Tuần 11
Tiết 11: Ôn tập và thực hành kỹ năng giữa kỳ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp học sinh biết thực hiện những điều đã học về: giữ lời hứa tự làm lấy việc của mình, biết quan tâm chăm sóc ông bà và chia sẻ vui buồn cùng bạn.
2. Thái độ
- Thực hiện những hành vi cử chỉ trong các tình huống liên quan đến các bài đã học.
3. Chuẩn bị
-Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ (5'): Gọi 3 hs trả lời
- Chia sẻ vui buồn cùng bạn có lợi như thế nào?
- Em đã làm gì để chia sẻ vui buồn cùng bạn?
Ngày 13 tháng 11 năm 2006 Tuần 11 Tiết 11: Ôn tập và thực hành kỹ năng giữa kỳ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp học sinh biết thực hiện những điều đã học về: giữ lời hứa tự làm lấy việc của mình, biết quan tâm chăm sóc ông bà và chia sẻ vui buồn cùng bạn. 2. Thái độ - Thực hiện những hành vi cử chỉ trong các tình huống liên quan đến các bài đã học. 3. Chuẩn bị -Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ (5’): Gọi 3 hs trả lời - Chia sẻ vui buồn cùng bạn có lợi như thế nào? - Em đã làm gì để chia sẻ vui buồn cùng bạn? 2. Bài mới: Gt bài Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động1: Ôn tập Mục tiêu: HS giải thích được như thế nào là giữ lời hứa, vì sao phải quan tâm chăm sóc người thân và vì sao bạn bè phải biết chia sẻ vui buồn cùng nhau. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS kể tên những bài đã học - Nêu câu hỏi giúp hs ôn tập + Thế nào là giữ lời hứa? + Nêu ích lời của việc tự làm lấy việc của mình? + Vì sao cần phải chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em? + Vì sao bạn bè nên chia sẻ vui buồn cùng nhau? Kết luận: - 2-3 hs kể - HĐ theo nhóm lớn - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: HS biết đánh giá, bày tỏ ý kiến với những hành đúng, hành vi sai. Cách tiến hành: - Nêu một số tình huống, câu hỏi để học sinh thảo luận. - Yêu cầu các nhóm đưa ra ý kiến của mình Đ hay S và giải thích lý do. 1. Ai cũng kính yêu Bác Hồ kể cả bạn bè và thiếu nhi thế giới. 2. Người lớn không cần phải giữ lời hứa với trẻ em. 3. Đã hứa với ai điều gì, bạn phải có gắng thực hiện được lời hứa đó. 4. Vì muốn mượn Tuấn quyển truyện, Hòa đã trực nhật hộ Tuấn 5. Tuấn giúp bà nấu cháo cho bà bị ốm. 6. Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, làm cho gia đình hạnh phúc hơn. 7. Mai giúp Thu chép bài để bạn có thời gian chăm sóc mẹ ốm. - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm nêu ý kiến và giải thích lý do Hoạt động 3: Trò chơi “xếp thành đoạn văn” - GV phổ biến cho hs trò chơi và cho hs chơi Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: Về đọc các tình huống đã học ở các bài trước và tìm cách xử lý. - NX, bổ sung RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA Ngày 20 tháng 11 năm 2006 TUẦN 12 Bài 6: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giúp HS hiểu: · Lớp và trường là tập thể học tập, sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp và trường. · Khi tham gia việc lớp, việc trường, mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng- Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường mà lại không tích cực thì công việc sẽ bị chậm, tốn thời gian, công sức tiền của. · Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ,làm tốt công việc và không lười biếng. 