Giáo án Đạo đức 3 tuần 21 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Đạo đức 3 tuần 21 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

ĐẠO ĐỨC

TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (TIẾT 1)

I. Mục tiêu:

1. HS hiểu:

 Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.

 Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài.

 Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch, ; quền được giữ gìn bản sắc dân tộc (ngôn ngữ, trang phục, ).

2. HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài.

3. HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.

II. Đồ dùng dạy học:

 Vở bài tập Đạo đức 3, phấn màu, bảng phụ, giấy trắng, bút màu.

 Phiếu học tập cho hoạt động 3, tiết 1.

 Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1.

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 tuần 21 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 4 tháng 2 năm 2009
đạo đức 
tôn trọng khách nước ngoài (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu:
F Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.
F Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài.
F Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,; quền được giữ gìn bản sắc dân tộc (ngôn ngữ, trang phục,).
2. HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài. 
3. HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. Đồ dùng dạy học:
F Vở bài tập Đạo đức 3, phấn màu, bảng phụ, giấy trắng, bút màu.
F Phiếu học tập cho hoạt động 3, tiết 1.
F Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Em đã làm gì để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế? 
*Kiểm tra, đánh giá.
 (2HS)
B/ bài mới:
1/Giới thiệu bài:Ngày càng có nhiều khách từ các nước khác nhau đến làm việc hoặc du lịch, tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam. Vậy chúng ta phải tiếp đón và cư xử với họ như thế nào? 
*Trực tiếp.
-GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (bài tập 1)
* Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài.
* Cách tiến hành:
*Trao đổi trong nhóm
đôi, vấn đáp.
 GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát các tranh treo trên bảng và thảo luận, nhận xét về cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong các tranh khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
‚ Các nhóm trình bày kết quả công việc. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
ƒ GV kết luận: Các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ, trò chuyện vói khách nước ngoài. Thái độ, cử chỉ của các bạn rất vui vẻ, tự nhiên, tự tin. Điều đó biểu lộ lòng tự trọng, mến khách của người Việt Nam. Chúng ta cần tôn trọng khách nước ngoài.
-HS nêu yêu cầu bài tập 1, GV nêu yêu cầu.
-HS trao đổi với nhau trong nhóm nhỏ.
-Vấn đáp,kết luận.
3/ Hoạt động 2: Phân tích truyện (bài tập 2)
* Mục tiêu: 
- HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài.
- HS biết thêm một số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khách và ý nghĩa của việc làm đó. 
* Cách tiến hành:
*Thảo luận nhóm.
 GV đọc truyện “Cậu bé tốt bụng”
‚ GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận theo các câu hỏi:
- Bạn nhỏ đã làm việc gì?
- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với người khách nước ngoài?
- Theo em, người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam?
- Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ trong truyện.
- Em nên làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài?
ƒ GV kết luận: 
F Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ. 
F Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết. 
F Việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách của các em, giúp khách nước ngoài thêm hiểu biết và có cảm tình với đất nước Việt Nam.
- GV kể chuyện.
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
4/ Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (bài tập 3)
* Mục tiêu: HS biết nhận xét những hành vi nên làm khi tiếp xúc với người nước ngoài và hiểu quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
* Cách tiến hành:
*Vấn đáp, thảo luận nhóm.
 GV chia nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhận xét việc làm của các bạn trong những tình huống dưới đây và giải thích lí do (mỗi nhóm một tình huống).
Tình huống 1: Nhìn thấy một nhóm khách nước ngoài đến thăm khu di tích lịch sử, bạn Tường vừa chỉ họ vừa nói: “Trông bà kia mặc quần áo buồn cười chưa, dài lượt thượt lại còn che kín mặt nữa; còn đứa bé kia da đen sì, tóc lại xoăn tít”. Bạn Vân cũng phụ hoạ theo: “Tiếng họ nói nghe buồn cười nhỉ!”.
Tình huống 2: Một người nước ngoài đang ngồi trong tàu hoả nhìn qua cửa sổ. Ông có vẻ buồn vì không thể nói chuyện với ai. Đạo tò mò đến gần ông và hỏi chuyện với vốn tiếng Anh ít ỏi của mình. Cậu hỏi về đất nước ông, về cuộc sống của những trẻ em ở đất nước ông và kể cho ông nghe về ngôi trường nhỏ bé, xinh đẹp của cậu. Hai người vui vẻ trò chuyện dù ngôn ngữ đôi lúc bất đồng phải dùng điệu bộ, cử chỉ để giải thích thêm.
‚ Các nhóm thảo luận.
ƒ Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. 
„ GV kết luận: 
Tình huống 1: Chê bai trang phục và ngôn ngữ của dân tộc khác là điều không nên. Mỗi dân tộc đều có quyền giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Tiếng nói, trang phục, văn hoácủa các dân tộc đều cần được tôn trọng như nhau.
Tình huống 2: Trẻ em Việt Naman cần cởi mở, tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài để họ thêm hiểu về đất nước mình, thấy được lòng hiếu khách, sự thận thiện, an toàn trên đất nước chúng ta. 
-GV chia nhóm, giao việc cho các nhóm .
-Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày ý kiến nhận xét về một trường hợp).
-GV kết luận.
-Vấn đáp.
5/ Hướng dẫn thực hành. 
Sưu tầm những câu chuyện, tranh vẽ nói về việc: 
F Cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khách nước ngoài.
F Sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài khi cần thiết.
F Thực hiện cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
-GV nêu yêu cầu về nhà.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-GV nhận xét tiết học.
đạo đức 
tôn trọng khách nước ngoài (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
F HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài.
F HS biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài.
F HS biết cách ứng xử trong các tình huống có thể.
II. Đồ dùng dạy học:
F Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Đạo đức 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Con đã làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài ?
B/ bài mới:
1/ Giới thiệu bài: như mục I
*Kiểm tra, đánh giá.
 (2HS)
*Trực tiếp.
-GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Hoạt động 1: Liên hệ thực tế (bài tập 4)
* Mục tiêu: HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài. 
* Cách tiến hành:
* Thảo luận.
 GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau:
- Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, ti vi, đài báo).
- Em có nhận xét gì về những hành vi đó?
‚ Từng cặp HS trao đổi với nhau.
ƒ Một số HS trình bày trước lớp. Các bạn khác bổ sung ý kiến.
„ GV kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập.
- GV nêu yêu cầu, HS thảo luận nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét, kết luận.
3/ Hoạt động 2: Đánh giá hành vi (bài tập 5)
* Mục tiêu: HS biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài.
* Cách tiến hành:
*Vấn đáp, thảo luận
 GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp sau:
a) Bạn Vi lúng túng, xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.
b) Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giày, mua đồ lưu niệm mặc dù họ đã lắc đầu, từ chối.
c) Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm.
‚ HS thảo luận nhóm.
ƒ Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét,bổ sung.
„ GV kết luận:
Tình huống a: Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của họ (vui vẻ nhìn thẳng vào mặt họ, không cúi đầu hoặc quay đầu nhìn đi chỗ khác,)
Tình huống b: Nếu khách nước ngoài đã ra hiệu không muốn mua, các bạn không nên bám theo sau, làm cho khách khó chịu.
Tình huống c: Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách.
- GV nêu yêu cầu, HS thảo luận nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét, kết luận.
4/ Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai (bài tập 6)
* Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành:
* Đóng vai
 GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống:
a) Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập.
b) Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ.
‚ Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
ƒ Các nhóm lên đóng vai, các bạn khác trao đổi, bổ sung.
„ GV kết luận:
a) Cần chào đón khách niềm nở.
b) Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp. 
- GV nêu yêu cầu, HS thảo luận đóng vai theo nhóm.
- Đóng vai trước lớp.
- Nhận xét, kết luận.
5/ Kết luận chung. 
F Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt Nam.
- GV kết luận chung.
- HS nhắc lại.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docT_daoduc_b10.doc