Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016

HĐ1: Thảo luận nhóm

- Quan sát ảnh tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.

- GV đặt câu hỏi:

+ Bác Hồ sinh ngày, tháng, năm nào?

+ Bác quê ở đâu?

+ Bác còn có tên gọi nào khác?

+ Tình cảm của Bác đối với thiếu nhí như thế nào? Tình cảm của thiếu nhí với Bác như thế nào?

+ Bác đã có công lao to lớn ntn với đất nước, dân tộc ta?

KL: BH hồi nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung. Sinh ngày 19/5/1890

HĐ2: Kể chuyện: “Các cháu vào đây với Bác”

- GV kể chuyện: “Các cháu vào đây với Bác”

+ Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào?

+ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác?

HĐ3: Tìm hiểu về Năm điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng

- Đọc 5 điều Bác dạy. GV ghi nhanh lên bảng

- Yêu cầu mỗi nhóm tìm 1 số biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác dạy ?

Củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy

- Hãy sưu tầm: các bài thơ, tranh ảnh, truyện nói về Bác; các tấm gương Cháu chăm ngoan Bác Hồ.

 

doc 33 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2015.
Đạo đức
KÍNH YÊU BÁC HỒ (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, đối với dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, tình cảm của thiêu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 
- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng dạy học:
-VBT đạo đức 3. Các bài thơ, bài hát, truyện về Bác, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiến trình hoạt động GV –HS
HTTC -Phương tiện đồ dùng
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 
a.HĐ1: Thảo luận nhóm
- Quan sát ảnh tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- GV đặt câu hỏi:
+ Bác Hồ sinh ngày, tháng, năm nào?
+ Bác quê ở đâu?
+ Bác còn có tên gọi nào khác?
+ Tình cảm của Bác đối với thiếu nhí như thế nào? Tình cảm của thiếu nhí với Bác như thế nào?
+ Bác đã có công lao to lớn ntn với đất nước, dân tộc ta?
KL: BH hồi nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung. Sinh ngày 19/5/1890
HĐ2: Kể chuyện: “Các cháu vào đây với Bác”
- GV kể chuyện: “Các cháu vào đây với Bác”
+ Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào?
+ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác? 
HĐ3: Tìm hiểu về Năm điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng
- Đọc 5 điều Bác dạy. GV ghi nhanh lên bảng
- Yêu cầu mỗi nhóm tìm 1 số biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác dạy ?
Củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy
- Hãy sưu tầm: các bài thơ, tranh ảnh, truyện nói về Bác; các tấm gương Cháu chăm ngoan Bác Hồ.
- Nhóm, quan sát tranh sgk
- Cả lớp lắng nghe, trả lời câu hỏi
- Cá nhân
- Nhóm 
- BHT dặn dò
__________________________________
TUẦN 2
Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2015.
Đạo đức
KÍNH YÊU BÁC HỒ (T2)
I. Mục tiêu:
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, đối với dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, tình cảm của thiêu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 
- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng dạy học:
-VBT đạo đức 3. Các bài thơ, bài hát, truyện về Bác, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiến trình hoạt động GV –HS
HTTC -Phương tiện đồ dùng
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Liên hệ 
Thảo luận trao đổi với bạn em đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thế nào?
+ Điều nào chưa thực hiện được vì sao?
+ Trong thời gian tới em dự định làm gì?
- Theo dõi, khen các cặp thực hiện tốt – nhắc cả lớp thực hiện theo bạn.
- HS biết thêm thông tin về Bác, tình cảm về Bác và tấm gương cháu ngoan Bác Hồ 
HĐ2: Trình bày tư liệu sưu tầm. 
Trình bày những gì em đã sưu tầm – nhận xét nhóm bạn so với nhóm mình.
- Nhận xét đánh giá- tuyên dương.
- Giới thiệu thêm một số tư liệu 
HĐ3: Trò chơi phóng viên 
Củng cố lại bài học. Nêu cách chơi
 - Yêu cầu hs đọc đồng thanh câu thơ
Củng cố: Để tỏ lòng kính yêu Bác hồ chúng ta phải làm gì?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ
- Cặp 
- Cả lớp, tranh ảnh, tư liệu
- Cả lớp 
- BHT dặn dò.
__________________________________
TUẦN 3
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2015.
Đạo đức
GIỮ LỜI HỨA (T1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. Nêu được thế nào là giũ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
*KN tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa; KN thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình; KN đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình
II. Đồ dùng dạy học:
-Vở bài tập đạo đức 3. Tranh minh học chuyện: Chiếc vòng bạc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiến trình hoạt động GV –HS
HTTC -Phương tiện đồ dùng
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 
HĐ1: Thảo luận chuyện: Chiếc vòng bạc”
- Kể chuyện minh hoạ bằng tranh câu chuyện “Chiếc vòng bạc”
+ Bác Hồ làm gì khi gặp lại em bé sau khi 2 năm đi xa?
+ Em bé và mọi người cảm thấy điều gì?
+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
+ Qua câu chuyện trên em rút ra được điều gì?
+ Thế nào là giữ lời hứa?
+ Người biết giữ lời hứa được mọi người đánh giá như thế nào?
KL: Phải biết giữ đúng lời hứa thì được mọi người quý trọng tin yêu.
HĐ2: Xử lí tình huống 
1.Sang nhà Tiến giúp bạn học toán. Nhưng lúc đó ti vi lại có phim hay.
+Theo em Tâm sẽ xử lí thế nào? Nếu em là Tâm em sẽ làm gì? Vì sao?
2.Hằng có quyển chuyện mới, Thanh mượn về xem và hữa giữ cẩn thận. Nhưng về nhà Thanh vô ý để bé làm rách.
+ Theo em thanh có thể làm gì?
+Nếu em là Thanh em sẽ làm gì?
HĐ3:Tự liên hệ.
+ Thời gian qua em có hứa với ai? Em thực hiện lời hứa đó như thế nào?
- Nhận xét 
Củng cố: Thế nào là giữ lời hứa? Thực hiện lời hứa với bạn bè, mọi người 
- Thảo luận nhóm
- Nhóm 
- Cá nhân
 BHT dặn dò.
__________________________________
TUẦN 4
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2015.
Đạo đức
GIỮ LỜI HỨA (T2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. Nêu được thế nào là giũ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
*KN tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa; KN thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình; KN đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình
II. Đồ dùng dạy học:
-Vở bài tập đạo đức 3. Tranh minh học chuyện: Chiếc vòng bạc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiến trình hoạt động GV –HS
HTTC -Phương tiện đồ dùng
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Thảo luận.
Đồng tình với người biết giữ lời hứa, không đồng tình với người không biết giữ lời hứa
HĐ2: Đóng vai 
- Giao nhiệm vụ: Em hứa với bạn làm một việc gì nhưng sau hiểu ra việc đó làm là sai khi đó em sẽ làm gì?
KL: Cần xin lỗi bạn giải thích lí do và khuyên bạn không làm việc sai.
HĐ3: Bày tỏ ý kiến.
- Nêu quan điểm liên quan đến giữ lời hứa.
+ Không hứa hẹn bất cứ điều gì?
+ Chỉ hứa điều mình thực hiện được.
+Hứa mọi điều còn thực hiện được hay không quan trọng.
+ Xin lỗi giải thích lí do khi không thực hiện được.
+ Chỉ thực hiện hứa với người lớn tuổi.
KL Chung: Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Cặp đôi
- Thảo luận nhóm, đóng vai.
- Cả lớp. Thẻ xanh, đỏ.
- Lắng nghe
- BHT dặn dò.
__________________________________
TUẦN 5
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2015.
Đạo đức
TỤ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (T1)
I. Mục tiêu:
- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy. Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
- HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình
* KNS: Kĩ năng tư duy phê phán, ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình. Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
-Vở bài tập đạo đức 3, tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiến trình hoạt động GV –HS
HTTC - Phương tiện đồ dùng
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 
HĐ1: Xử lí tình huống 
- GV nêu tình huống
- Yêu cầu hs nêu cách giải quyết.
- Nhận xét, chốt ý đúng
KL:Trong cuộc sống, ai cũng phải tự làm lấy việc của mình.
HĐ2: Thảo luận nhóm 
- Giao nhiệm vụ
- HS trình bày miệng
HĐ3: Xử lí tình huống 
- Giao nhiệm vụ
