Giáo án môn Đạo đức Lớp 3 - Bài 3: Tự làm lấy công việc của mình (Tiết 2)

Giáo án môn Đạo đức Lớp 3 - Bài 3: Tự làm lấy công việc của mình (Tiết 2)

 I/ Mục tiêu

a) Kiến thức: Giúp Hs hiểu

- Tự làm lấy công việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trong chờ hay dựa dẫm vào người khác.

- Tự làm lấy công việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người khác.

b) Kỹ năng:

- Cố gắng làm lấy những công việc của mình.

c) Thái độ:

- Tự giác chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân.

 

doc 15 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 12/01/2022 Lượt xem 413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 3 - Bài 3: Tự làm lấy công việc của mình (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ , ngày tháng năm 
Đạo đức
Tiết 6
Bài 3: Tự làm lấy công việc của mình (tiết2).
 I/ Mục tiêu 
Kiến thức: Giúp Hs hiểu
Tự làm lấy công việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trong chờ hay dựa dẫm vào người khác.
Tự làm lấy công việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người khác.
Kỹ năng: 
Cố gắng làm lấy những công việc của mình.
Thái độ: 
- Tự giác chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Nội dung tiểu phẩm “ Chuyện bạn Lâm” .
 Phiếu ghi 4 tình huống.
 Giấy khổ to ghi nội dung phiếu bài tập. 
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Tự làm lấy công việc của mình. (tiết 1)
- Gv gọi 2 Hs lên giải quyết tình huống ở bài tập 5 VBT.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs thảo luận nhóm theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên gắng kết quả lên bảng
Cả lớp quan sát, theo dõi.
Các nhóm khác bổ sung thêm.
Hs nhắc lại.
PP: Đóng vai.
Hs lắng nghe.
Hs thảo luận .
Hs đóng vai, giải quyết tình huống.
Cả lớp nhận xét các nhóm.
PP: Trò chơi.
Hs chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết giải thích các tình huống đúng hoặc sai. Nêu lên cách giải thích vì sao?
- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu thảo luận cho 4 nhóm.
Các tình huống: các em hãy điền Đ hoặc S và giải thích trước mỗi hành động.
Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình.
Tùng nhờ chị rửa hộ bộ ấm chén – công việc mà Tùng được bố giao.
Trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán khó không giải được bạn Hà bèn cho Nam giải nhưng Nam từ chối.
Vì muốn được của Toàn quyển truyện Tuấn đã trực hộ Toàn
Nhớ lời mẹ đặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn Hường cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm.
=> Luôn luôn phải tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác.
* Hoạt động 2: Đóng vai.
- Mục tiêu: Giúp Hs thể hiện nội dung bài học qua các vai.
- Gv chia lớp ra thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu giao việc. Yêu cầu các em thảo luận và đóng vai xử lý tình huống.
* Tình huống: Việt và Nam là đôi bạn rất thân. Việt học giỏi còn Nam lại học yếu. Bố mẹ Nam hay đánh Nam khi Nam bị điểm kém. Thương bạn , ở trên lớp Việt tìm cách nhắc Nam học bài tốt, đạt điểm cao. Nhờ thế Nam ít bị đánh đoàn hơn. Nam cảm ơn Việt rối rít. Là bạn học cùng lớp, nghe được lời cảm ơn của Nam tới Việt , em sẽ làm gì?
=> Gv cho chốt lại: Việt thương bạn nhưng làm thế cũng là hại bạn, hãy để bạn tự làm lấy công việc của mình, có như thế ta mới giúp bạn tiến bộ được.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai chăm chỉ hơn”
- Mục tiêu: Củng cố bài học qua trò chơi.
- Chọn 2 đội chơi. Mỗi đội 7 Hs.
- Hai đội oẳn tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước.
+ Ra câu hỏi bằng cách diễn tả một hành động.
+ Đội còn lại xem hành động mà đoán việc làm.
- Nhận xét đội thắng cuộc.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về nhà làm bài tập trong VBT đạo đức.
Chuẩn bị bài sau: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em .
Nhận xét bài học.
Thứ , ngày tháng năm 
Đạo đức 
Tiết 7
Bài 4: Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ (tiết 1).
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs biết.
Chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.
- Những bạn không có ông bà cha mẹ, cần đựơc xã hội quan tâm giúp đỡ.
Kỹ năng: 
Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
Thái độ: 
- Yêu quí, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Nội dung câu chuyện “ Khi mẹ ốm”..
 Phiếu thảo luận nhóm. 
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Tự làm lấy việc của mình.
- Gọi 2 Hs làm bài tập 6 VBT.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs đọc lại.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung ý kiến.
Hs lắngnghe.
PP: Thảo luận, giảng giải.
Hs thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
PP: Thảo luận.
Hs thảo luận.
Hs nhận xét.
* Hoạt động 1: Phân tích truyện : Khi mẹ ốm.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung câu chuyện.
 - Gv đọc truyện “ Khi mẹ ốm”
 - Gv chia Hs thành 4 nhóm. Gv đưa ra câu hỏi, Hs thảo luận.
Bà mẹ trong truyện này là người thế nào?
Khi mẹ bị ốm, mẹ có nghỉ làm việc không? Hãy tìm những ý trong bài nói lên điều đó?
Thấy mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong truyện đã suy nghĩ gì và làm gì?
Theo em việc làm của bạn nhỏ là đúng hay sai?
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm.
=> Cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột là những người thân thiết, ruột thịt của chúng ta, bởi vậy chúng ta cần quan tâm và chăm sóc ông bà, cha mẹ.
* Hoạt động 2: Bài tỏ ý kiến.
- Mục tiêu: Giúp Hs thể hiện ý kiến của mình.
- Gv phát cho các nhóm phiếu thảo luận và yêu cầu các nhóm thảo luận.
Theo em các bạn trong các tình huống xử sự đúng hay sai? Vì sao?
Mẹ bị ốm , bố đi công tác xa. Ơû nhà có 2 chị em Linh trông mẹ. Hai chị em Linh nhiều lúc còn tị lẫn nhau xem ai trông mẹ nhiều hơn.
Em Bi bị ốm, bố mẹ tập trung vào chăm sóc cho em. Lan hay dõi dằn vì sợ bố mẹ quên chăm sóc mình.
Thư giúp mẹ nấu cháo cho bà và em đang bị ốm.
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố lại bài học.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm. 
- Gv phát cho Hs mỗi nhóm các phiếu có bài tập sẵn.
- Gv nhận xét.
=> Mọi người trong gia đình cần luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hằng ngày chứ không chỉ quan tâm những lúc đau ốm bệnh tật.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về nhà làm tiếp bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Nhận xét bài học.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 8 	 Tuần: 8 
 Ngày dạy:	 Lớp : 3 Đạo đức 
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha, mẹ, anh chị em (tiết 2).
I/ Mục tiêu:
Giúp HS hiểu:
- Chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.
- Những bạn không có ông bà cha mẹ, cần đựơc xã hội quan tâm giúp đỡ.
- Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
- Yêu quí, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Nội dung trò chơi “ Phản ứng nhanh”. 
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp biết cách xử lí các tình huống.
+ HT: nhóm, cả lớp.
-HS lắng nghe tình huống.
-HS thảo luận nhóm.
-HS đóng vai theo các tình huống.
-HS đưa ra cách giải quyết.
-Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
-1 - 2 Hs nhắc lại.
* MT: Giúp HS liên hệ những việc làm của bản thân mình qua bài học.
+ HT: cá nhân.
-HS phát biểu theo suy nghĩ của bản thân mình.
-Cả lớp bổ sung.
* MT: Giúp cho HS củng cố lại bài học qua trò chơi.
+ HT: nhóm, cả lớp. 
-HS nhận đồ dùng.
-HS hai đội chơi trò chơi.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí 2 tình huống sau bằng cách sắm vai.
Tình huống 1: Bố mẹ đều đi công tác, nhà vắng. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị bệnh. Ngân định ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn đến rủ Ngâm đi sinh nhật. Ngân phải làm gì?
Tình huống 2: Ngày mai, em của Nam sẽ kiểm tra toán. Bố mẹ bảo Nam giúp em ôn tập. Nhưng Nam cùng lúc ấy trên ti vi chiếu bộ phim mà Nam rất thích. Nam cần hành động như thế nào?
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
=> Mỗi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của mình để dành thời gian quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác.
* Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân. Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bản thân tới ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
+ Hằng ngày em thường làm gì để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị.
+ kể một lần khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau em làm gì để quan tâm giúp đỡ họ.
- GV nhận xét tuyên dương nhưng HS biết quan tâm chăm sóc người thân. Nhắc nhở những HS chưa biết quan tâm đến người thân trong gia đình.
* Hoạt động 3: Trò chơi phản ứng nhanh.
- GV phát cho mỗi HS 1 thẻ đỏ và 1 thẻ xanh.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm.
- Với câu trả lời sai không ghi điểm.
- GV đọc câu hỏi. HS trả lời bằng cách giơ thẻ.
- GV nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Về nhà làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Chia sẻ buồn vui cùng bạn (tiết 1).
- Nhận xét bài học.
HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN
	 Dương Văn Hiền
 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 9 	 Tuần: 9 
 Ngày  ... õ bạn khi bạn gặp khó khăn.
