Giáo án Đạo đức 3 - Trường TH Minh Thuận 1

Giáo án Đạo đức 3 - Trường TH Minh Thuận 1

Tiết 1.Bài: Kính yêu Bác Hồ ( Tiết 1 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước , dân tộc .

 - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ

 - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng

 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy

 -HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

 

doc 58 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 - Trường TH Minh Thuận 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước , dân tộc .
 - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ 
 - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng 
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy
 -HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 -Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi, Năm điều Bác Hồ dạy.
 -Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : Giáo viên cho học sinh hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”, nhạc và lời của Phong Nhã. 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên giới thiệu : các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên, nhi đồng lại yêu quý Bác như vậy ? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “ Kính yêu Bác Hồ” 
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
 Mục tiêu : học sinh biết được :
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
 Cách tiến hành :
GV chia lớp thành 4 nhóm, cho học sinh quan sát tranh trang 2 trong vở bài tập đạo đức tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh. 
Giáo viên thu kết quả thảo luận.
Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận để tìm hiểu thêm về Bác theo những câu hỏi gợi ý sau : 
+ Bác sinh ngày, tháng, năm nào ? 
+ Quê Bác ở đâu ?
+ Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ?
+ Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc ta ?
+ Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi như thế nào ?
 Kết Luận: 
Bác Hồ lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19 – 05 – 1890. Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc. Bác là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam chúng ta, người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân Chủ Cộng hoà tại quảng trường Ba Đình Hà Nội ngày 02 – 09 - 1945. Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng, Bác đã mang nhiều tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh,  
Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quý các cháu.
Hoạt động 2 : Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác” 
 Mục tiêu :học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
 Cách tiến hành :
GV kể chuyện. 
Cho học sinh đọc lại chuyện
GV cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau :
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào ?
+ Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào ?
 Kết Luận: 
Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
 Mục tiêu :học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
 Cách tiến hành :
GV yêu cầu mỗi học sinh đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
Giáo viên ghi nhanh lên bảng :
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Cho học sinh trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên hỏi :
+ Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai ?
+ Những ai đã thực hiện được theo Năm điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào ?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở học sinh cả lớp noi gương những học sinh đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. 
 3. Củng cố: 
 - GV hỏi tiết đạo đức hôm nay các em học bài gì?
 - Qua bài học các em phải hiểu và thực hiện đúng năm điều Bác Hồ dạy.
 4. Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 -Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng 
 -Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và về Bác Hồ với thiếu nhi.
 -Sưu tầm các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ
 - Về xem lại bài và học thuộc năm điều Bác Hồ dạy.
 -Chuẩn bị : bài : Kính yêu Bác Hồ ( tiết 2 ) 
Học sinh hát
-HS lắng nghe
HS tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 Ảnh 1:
Nội dung : Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi thăm Phủ Chủ Tịch.
Đặt tên : các cháu thiếu nhi thăm Bác ở Phủ Chủ Tịch.
Ảnh 2 :
Nội dung : Bác đang cùng chúng cháu thiếu nhi múa hát.
Đặt tên : Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi.
Ảnh 3 :
Nội dung : Bác Hồ bế và hôn cháu thiếu nhi.
Đặt tên : Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.
Ảnh 4 :
Nội dung : Bác đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
Đặt tên : Bác chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, sửa chữa cho nhóm bạn
HS trả lời 
Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Lớp nhận xét 
