Giáo án Đạo đức khối 3 tuần 17: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

Giáo án Đạo đức khối 3 tuần 17: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

ĐẠO ĐỨC

TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. HS hiểu:

- Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.

- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.

2. HS biết sử dụng tiết kiệm nước; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.

3. HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở bài tập Đạo đức 3, phấn màu, bảng phụ, giấy trắng, bút màu.

- Các tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1174Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức khối 3 tuần 17: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2009
đạo đức
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu:
- Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
2. HS biết sử dụng tiết kiệm nước; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
3. HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Đạo đức 3, phấn màu, bảng phụ, giấy trắng, bút màu.
- Các tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những việc em đã làm để thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
*Kiểm tra, đánh giá.
 (3HS)
B/ bài mới:
1/Giới thiệu bài: như mục I
*Trực tiếp.
-GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Hoạt động 1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh (bài tập 1)
* Mục tiêu: HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt.
* Cách tiến hành:
*Trao đổi trong nhóm
đôi, vấn đáp.
 GV yêu cầu HS:
- Vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hằng ngày.
- GV có thể cho HS chọn lọc từ tranh vẽ các đồ vật hoặc các từ: thức ăn, điện, củi, nước, nhà ở, ti vi, sách, đồ chơi, thuốc, xe đạp, bóng đá,những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
- Hoặc xem ảnh.
‚ HS làm việc cá nhân hoặc nhóm nhỏ.
ƒ GV yêu cầu các nhóm chọn lấy 4 thứ cần thiết nhất, không thể thiếu và trình bày lí do lựa chọn. GV nhấn mạnh vào yếu tố nước: nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào?
„ GV kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
-HS nêu yêu cầu bài tập 1.
-HS trao đổi với nhau trong nhóm nhỏ.
-Một số HS kể trước lớp.
-Vấn đáp,kết luận.
3/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 2)
* Mục tiêu: HS biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước. 
* Cách tiến hành:
*Thảo luận nhóm.
 GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ làm gì? Vì sao?
a) Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn.
b) Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
c) Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng.
d) Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại.
đ) Không vứt rác trên sông, hồ, biển.
‚ HS làm việc theo nhóm.
ƒ Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
„ GV kết luận: 
a) Không nên tắm rửa cho trâu bò ngay cạnh giếng nước ăn vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
b) Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước.
c) Bỏ vỏ chai đựng thuốc bào vệ thực vật vào thùng rác riêng là việc làm đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng vàa nước không bị nhiễm độc.
d) Để nước chảy tràn bể là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch.
đ) Không vứt rác là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm.
- GV nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
4/ Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 3)
* Mục tiêu: HS biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở.
* Cách tiến hành:
*Vấn đáp, thảo luận nhóm.
 GV chia HS thành các nhóm nhỏ để thảo luận nội dung như sau:
a) Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng?
b) Nước sinh hoạt nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm?
c) ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? (Tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước?)
‚ HS thảo luận nhóm.
ƒ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. 
„ GV tổng kết ý kiến, khen ngợi các HS biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình sống. 
-GV chia nhóm, giao việc cho các nhóm .
-Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
-GV kết luận.
-Vấn đáp.
5/ Hướng dẫn thực hành. 
Tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm các cách sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nước sinh hoạt ở gia đình và nhà trường.
-GV nêu yêu cầu về nhà.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-GV nhận xét tiết học.
đạo đức
Thứ hai , ngày........ tháng ......... năm 200...
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- HS biết đưa ra ý kiến đúng, sai.
- HS ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Đạo đức 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Con đã làm những việc gì thể hiện việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ?
B/ bài mới:
1/ Giới thiệu bài: như mục I
*Kiểm tra, đánh giá.
 (2HS)
*Trực tiếp.
-GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Hoạt động 1: Xác định các biện pháp (bài tập 4)
* Mục tiêu: HS biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 
* Cách tiến hành:
* Vấn đáp
 Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung.
‚ Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất.
ƒ GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt, những chủ nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của Trái Đất.
- Các nhóm đọc báo cáo điều tra.
- Bình chọn bản báo cáo tốt nhất, thực tế nhất.
3/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 5)
* Mục tiêu: HS biết đưa ra ý kiến đúng, sai.
* Cách tiến hành:
*Vấn đáp.
 GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đánh giá các ý kiếnvà giải thích lí do.
a) Nước sạch không bao giờ cạn.
b) Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm.
c) Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau.
d) Nước thải của nhà máy, bệnh viện cần được xử lí.
đ) Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường.
e) Sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ.
‚ Các nhóm thảo luận.
ƒ Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
„ GV kết luận:
a) Sai, vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người.
b) Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn.
c) Đúng, vì nếu không làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cũng không đủ nước để dùng.
d) Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước.
đ) Đúng, vì nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đên cây cối, loài vật và con người.
e) Đúng, vì sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho con người.
- GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng (hay bằng những cách khác).
- HS thảo luận, giải thích ý kiến.
- GV kết luận.
4/ Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng” (bài tập 6)
* Mục tiêu: HS ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
* Cách tiến hành:
* Trò chơi
 GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi: Trong một khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Việc làm tiết
kiệm nước
Việc làm gây
lãng phí nước
Việc làm bảo
vệ nguồn nước
Việc làm 
gây ô nhiễm nguồn nước.
‚ HS làm việc theo nhóm.
ƒ Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc. 
„ GV nhận xét và đánh giá kết quả chơi. 
- GV phổ biến luật chơi.
- HS chơi theo nhóm.
- Trình bày kết quả hoạt động nhóm.
- Nhận xét, đánh giá kết quả chơi.
5/ Kết luận chung. Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
- GV kết luận chung.
- HS nhắc lại.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docT_daoduc_b13.doc