2. Thái độ · HS có lòng nhiệt tình khi tham gia việc trường, việc lớp. · Uûng hộ, noi gương theo những bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường. 3. Hành vi · Thực hiện một cách tích cực, nhiệt tình, hoàn thành tốt các việc của lớp, của trường như: trực nhật, lao động, II. CHUẨN BỊ · Nội dung công việc của 4 tổ (để báo cáo). · Phiếu thảo luận nhóm - Hoạt động 2, 3 - Tiết 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1- Khởi động (1 phút) 2- Kiểm tra bài cũ (4 phút) - GV kiểm tra bài cũ 2 em - GV nhận xé, ghi điểm 3- Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Xem xét công việc (Ghi chú: Vì ở các lớp, bao giờ vào đầu năm học GV cũng yêu cầu HS cả lớp thực hiện nội quy mà lớp trường đề ra, nên GV chủ nhiệm thường yêu cầu Ban cán sự lớp có sổ ghi chép để theo dõi những hoạt động của HS trong từng lớp như mặc đồng phục, đi học muộn, đeo khăn quàng đỏ,). - Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của các đội viên, thành viên trong tổ. - Nhận xét tình hình hoạt động chung của lớp. - Kết luận: Những bạn đã thực hiện và làm tốt công việc của mình là đã một phần tham gia tốt vào việc thi đua của lớp, của trường. Còn những bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn mắc khuyết điểm, như thế là chưa tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường. Để hiểu thêm, chúng ta tìm hiểu bài”Tích cực tham gia việc lớp việc trường”. - Đại diện các tổ báo cáo, nhận xét các đội viên, thành viên của tổ mình. - Chú ý lắng nghe ghi nhớ. Hoạt động 2: Nhận xét tình huống - Đưa ra tình huống. Yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đưa ra các cách giải quyết, có kèm những lí do giải thích phù hợp. Tình huống: Tổ Lan được giao nhiệm vụ nhổ cỏ quanh bồn hoa, Lan nhổ vội mấy đám cỏ rồi kêu mệt, bảo các bạn ở tổ cho mình ngồi nghỉ. Lan làm thế có được không? Vì sao? - \Nhận xét, đưa ra cách trả lời đúng nhất. - \Kết luận: Cần phải tích cực tham gia các việc lớp, Việc trường để công việc chung được giải quyết nhanh chóng. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết- Chẳng hạn: + Nhóm 1: Lan làm thế cũng được, có thể Lan mệt thật,cần nghỉ ngơi. + Nhóm 2: Lan làm thế không đúng- Đây là việc chung của lớp, nếu chỉ hơi mệt có thể nghỉ một chút rồi làm tiếp vì công việc không quá mệt nhọc - Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - 1 đến 2 HS nhắc lại. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - Đưa ra nội dung các tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Nội dung: Khi làm xong công việc của tổ mình. Lan sang tổ khác, cùng giúp các bạn một tay. Dù bị mệt, Thơ vẫn cùng các bạn làm báo tường cho lớp. Mỗi bạn mang vật phẩm đi ủng hộ các bạn vùng lũ, nhưng riêng Nam bị cô nhắc mấy lần mà vẫn quên. Cả lớp thảo luận bài giảng của cô, riêng Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng. đ) Các bạn lớp 3B hăng say học tập, giành nhiều điểm 9,10 để tặng thầycô nhân ngày 20/11. - Nhận xét câu trả lời của các nhóm. - Kết luận: Để tham gia tích cực vào việc lớp, trường,các em có thể tham gia vào nhiều hoạt đọng như: lao động,hoat động học tập,vui chơi tập thể - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình- Chẳng hạn: - >Đúng- Không chỉ hoàn thành các công việc của minh- Trang còn biết giúp các bạn khác để nhanh chóng kết thúc công việc. - >Đúng- Tuy mệt, Thơ vẫn cố tham gia để lớp hoàn thành tốt công việc. - >Sai. Vừa không ý thức giúp đỡ vùng lũ vừa không tham gia vào việc lớp trường phát động. - >Sai. Đang giờ học, lại là yêu cầu thảo luận, đóng góp ý kiến cho bài học. - >Đúng. Làm thế thầy cô sẽ vui lòng, phong trào học tập của lớp phát triển tốt. - Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA Ngày 27 tháng 11 năm 2006 Tuần 1 3 Bài 6: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (T 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giúp HS hiểu: · Lớp và trường là tập thể học tập, sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp và trường. · Khi tham gia việc lớp, việc trường, mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng- Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường mà lại không tích cực thì công việc sẽ bị chậm, tốn thời gian, công sức tiền của. · Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ, làm tốt công việc và không lười biếng. 