KL: Đề nghị của bạn Dũng sai vì mỗi người cần tự làm lấy công việc của mình.
Củng cố: 
 - Nhận xét-Xem lại bài.
- Nhóm 
- Nhóm 
- Cặp đôi đóng vai, xử lí tình huống
- BHT dặn dò.
__________________________________
TUẦN 6
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2015.
Đạo đức
TỤ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (T2)
I. Mục tiêu:
- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy. Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
- HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình
* KNS: Kĩ năng tư duy phê phán, ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình. Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
-Vở bài tập đạo đức 3, tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiến trình hoạt động GV –HS
HTTC -Phương tiện đồ dùng
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Liên hệ thực tế.
- Tự suy nghĩ xem mình đã tự làm lấy những công việc gì của mình?
- Em đã thực hiện công việc đó như thế nào?
- Em cảm thấy thế nào khi hoàn thành công việc?
- Nhận xét khen gợi, khuyến khích.
KL: Khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình, khuyến khích những hs khác noi theo bạn
HĐ2: Đóng vai 
+ TH1: Ở nhà, Hạnh được phân công quét nhà. Hôm nay Hanh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ.
+ TH2: Hôm nay, đến phiên Xuân trực nhật lớp. Tú bảo: “Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi của cậu thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho
HĐ3: Thảo luận nhóm 
- 1 Nhóm đọc –1 nhóm đánh dấu.
- Nhận xét, kết luận.Ý: a, b, đ đúng; Ý: c, d, e sai.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thực hành tự làm lấy việc của mình ở nhà, ở trường.
- Cá nhân. Trình bày trước lớp.
- Nhóm. Đóng vai 
- Nhóm 
- BHT dặn dò.
__________________________________
TUẦN 7
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2015.
Đạo đức
QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm. Chăm sóc những người thân trong gia đình. Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình can quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. 
 - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
* KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến người thân, thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm súc của người thân. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức.
II. Đồ dùng dạy học:
-Vở bài tập đạo đức 3
III. Các hoạt động dạ ... 2: Cách chăm sóc cây trồng vật nuôi. 
- Quan sát tranh đặt câu hỏi hỏi nhau.
+ Bạn nhỏ trong tranh làm gì? Làm như thế có tác dụng gì?
- Nối tiếp hỏi đáp cho đến hết.
- Cùng lớp nhận xét bổ xung.
- Tổ chức cho HS đóng vai xử lí các tình huống.
+ Một nhóm là chủ vườn hoa, cây cảnh.
+ Một nhóm là chủ vừơn cây. +Một nhóm là chủ trại gà.
+Một nhóm là chủ trại bò. + Một nhóm là chủ ao cá.
- Thảo luận tìm cách chăm sóc.
- Các nhóm trình bày, nhận xét – bổ xung.
- Cùng cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đưa ra cách giải quyết hay nhất.
**GDHS biết tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT.
Nhóm lớn
Tranh ảnh
Cả lớp
__________________________________
TUẦN 31
Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2016.
Đạo đức
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (T2)
I. Mục tiêu:
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
*GDKNS:Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn.
Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường.
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
Kĩ năng ra quyết định lựa chọn và giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
Kĩ năng đảm nhân trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
**GDBVMT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Vở bài tập đạo đức 3. Bài hát: Trồng cây.
III. Nội dung:
Tiến trình hoạt động GV –HS
HTTC -Phương tiện đồ dùng
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Báo cáo kết quả điều tra 
- Trình bày kết quả điều tra 2,3HS
+ Nhà em nuôi con vật, trồng cây đó nhằm mục đích gì?
+ Em chăm sóc cây trồng, vật nuôi đó có tác dụng gì?
+ Ngược lại nếu không chăm sóc, cây trồng vật nuôi sẽ thế nào?
