Giáo án Đạo đức 5 - Tuần 8 đến tuần 14

Giáo án Đạo đức 5 - Tuần 8 đến tuần 14

Tiết 2

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động 1

TÌM HIỂU NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

- GV tổ chức cho lớp hoạt động nhóm. - HS thực hiện.

+ Phân công mỗi nhóm một khu vực để treo tranh ảnh và những bài báo (đã sưu tầm ở nhà) về ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

(dây treo có sẵn) + HS treo tranh ảnh, các bài báo mình sưu tầm được lên.

+ GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên giới thiệu các tranh ảnh, thông tin các em đã tìm hiểu được. + Đại diện nhóm lên trình bày.

+ GV gợi ý cho HS giới thiệu theo gợi ý sau:

* Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?

* Đền thờ Hùng Vương ở đâu?

 

doc 11 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 5 - Tuần 8 đến tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
ĐẠO ĐỨC
NHỚ ƠN TỔ TIÊN 
Tiết 2
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy	Hoạt động học
Hoạt động 1
TÌM HIỂU NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
- GV tổ chức cho lớp hoạt động nhóm.	- HS thực hiện.
+ Phân công mỗi nhóm một khu vực để treo tranh ảnh và những bài báo (đã sưu tầm ở nhà) về ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
(dây treo có sẵn)	+ HS treo tranh ảnh, các bài báo mình sưu tầm được lên.
+ GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên giới thiệu các tranh ảnh, thông tin các em đã tìm hiểu được.	+ Đại diện nhóm lên trình bày.
+ GV gợi ý cho HS giới thiệu theo gợi ý sau:	
* Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?
* Đền thờ Hùng Vương ở đâu?
Các vua Hùng đã có công lao gì với đất nước ta?...	
+ GV khen ngợi các nhóm đã sưu tầm được nhiều tranh ảnh, bài báo về ngày Giỗ tổ Hùng Vương.	+ HS lắng nghe.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.	
+ Hỏi: Sau khi xem tranh và nghe giới thiệu về các thông tin của ngày Giỗ tổ Hùng Vương, em có những cảm nghĩ gì?	- HS thực hiện.
+ Hỏi: Việc nhân dân ta tiến hành ngày Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 (Âm lịch) hằng năm đã thể hiện điều gì?	+ HS trả lời: Việc nhân dân ta tiến hành Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 (Âm lịch) hằng năm đã thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Thể hiện tinh thần "Uống nước nhớ nguồn" "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
- GV nhận xét và kết luận: Chúng ta phải nhớ đến ngày Giỗ tổ vì các vua Hùng đã có công dựng nước. Nhân dân ta đã có câu:
"Dù ai buôn bán ngược xuôi
Nhớ ngày Giỗ tổ mồng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày Giỗ tổ tháng ba thì về"	- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 2
THI KỂ CHUYỆN
- GV tổ chức hoạt động theo nhóm. 	- HS tiến hành chia nhóm.
+ GV yêu cầu mỗi nhóm chọn một câu chuyện về truyền thống, phong tục người Việt Nam để kể.	+ Nhóm thảo luận, chọn chuyện kể.
+ Các thành viên trong nhóm lần lượt luân phiên kể, các bạn trong nhóm sẽ chọn một bạn kể hay nhất lên thi cùng nmhóm khác.	
- GV tổ chức làm việc cả lớp.	- HS tiến hành làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu lần lượt từng nhóm lên kể chuyện.	+ Đại diện nhóm lên kể.
- GV kết luận: Mỗi câu chuyện các em kể đều gắn liền với đời sống văn hoá và chính trị của Việt Nam thời các vua Hùng. Ví như "Truyền thuyết bánh trưng, bánh dày"; về chính trị - các vua Hùng đã công khai tổ chức các cuộc thi để tìm người kế vị; về nông nghiệp, người Việt thời nay đã phát triển trồng lúa nước. Truyền thuyết khác như Phù Đổng Thiên Vương mô tả cuộc xâm lấn của giặc Ân vào thời Hùng Vương thứ 6 ; Mai An Tiêm mô tả sự khai phá vùng đất phía Nam (Thanh Hoá)...	
Hoạt động 3
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
- GV tổ chức cho hoạt động theo cặp, mỗi HS sẽ kể cho bạn nghe về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của mình.	- HS tiến hành chia nhóm cặp đôi.
+ GV gọi một vài HS kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình với cả lớp.	+ HS thực hiện.
- GV chúc mừng HS sống trong gia đình có truyền thống tốt đẹp.	
+ Hỏi: Em có tự hào về truyền thống đó không? Vì sao?	+ HS trả lời.
+ Hỏi: Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó.	
+ Hỏi: Em hãy đọc một câu ca dao (tục ngữ) về chủ đề biết ơn tổ tiên.	
- GV mời HS nhận xét câu trả lời của bạn.	- HS nhận xét, bổ sung. 
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết bài: Nhớ ơn tổ tiên là một truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Nhớ ơn tổ tiên, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dòng họ, tổ tiên giúp con người sống đẹp hơn, tốt hơn. Thầy (cô) mong các em luôn tự hào và cố gắng phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình mình. 
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng. 
Tuần 9
ĐẠO ĐỨC
TÌNH BẠN
Tiết 1
I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức:
	Giúp HS hiểu:
- Trong cuộc sống ai cũng có bạn bè, nhất là trong lúc khó khăn. 
	- Bạn bè phải đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ nhau.
	- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn.
	2. Thái độ:
	- Biết tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ đến những người bạn của mình.
	- Biết đồng tình, noi gương những bạn có hành vi tốt và phê phán những hành vi, cách đối xử không tốt trong tình bạn.
	3. Hành vi:
	- Cư xử tốt với bạn bè trong lớp, trong trường và trong cuộc sống hằng ngày.
	- Xây dựng tình bạn đẹp.
	- Phê phán những hành vi, cách cư xử không tốt trong tình bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Đồ dùng hoá trang để đóng vai truyện "Đôi bạn".
- Phiếu ghi tình huống.
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy	Hoạt động học
Hoạt động 1
TÌM HIỂU CÂU CHUYỆN "ĐÔI BẠN"
- HS hoạt động cả lớp: 	- HS thực hiện.
- GV yêu cầu 1, 2 HS đọc câu chuyện trong SGK.	+ 1, 2 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.
+ Hỏi: Câu chuyện gồm có những nhân vật nào?	+ Câu chuyện gồm có 3 nhân vật đó là: đôi bạn và con gấu. 
+ Hỏi: Khi vào rừng, hai người bạn đã gặp chuyện gì?	+ Khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp một con gấu.
+ Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra sau đó?	+ Khi thấy gấu, một người bạn đã bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp để mặc người bạn còn lại dưới mặt đất.
+ Hỏi: Hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện đã cho ta thấy nhân vật đó là một người bạn như thế nào?	+ Nhân vật đó là một người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết. Đó là một người bạn không tốt.
+ Hỏi: Khi con gấu bỏ đi người bạn bị bỏ rơi lại đã nói gì với người bạn kia?	+ "Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo để chạy thoát thân là kẻ tồi tệ".
+ Hỏi: Em thử đoán xem sau chuyện này tình cảm giữa hai người sẽ như thế nào?	+ Hai người bạn sẽ không bao giờ chơi với nhau nữa. Người bạn kia xấu hổ và nhận ra lỗi của mình. Người bạn kia nhận ra lỗi và mong bạn mình tha thứ.
+ Hỏi: Theo em, khi đã là bạn chúng ta cần cư xử với nhau như thế nào? Vì sao lại phải cư xử như thế?	+ Khi đã là bạn bè, chúng ta cần phải yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Chúng ta đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
- GV kết luận.	- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 2
TRÒ CHƠI "SẮM VAI"
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:	- HS làm việc theo nhóm. 
+ GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đóng vai.	+ HS thực hiện.
+ Nội dung thảo luận: Dựa vào câu chuyện trong SGK, các em hãy đóng vai các nhân vật trong chuyện để thể hiện được tình bạn đẹp của đôi bạn.	