 Chia sẽ niềm vui cùng bạn giúp cho tình bạn thên gắn bó, thân thiết.
- Thực hiện hành vi cử chỉ chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể.
- Quý trọng những ai biết chia sẻ vui buồn cùng bạn và phê phán những ai thờ ơ, không quan tâm đến bạn bè.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
 Trò chơi. 
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS tự phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của mình qua các tình huống.
+ HT: nhóm.
-Các nhóm tiến hành thảo luận.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình.
-Nhóm khác bổ sung.
-HS lắng nghe.
* MT: Giúp HS tự liên hệ bản thân mình qua bài học.
+ HT: cá nhân.
-Mỗi HS ghi lại những việc mình đã làm để giúp đỡ bạn.
-Sau đó vài HS đứng lên đọc cho cả lớp nghe những việc mình đã làm.
* MT: Giúp cho HS củng cố lại bài học qua trò chơi.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm chơi trò chơi.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiếây2
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu HS thảo luận.
- Đưa ra đáp án Đ hoặc S cho mỗi tình huống.
Bà nội bạn An mất. Nhớ bà thỉnh thoảng An lại rơm rớm nước mắt. Thấy vậy Tùng trêu chọc bạn An.
Bạn Thuận bị liệt nên ngày nào Lan cũng cũng giúp Thuận đẩy xe ra dựng ở góc lớp cửa ra.
Các bạn chúc mừng Thơ được đi họp mặt cháu ngoan Bác Hồ toàn thành phố.
Mai giúp Thu chép bài để bạn có thời gian chăm mẹ ốm.
- GV nhận xét các ý kiến của các nhóm, bổ sung. Và đưa ra ý kiến đúng.
* Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
- GV yêu cầu HS nhớ và ghi ra giấy về việc chia sẻ vui buồn cùng bạn của bản thân đã từng trải qua. 
- GV nhận xét:
+ Tuyên dương những HS biết chia sẻ vui buồn cùng bạn.
+ Khuyến khích để HS trong lớp đều biết làm việc này với bạn bè.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Sắp xếp thành một đoạn văn”.
- GV phổ biến luật chơi :
-GV phát cho mỗi nhóm 4 miếng bìa, trên đó ghi các nội dung chính, nhiệm vụ của các nhóm là sau 3 phút, các nhóm biết liên kết các chi tiết đó thành một đoạn văn ngắn nói về nội dung đó.
Lan bị ngã -> Hoa chép bài hộ -> gãytay -> Hoa tự nguyện.
Bút hỏng -> Nam loay hoay sửa -> Cho mượn bút mới -> Thắng.
- GV nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Về làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia việc lớp việc trường (Tiết 1).
- Nhận xét bài học.
HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN
	 Dương Văn Hiền
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 7 	 Tuần: 7 
Ngày dạy:	 Lớp : 3 
Thủ công
 Gấp, cắt, dán, bông hoa (Tiết 1).
I/ Mục tiêu:
Giúp HS hiểu:
 HS biết ứng dụng cách gấp cắt ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cách.
 Chia sẽ niềm vui cùng bạn giúp cho tình bạn thên gắn bó, thân thiết.
Gấp, cắt, dán được bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật.
- Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Mẫu các bông hoa được gấp , cắt từ giấy màu; Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
 Tranh quy trình gấp cắt, dán bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh. 
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS bước đầu tìm hiểu các bông hoa.
+ HT: cá nhân, cả lớp.
- HS quan sát bông hoa và nhận xét.
-HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
-HS lắng nghe.
* MT: Giúp HS biết quan sát các bước tiến hành để làm ra sản phẩm. 
-HS thực hành các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS nghe hường dẫn và ghi nhớ các bước thực hiện.
-HS quan sát.
-HS quan sát.
- Lắng nghe và ghi nhớ các bước thực hiện.
-Quan sát và thao tác theo hướng dẫn.
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu một số bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được làm từ giấy thủ công và định hướng HS quan sát rút ra nhận xét.
+ Các bông hoa có màu sắc như thế nào?
+ Các cánh hoa của bông hoa có giống nhau không?
+ Khoảg cách của các cánh hoa?
+ Có thể áp dụng cách gấp, cắt ngôi sao để gấp, cắt bông hoa 5 cánh không?
+ Nếu được thì sẽ làm thế nào?
=> GV liên hệ thực tế.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm mẫu.
a) Gấp, cắt bông hoa 5 cánh.
- GV mời 1 HS thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh và nhận xét.
- GV hướng dẫn HS :
+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh là 6 ô.
+ Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh.
+ Vẽ đường cong như hình (H.1).
+ Dùng kéo cắt lượn theo đường cong để được bông hoa 5 cánh, cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhụy(H.2)
- GV mở rộng: Tùy theo cách vẽvà cắt lượn theo đường cong ta sẽ có các cánh hoa có hình dạng khác nhau (H.3).
b) Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 5 cánh.
- GV hướng dẫn HS:
+ Cắt các tờ giấy hình vuông.
+ Gấp tờ giấy làm 4 phần bằng nhau (H.5a). tiếp tục gấp đôi ta đựơc 8 phần bằng nhau (H.5b).
+ Vẽ đường cong.
+ Dùng kéo cắt theo đường cong ta được hình (H.5c)
- Đối với bông hoa 8 cánh: Gấp đôi hình 5b đựơc 16 phần bằng nhau (H.6a). Sau đó cắt lượn theo đường cong.
c) Dán các hình bông hoa.
- GV hướng dẫn HS:
- Bố trí các bông hoa vừa cắt vào các vị trí thích hợp trên giấy trắng.
- Nhấc từng bông hoa , lật mặt sau để bôi hồ và dán đúng các vị trí .
- Vẽ thêm cành lá để trang trí tạo thành bó hoa, lọ hoa, giỏ hoa (H.7). 
- GV gọi 2 HS thực hiện lại các thao tác gấp, cắt bông hoa 4 cánh., 5 cánh, 8 cánh.
* Hoạt động 3: Dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Gấp, cắt, dán bông hoa (Tiết 2).
- Nhận xét bài học.
HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN
	 Phan Thị Hồng Nghi
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 8 	Tuần: 8 
 Ngày dạy:	 Lớp : 3 
Thủ công
 Gấp, cắt, dán, bông hoa (Tiết 2).
I/ Mục tiêu:
Giúp HS hiểu:
 HS biết ứng dụng cách gấp cắt ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cách.
 Chia sẽ niềm vui cùng bạn giúp cho tình bạn thên gắn bó, thân thiết.
Gấp, cắt, dán được bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật.
- Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Mẫu các bông hoa được gấp , cắt từ giấy màu; Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
 Tranh quy trình gấp cắt, dán bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh. 
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS thực hành đúng cách gấp, cắt dán bông hoa.
+ HT: nhóm, cả lớp.
-HS trả lời: gồm có 3 bước.
-HS quan sát.
-HS lắng nghe.
-HS thực hành gấp, cắt dán ngôi bông hoa theo nhóm.
-HS trưng bày các sản phẩm của mình làm được.
-HS nhận xét và chọn sản phẩm đẹp.
* Hoạt động 1: HS thực hành gấp, cắt, dán bông hoa.
- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các bước gấp, cắt dán bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh.
- GV nhận xét và treo tranh quy trình gấp, cắt dán bông hoa lên bảng.
- GV nhắc lại các bước thực hiện:
 + Gấp, cắt bông hoa 5 cánh: Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giống như gấp ngôi sao 5 cánh. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Ta được bông hoa 5 cánh.
 + Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: gấp tờ giấy hình vuông thành 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Ta được bông hoa 4 cánh .
+ Gấp, cắt bông hoa 8 cánh: gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Ta được bông hoa 8 cánh .
- GV tổ chức cho HS thực hiện gấp, cắt dán bông hoa.
- GV giúp đỡ, uốn nắn những HS làm chưa đúng.
* Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV tổ chức cho HS trưng bày các sản phẩm của mình.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
* Hoạt động 3: Dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra chương 1 phối hợp gấp, cắt, dán hình.
- Nhận xét bài học.
HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN
	Dương Văn Hiền KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết : 10 	 Tuần: 10 
Ngày dạy:	 Lớp : 3 
Kiểm tra chương 1 phối hợp gấp, cắt, dán hình.
Mục tiêu
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng của Hs qua sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học.
Giáo viên chuẩn bị.
- Các mẫu của bài 1, 2, 3, 4, 5.
Nội dung bài kiểm tra.
 - Đề kiểm tra: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt , dán một trong những hình đã học ở chương I.
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra:
 + Biết cách làm và thực hiện các thao tác để làm những sản phẩm đã học.
 + Các sản phẩm phải làm theo quy trình.
 + Các nếp gấp phải thẳng.
 + Sản phẩm làm ra đẹp, cân đối.
 - Gv gọi HS nhắc lại tên những bài học đã học ở chương I.
 - Sau đó GV ch HS quan sát lại các mẫu
 - GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra.
 - Trong quá trình thực hành GV theo dõi, giúp đỡ những còn lúng túng khi làm bài.
Đánh giá.
- Hoàn thành (A)
+ Nếp gấp thẳng, phẳng.
+ Đường cắt phẳng, đều, không bị mấp mô, răng cưa.
+ Thực hiện đúng kĩ thuật, đúng quy trình và hoàn thành sản phẩm tại lớp.
- Chưa hoàn thành (B).
 + Thực hiện chưa đúng quy trình kĩ thuật.
 + Không hoàn thành sản phẩm.
Nhận xét, dặn dò
Về tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Cắt dán chữ cái đơn giản. Cắt, dán chữI, T.
Nhận xét bài học.
HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN
	 Dương Văn Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dao_duc_lop_3_bai_3_tu_lam_lay_cong_viec_cua_min.doc