- HS quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi.
+ Là tỉnh có đồng bằng và đồi núi, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, giáp các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nội.
+Vĩnh Phúc có S = 1238,42 km2, gồm 8 đơn vị hành chính: TP Vĩnh Yên, TX Phúc Yên, huyện Lập Thạch,Tam Dương,Bình Xuyên,Vĩnh Tường,Yên Lạc,Tam Đảo.
+ Khi chưa tách thành 2 huyện (Sông Lô và Lập Thạch) thì Lập Thạch có diện tích là lớn nhất với 323,07 km2. Bây giờ, từ năm 2009, huyện Tam Đảo có S tích lớn nhất với 235,69 km2.
Địa lí địa lí địa phương Bài 1: tỉnh vĩnh phúc I. Mục đích: Qua bài học, học sinh: - Nắm được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư, hoạt động kinh tế, giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc. - Thêm yêu quý quê hương. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài. Giảng bài. 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. - Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ. + Vĩnh Phúc giáp với những tỉnh nào? + Nêu tên thành phố, thị xã và các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc? + Đơn vị hành chính nào có S lớn nhất? - HS quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi. + Là tỉnh có đồng bằng và đồi núi, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, giáp các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nội. +Vĩnh Phúc có S = 1238,42 km2, gồm 8 đơn vị hành chính: TP Vĩnh Yên, TX Phúc Yên, huyện Lập Thạch,Tam Dương,Bình Xuyên,Vĩnh Tường,Yên Lạc,Tam Đảo. + Khi chưa tách thành 2 huyện (Sông Lô và Lập Thạch) thì Lập Thạch có diện tích là lớn nhất với 323,07 km2. Bây giờ, từ năm 2009, huyện Tam Đảo có S tích lớn nhất với 235,69 km2. + Đơn vị hành chính nào có S bé nhất? 2. Đặc điểm tự nhiên. - Có 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du, miền núi. Có dãy núi Tam Đảo dài khoảng 60 km +Hệ thống sông ngòi có đặc điểm gì? 3. Đặc điểm dân cư. - Có số dân 948800 người (tính đến 2006). Dân cư phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn và không đều theo huyện thị. Tập trung đông ở Yên Lạc, Vĩnh Tường, Vĩnh Yên, còn ở Tam Đảo, Lập Thạch, Tam Dương dân cư thưa thớt + Kể tên một số dân tộc ở Vĩnh Phúc mà em biết? 4. Hoạt động kinh tế. + Kinh tế Vĩnh Phúc có sự thay đổi như thế nào? 5. Giao thông vận tải. + Vì sao nói Vĩnh Phúc thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế? + Thành phố Vĩnh Yên. - Giới thiệu về địa hình Vĩnh Phúc. + Có 2 sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Lô, có những sông nhỏ như sông Phó Đáy, sông Cà Lồ và nhiều nhánh sông nhỏ khác như sông Phan, sông Bá Hạ, Có nhiều đầm, hồ lớn như Đầm Vạc, đầm Dưng, hồ Đại Lải, Xạ Hương(BX), Làng Hà(TD) + Hệ thống sông , suối khá dày đặc tạo ra nguồn nước dồi dào, bảo đảm nước tưới cho nông nghiệp và phục vụ cho công nghiệp. - Nghe GV giới thiệu. - Đa số là dân tộc kinh, ngoài ra có dân tộc: Sán Dìu, Dao, Sán Chay, nhóm Cao Lan, + Trước đây, kinh tế chủ yếu là ngành nông nghiệp, những năm gần đây các ngành: công nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông vận tải của tỉnh phát triển mạnh. - Vì Vĩnh Phúc nằm kề liền Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Có quốc lộ 2, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy dọc theo tỉnh, có hệ thống sông Hồng là tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Giao bài về nhà. Lịch sử lịch sử địa phương Bài 1: Cách mạng tháng tám năm 1945 I. Mục tiêu: II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh, truyện kể về địa phương. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * Hoạt động 1: - Gv kể cho HS nghe về ách áp bức của Nhật- Pháp gây ra ở Việt Nam(nạn đói năm 1945) - Mô tả phong trào đấu tranh của nhân dân Vĩnh Phúc. - Kể chuyện về quá trình giành chính quyền ở Vĩnh Phúc, đặc biệt ở Phúc Yên và Vĩnh Yên. - Học sinh theo dõi. * Hoạt động 2: - Tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi. +Khởi nghĩa giành chính quyền ở Vĩnh Phúc diễn ra như thế nào ? - Thảo luận và trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với nhân dân cả nước , nhân dân Vĩnh Phúc đã đứng lên làm cuộc cách mạng đánh đuổi bọn xâm lược. -Phong trào phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo diễn ra ở : Tân Phong, Văn Lãng (Bình Xuyên), Song Vân (Lập Thạch), Làng Vườn (Tam Dương),. - Phong trào đấu tranh không nộp thuế cho giặc, chống thu mua thóc tạ diễn ra khắp nơi từ Yên Lạc, Vĩnh Tường đến Lập Thạch, Yên Lãng,.. - Khi thời cơ đến nhân dân các huyện đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. - Phong trào đấu tranh vũ trang chống Nhật + Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Vĩnh Phúc có ý nghĩa lịch sử gì? - Nhận xét, nêu kết luận. và tay sai nổ ra liên tiếp. + Giành được chính quyền về tay nhân dân, góp phần cùng nhân dân cả nước làm cuộc cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 4. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về học bài. Địa lí Địa lí địa phương Bài 2: Những tiềm năng phát triển kinh tế. I. Mục tiêu: - Học sinh biết thêm những tiềm năng ở địa phương mình sinh sống. - Biết bảo vệ môi trường mình đang sinh sống. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Giới thiệu bài. + Em biết gì về địa phương của mình? - Cùng HS thảo luận, trao đổi tìm hiểu về huyện Tam Đảo. + Tam Đảo có diện tích như thế nào? + Tam Đảo giáp với những huyện nào? + Quê em có dân tộc nào sinh sống? + Người dân quê em sống bằng nghề gì? + Ngoài nghề nông ra họ còn làm thêm nghề gì? + Những điều kiện thuận lợi để phát triển khu du lịch? + Em phải làm gì để bảo vệ môi trường quê em luôn sạch đẹp? - Nêu những điều HS biết. - Có diện tích lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc. - Giáp huyện : Lập Thach, Bình Xuyên, Tam Dương,.. - Đa số là dân tộc Kinh, ngoài ra còn dân tộc Sán Dìu. - Trồng trọt, chăn nuôi. - Buôn bán nhỏ, chụp ảnh ở khu du lịch,.. - Có địa hình, cảnh quan khá đa dạng và phong phú, có khu du lịch Tây Thiên, Tam Đảo và Thiền Viện Trúc Lâm, - Tuyên truyền và thực hiện nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường xung quanh. 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Về học bài, tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân. Đạo đức Bài 1: Giữ gìn di tích lịch sử văn hoá địa phương I. Mục đích, yêu cầu: - HS hiểu Tam Đảo là nơi có nhiều di tích văn hoá từ rất lâu đời, nhiều thắng cảnh đẹp. - Có ý thức bảo vệ giữ gìn những lịch sử văn hoá đó. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy bài mới:. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu các thông tin trong SGK cho HS nghe. + Vì sao Tam Đảo được nhiều du khách thập phương biết đến? + Em biết thêm gì về những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hoá của Tam Đảo? + Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ những di tích..? + Sưu tầm những câu thành ngữ, câu thơ, tranh ảnh có nôị dung nói về di tích lịch sử văn hoá ở địa phương em? - Nghe Gv giới thiệu các thông tin. + Tam Đảo được nhiều người biết đến với những thắng cảnh nổi tiếng: Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm, Khu nghỉ mát Tam Đảo. + Khu di tích Tây Thiên có rất nhiều đền được phân bố từ chân núi đến đỉnh núi. Tây Thiên còn là nơi thờ Phật,ngoài ra có rất nhiều chùa, được xây dựng từ rất lâu đời. + Khu nghỉ mát Tam Đảo: có núi Thạch Bàn cao 1388m, là nền của chùa Đông Cổ, có núi Phù Nghĩa là nơi vợ chồng Lang Liêu đến lấy lá rong gói bánh trưng dâng vua Hùng. + Có Thiền viện Trúc Lâm , miền đất tổ của Phật giáo Việt Nam, mới được xây dựng với quy mô hoành tráng,có sân gôn 16 lỗ, có thác Thậm Thình, có hồ Xạ Hương, hồ Vĩnh Thành nguồn nước dồi dào cho các vùng lân cận, + Bảo vệ và giữ gìn , không vẽ bậy và phá hỏng công trình di sản văn hoá, - Từng HS nêu, 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về học bài. Lịch sử lịch sử địa phương Bài 2: Chiến thắng Xuân trạch I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu thêm về chiến thắng Xuân Thạch, biết thế nào là vùng tự do và vùng tạm chiếm. - Tình yêu quê hương làng xóm. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * Hoạt động 1: - Giáo viên giới thiệu về Chiến thắng Xuân Trạch. - Giải nghĩa 2 từ: vùng tự do và vùng tạm chiếm. + Chiến thắng Xuân Trạch quân ta thu được những thắng lợi gì? + Nêu ý nghĩa của chiến thắng Xuân Trạch? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. * Hoạt động 2: - Tổ chức thảo luận trong nhóm. + Nêu những ước mở của mình về quê hương? Về bản thân? - Theo dõi Gv kể chuyện. + Tiêu diệt được200 tên địch,bắt sống 150 tên, thu 5 súng cối,1 đại liên, 13 tiểu liên, 132 súng trường và nhiều quân trang, quân dụng của địch. + Căn cứ Xuân Trạch được giữ vững,chiến thắng Xuân Trạch góp phần tạo đà cho chiến thắng Trung Du của ta giành thắng lợi ngay sau đó trên đát Vĩnh Phúc. + Chiến thắng Xuân Trạch được đi vào lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, được dựng đài chiến thắng Xuân Trạch tại xã Xuân Hoà huyện Lập Thạch. - Học sinh thảo luận trong nhóm. - Từng HS trình bày. 4. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về học bài. Đạo đức dành cho địa phương Bài 1: Giữ gìn di tích lịch sử văn hoá của địa phương. I-Mục tiêu: - Giúp học sinh biết được một số di tích lịch sử văn hoá của Tam Đảo và nơi học sinh đang sinh sống. - Có lòng tự hào và biết giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá đó. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh : Dãy núi Tam Đảo, Thiền viện Trúc Lâm, Chùa Tây Thiên. III- Các hoạt động dạy học: 1. kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Giảng bài: *Hoạt động 1:Thảo luận nhóm - Vì sao Tam Đảo được nhiều du khách thập phương biết đến? - Em biết thêm gì về những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của Tam Đảo? - Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn những di tích lịch sử và xây dựng quê hương mình giàu đẹp? + GV kết luận ( Tài liệu trang 20- 21) *Hoạt động 2:Trưng bày Giáo viên tổ chức + GV nhận xét đánh giá chung. - Vì Tam Đảo có những khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Khu nghỉ mát Tam Đảo, Thiền viện Trúc Lâm, Di tích Danh thắng Tây thiên....... - Hs tự nêu thêm - HS trình bày. - HS trưng bày theo nhóm: tranh ảnh, thành ngữ, tục ngữ, thơ ca ( đã chuẩn bị ở nhà) nói về các di tích lịch sử văn hoá của địa phương em. - Các nhóm tự đánh giá, nhận xét. - HS đọc phần ghi nhớ. 3. Củng cố- dặn dò: -Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ. - Về nhà tiếp tục tìm hiểu về các danh thắng của địa phương. Đạo đức dành cho địa phương Bài 2: Phòng tránh ma tuý học đường I-Mục tiêu: - Học sinh hiểu được tác hại của nghiện ma tuý. - Biết phòng tránh tệ nạn ma tuý học đường và có trách nhiệm tuyên truyền vận động phòng chống ma tuý trong gia đình, nhà trường và xã hội. II- Đồ dùng dạy học: III- Các hoạt động dạy học: 1. kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: a) giới thiệu bài: b) Giảng bài: *Hoạt động 1:Thảo luận nhóm GV nêu tình huống( tài liệu trang 21) - Tại sao Hường đi học không có sách vở? - Theo em nghiện ma tuý có hại như thế nào? - Em sẽ làm gì nếu bạn Hường là một bạn học sinh lớp mình? + Giáo viên nhận xét- kết luận *Hoạt động 2: Làm bài tập: Giáo viên nêu câu hỏi và các phương án trả lời của câu 1,2( tài liệu trang 22) - GV chốt ý đúng Câu 1: b Câu 2: d *Hoạt động 3: Thảo luận tình huống Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ: Nhóm 1+ 2: Tình huống a ( Câu 3) Nhóm 3 +4: tình huống b ( Câu 3) + Giáo viên kết luận. * Hoạt động 4: Đóng vai. - HS quan sát tranh, trao đổi nhóm - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. -Học sinh đọc ghi nhớ. - HS lựa chọn phương án trả lời đúng và giải thích vì sao em chọn phương án đó. - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm trao đổi nhận xét bổ xung. - HS đóng vai là một tuyên truyền viên vận động mọi người phòng tránh ma tuý học đường, gia đình, xã hội. 3. Củng cố- dặn dò: -Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ. - Về nhà tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động phòng tránh ma tuý trong gia đình, nhà trường, xã hội. Đạo đức dành cho địa phương Bài 3: Bảo vệ môi trường không khí địa phương I-Mục tiêu: - Học sinh biết được nguyên nhân và tác hại của sự ô nhiễm môi trường không khí của địa phương. - Có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường không khí luôn luôn trong sạch. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh ( tài liệu trang 23-24) III- Các hoạt động dạy học: 1. kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: a) giới thiệu bài: b) Giảng bài: *Hoạt động 1: hoạt động cả lớp: GV đọc thông tin về môi trường không khí của Vĩnh Phúc.( tài liệu trang 22) *Hoạt động 2: Làm bài tập 1 ( tr - 22) - Giáo viên kết luận. * Hoạt động 3: Làm bài tập 2 - Giáo viên đánh giá, kết luận đúng sai. * Hoạt động 4: Thảo luận nhóm. - Bạn sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường không khí ở địa phương mình? - Giáo viên kết luận. - Học sinh theo dõi. - Kể những khu vực có môi trường không khí bị ô nhiễm ở địa phương em và những nơi mà em biết ở Vĩnh Phúc. - Học sinh quan sát tranh, trao đổi theo cặp các câu hỏi của bài tập. - Một số cặp trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét bổ xung. - Quan sát tranh làm bài cá nhân. - 4 học sinh lên bảng điền Đ hoặc S vào dưới mỗi tranh. - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm trao đổi nhận xét bổ xung. - Học sinh đọc ghi nhớ( tài liệu trang 24) 3. Củng cố- dặn dò: -Tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ. - Về nhà tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
Tài liệu đính kèm: