỗi
-1HS đọc.
-HS làm vào bảng con 
 -Cả lớp NX và tự sửa lỗi của mình.
-1HS đọc 
-3 HS lên bảng làm .HS làm vào vở.
HS theo dõi
******************
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
NGHE - KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
I. Mục tiêu
- Nghe kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi ( BT 1 ) 
- Không làm BT 2 theo giảm tải
- Giáo dục kĩ năng sống: Giáo tiếp, tìm kiếm, xử lý thông tin.
II. Đồ dùng dạy - học
Mẫu điện báo
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng kể về gia đình mình với người bạn mới quen.
- Trả bài viết đơn xin nghỉ học.
- Nhận viết bài làm của HS.
2. Dạy – học bài mới
* Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của giờ học.
a.Hoạt động 1: Nghe và kể : Dại gì mà đổi
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 1.
- GV kể câu chuyện 2 lần. 
- Hỏi:
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- GV gọi HS khá kể lại nội dung câu chuyện.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, yêu cầu từng HS kể trong nhóm của mình.
- Tổ chức thi kể chuyện.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS và hỏi: Em thấy câu chuyện này buồn cười ở điểm nào?
b.Hoạt động 2:Viết điện báo( BT2, không làm)
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà nhớ kể câu chuyện Dại gì mà đổi cho người thân nghe.
- 2 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm .
-HS nghe kể 
+ Vì cậu bé rất nghịch ngợm.
+ Cậu bé nói: “Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!”
+ HS trả lời
-1HS kể, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Hoạt động theo nhóm 4.
- 4,5 HS tham gia thi kể.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS trả lời.
- HS nghe và thực hiện
Dại gì mà đổi
 Có một cậu bé 4 tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm mẹ cậu doạ sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói: 
 - Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!
 Mẹ ngạc nhiên hỏi:
 - Vì sao thế?
 Cậu bé trả lời:
 - Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ. 
Theo Tiếng cười Tuổi học trò
******************
Tiết 4: ANH VĂN
*******************
Tiết 5 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ MỤC TIÊU:
 -Nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp .
 -HS nắm được những nết cơ bản của tuần sau.
II / NỘI DUNG
1/ Nhận xét hoạt động của lớp tuần qua.
 a.Ưu điểm:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 b/ * Khuyết điểm:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 *Giáo dục ý thức phòng dịch sốt xuất huyết và ý thức thực hiện an toàn giao thông.
2/ Kế hoạch tuần sau:
 - Thực hiện học tập theo thời khoá biểu.
 - Thực hiện tốt nội quy của trường lớp.
3/ Rèn luyện học sinh yếu :
Rèn kĩ năng đọc
------------o0o-------------
Kí duyệt
Khối trưởng
BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docT4.doc