Giáo án Đạo Đức khối 3 tuần 5: Tự làm lấy việc của mình(Tiết 1)

Giáo án Đạo Đức khối 3 tuần 5: Tự làm lấy việc của mình(Tiết 1)

Đạo Đức:

Tự làm lấy việc của mình(Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1.Học sinh hiểu:

- Thế nào là tự làm lấy việc của mình.

- ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình

- Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định, thực hiện công việc của mình

2. Học sinh biết tự làm lấy công việc của mình trong học tâp, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.

3. Học sinh có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình

II. Đồ dùng dạy học:

1. Vở bài tập Đạo đức 3.

2. Tranh minh hoạ tình huống ( hoạt động 1 )

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo Đức khối 3 tuần 5: Tự làm lấy việc của mình(Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 8 tháng 10 năm 2008
Đạo Đức:
Tự làm lấy việc của mình(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1.Học sinh hiểu:
- Thế nào là tự làm lấy việc của mình.
- ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình
- Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định, thực hiện công việc của mình
2. Học sinh biết tự làm lấy công việc của mình trong học tâp, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.
3. Học sinh có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình
II. Đồ dùng dạy học:
1. Vở bài tập Đạo đức 3.
2. Tranh minh hoạ tình huống ( hoạt động 1 )
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ 
- Thế nào là giữ lời hứa?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống;
*Mục tiêu: Học sinh biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình 
* Tình huống:
Gặp phải bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
Nếu là Đại, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
* Cách giải quyết:
Đại cần tự làm bài mà không nên chép bài của bạn vì đó nhiệm vụ của Đại.
* Kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
 Hoạt động 2. Thảo luận nhóm
- Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình.
- Nội dung thảo luận: 
 Điền những từ: tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp.
a) Tự làm lấy việc của mình là ..làm lấy công việc của . Mà không .vào người khác.
b) Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau  và không ..ngơừi khác.
 Kết luận:
+ Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
+ Tự làm lấy việc của mình giúp cho mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
 Hoạt động 3: Xử lý tình huống
* Mục tiêu: HS có kĩ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
* Tình huống:
Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi: “Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi.
Dũng hỏi Việt:
- Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ.
Nếu em là Việt, em có đồng ý với lời đề nghị của Dũng không? Vì sao?
* Kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.
C. Củng cố, dặn dò
* HS thực hành tự làm lấy những công việc hàng ngày của mình ở trường, ở nhà.
Sưu tầm những mẩu chuyện, những tấm gương  về việc tự làm lấy công việc của mình.
- 2 HS trả lời
- GV nhận xét, đánh giá
- HS nêu cách giải quyết.
- HS thảo luận, phân tích cách ứng xử đúng.
- GV kết luận.
* Thảo luận nhóm.
- GV nêu nội dung thảo luận.
- Các nhóm HS độc lập thảo luận
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp.
- Nhóm còn lại bổ sung, tranh luận.
- GV kết luận
*Đóng vai.
- GV nêu tình huống.
- HS suy nghĩ cách giải quyết tình huống theo nhóm, phân vai, đóng vai theo cách giải quyết.
- HS cả lớp tranh luận, nêu ra cách giải quyết khác.
- GV kết luận
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docDD3 Tuan5.doc