Giáo án Đạo đức khối 3 tuần 20: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 1)

Giáo án Đạo đức khối 3 tuần 20: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 1)

ĐẠO ĐỨC:

ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (TIẾT 1)

I. Mục tiêu:

1. HS biết được:

 Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.

 Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

2. HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

3. HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.

II. Đồ dùng dạy học:

 Vở bài tập Đạo đức 3.

 Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt nam và thiếu nhi quốc tế.

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1831Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức khối 3 tuần 20: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 2009
đạo đức:
đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. HS biết được:
F Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
F Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
2. HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. 
3. HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II. Đồ dùng dạy học:
F Vở bài tập Đạo đức 3.
F Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt nam và thiếu nhi quốc tế.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- Cả lớp hát một bài hát.
2/ Hoạt động 1: Phân tích thông tin 
* Mục tiêu: 
- HS biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế. 
- HS hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
* Cách tiến hành:
 GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một vài bức tranh hoặc mẫu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt nam và thiếu nhi quốc tế. Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó.
‚ Các nhóm thảo luận.
„ GV kết luận: Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới; thiếu nhi Việt nam cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
-HS trao đổi với nhau trong nhóm nhỏ.
ƒ Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3/ Hoạt động 2: Du lịch thế giới 
* Mục tiêu: HS biết thêm về nền văn hoá, về cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực.
* Cách tiến hành:
 Mỗi nhóm đóng vai trẻ em của một nước như: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, (có thể mặc trang phục truyền thống) ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hoá của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó với sự giúp đỡ của GV.
‚ Sau mỗi phần trình bày của một nhóm, các HS khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó.
ƒ Thảo luận cả lớp: Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau? Những sự giống nhau đó nói lên điều gì?
„ GV kết luận: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống, ... nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền được sống, được đối xử bình đẳng, quyền được giáo dục, được có gia đình, được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình,... 
- HS thảo luận nhóm, đóng vai.
- Các nhóm giao lưu, cả lớp nhận xét, bổ sung.
4/ Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 3)
* Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
* Cách tiến hành:
 GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
‚ Các nhóm thảo luận.
ƒ Đại diện các nhóm trình bày. HS cả lớp thảo luận, nhận xét, bổ sung.
„ GV kết luận: 
Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều cách, các em có thể tham gia các hoạt động:
- Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế.
- Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác;
- Tham gia các cuộc giao lưu;
- Viết thư gửi ảnh, gửi quà cho các bạn;
- Lấy chữ kí, quyên góp ủng hộ thiếu nhi những nước bị thiên tai, chiến tranh;
Vẽ tranh, làm thơ, viết bài về tình đoàn kết hữu nghị thiếu nhi quốc tế,...
B/ Củng cố, dặn dò:
VN học bài
CB bài sau
-GV chia nhóm, giao việc cho các nhóm .
-Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
… HS liên hệ và tự liên hệ về những việc mà lớp mình, trường mình hoặc bản thân đã làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. 
Thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 2009
Đạo đức
đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
F Tạo cơ hội cho HS thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
F HS biết thể hiện tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư.
II. Đồ dùng dạy học:
F Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Đạo đức 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Con đã làm những việc gì thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
B/ bài mới:
1/ Giới thiệu bài: HS hát tập thể hoặc nghe băng bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”, nhạc và lời của Phạm Tuyên.
*Kiểm tra, đánh giá.
1 HS lên bảng làm bài
GV nhận xét, cho điểm
*Trực tiếp.
-GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế 
* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè. 
* Cách tiến hành:
* Triển lãm
 HS trưng bày tranh, ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được.
‚ Cả lớp đi xem, nghe các nhóm hoặc cá nhân giới thiệu tranh ảnh, tư liệu và có thể nhận xét, chất vấn.
ƒ GV nhận xét, khen các HS hoặc nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu hoặc đã có những sáng tác tốt về chủ đề bài học. 
- Trưng bày triển lãm.
- HS tham quan.
-GV đánh giá.
3/ Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước 
* Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư.
* Cách tiến hành:
 Thư có thể viết chung cả lớp, theo từng nhóm hoặc từng cá nhân. Nếu viết thư tập thể thì có thể theo các bước sau:
*Thực hành
 HS thảo luận.
- Lựa chọn và quyết định xem nên gửi thư cho các bạn thiếu nhi nước nào (GV có thể gợi ý cho HS gửi thư cho thiếu nhi các nước đang gặp nhiều khó khăn như: đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai,)
- Nội dung thư sẽ viết những gì?
‚ Tiến hành việc viết thư (một bạn sẽ làm thư kí, ghi chép ý của các bạn đóng góp).
ƒ Thông qua nội dung thư và kí tên tập thể vào thư.
„ Cử người sau giờ học đi ra bưu điện gửi thư.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
- HS thảo luận, thực hành.
4/ Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế 
* Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
* Cách tiến hành:
 HS múa hát, đọc thơ , kể chuyện, diễn tiểu phẩm,về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế. 
* Thực hành
5/ Kết luận chung. 
F Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống,... song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới. 
- GV kết luận chung.
- HS nhắc lại.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docT_daoduc_b9.doc