2. Thái độ · HS có lòng nhiệt tình khi tham gia việc trường, việc lớp. · Uûng hộ, noi gương theo những bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường. 3. Hành vi · Thực hiện một cách tích cực, nhiệt tình, hoàn thành tốt các việc của lớp, của trường như: trực nhật, lao động, II. CHUẨN BỊ · Nội dung câu chuyện”Tại con chích choè- Bùi Thị Hồng Khuyên- Lạc Sơn- Hoà Bình”- Hoạt động 1 - Tiết 2. · Các bài hát - Hoạt động 3 - Tiết 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1- Khởi động (1 phút) 2- Kiểm tra bài cũ (4 phút) - GV kiểm tra bài cũ 2 em - GV nhận xé, ghi điểm 3- Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện”Tại con chích choè” - GV kể hoặc đọc truyện”Tại con chích choè”- Bùi Thị Hồng Khuyên - Lạc Sơn - Hoà Bình. - Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu thảo luận nhóm, tìm hiểu câu chuyện theo các câu hỏi sau: 1- Em có nhận xét gì về việc làm của bạnTưởng? Vì sao? 2- Nếu em là bạn Tưởng em sẽ làm như thế nào? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận: Việc làm của bạn Tưởng như thế là sai- Để có tiền góp quỹ Đội, vì lợi ích chung bạn nào cũng tham gia, bởi vậy Tưởng cũng nên tham gia cùng các bạn- Như thế việc mới hoàn thành tốt. - 1 HS đọc lại. - Tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Ví dụ: 1- Tưởng làm vậy là sai- Trong khi các bạn hăng hái làm việc thì Tưởng lại mãi chơi không làm- 2- Nếu em là Tưởng, em sẽ cùng các bạn làm việc- Để chích choè ở nhà vì chơi ra chơi, làm ra làm, học ra học. - Các nhóm nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhau. Hoạt động 2: Liên hệ bản thân - Yêu cầu thảo lu ... hù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ. II. CHUẨN BỊ · Tranh vẽ minh hoạ truyện”Một chuyến đi bổ ích - Hà Trang”. · Tranh, ảnh và câu chuyện về các anh hùng (Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1- Khởi động (1 phút) 2- Kiểm tra bài cũ (4 phút) 3- Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện”Một chuyến đi bổ ích” Mục tiêu HS hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ; có thá độ biêt ơn với các thương binh và gia đình liệt sĩ Cách tiến hành - Yêu cầu: Các nhóm hãy chú ý lắng nghe câu chuyện và thảo luận trả lời 3 câu hỏi sau: (GV treo bảng phụ 1- Ngày 27/7, HS lớp 3A đi đâu ? (có ghi trước 3 câu hỏi). 2- Các bạn đến trại điều dưỡng làm gì? 3- Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ cần có thái độ như thế nào? - GV kể truyện - có tranh minh hoạ cho truyện. Kết luận: GV tổng kết các ý kiến lại và kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Vì vậy chúng ta cần biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh liệt sĩ. - Các nhóm chú ý đọc câu hỏi, theo dõi câu chuyện. - HS các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: 1- Đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng. 2- Để thăm sức khoẻ và nghe các cô chú kể chuyện . 3- Cần biết ơn, kính trọng øcác anh hùng thương binh liệt sĩ- - Đại diện từng nhóm trả lời các câu hỏi - Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - 1 đến 2 HS nhắc lại kết luận. Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi Mục tiêu HS làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ. Cách tiến hành - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi sau: Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với cô chú thương binh, liệt sĩ chúng ta phải làm gì? - GV ghi ý kiến các nhóm lên bảng (Không trùng lặp) Kết luận: Về các việc HS có thể làm để bày tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ. - Tiến hành thảo luận cặp đôi. - Đại diện mỗi nhóm trả lời. Ví dụ: + Chào hỏi lễ phép. + Thăm hỏi sức khoẻ. + Giúp làm việc nhà. + Giúp các con của các cô chú học bài. + Chăm sóc mộ thương binh liệt sĩ. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến Cách tiến hành - Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu thảo luận. Phiếu thảo luận Em hãy viết chữ Đ vào ô c trước hành vi đúng , chữ S váo ô c trước hành vi sai. c Ngày nghỉ cuối tuần, 3 bạn Mai,Vân đến nhà chú Hà là thương binh nặng giúp con chú học bài. c Trêu đùa chú thương binh đi đường c Vào thăm, tưới nước, nhổ cỏ mộ các liệt sĩ. c Xa lánh các chú thương binh vì trông các chú xấu xí và khác lạ. c Thăm mẹ của chú liệt sĩ, giúp bà quét nhà, quét sân. - GV lắng nghe các nhóm trả lời và đưa ra kết luận: a. Đ; b. S; c. Đ; d. S; e. Đ - Yêu cầu HS giải thích vì sao việc làm ở câu b và d lại sai. Kết luận: Bằng những việc làm đơn giản, thường gặp, hãy cố gắng thực hiện. - Các nhóm thảo luận, trả lời vào phiếu của nhóm. - Đại diện của nhóm làm việc nhanh nhất trả lời. - Các nhóm khác lắng nghe bổ sung ý kiến, nhận xét. - Trả lời: vì hành động đó thể hiện sự không kính trọng, lễ phép đối với thương binh, liệt sĩ. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN Ở NHÀ 1- Kể 1 vài việc em đã làm hoặc trường em tổ chức để tỏ lòng biết ơn. 2- Sưu tầm bài hát ca ngợi. 3- Tìm hiểu gương một số anh hùng liệt sĩ: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản (GV có thể phát tài liệu, yêu cầu HS đọc). RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA Ngày 25 tháng 12 năm 2006 Tuần 17 Bài 8: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ((TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Giúp HS hiểu: · Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc- Chúng ta cần biết ơn, kính trọng những người thương binh liệt sĩ. 2. Thái độ · Tôn trọng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ. · Sẵn sàng tham gia các hoạt động, phong trào biết ơn, đáp nghĩa, giúp đỡ các thương binh liệt sĩ. · Phê bình, nhắc nhỡ những ai không kính trọng, giúp đỡ các cô chú thương binh, liệt sĩ. 3. Hành vi Làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ. II. CHUẨN BỊ · Tranh, ảnh và câu chuyện về các anh hùng (Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1- Khởi động (1 phút) 2- Kiểm tra bài cũ (4 phút) - GV kiểm tra bài cũ 2 em - GV nhận xét, ghi điểm 3- Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Kể tên việc em đã làm hoặc trường em tổ chức Mục tiêu Làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ. Cách tiến hành - Yêu cầu HS dựa vào kết quả tìm hiểu (trong yêu cầu về nhà ở tiết1) trả lời/báo cáo. - Ghi lại một số việc làm tiêu biểu, những việc được nhiều HS thực hiện lên bảng. - Hỏi: Tại sao chúng ta phải biết ơn? - Kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Vì vậy chúng ta cần biết ơn, kính trọng øcác anh hùng thương binh liệt sĩ. Có rất nhiều việc mà ta có thể làm được. - HS lần lượt báo cáo. - HS trả lời: Vì các cô chú thương binh là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc, đát nước Hoạt động 2: Xử lí tình huống Mục tiêu HS làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ. Cách tiến hành - Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí các tình huống sau: + Tình huống 1 (Nhóm 1- 2): Em đang