Giáo án Đạo đức lớp 3 - Bài 1 đến bài 14

Giáo án Đạo đức lớp 3 - Bài 1 đến bài 14

I. MỤC TIÊU:

 - Hs biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc, tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.

- Thông qua các hình thức luyện tập thực hành bài tập và trò chơi giúp hs tự đánh giá việc thực hiện 5 điều Bác hồ dạycủa bản thân. Giúp hs biết thêm những thông tin về bác và củng cố bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở bài tập đạo đức.

- Bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh về Bác Hồ.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại, quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 38 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 5585Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 3 - Bài 1 đến bài 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 + 2: Thứ 3 / 11 / 9 / 2008
 Bài 1 
kính yêu bác hồ
I. Mục tiêu:	
 - Hs biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc, tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
- Thông qua các hình thức luyện tập thực hành bài tập và trò chơi giúp hs tự đánh giá việc thực hiện 5 điều Bác hồ dạycủa bản thân. Giúp hs biết thêm những thông tin về bác và củng cố bài học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức.
- Bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh về Bác Hồ.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. KT đồ dùng sách vở môn học:
2. Bài mới:
a. Khởi động: Hát bài về Bác Hồ.
b. HD tìm hiểu nội dung:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ: Quan sát ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- Gv đánh giá ý kiến đúng.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Quê Bác ở đâu?
+ Bác Hồ có tên gọi nào khác? Tình cảm của Bác đối với Tổ quốc và nhân dân như thế nào?
- Gv chốt lại ý chính.
* Hoạt động 2: Kể chuyện "Các cháu vào đây với Bác"
+ Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi như thế nào?
+ Thiếu nhi làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu 5 điều Bác dạy. Liên hệ bản thân về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
- Câu ca dao nào nói về Bác Hồ?
-Yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Gv củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy.
* Hoạt động 4: Rút ra bài học
- Bác Hồ là người ntn?
- Em có tình cảm gì đối với Bác?
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
+ Sưu tầm tranh ảnh, truyện, bài hát, thơ về Bác Hồ.
- Hs hát.
- HS TL nhóm 4: Quan sát các ảnh và nêu nội dung, đặt tên cho từng ảnh.
- Đại diện các nhóm trình bày:
ảnh1: BH đọc bản tuyên ngôn độc lập.
ảnh2: Bác Hồ với các cháu mẫu giáo.
ảnh 3: Bác quây quần bên thiếu nhi.
ảnh 4: Bác ôm hôn các cháu.
ảnh 5: Bác chia kẹo cho các cháu.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890. Quê Bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- HCM, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn ái Quốc
- Bác rất yêu thương ND.
- HS theo dõi.
+ BH luôn yêu thương và chăm sóc thiếu nhi..
+ Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Hs nêu ý kiến của bản thân.
- Tháp mười đẹp nhất hoa sen.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
- Hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
- BH là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Bác luôn luôn yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu niên, nhi đồng.
- Yêu quý và kính trọng Bác 
 Thứ 3 / 18 / 9 / 2008
 Tiết2
1. Kiểm tra bài cũ:
- Để tỏ lòng kính yêu Bác, thiếu niên phải làm gì?
- Gv đánh giá.
2. Bài mới:
a. Khởi động:
b. HD liên hệ thực tế:
* Hoạt động 1: Tự liên hệ
- Em đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy? Còn những điều nào chưa thực hiện , vì sao?
* HĐ 2: Giới thiệu tư liệu đã ST
- Yêu cầu hs trình bày kết quả sưu tầm được.
- Gv khen những hs, nhóm hs sưu tầm được nhiều tài liệu.
- Gv giới thiệu thêm một số tư liệu.
* HĐ 3: Trò chơi phóng viên
- GV phổ biến trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà thực hiện thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu, cả lớp nhận xét.
- HS hát bài: Tiếng chim kêu trong vườn Bác.
- Hs tự liên hệ bản thân và trả lời.
- HS khác nhận xét.
- Hs trình bày dưới hình thức: Hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh theo tổ.
- Hs nhận xét về cách trình bày kết quả sưu tầm của cá bạn.
- Hs theo dõi.
- Hs thực hiện:
+ Một số hs đóng vai phóng viên hỏi bạn về Bác Hồ. Những hs được phỏng vấn trả lời câu hỏi tìm hiểu về Bác.
+ Hs theo dõi xem bạn nào làm tốt.
------------------------***---------------------------
Tuần 3 + 4: Thứ 3 / 25 / 9 / 2007
 Bài 2 
giữ lời hứa
	I. Mục tiêu:
- Hs hiểu: Thế nào là giữ lời hứa? Vì sao phải giữ lời hứa?
- Hs biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người; có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
- Thông qua các bài tập luyện tập thực hành giúp hs tự đánh giá bản thân và bầy tỏ ý kiến của mình về những hành vi giữ đúng lời hứa, không giữ đúng lời hứa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức.
- Tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc.
- Phiếu học tập dùng cho hoạt động 2.
- Các tấm bìa đỏ, xanh, trắng cỡ nhỏ.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, luyện tập thực hành.
IV. các hoạt động dạy học:
 Tiết 1
1. KT bài cũ:
2. Bài mới:
* HĐ1: KC “Chiếc vòng bạc” (minh hoạ bằng tranh)
- Gọi 1 hs đọc lại truyện.
- Nêu CH để HS thảo luận:
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm?
 + Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của bác?
 + Việc làm của bác thể hiện điều gì?
 + Qua câu chuyện trên em rút ra được điều gì?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
*. Giáo viên kết luận:
* HĐ 2: Xử lý tình huống
- Gv chia lớp thành các nhóm giao cho mỗi nhóm 1 tình huống.
+ Cần làm gì khi không thể thực hiện lời hứa với ngưới khác?
- Gv kết luận: 
* Hoạt động 3: Tự liên hệ
3. Củng cố, dặn dò: 
 + Thực hiện giữ lời hứa với mọi người, sưu tầm các tấm gương giữ lời hứa
 - Chuẩn bị bài sau.
 - Hs theo dõi.
 - 1 hs đọc lại truyện.
 + Bác trao cho em bé chiếc vòng bạc.
+ Em bé và mọi người cảm động rơi nước mắt trước tấm lòng của bác.
 + Bác là người biết giữ lời hứa, đã hứa là phải làm cho kì được.
 + Cần phải giữ đúng lời hứa mình đã hứa hẹn với người khác.
 + Được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
- HS thảo luận nhóm.
- ĐD nhóm lần lượt nêu ý kiến:
VD:
 + Vì một lý do nào đó không thể thực hiện được lời hứa với người khác, cần phải xin lỗi họ và giải thích rõ lý do để họ hiểu và thông cảm. 
 - hs tự liên hệ bản thân , lần lượt nói trước lớp.
 - hs cả lớp theo dõi và nhận xét việc làm của bạn.
 Thứ 3 / 2 / 10 / 2008
 Tiết 2 
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là giữ lời hứa?
- Vì sao phải giữ đúng lời hứa?
- Gv nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
* HĐ 1: Thảo luận nhóm đôi
Bài tập 1:
- Gọi hs đọc yêu cầu BT 
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi.
- Gv kết luận: Các việc làm a, d là giữ đúng lời hứa. Các việc làm b, c là không giữ đúng lời hứa.
* Hoạt động 2: Đóng vai
- Gv chia nhóm giao nhiệm vụ: Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó, nhưng sau đó đã hiểu ra việc làm đó là sai. Khi đó em làm gì?
- Gv yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày.
- GVKL: Cần xin lỗi bạn, giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Gv lần lượt nêu từng quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa.
- GV KL: Đồng tình với các ý kiến b, d, đ . Không đồng tình với các ý kiếna, c, e. Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói và đã hứa với người khác. Người biết giữ đúng lời hứa sẽ được mọi ngườ tin cậy và tôn trọng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- h/s trả lời
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs thảo liận nhóm đôi -> trình bày kết quả , hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Hs trong nhóm thảo luận tìm ra cách ứng xử để đóng vai trong tình huống.
- Các nhóm đóng vai thể hiện cách ứng xử trong tình huống đã chọn.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Hs nêu cách giải quyết tốt nhất.
- Hs bày tỏ ý kiến của mình:
+ ý kiến b, d, đ -> Giơ thẻ đỏ.
+ ý kiến a, c, e - > Giơ thẻ vàng
- Hs nêu.
----------------------------***----------------------------
Tuần 5 + 6: Thứ 3 / 9 /10 /2008
Bài 3
 tự làm lấy việc của mình
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu: + Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
 +ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
 +Tuỳ theo độ tuổi, TE có quyền quyết định và thực hiện công việc của mình.
- Học sinh tự làm lấycông việc của mình trong học tập, lao động , sinh hoạt ở trường và ở nhà.
- Hs có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
- Thông qua các bài tập luyện tập thực hành, giúp học sinh tự đánh giá về những công việc của mình và bày tỏ ý kiến của mình với các ý kiến có liên quan đến việc tự làm và không tự làm lấy việc của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức.
- Tranh minh hoạ tình huống hoạt động 1.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, thảo luận, thực hành luyện tập.
IV. Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em cảm thấy thế nào khi thực hiện đúng lời hứa với người khác?
- Gv đánh giá.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
- Gv nêu tình huống: Gặp bài toán khó Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được, thấy vậy An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép. Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Bài tập 2:
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi
- GVKL:
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống
- Gv nêu tình huống:
Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi " Hái hoa dân chủ " tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt: Tớ khéo tay bạn để tớ làm , còn bạn giỏi toán bạn làm hộ tớ. Nếu là Việt em có đồng ý không ? Vì sao?
- GV KL:
3. Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn thực hành: Hằng ngày tự làm lấy việc của mình.
- Cảm thấy rất vui và hài lòng với việc làm của mình.
- 2-3 hs nêu cách giải quyết.
- Hs nhận xét phân tích cách ứng xử đúng.
- Một học sinh đọc yêu cầu
- Các nhóm độc lập thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung:
+ Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
+ Tự làm lấy việc cuả mình giúp em mau tiến bộ và ko làm phiền người khác.
- Học sinh suy nghĩ tìm cách giải quyết
và lần lượt nêu cách xử lý của mình hoặc có thể chơi trò chơi sắm vai.
- Học sinh cả lớp có thể tranh luận nêu cách giải quyết khác.
Ví dụ: Đề nghị của bạn Dũng là sai. Hai bạn tự làm lấy việc của mình. Vì cứ làm hộ bạn như vậy thì không bao giờ bạn biết làm.
-----------------------------***---------------------------
 Thứ 3 / 16 / 10 / 2008
 Tiết 2 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tự làm lấy việc của mình? Tại sao phải làm lấy việc của mình?
- Giáo viên nhận xét đánh giá
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Liên hệ thực tế 
- Yêu cầu học sinh tự liên hệ.
- GVKL: Mỗi chúng ta nên tự làm lấy công việc của mình để khỏi phải làm phiền người khác. Có như vậy chúng ta mới mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
* Hoạt động 2: Đóng vai
- Mỗi nhóm 1 tình huống
- GVKL: Em cần khuyên Hạnh nên tự quyết nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao.
Xuân nên  ...  tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mượn xe xem nhưng chẳng thấy bạn đâu.
- Tình huống 2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm quả bóng đá. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì?
- Các nhóm trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình.
-------------------------***------------------------------
Thứ / / / 2009
Tuần 28 + 29:
	 Bài 13 
tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu: + Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống
 + Sự cần thiết phải sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước.
- HS biết sử dụng tiết kiệm nước. Biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
- HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiêm nguồn nước. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Đạo đức 3
- Các tư liệu về sử dụng nguồn nước và tình hình ô nhiễm nước ở địa phương.
- Phiếu học tập cho hđ 2,3
III. Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , thảo luận nhóm, luyện tập thực hành
IV. Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em cần làm gì để thể hiện tôn trọng thư từ và tài sản của người khác?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
* HĐ1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh
- Y/c hs quan sát tranh ảnh và kể ra những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày?
- Trong những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày thứ gì là cần thiết nhất? vì sao?
 GVKL: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
* HĐ2: Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm, phát phiếu và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy em sẽ làm gì? Tại sao?
GVKL về các trường hợp trên. 
* HĐ 3: Thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu để HS thảo luận.
- Y/c các nhóm trình bày kết quả.
- GV tổng kết ý kiến, khen ngợi các hs đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước nơi mình sống.
3. Củng cố, dặn dò:
- HD thực hành: Tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm các cách sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nước sinh hoạt ở gia đình và nhà trường.
- Em không bóc thư của người khác ra xem. Đồ đạc của người khác em không tự ý lấy để xem để dùng mà phải hỏi nếu người đó đồng ý em mới mượn.
- HS làm việc cá nhân.
- Nước, lửa, gạo, quần áo, sách vở, ti vi...
- Nước là cần thiết nhất vì không có nước thì con người không có cơm ăn nước uống, không tắm rửa được. Không trồng trọt chăn nuôi được...
- Hs thảo luận các trường hợp:
a) Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn.
b) Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
c) Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng.
d) Để vòi nước chảy tràn bể không khoá lại.
e) Không vứt rác trên sông ,hồ, biển.
- 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
- Hs thảo luận theo nội dung trong phiếu:
a) Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng?
b) Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm?
c) ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước ntn? ( tiết kiệm hay lãng phí, giữ gìn sạch sẽ hay ô nhiễm?
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung.
-------------------------***------------------------------
 Thứ
 Tiết 2
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Vì sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
* HĐ1: Xác định các biện pháp.
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả điều tra.
- Gv nhận xét kết quả hđ của các nhóm, gt các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà vệ sinh môi trường tốt.
* HĐ2: Thảo luận nhóm 
- Gv chia nhóm, phát phiếu học tập, y/c các nhóm đánh giá các ý kiến nêu trong phiếu và giải thích lý do.
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày.
GV kết luận:
* HĐ3: Trò chơi
- Chia hs thành các nhóm và phổ biến cách chơi.
- Vì nước là nhu cầu thiết yếu của con người. Nước là tài nguyên quý và chỉ có hạn, nên chúng ta cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, Các nhóm khác trao đổi và bổ sung.
- Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất.
- Hs các nhóm nhận phiếu học tập đánh giá và giải thích các ý kiến:
a) Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm. s
b) Nguồn nước cần đựơc giữ gìn và bv cho cuộc sống hôm nay và mai sau. đ
c) Nước thải của nhà máy, bệnh viện cần được xử lý đúng cách. đ
d) Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hại môi trường. đ
đ) Sử dụng nước ô nhiễm là có hại cho sk . đ
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm # trao đổi, bổ sung.
- Hs lắng nghe cách chơi: Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bv nguồn nước ra giấy. nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Việc làm tiết kiệm nước
Việc làm gây lãng phí nước
Việc làm bv nguồn nước
Việc làm gây
 ô nhiễm nuồn nước
- Gv nhận xét đánh giá kq chơi
3. Củng cố, dặn dò:
- Nước là tài nguyên quý, do đó chúng ta cần sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồng nước ko bị ô nhiễm.
- Cb bài sau:
-------------------------***------------------------------
Tuần 30 + 31: Thứ / / /
 Bài 14 
chăm sóc cây trồng vật nuôi
I. Mục tiêu:
- Hs biết được:
+ Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi và cách thực hiện.
+ Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng vậtnuôi tạo điều kiện ch sự phát triển của bản thân.
- Hs biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường
- Hs biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em:
+ Đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
+ Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trộng, vật nuôi.
+ Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng vật nuôi
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức 3.
- Tranh ảnh 1 số cây trồng, vật nuôi.
- Các tranh dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
- Bài hát trồng cây, nhạc của Văn Tiến, lời của Bế Kiến Quốc.
- Bài hát Em đi giữa biển vàng
III. Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , thảo luận nhóm, luyện tập thực hành
IV. Các hoạt động dạy học:
 Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ :
+ Kể tên những việclàm để tiết kiệm nước ?
+ Kể tên những làm để bảo vệ nước?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới :
* HĐ1 : Trò chơi ai đoán đúng
- Giáo viên chia học sinh theo số chẵn và số lẻ.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
* GVKL : :Mỗi người đều có thể yêu thích 1 cây trồng hay vật nuôi 
nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
* HĐ2: Quan sát tranh ảnh.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh và yêu cầu học sinh đặt các câu hỏi về các bức tranh.