*Vậy để xem môi trường có trong lành không và các bạn đã biết chăm sóc cây xanh chưa thì cô cùng các em sẽ đong vai qua một số tình huống nhé. 
HĐ2: Đóng vai 
- Các nhóm nhận tình huống ở VBT và đóng vai theo yc
TH1: Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu.
TH2,3,4...
- Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
HĐ3: Hát bài Trồng cây. 
- Bắt nhịp, cả lớp hát bài trồng cây.
**GDHS biết tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần bảo vệ môi trường , làm cho môi trương luôn có không khí trong lành nhờ cây xanh.
HĐ4: Trò chơi tiếp sức
- Phổ biến luật chơi. HS chơi
- Tổng kết, tuyên dương nhóm nhanh nhất.
- KL:SGK.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Cả lớp
Nhóm lớn
Cả lớp
Cả lớp
BHT dặn dò.
__________________________________
TUẦN 32
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2016.
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
LÀM VỆ SINH TRƯỜNG – LỚP, CHĂM SÓC CÂY XANH
I. Mục tiêu:
- Giúp HS làm được những việc nên làm để vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Biết được vì sao cần phải don vệ sinh trường lớp và chăm sóc cây xanh?
- Cây trồng tạo niềm vui cho con người vì vậy cần được chăm sóc và bảo vệ.
- Có ý thức làm vệ sinh trường lớp và chăm sóc cây xanh.
*GDKNS: - Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây xanh ở nhà, ở trường.
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn và giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây ở nhà và ở trường.
**GDBVMT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây xanh là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa ghi A,B,C,D.
III. Nội dung:
Tiến trình hoạt động GV –HS
HTTC -Phương tiện đồ dùng
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Làm vệ sinh trường lớp
- Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm. Nhóm trưởng nghe và nhận nhiệm vụ sau đó phân công các bạn trong nhóm mình làm vệ sinh trường lớp theo yêu cầu của giáo viên.
- Theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- Nhận xét kết quả của từng nhóm
HĐ2: Chăm sóc cây xanh 
* Nêu các biện pháp để chăm sóc cây xanh. 
- HS thảo luận nhóm đôi đưa ra một số ý kiến để chăm sóc cây.
- Tổ chức cho HS nhổ cỏ xung quanh gốc cây. Thực hiện theo sự hướng dẫn của gv.
- Nhận xét – tuyên dương 
**GDHS chúng ta phải biết tham gia bảo vệ, chăm sóc cây xanh là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Thực hiện vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh hàng ngày
Cả lớp
Nhóm đôi
Cả lớp
Em cùng các bạn
__________________________________
TUẦN 33
Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2016.
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
THAM QUAN QUANH TRƯỜNG – CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
- HS biết được các con vật nuôi trong gia đình mà được đi thăm, biết tên các cây trồng, thái độ có ý thức chăm sóc cây trồng vật nuôi.
*GDKNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn.
Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường.
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
Kĩ năng ra quyết định lựa chọn và giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
Kĩ năng đảm nhân trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà 
**GDBVMT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT
II. Đồ dùng dạy học:
Họp cán sự lớp. Chuẩn bị phiếu bài tập.
III. Nội dung:
* GV phát phiếu điều tra yêu cầu về nhà Thăm hỏi gia đình kết hợp quan sát về cây trồng và vật nuôi trong gia đình đó.
* Mời các thành viên tham gia: Tất cả các thành viên trong lớp tham gia.
* Nội dung: Sau khi thăm gia đình: Phát phiếu và nêu nhiệm vụ quan sát và trả lời câu hỏi.
 Trong gia đình bạn có những con vật, cây trồng nào?
 Các con vật, cây trồng đó có tác dụng gì?
 Bạn đã chăm sóc chúng như thế nào?
 Với cây trồng và vật nuôi ta phải làm gì?
 Để cây trồng, vật nuôi mau lớn, khoẻ mạnh, chúng ta phải làm gì?
Nhận xét kết quả sau khi đi thăm gia đình bạn.
GVKL chung:
Nhân xét , dặn dò:
__________________________________
TUẦN 34
Thứ ba ngày 3 tháng 5 năm 2016.