HS chú ý lắng nghe
Một học sinh đọc lại chuyện
Học sinh thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Lớp nhận xét 
Các cháu thiếu nhi rất kính yêu Bác Hồ thể hiện ở chi tiết : khi vừa nhìn thấy bác, các cháu đã vui sướng và cùng reo lên.
Bác Hồ cũng rất yêu quý các cháu thiếu nhi. Bác đón các cháu, vui vẻ, quay quần bên các cháu, dắt các cháu ra vườn chơi, chia kẹo, căn dặn các cháu, ôm hôn các cháu, 
Cá nhân 
Các nhóm thảo luận, ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy 
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận : chăm chỉ học hành, yêu lao động, đi học đúng giờ 
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, sữa chữa cho nhóm bạn
Năm điều Bác Hồ dạy dành cho thiếu nhi
Học sinh trả lời
@ Rút kinh nghiệm:
..
TUẦN 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
 - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước , dân tộc .
 - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ 
 - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng 
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy
 -HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi, Năm điều Bác Hồ dạy.
- Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động : Giáo viên cho học sinh hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”, nhạc và lời của Phong Nhã. 
2. Bài cũ : Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1 ) 
Bác sinh ngày, tháng, năm nào ? 
Quê Bác ở đâu ?
Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ?
Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc ta ?
Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi như thế nào ?
Nhận xét bài cũ.
3. Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Kính yêu Bác Hồ 
Hoạt động 1 : Học sinh tự liên hệ 
 Mục tiêu : giúp học sinh tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng của bản thân và có phương hướng phấn đấu, rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
 Cách tiến hành :
GV chia nhóm, đưa câu hỏi cho cả lớp thảo luận: 
+ Em đã thực hiện được những điều nào trong ? Thực hiện như thế nào ?
+ Còn điều nào em chưa thực hiện tốt ? Vì sao ?
+ Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới ?
Giáo viên cho học sinh tự liên hệ trước lớp.
Giáo viên khen những học sinh đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn.
Giáo viên đưa ra một số câu, cho các nhóm trả lời. 
+ Năm điều Bác Hồ dạy là để dạy cho thiếu nhi.
+ Muốn trở thành Cháu ngoan Bác Hồ, thiếu nhi phải làm đúng theo Năm điều Bác Hồ dạy.
+ Phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi là đã thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy.
+ Chỉ cần học thuộc Năm điều Bác Hồ dạy, không cần phải thực hiện bằng hành động.
+ Ai cũng kính yêu Bác Hồ, kể cả bạn bè và thiếu nhi thế giới.
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm
Hoạt động 2 : Học sinh trình bày, giới thiệu những tư liệu ( tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao, ... ) đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ
 Mục tiêu : giúp học sinh biết thêm thông tin về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi và thêm kính yêu Bác Hồ.
 Cách tiến hành :
GV cho học sinh trình bày kết quả sưu tầm được. 
 Giáo viên khen những học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu tốt và giới thiệu hay. Giáo viên giới thiệu thêm một số tư liệu khác về Bác Hồ với thiếu nhi.
GV kể chuyện. 
Cho học sinh đọc lại chuyện
GV cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau :
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào ?
+ Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào ?
 Kết Luận: 
Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
 Mục tiêu :học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
 Cách tiến hành :
GV yêu cầu mỗi học sinh đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
Giáo viên ghi nhanh lên bảng :
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Cho học sinh trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên hỏi :
+ Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai ?
+ Những ai đã thực hiện được theo Năm điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào ?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở học sinh cả lớp noi gương những học sinh đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. 
4. Củng cố:
- GV hỏi bài học hơm nay.
- Tổ chức cho hs chơi trị chơi phĩng viên
- GV hướng dẫn cách chơi và cho hs chơi.
- Hs thay nhau làm phĩng viên và phỏng vấn các bạn tron ...  sàng giúp đỡ khác nào người thân 
4.Củng cố:
- Qua bài học các em cần phải biết quan tâm đến hàng xĩm láng giềng.
-Giáo dục cho HS biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh.
5. Dặn dị:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài: Biết ơn thương binh, liệt sĩ 
Hát
Học sinh đọc
-HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
Từng Cá nhân hoặc nhóm học sinh trưng bày các tranh vẽ, các bài thơ, ca dao, tục ngữ 
Đại diện các nhóm lên trình bày. 
Nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung
-Học sinh lắng nghe
Cả lớp chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận 
Đại diện các nhóm lên trình bày. 
Học sinh lắng nghe
Học sinh các nhóm thảo luận, xử lí tình huống và đóng vai
Đại diện các nhóm lên trình bày và đóng vai 
Nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung
Học sinh lắng nghe
TUẦN 16
Ngày dạy : 07/12/2010
Ngày soạn : 04/12/2010 Đạo đức
I/ Mục tiêu :
_ Biết công lao của các thươn binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
_ Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 _Tham gia các hoạt động đền ơn , đáp nghĩa các gia đình thương binh , liệt sĩ do nhà trường tổ chức .
 _Giáo dục cho HS biết kính trọng và biết ơn những người thương binh , liệt sĩ.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, một số bài hát về chủ đề bài học, tranh minh hoạ truyện Một chuyến đi bổ ích, Phiếu giao việc cho các nhóm 
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 1-Khởi động : 
 2- Bài cũ : Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( tiết 2 ) 
Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ
Nhận xét bài cũ.
3-Bài mới:
Giới thiệu bài : Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( tiết 1 )
Hoạt động 1: Phân tích truyện 
Mục tiêu : học sinh hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ, có thái độ biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ
Phương pháp : đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành :
Giáo viên kể chuyện – có tranh minh hoạ cho truyện 
Giáo viên treo bảng phụ có ghi 3 câu hỏi, yêu cầu Các nhóm hãy thảo luận trả lời 3 câu hỏi sau :
Vào ngày 27/7 các bạn học sinh lớp 3A đi đâu?
Các bạn đến trại điều dưỡng để làm gì ?
Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như thế nào ? 
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên tổng kết ý kiến của các nhóm và kết luận : Thương binh , liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Vì vậy chúng ta cần biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh, liệt sĩ
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
Mục tiêu : Học sinh phân biệt được một số việc cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ và những việc không nên làm. 
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát phiếu giao việc có ghi các việc làm đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhận xét các việc làm sau :
Nhân ngày 27 tháng 7, lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ
Chào hỏi lễ phép các chú thương binh.
Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng
Cười đùa, làm việc riêng trong khi chú thương binh đang nói chuyện với học sinh toàn trường.
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về nội dung từng câu hỏi 
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên kết luận : các việc a, b, c là những việc nên làm, việc d là việc không nên làm.
Giáo viên cho học sinh tự liên hệ những việc các em đã làm đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ.
4. Củng cố:
- Qua bài học các em phải biết ơn các thương binh, liệt sĩ vì những người đĩ đã hiến thân và hy sinh vì dân tộc nên chúng ta phải biết thương yêu và giúp đỡ những người đĩ...
-Giáo dục cho HS biết kính trọng và biết ơn những người thương binh , liệt sĩ.
5. Dặn dị:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài: Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( tiết 2 )
Hát
Học sinh đọc
-HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
Học sinh lắng nghe
Học sinh các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi :
Vào ngày 27/7 các bạn học sinh lớp 3A đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng .
Các bạn đến trại điều dưỡng thương binh nặng để thăm sức khoẻ các cô chú thương binh và lắng nghe các cố chú kể chuyện 
Chú ta phải biết ơn , kính trọng các cô chú thương binh , liệt sĩ .
Đại diện của từng nhóm trả lòi câu hỏi 
Các nhóm khác bổ sung ý kiến .
1 đến 2 học sinh nhắc lại kết luận
Cả lớp chia nhóm
Các nhóm thảo luận 
Đại diện các nhóm lên trình bày. 
Các nhóm khác bổ sung ý kiến .
Học sinh lắng nghe
Học sinh tự liên hệ
 TUẦN 17
Ngày dạy : 14/12/2010
Ngày soạn : 11/12/2010 Đạo đức
I/ Mục tiêu :
_ Biết công lao của các thươn binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
_ Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
 _Tham gia các hoạt động đền ơn , đáp nghĩa các gia đình thương binh , liệt sĩ do nhà trường tổ chức .
 _Giáo dục cho HS biết kính trọng và biết ơn những người thương binh , liệt sĩ.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, một số bài hát về chủ đề bài học, tranh minh hoạ truyện Một chuyến đi bổ ích, Phiếu giao việc cho các nhóm 
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 1-Khởi động : 
 2-Bài cũ : Biết ơn thương binh, liệt sĩ (tiết 1)
Giáo viên cho học sinh tự liên hệ những việc các em đã làm đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ
Nhận xét bài cũ.
 3-Bài mới:
Giới thiệu bài : Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( tiết 2 ) 
Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng 
Mục tiêu : giúp học sinh hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ thiếu niên.
Phương pháp : đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho các nhóm một tranh hoặc ảnh của chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản, yêu cầu các nhóm hãy thảo luận và trả lời 3 câu hỏi sau :
Người trong trảnh, ảnh là ai ?
Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó ?
Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về người anh hùng, liệt sĩ đó. 
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên tóm tắt lại gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt sĩ : Chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản tuy vẫn còn trẻ nhưng đều anh dũng chiến đấu hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta phải biết ơn những anh hùng liệt sĩ đó và phải biết học tập để đền đáp công ơn các anh hùng thương binh, liệt sĩ .
Yêu cầu học sinh hát 1 bài hát ca ngợi gương anh hùng ( bài Anh Kim Đồng, Biết ơn chị Võ Thị Sáu ) hoặc giáo viên có thể hát cho học sinh lắng nghe ( cho học sinh nghe băng )
Hoạt động 2 : Báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương 
Mục tiêu : giúp học sinh hiểu rõ hơn về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương và có ý thức tham gia hoặc ủng hộ các hoạt động đó. 
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm lên báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương:
Ghi lại một số việc làm tiêu biểu , những việc làm được nhiều học sinh thực hiện lên bảng.
Giáo viên hỏi :
+ Tại sao chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ ?
Giáo viên nhận xét, bổ sung và nhắc nhở học sinh tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương
4. Củng cố:
- Gv tổ chức cho HS thi hát, múa, đọc thơ, kể chuyện,...về chủ đề biết ơn thương binh liệt sĩ.
- Cuối cùng GV kết luận chung: thương binh, liệt sĩ là những người hy sinh xương máu vì tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp cơng lao to lớn đĩ bằng những việc làm thiết thực của mình.
-Giáo dục cho HS biết kính trọng và biết ơn những người thương binh , liệt sĩ.
5. Dặn dị:
- Nhận xét tiết học.
- Về học thuộc bài.
- Chuẩn bị tiết sau thực hành kĩ năng cuối HKI
Hát
Học sinh tự liên hệ
-HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
Học sinh các nhóm tiến hành thảo luận ( mỗi nhóm thảo luận 1 tranh )
Đại diện mỗi nhóm lên bảng chỉ vào tranh và giới thiệu về anh hùng trong tranh
Các nhóm khác bổ sung ý kiến .
Học sinh lắng nghe
-HS hát
Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo
Các nhóm khác bổ sung ý kiến .
Chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ vì các cô chú thương binh là những người đã hi sinh xương máu cho Tổ quốc, cho đất nước 
Học sinh lắng nghe
- HS tham gia thi hát, múa, kể chuyện,....
- Vài HS đọc lại phần kết luận.
TUẦN 18
Ngày dạy : 28/12/2010
Ngày soạn : 25/12/2010 Đạo đức
 Bài: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I
I/ Mục tiêu:
- Qua các bài học, HS hiểu.
- Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Biết thương binh, liệt sĩ là người đã hy sinh xương máu vì tổ quốc.
- HS biết làm những việc phù hợp với khả năng, có thái độ quan tâm giúp đỡ họ.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- GV chuẩn bị các phiếu học tập cho HS.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định lớp:
- GV cho HS cả lớp cùng hát vui.
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em ôn tập và thực hành kĩ năng các bài đã học.
3.2. Thực hành
- Thực hành kĩ năng trong nhóm.
- GV chia lớp thành 2 nhóm và phát phiếu cho các nhóm đã ghi sẵn nội dung thực hành cho các em; Các em có quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng chưa? Có quan tâm giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ chưa?
- GV nhận xét và tổng kết các kĩ năng của HS và tổng kết ý kiến bổ sung của các nhóm cuối cùng -GV nhắc cho HS ghi nhớ
4. Củng cố:
- Qua bài thực hành các em rút ra được kinh nghiệm gì cho bản thân và làm những việc gì có quan tâm đến 2 việc trên.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- Cả lớp cùng hát vui.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Nhóm trưởng lên nhận phiếu về nhóm thảo luận các gợi ý GV cho
- Trước hết cá nhân nêu ý kiến riêng của mình rồi trao đổi nhóm làm việc và cử thư kí ghi biên bản.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

Tài liệu đính kèm:

  • docGA3DAODUC.doc