- Giáo viên gọi 1 số HS đặt câu hỏi và đề nghị HS khác trả lời về nội dung từng bức tranh.
GVKL: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích phù hợp với khả năng.
* HĐ3 : Đóng vai.
- Chia học sinh thành các nhóm để thảo luận, đóng vai.
- Giáo viên đi kiểm tra theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc
- Gv cùng lớp bình chọn nhóm CB dự án khả thi và có thể có hiệu quả KT cao.
- Khi dùng nước phải có chậu để rửa rau, vo gạo. . . dùng đến đâu lấy nước đến đó. sau khi dùng phải đóng chặt vòi nước, vòi nước bị rò rỉ phải sửa chữa. Tận dụng nước rửa rau, vo gạo để tưới cây.
- Khống vứt rác bẩn và tắm cho động vật dưới nước dùng cho sinh hoạt, phải có nắp đậy giếng nước, bể, chum vại đựng nước.
- HS làm việc cá nhân : số chẵn vẽ hoặc nêu 1 vài đặc điểm về 1 con vật nuôi mà em thích và nói lí do vì sao mình thích, tác dụng của con vật đó. Số lẻ vẽ hoặc nêu 1 vài đặc điểm của cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình thích, tác dụng của cây trồng đó.
- 1 Số học sinh trình bày. Các học sinh khác phải đóan và gọi được tên con vật nuôi hoặc cây trồng đó.
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Theo bạn, việc làm của các bạn đó sẽ đem lại lợi ích gì ?
- 1 số HS trả lời.
- Mỗi nhóm chọn 1 con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất nó .VD :
+ 1 nhóm là chủ trại gà.
+ 1 nhóm là chủ vườn hoa, cây cảnh.
+ 1 nhóm là chủ vườn cây.
- Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc và bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt.
- Từng nhóm trình bày dự án sx, các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
3. củng cố, dặn dò:
- HD thực hành:
+ Tìm hiểu các hđ chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nơi em đang sống.
+ Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
+ Tham gia các hđ chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gđ.
-------------------------***------------------------------
 Thứ
 Tiết 2
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải chăm sóc cây trồng vật nuôi?
- Hãy kể tên những công việc chăm sóc cây trồng vật nuôi?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
* HĐ1: Báo cáo kết quả điều tra
- Y/c hs trình bày kq điều tra theo các vấn đề sau:
+ Hãy kể tên loại cây trồng em biết?
+ Các cây trồng đó được chăm sóc ntn? 
+ Kể tên các vật nuôi mà em biết?
- Gv nhận xét, khen ngợi hs đã qtâm đến cây trồng, vật nuôi.
* HĐ2: Đóng vai
- Gv chia nhóm và y/c các nhóm đóng vai theo 1 trong các tình huống sau:
+ TH1: Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản: có phải cây của lớp đâu mà tưới.
Nếu là Tuấn Anh, em sẽ làm gì?
+ TH2: Dương đi thăm ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ nước chảy ào2
Nếu là Dương, em sẽ làm gì?
+TH3: Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn.
Nếu là Nga, em sẽ làm gì?
+ TH4: Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần.
Nếu là Hải, em sẽ làm gì?
* HĐ3: Vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* HĐ4: Trò chơi ai nhanh, ai đúng
- Chia hs thành các nhóm và phổ biến luật chơi: Trong 1 khoảng tg, các nhóm phải liệt kê các việc làm cần thiết để cs và bv cây trồng, vật nuôi. Mỗi việc được tính 1 điểm, nhóm nào ghi được nhiều việc nhất, đúng nhất và nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc.
- Gv tổng kết, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gv kết luận chung
- Thực hành chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gd.
- Cây trồng vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
- Đại diện từng nhóm trình bày kquả điều tra, các nhóm # trao đổi, bổ sung.
- Hs thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Từng nhóm lên đóng vai, cả lớp trảo đổi.
- Hs thể hiện, lớp theo dõi nhận xét.
-- Các nhóm thực hiện trò chơi
-- Cả lớp nhận xét, đánh giá kq
-------------------------***------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc - xong.doc