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
QUAN SÁT, TÌM HIỂU VIỆC TIẾT KIỆM NƯỚC VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC Ở NƠI MÌNH Ở VÀ ĐIỀN VÀO PHIẾU ĐIỀU TRA
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
	- Nước sạch rất cần thiết đối với đời sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống,) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
	- HS biết quý trọng nguồn nước.
	- Tham gia vào các hoạt động, phong trào tiết kiệm nước ở địa phương.
** GDBVMT: tiết kiệm và bảo vệ nguồn nướ
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị phiếu điều tra 
III. Nội dung:
Tiến trình hoạt động GV –HS
HTTC -Phương tiện đồ dùng
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1: Suy nghĩ, và nhớ lại việc em quan sát nguồn nước nơi em đang sống.
- Yêu cầu:
1.Nứơc ở đó đang thiếu thừa hay đủ? Biểu hiện như thế nào?
2.Nước ở đó sạch hay bị ô nhiễm? Biểu hiện như thế nào?
3.Các nhóm hãy liệt kê những hành vi mà nhóm quan sát được theo yêu cầu:
HĐ2:Thực hành vào phiếu điều tra 
- Chia lớp thành các nhóm.
- Phát phiếu điều tra theo nhóm rồi đưa ra yêu cầu:
N1: Những việc làm tiết kiệm nước ở nơi em sống.
N2: Những việc làm gây lãng phí nước.
N3: Những vịêc làm bảo vệ nguồn nước.
N4: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
HĐ3: Trình bày kết quả điều tra
-Yêu cầu các nhóm lên dán kết quả điều tra.
-Giúp HS rút ra nhận xét chung về guồn nước nơi các em đang sống đã được sử dụng tiết kiệm hay còn lãng phí, nguồn nứơc được bảo vệ hay ô nhiễm.
-Hãy nêu một vài vịêc các em có thể làm để tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
KL:Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc sống của chúng ta.
- Nhận xét tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước như bài học
Cá nhân
Nhóm lớn
- Phiếu điều tra
Nhóm lớn
- Phiếu điều tra
- Em cùng người thân
_________________________________
TUẦN 35
Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2016.
Đạo đức
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. Mục tiêu:
Nhớ lại những kiến thức đã học từ bài 7 đến bài 14.
Rèn kĩ năng và thực hành những hành vi đạo đức đã học.
Biết hành vi nào là đúng hành vi nào là sai và thái độ của mình khi gặp các hành vi đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức 3 
III. Nội dung:
III. Nội dung:
Tiến trình hoạt động GV –HS
HTTC -Phương tiện đồ dùng
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Ôn tập.
- Để tỏ lòng kính trọng các cô chú thương binh, gia đình liệt sĩ chúng ta phải làm gì?
- Tại sao chúng ta phải kính trọng biết ơn các cô chú thương binh liệt sĩ?
- Kể tên những việc em có thể làm nếu gặp người nước ngoài.
- Để có nước sạch và sử dụng lâu dài chúng ta phải làm gì?
- Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng vật nuôi bằng cách nào?
- Được chăm sóc chu đáo cây trồng vật nuôi sẽ ra sao?
- Nhận xét tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về ôn tập những bài đã học để chuẩn bị kiểm tra.
Cả lớp
BHT dặn dò
__________________________________
PHIẾU KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC – Lớp 3.
( Thới gian làm bài 30 phút)
Họ và tên học sinh:  Lớp: 3 
Câu 1: Em hãy khoanh vào chữ cái trước những việc làm đúng khi gặp đám tang.
Chạy theo xem, chỉ trỏ.
Nhường đường.
Cười đùa.
Ngả mũ nón.
Câu 2: Hãy đánh dấu X vào những em cho là nên làm liên quan đến thư từ, tài sản của người khác:
Tự bóc thư nếu quan tâm.
Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn.
Hỏi mượn khi cần thiết.
Xem trộm nhật kí.
Nhận thư giùm khi hàng xóm vắng nhà.
Sử dụng trước, hỏi mượn sau.
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước sự đánh giá em cho là đúng.
Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm.
Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường.
Sử dụng nước ô nhiễm có hại cho sức khoẻ.
Giếng sạch không bao giờ cạn.
Câu 4: Em hãy kể một số việc làm góp phần tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Câu 5: Hãy kể một số việc em đã làm để bảo vệ và chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_3_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2015_2016.doc