- GV gọi 1, 2 nhóm lên biểu diễn trước lớp.	- HS lên diễn.
- GV nhận xét.	- HS lắng nghe.
- GV gọi 2, 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.	- 2, 3 HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3
ĐÀM THOẠI 
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:	- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Hỏi: Lớp ta đã đoàn kết chưa?	+ Lớp chúng ta rất đoàn kết.
+ Điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta khi xung quanh ta không có bạn bè?	+ Ta sẽ cảm thấy cô đơn, khi làm một công việc ta sẽ thấy chán nản...
+ Em hãy kể những việc đã làm và sẽ làm để có một tình bạn tốt đẹp.	+ Tuỳ theo từng HS.
+ Hãy kể cho các bạn cùng lớp nghe một tình bạn đẹp mà em thấy?	- HS kể.
+ Theo em, trẻ em có quyền tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?	+ Trẻ em có quyền tự do kết bạn. Em biết điều đó từ bố mẹ, sách báo, kênh truyền hình..
- GV kết luận: Trong cuộc sống của chúng ai cũng cần phải có bạn bè. Và trẻ em cũng cần có bạn bè, có quyền tự do kết giao bạn bè.	- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.	
Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN HS THỰC HÀNH
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS sưu tầm những câu chuyện, tấm gương về chủ đề tình bạn, những câu ca dao, tục ngữ về tình bạn.
Tuần 10
ĐẠO ĐỨC
TÌNH BẠN
Tiết 2
Hoạt động dạy	Hoạt động học
Hoạt động 1
EM SẼ LÀM GÌ?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:	- HS hoạt động theo hướng dẫn:
+ GV phát phiếu ghi tình huống cho HS, yêu cầu HS thảo luận và giải quyết tình huống.	+ HS nhận phiếu và thảo luận.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày quan điểm của mình trước lớp.	- Mỗi trường hợp, 1 nhóm nêu ý kiến các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV ghi tóm tắt lên bảng phụ cách xử lý của các nhóm...	- Các nhóm nêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý.
- GV cho HS các nhóm nhận xét lẫn nhau.	
- GV kết luận	
- Hỏi: Em nào đã làm được như vậy với bạn bè trong các tình huống tương tự trên.	- HS trả lời.
- Hỏi: Em hãy kể một trường hợp cụ thể?	- HS kể.
- GV khen những HS đã có những hành động, việc làm đúng, khuyến khích những HS chưa có những hành động chưa đúng học tập, noi gương bạn.	- HS lắng nghe.
- GV nhận xét.	
Hoạt động 2
CÙNG NHAU HỌC TẬP GƯƠNG SÁNG
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. 	- HS thực hiện.
- GV yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một câu chuyện về tấm gương trong tình bạn mà các em đã chuẩn bị trước ở nhà.	- HS thảo luận.
- GV mời HS đại diện trong nhóm lên kể.	- HS lên trình bày.
- Hỏi: Câu chuyện đã kể về những ai?
- Hỏi: Chúng ta học được gì từ câu chuyện mà em đã kể?	- HS trả lời.
- GV nhận xét.	- HS lắng nghe.
Hoạt động 3
LIÊN HỆ BẢN THÂN
- GV tổ chức hoạt động theo nhóm.	- HS thực hiện.
- GV yêu cầu HS sử dụng phiếu tự điều tra đã hoàn thành ở nhà.	- HS thảo luận.
- Nội dung thảo luận: mỗi nhóm sẽ thảo luận và đưa ra những việc mà các thành viên trong nhóm đã làm và chưa làm được. Từ đó thống nhất những việc nên làm để có một tình bạn đẹp của cả nhóm.	
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và dán kết quả có được lên bảng phụ.	- Đại diện nhóm lên báo cáo.
- GV nhận xét.	
- GV rút ra kết luận:
Tình bạn không phải tự nhiên mà có. Mỗi chúng ta cần phải vun đắp, giữ gìn mới có được tình bạn. Tục ngữ có câu:
Tình bạn là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau.	- HS lắng nghe.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực tham gia hoạt động, tìm hiểu bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng. 
Tuần 11
ĐẠO ĐỨC
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ
Tiết 1
I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức:
	Giúp HS hiểu:
- Người già là người có nhiều kinh nghiệm sống và đã có nhiều công lao đóng góp cho xã hội, sức khoẻ giảm sút nên phải tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ người già ở bất cứ nơi nào.
- Trẻ em có quyền được gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc.
	2. Thái độ:
	- Biết thực hiện các hành vi thể hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ nhường nhịn người già và trẻ nhỏ.
- Biết đồng tình với những hành vi đúng và phê phán những hành vi không tôn trọng, yêu thương với người già và em nhỏ.
	3. Hành vi:
	- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự kính trọng, lễ phép, giúp đỡ người già và nhường nhịn em nhỏ.
- Có những hành động phê phá ...  lời các câu hỏi sau:	- Tiến hành thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
1. Các bạn trong chuyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé?	+ Tránh sang một bên, bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ, bạn Hương nhắc bà đi lên cỏ để khỏi ngã.
2. Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?	+ Các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.
3. Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?	+ Các bạn đã quan tâm, giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
- GV mời HS trả lời các câu hỏi.	
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.	- HS nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Em học được điều gì từ các bạn nhỏ trong truyện?	- Qua câu chuyện, em học được:
+ Phải biết quan tâm giúp đỡ người già và em nhỏ.
+ Kính già, yêu trẻ là biểu hiện tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
- GV gọi 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ.	- HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3
THẾ NÀO LÀ THỂ HIỆN TÌNH CẢM KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.	- HS tiến hành làm việc cá nhân.
+ GV phát biểu bài tập và yêu cầu HS làm bài.	+ HS làm bài trong phiếu bài tập.
- GV gọi 3, 4 HS lên trình bày kết quả bài làm.	- Mỗi HS trình bày về một ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.	
- GV nhận xét, tổng kết giờ học. 	
Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN HS THỰC HÀNH
- Yêu cầu HS tìm hiểu các phong tục, tập quán thể tình cảm kính già yêu trẻ của dân tộc ta. 
Tuần 12
ĐẠO ĐỨC
KÍNH GIÀ YÊU TRẺ
Tiết 2
Hoạt động dạy	Hoạt động học
Hoạt động 1
SẮM VAI XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.	- HS tiến hành chia nhóm và thảo luận để tìm cách ứng xử, sau đó chọn vai đóng vai.
Em hãy thảo luận cùng các bạn trong nhóm để sắm vai giải quyết các tình huống sau:	
1. Trên đường đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ làm gì?	1. Dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, dẫn em bé đi đến đồn công an gần nhất để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em ở gần, em sẽ dẫn bé về nhà, nhờ bố mẹ em giúp đỡ.
2. Em sẽ làm gì khi thấy hai em đang đánh để tranh giành một quả bóng.	2. Can để hai em không đánh nhau nữa. Sau đó, em sẽ hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.
3. Lan đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già hỏi đường. Nếu là Lan em sẽ làm gì? 	3. Em sẽ ngừng nhảy dây và hỏi cụ xem cụ cần hỏi thăm nhà ai. Nếu biết đường em sẽ hướng dẫn đường đi cho cụ.
- GV tổ chức HS hoạt động cả lớp.	- HS thực hiện.
+ GV gọi nhóm lên sắm vai xử lý tình huống của nhóm mình.	+ HS tiến hành sắm vai xử lý tình huống.
+ GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.	
+ GV nhận xét, kết luận.	+ HS nhận xét.
Hoạt động 2
LÀM VIỆC VỚI PHIẾU BÀI TẬP
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. 	- HS tiến hành chia nhóm.
- GV đưa phiếu học tập cho các nhóm thảo luận (phiếu được viết vào tờ rôki, khổ A2).	- HS thảo luận.
- GV yêu cầu các nhóm lên đính kết quả trên bảng.	- Các nhóm dán phiếu của mình lên bảng.
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả của nhau.	- Đọc phiếu của từng nhóm và nêu ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.	- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 3
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP - KÍNH GIÀ YÊU TRẺ
- GV tổ chức cho hoạt động theo cặp.	- 2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe những điều mình biết về truyền thống kính già - yêu trẻ.
- GV đưa nội dung thảo luận:
Em hãy kể với bạn những phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam (HS đã được tìm hiểu ở nhà).	- HS thảo luận.
- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.	- HS tiến hành làm việc cả lớp.
+ Gọi 4, 6 HS lên trả lời nội dung đã thảo luận.	+ HS trả lời.
+ GV mời HS nhận xét, bổ sung.	+ HS nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, kết luận: Một số tập tục đẹp mà chúng ta lúc nào cũng phải nhớ như:
+ Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ quan trọng.
+ Con cháu luôn quan tâm, chăm sóc, tặng quà cho ông bà, bố mẹ.
+ Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ.
+ Trẻ em được mừng tuổi, được tặng quà vào dịp lễ, Tết.	
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng. 
Tuần 13
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ
Tiết 1
I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức:
	Giúp HS hiểu:
- Phụ nữ giữ một vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.
- Cần phải tôn trọng và giúp đỡ phụ nữ.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
	2. Thái độ:
	- Biết đánh giá, bầy tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành với những ý kiến hành vi tôn trọng hoặc không tôn trọng phụ nữ.
	3. Hành vi:
	- HS có hành động giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày (Mẹ, chị, em gái, bạn gái...).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ (HĐ 1 - tiết 1).
	- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	
Hoạt động dạy	Hoạt động học
Hoạt động 1
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm chẵn, lẻ (chia lớp thành 4 nhóm).	- HS tiến hành theo nhóm.
+ GV giao phiếu học tập cho các nhóm.	+ Các nhóm nhận phiếu, thảo luận nội dung trong phiếu học tâp.
- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm (chẵn với chẵn, lẻ với lẻ).	
+ GV chia bảng phụ làm 4 cột, các nhóm sẽ lên viết theo số thứ tự tương ứng với nhóm mình (GV tự điều chỉnh cho phù hợp).	- HS lên viết kết quả của nhóm mình lên bảng. Nhóm nào viết được nhiều sẽ giành chiến thắng.
+ Thời gian thảo luận là 3 phút.	
+ GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.	+ Các nhóm nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét hoạt động của các nhóm ; kể tên thêm một số nữ anh hùng của Việt Nam trong thời chiến và thời bình.	
+ GV mời 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.	+ HS đọc ghi nhớ.
- GV kết luận: Phụ nữ không chỉ làm những công việc trong gia đình mà cả ngoài xã hội (cũng như nam giới). Trong SGK đã cho ta biết về một số phụ nữ tiêu biểu như: bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh "mẹ địu con làm nương".	
Hoạt động 2
THẾ NÀO LÀ ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG, TÔN TRỌNG VỚI PHỤ NỮ
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân:	- HS tiến hành làm việc độc lập. 
+ GV phát phiếu bài tập cho HS và yêu cầu HS tự hoàn thành phiếu.	+ HS nhận phiếu và làm bài.
+ Yêu cầu HS làm việc độc lập.	+ HS làm việc với phiếu bài tập.
+ GV yêu cầu 3, 4 HS trình bày trước cả lớp.	+ HS trình bày trước lớp.
+ Yêu cầu HS khác theo dõi, nhận xét.	+ 2 HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Thế nào là đối xử bình đẳng với phụ nữ?
+ Hiện nay phụ nữ Việt Nam được đối xử như thế nào?	
+ HS trả lời.
Hoạt động 3
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ BẰNG HÀNH ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm theo giới tính (nếu nhóm nam / nữ đông có thể tách thành các nhóm nhỏ).	- Lớp thực hiện chia nhóm theo giới tính.
+ Yêu cầu: 
* Các HS trong nhóm nam mỗi HS nêu 3 việc làm của bản thể hiện được sự tôn trọng với phụ nữ, 3việc làm (mà em biết) chưa thể hiện sự tông trọng phụ nữ	+ HS làm việc nhóm, thư ký nhóm ghi lại kết quả của nhóm mình.
* Các HS trong nhóm nữ nêu 3 việc làm đã thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, 3việc làm chưa thể hiện sự tông trọng phụ nữ của các bạn nam.	
Theo bảng sau:	
Việc làm đúng	Việc làm sai
..................................
..................................
..................................	..................................
..................................
..................................
- GV tổ chức làm việc cả lớp.	- HS tiến hành hoạt động cả lớp.
+ Yêu cầu các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng.	+ Các nhóm dán kết quả lên bảng.
+ Mời đại diện các nhóm lên trình bày.	+ Đại diện nhóm lên trình bày.
+ Yêu cầu HS các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.	+ HS nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận.	
Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
- Em hãy cùng các bạn trong nhóm tổ lập kế hoạch tổ chức mừng ngày Quốc tế phụ nữ mồng 8 tháng 3.
- Sưu tầm các câu truyện, bài hát nói về phụ nữ. 
Tuần 14
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ
Tiết 2
Hoạt động dạy	Hoạt động học
Hoạt động 1
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm như sau.
+ Đưa 2 tình huống trong bài tập 3 - SGK lên bảng.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lý mỗi tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó.	- Các nhóm thảo luận tìm cách xử lý cho mỗi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó.
- GV tổ chức làm việc cả lớp.	
+ Đại diện các nhóm lên nêu cách giải quyết tình huống.	+ Đại diện các nhóm trình bày.
+ Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.	
+ Hỏi: Cách xử lý của các nhóm đã thể hiện được sự tôn trọng và quyền bình đẳng của phụ nữ chưa?	+ HS trả lời.
+ Nhận xét, khen ngợi các nhóm.	
Hoạt động 2
LÀM VIỆC VỚI PHIẾU BÀI TẬP
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập. 	- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ GV đưa phiếu học tập cho các nhóm thảo luận (phiếu được viết vào tờ rôki khổ A2).	+ HS nhận phiếu, thảo luận.
- GV tổ chức làm việc cả lớp.	- HS tiến hành làm việc cả lớp.
+ GV yêu cầu các nhóm lên đính kết quả trên bảng.	+ HS dán phiếu của nhóm lên bảng.
+ GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả.	+ Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
+ Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
+ Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.	
Hoạt động 3
CA NGỢI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
- GV tổ chức chia lớp thành nhóm.	- HS tiến hành chia nhóm.
+ GV yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung sẽ trình bày: có thể là một câu chuyện, bài hát, bài thơ... ca ngợi phụ nữ Việt Nam.	+ HS thảo luận, quyết định chọn một thể loại để trình bày.
+ GV mời các nhóm lên trình bày.	+ Đại diện nhóm lên trình bày.
+ GV khen ngợi các nhóm có phong cách trình bày hay.	
- GV tổ chức làm việc cả lớp.	- HS tiến hành hoạt động cả lớp.
+ Qua các câu chuyện, bài hát... các em đã cho các bạn khoảng thời gian thú vị và bổ ích.	
+ Hỏi: Em hãy nêu suy nghĩ (tình cảm) của em về người phụ nữ Việt Nam.	+ Kiên cường, gan dạ, giàu nghị lực, giỏi việc nước đảm việc nhà...
+ Hỏi: Họ đã có những đóng góp như thế nào cho xã hội, cho giáo dục. Hãy lấy ví dụ?	+ Góp rất nhiều cho gia đình, cho xã hội trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và cải tổ đất nước.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực tham gia hoạt động xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc 8-14.doc