đi học sớm để trực nhật- Đến ngã 3 đường thấy 1 chú thương binh đang muốn sang đường khi đường rất đông- Em sẽ làm gì? + Tình huống 2 (Nhóm 3 - 4): Ngày 27/7, trường mời các chú tới nóichuyện trước toàn trường- Cả trường đang lắng nghe thì 1 bạn lớp 4 cười đùa trêu chọc các bạn và bắt chước hành động của chú- Em sẽ làm gì? + Tình huống 3 (Nhóm 5 - 6): Lớp 3B có bạn Lan là con thương binh- Nhà bạn rất nghèo, lại ít người nên bạn thường nghỉ học để làm giúp bố mẹ- Điểm học tập của bạn vì vậy rất thấp- Nếu là HS lớp 3B em sẽ làm gì? - GV tóm tắt ý kiến thảo luận của cácnhóm. Kết luận: Chỉ bằng những hành động rất nhỏ, ta cũng đã góp phần đền đáp công ơn của các thương binh, liệt sĩ. - Tiến hành thảo luận nhóm. Cách ứng xử đúng: - Đưa chú sang đường rồi về trực nhật. Nếu đến muộn,giải thích lí do với cácbạn trong tổ. - Nhắc nhỡ không nên làm vậy, nếu anh không nghe thì báo GV biết ngay. - Cùng các bạn trong lớp tranh thủ thời gian rãnh đến nhà giúp Lan và bố, động viên Lan đi học đầy đủ. Báo GV chủ nhiệm để có biện pháp giúp Lan. - Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận- Nhóm có cùng tình huống sẽ nhận xét, bổ sung. Cácnhóm khác góp ýnhận xét. Hoạt động 3: Xem tranh và kể về các anh hùng liệt sĩ Mục tiêu Giúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ thiếu niên Cách tiến hành - Yêu cầu các nhóm HS xem tranh, thảoluận, trả lời 2 câu hỏi sau: + Bức tranh vẽ ai? + Hãy kể đôi điều về người trong tranh- (GV treo tranh: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản lên bảng). GV kết luận: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản tuy tuổi còn trẻ nhưng đều anh dũng chiến đấu hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta phải biết ơn và phấn đấu học tập để đền đáp các công ơn các anh hùng thương binh liệt sĩ. - Yêu cầu HS hát 1 bài ca ngợi gương anh hùng(Anh Kim Đồng) hoặc GV có thể hát cho HS nghe(nghe băng). - Nhận xét giờ học, kết thcs tiết học - Tiến hành thảo luận (mỗi nhóm1 tranh) - Đại diện mỗi nhóm lên bảng chỉ vào tranh và giới thiệu về anh hùng trong tranh. - 1 HS hát RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA Ngày 1 tháng 1 năm 2007 Tuần 1 8 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG HKI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Giúp HS hiểu: - Ôn các bài từ tuần 12-17: - Tích cực tham gia việc lớp, việc trường - Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng - Biết ơn các thương bình, liệt sĩ. 2. Thái độ + HS biết liên hệ bản thân về những việc đã làm đối với từng chủ đề. II. CHUẨN BỊ · Vở bài tập đạo đức + phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1- Khởi động (1 phút) 2- Kiểm tra bài cũ (4 phút) - GV kiểm tra bài cũ 2 em - GV nhận xét, ghi điểm 3- Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động1: Ôn tập Mục tiêu: HS hiểu các tuần đã học từ tuần 12-17. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS nêu và giải thích được 1. Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là ntn? 2. Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng? 3. Thương binh liệt là người như thế nào? Kết luận: - 2-3 hs kể - HĐ theo nhóm lớn - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi Hoạt động 2: Liên hệ bản thân Mục tiêu: HS biết những việc mình cần làm và không nên làm, biết đánh giá hành vi đúng. Cách tiến hành: - Giải quyết tình huống theo chủ đề các bài theo chủ đề từ tuần 12-17 - Y/c liên hệ bản thân - Hoạt động cả lớp Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Về xem lại các bài đã học . - Nhận xét tiết học. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA
Tài liệu đính kèm: