ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
I-MỤC TIÊU: HS hiểu
-Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
- HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
- HS có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm, láng giềng.
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ câu chuyện “Chị Thủy của em”. Phiếu giao việc cho hoạt động 3, tiết 2. Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học. Đồ dùng để đóng vai trong hoạt động 3, tiết 2.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
ĐẠO ĐỨC QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG I-MỤC TIÊU: HS hiểu -Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. - HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hàng ngày. - HS có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm, láng giềng. II/ CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ câu chuyện “Chị Thủy của em”. Phiếu giao việc cho hoạt động 3, tiết 2. Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học. Đồ dùng để đóng vai trong hoạt động 3, tiết 2. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là tích cực tham gia việc trường, việc lớp? -Tích cực tham gia việc trường, việc lớp đem lại ích lợi gì? - Nhận xét 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng b/ Hoạt động 1 : Phân tích truyện “ Chị Thuỷ của em “ * Mục tiêu : HS biết được một số biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm , láng giềng. * Cách tiến hành: -GV kể chuyện (minh hoạ bằng tranh) -Chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận: . Trong câu chuyện có những nhân vật nào? . Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thủy? . Thủy đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà? . Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thủy? . Em biết được điều gì qua câu chuyện trên? . Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng? - GV kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình. c/ Hoạt động 2 : Đặt tên cho tranh * Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng * Cách tiến hành: -Nêu yêu cầu: Mỗi nhóm quan sát 1 tranh và thảo luận về nội dung của bức tranh và đặt tên cho tranh ( hoạt động nhóm 2 ) -GV kết luận: Những việc làm của các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm, láng giềng d/ Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến * Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. * Cách tiến hành: -GV đưa ra 1 số câu tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học và giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ đó , HS bày tỏ ý kiến bằng thẻ ( đúng: xanh ; sai: đỏ ) a) Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau b) Đèn nhà ai, nhà ấy rạng c) Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện cuả tình làng nghĩa xóm d) Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng - GV kết luận: Các ý a, c, d là đúng; ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng 3/ Củng cố, dặn dò: -Cho HS kể chuyện về nội dung bài học. - Xem lại bài, xem trước bài: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tt) -Nhận xét , đánh giá - HS trình bày -Lắng nghe -Lắng nghe. -Chia nhóm thảo luận , đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét -Lắng nghe -Chia nhóm, mỗi nhóm chọn 1 bức tranh , thảo luận , đại diện nhóm trình bày, nhận xét + Tranh 1: Lễ phép + Tanh 2: Làm ồn + Tranh 3: Đưa thư + Tranh 4: Quan tâm -Lắng nghe. - HS chú ý và nhận xét + xanh + đỏ + xanh + xanh ĐẠO ĐỨC QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 2 ) I/ MỤC TIÊU: - HS hiểu thế nào làquan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng . Sự cần thiết phải quan tâm , giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hằng ngày. - HS có thái độ tôn trọng. Quan tâm đến hàng xóm, láng giềng. II/ CHUẨN BỊ: tranh III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC -Trò chơi khởi động Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng -Em đã làm những việc gì thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng? -Em đã từng được hàng xóm, láng giềng giúp đỡ bao giờ chưa? Lúc đó, em cảm thấy thế nào? àNhận xét, tuyên dương -Giới thiệu bài: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tt) -GV chia nhóm và cho H trưng bày các tranh vẽ, các bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm được àGV tổng kết, khen cá nhân và nhóm đã sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt. -Nêu yêu cầu: Em hãy nhận xét những hành vi, việc làm sau đây: a)Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm. b)Đánh nhau với trẻ con hàng xóm. c)Ném gà của nhà hàng xóm. d)Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn. đ)Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm. e)Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa. g)Không vứt rác sang nhà hàng xóm. -GV kết luận: Các việc a, d, e, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Còn các việc b, c, đ là những việc không nên làm. -GV chia nhóm và phát phiếu giao việc cho từng nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận, xử lí 1 tình huống rồi đóng vai +Nhóm 1: Bác Hai ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi hộ con gái của bác đang làm ngoài đồng. +Nhóm 2: Bác Nam có việc vội đi đâu đó từ sớm, bác nhờ em trông nhà giúp. +Nhóm 3: Các bạn đến chơi nhà em và cười đùa ầm ĩ trong khi bà cụ hàng xóm đang ốm. +Nhóm 4: Khách của gia đình bác Hải đến chơi mà cả nhà đi vắng hết. Người khách nhờ em chuyển giúp cho bác Hải lá thư. -GV kết luận: Em nên đi gọi người nhà giúp bác Hai (nhóm 1); Em nên trông hộ nhà bác Nam (nhóm 2); Em nên nhắc các bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm (nhóm 3); Em nên cầm giúp thư, khi bác Hải về sẽ đưa lại (nhóm 4). -Cho H đọc bài thơ nói về tình làng nghĩa xóm trong sách -Chuẩn bị: Biết ơn thương binh, liệt sĩ -Nhận xét tiết học -Lớp -Cá nhân -Lắng nghe -Chia nhóm thực hiện à đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung -Chia nhóm thảo luận à đại diện nhóm trình bày, bạn góp ý -Lắng nghe. -Chia nhóm thảo luận, tự phân vai à nhóm trình bày, bạn góp ý -Lắng nghe -Cả lớp cùng tham gia -Lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: