Giáo án Đạo đức lớp 3 kì 1

Giáo án Đạo đức lớp 3 kì 1

 KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 1

Tên bài dạy : KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết : 1 ) (CKTKN 81: SGK : 2 )

A . Mục Tiêu : ( Giúp học sinh )

- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước ,dân tộc.

- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hố.

- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

-HSG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy

B . Chuẩn Bị : Vở bài tập đạo đức . Các bài thơ nói về bác

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1193Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 3 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 1
Ngày dạy 10 tháng 8 năm 2010
Tên bài dạy : KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết : 1 ) (CKTKN 81: SGK : 2 )
A . Mục Tiêu : ( Giúp học sinh )
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước ,dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hố.
- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
-HSG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
B . Chuẩn Bị : Vở bài tập đạo đức . Các bài thơ nói về bác 
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KHỞI ĐỘNG : hát bài “ Nhớ ơn Bác “
GIỚI THIỆU BÀI : GV ghi tựa lên bảng 
HOẠT ĐỘNG 1 : (nhóm)
- GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ 
 + Hãy quan sát bức tranh tìm nội dung và đặt tên cho từng tranh có trong vở bài tập .
- Gọi đại diện các nhóm trả lời 
 GV hỏi thêm :
+ Em còn biết thêm gì về Bác Hồ ?
+ Bác Hồ sinh Ngày Tháng Năm nào ? Quê Bác ở đâu ?
+ Bác Hồ còn có tên nào khác ?
+Bác hồ có công lao to lớn ntn đối với đất nước , dân tộc ta ?
HOẠT ĐỘNG 2 : Kể Chuyện 
- GV kể mẫu chuyện ở vở BT / 3
 Thảo luận (cả lớp)
 +em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi ntn?
 + Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
 GV kết luận : 
 Tình cảm của Bác và các em thiếu nhi rất yêu quí lẫn nhau . Vì vậy để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ các em cần thực hiện tốt “ 5 điều Bác Hồ dạy “
 HOẠT ĐỘNG 3 :
- GV ghi bảng 5 điều Bác Hồ dạy cho HS đọc 
- GV yêu cầu HS 2 em chung bàn thảo luận nói lên sự hiểu biết của mình về 1 trong 5 điều của Bác ?
 GV kết luận từng điều HS trả lời .
D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ :
- GV hỏi : Các em cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm hình ảnh có Bác Hồ 
- Chuẩn bị bài sau : Kính yêu Bác Hồ ( T2 )
- Cả lớp hát : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng 
- HS lắng nghe 
 Kính yêu Bác Hồ 
- Mỗi nhóm 7 – 8 em
- Các nhóm thảo luận tranh trong SGK
- Các nhóm trình bày , cả lớp nhận xét 
+ Tên còn nhỏ của Bác là : Nguyễn Sinh Cung 
+ 19 / 05 / 1890 mất 1969
+ Làng Sen , Xã Kim Liên , Huyện Nam Đàng ,Tỉnh Nghệ An 
+ Nguyễn Tất Thành , Hồ Chí Minh , Nguyễn Sinh Cung .
+ Là vị lãnh tụ to lớn 
- Cả lớp nghe câu chuyện : “ Các cháu vào đây với Bác “
 + Bác Hồ rất yêu các cháu và các cháu rất yêu Bác Hồ .
 + Học tập tốt , trở thành người có ích cho xã hội .
- Cả lớp lắng nghe
- HS thảo luận và nêu ý kiến , cả lớp nghe và bổ sung ý kiến 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 2
 Ngày dạy 17 tháng 8 năm 2010
Tên bài dạy : KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết : 2 ) ( CKTKN 81, SGK : 4 )
A . Mục Tiêu : ( Giúp học sinh )
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước ,dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hố.
- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
-HSG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
B . Chuẩn Bị : Vở bài tập đạo đức, tranh ảnh nói về Bác Hồ
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Liên hệ 
- GV cho HS thảo luận theo cặp với câu hỏi gợi ý sau : 
+ Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy ?
 + Thực hiện điều ấy như thế nào ?
 + Còn điều nào em chưa làm được ? vì sao ?
 + Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới ?
- GV gọi vài HS trả lời trước lớp 
 GV nhận xét và khen ngợi những HS thực hiện tốt và nhắc nhở HS chưa thực hiện tốt 
Hoạt động 2 : Giới thiệu tranh 
- GV cho HS chuẩn bị tranh ảnh , bài hát , bài thơ nói về Bác Hồ mà các em đã sưu tầm được 
- GV cho HS đóng vai làm phóng viên phỏng vấn bạn về tranh ảnh đã sưu tầm được 
- GV theo dõi gợi ý giúp đỡ HS 
- GV gọi vài HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy 
 GV Kết luận 
 Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam . Bác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập thống nhất tổ quốc , Bác rất yêu quí và quan tâm đến các cháu thiếu nhi 
 Kính yêu Bác Hồ chúng ta phải thực hiện tốt năm điều Bác Hồ Dạy thiếu niên nhi đồng .
D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ :
- GV hỏi : Các em cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
- GV cho HS đồng thanh đọc bài “ Tháp Mười đẹp nhất bông sen 
 Nước Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ “
- Nhận xét chung giờ học 
- Chuẩn bị bài sau : Giữ lời hứa 
- 2 HS chung bàn thảo luận suy nghĩ và trả lời những câu hỏi gợi ý của GV 
- HS tự liên hệ bản thân và trả lời , cả lớp chú ý nghe và nhận xét .
- Cả lớp chuẩn bị 
- HS đóng vai và phỏng vấn theo gợi ý :
 + Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có tên gọi nào khác ?
 + Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào ?
 + Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
 + Vì sao thiếu nhi lại yêu quí Bác Hồ ?
 + Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn Độc Lập vào khi nào ? ở đâu ?
- HS đọc và nhớ thuộc lòng 
Cả lớp chú ý lắng nghe
HS cùng đọc
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 3
Ngày dạy 24 tháng 8 năm 2010
Tên bài dạy : GIỮ LỜI HỨA ( tiết: 1 ) ( CKTKN 81 , SGK : 5 )
A . Mục Tiêu : ( Giúp học sinh )
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa..Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người ;Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
- HSG: nêu được thế nào là giữ lời hứa ;Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
B . Chuẩn Bị :Vở bài tập đạo đức . Các tấm bìa màu đỏ , xanh , trắng .
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Thảo luận truyện chiếc” vòng bạc 
- GV kể chuyện chiếc vòng bạc vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ 
- Gọi vài HS kể lại truyện 
Thảo luận (cặp đôi)
 + Bác hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ?
 + Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy như thế nào về việc làm của Bác ?
 + Việc làm của Bác thể Hiện điều gì ?
 + Qua câu chuyện trên , em rút ra được gì ?
 Kết luận :
 Qua việc làm của Bác Hồ không quên lời hứa với một em bé đã khiến mọi người cảm động và kính phục 
Hoạt động 2 : xử lý tình huống .(nhóm)
- GV chia lớp thành các nhóm và giao việc ; 3 nhóm cùng xử lý chung 1 tình huống .
 + TH1 : Tân hẹn chiều chủ nhật ..vở bài tập đạo đức
 + TH2 : Hằng có quyển truyện .Vở bài tập đạo đức .
- Cho các nhóm thào luận trả lời 
- GV nhận xét và tóm ý sau mỗi HS trả lời 
Hoạt động 3 : Tự liên hệ (cả lớp)
- GV hỏi HS trả lời :
 + Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không ? vì sao ?
 + Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được điều đã hứa 
D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ :
- GV hỏi : Người biết giữ lời hứa được mọi người đánh giá như thế nào ?
- Yêu cầu HS về nhà học sưu tầm các tấm gương biết giữ lời hứa ở bạn bè ? - Nhận xét chung giờ
- Chuẩn bị bài sau : Giữ lời hứa ( T 2 )
- Cả lớp chú ý lắng nghe 
- 2 HS lần lược kể cả lớp nghe
- HS cả lớp trả lời câu hỏi 
 + Tặng cho bé chiếc vòng bạc 
+ Bác đã giữ đúng lời mình đã hứa 
+ Bác giữ đúng lời hứa 
 + Phải giữ đúng lời hứa để được mọi người quí trọng và tin cậy 
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- HS ngồi thành 6 nhóm 
 + Nhóm 1 , 2 , 3 Thảo luận : xem Tân có thể ứng xử như thế nào trong tình huống đó ? Nếu là Tân em sẻ chọn cách ứng xử nào ? vì sao ?
 + Nhóm 4 , 5 ,6 Thảo luận : Thanh có thể làm gì ? Nếu là thanh em sẽ chọn cách nào ? Vì sao ?
- Đại diện các nhóm trả lời 
- Cả lớp suy nghĩ trả lời 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 4
 Ngày dạy 31 tháng 8 năm 2010
Tên bài dạy : GIỮ LỜI HỨA ( tiết 2 ) ( CKTKN81, SGK : 7 )
A . Mục Tiêu : ( Giúp học sinh )
 - Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa..Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người ;Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
- HSG: nêu được thế nào là giữ lời hứa ;Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
B . Chuẩn Bị : Vở bài tập đạo đức . Các tấm bìa màu đỏ , xanh , trắng .
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Thảo luận( theo cặp đôi)
- GV cho HS mở vở bài tập đạo đức trang 7 nêu yêu cầu bài tập 4 
- Cho HS 2 em chung bàn thảo luận làm bài .
- Gọi vài HS trả lời xem câu nào đúng câu nào sai .
- GV và cả lớp nhận xét 
 Hoạt động 2 : Đóng vai
- GV cho HS ngồi theo nhóm thảo luận (nhóm)
 Tình Huống : 
 Em đã hứa cùng làm một gì đó nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai em sẽ làm gì ?
 VD : Hái trộm quả 
 Đi tắm sông 
- Gọi vài nhóm lên trình bày , cả lớp nghe và nhận xét 
 + Em có đồng tình với cách ứng xử nhóm bạn không ? vì sao ?
 + Theo em có cách giải quyết nào tốt ?
- GV kết luận tình huống :
 Em cần xin lỗi bạn giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái .
 Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến (cả lớp)
- GV nêu lần lược từng ý kiến liên quan đến việc giữ lời hứa và bày tỏp thái độ đồng tình hay không đồng tình 
 ( Các ý kiến trong SGK / 7 )
 Kết luận : 
 Giữ lời hứa là thực hiện dúng điều mình đã nói , đã hẹn , người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy .
D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ :
- GV hỏi : Cần làm gì để giữ đúng lời hứa ?
- Nhận xét chung giờ học 
- Chuẩn bị bài sau : Tự làm lấy việc của mình 
- Viết chữ Đ với hành vi đúng và viết chữ S với hành vi sai vào ô 
- HS ... đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng,.
Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (Học sinh khá – giỏi).
*KNS: -Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xĩm, thể hiện sự cảm thơng với hàng xĩm.
 -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xĩm trong những việc vừa sức.
B . Chuẩn Bị : Vở bài tập đạo đức 
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Tiểu phẩm “Chị Thủy của em”(cả lớp)
- GV kể cho cả lớp nghe và trả lời câu hỏi 
- Hỏi : Vì sao bé Viên cần sự quan tâm của Thủy ?
 -: Bạn Thủy đã làm gì để bé Viên vui chơi ở nhà?
 - Vì sao mẹ của viên thầm cảm ơn Thủy ?
- Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì ?
Kết luận :
Hàng xóm, láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta. Bởi vậy, chúng ta cần quan tâm và giúp đỡ họ lúc khó khăn cũang như khi hoạn nạn. 
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm. 
- cho các nhóm thảo luận. Đặt tên cho tranh
- Nhận xét,bổ sung 
Hoạt động 3 : Thảo luận (cặp đôi) bày tỏ ý kiến
- Yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến đánh dấu + vào ô trống
- Gọi lần lượt HS nêu
- Nhận xét, bổ sung, 
D.CŨNG CỐ - DẶN DÒ :
- Nhận xét chung giờ học 
- Chuẩn bị bài sau : quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( tiết 2 ) 
- Cả lớp chú ý nghe và trả lời( Kĩ năng lắng nghe tích)
- Vì không có ai trông nom em.
- Thủy cắt lá dừa làm cho viên cái chong chóng ,giả làm cô giáo dạy học
- Vì Thủy đã giúp đỡ trông em giúp.
-Phải biết giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Nghe yêu cầu, thảo luận. nhóm.
-chia các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
Ví dụ: Tranh 1: chào bác hàng xóm
 Tranh 2: Không làm ồn hàng xóm
 ............
- 2 em cùng bàn trao đổi .( Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm)
- HS nêu kết quả: theo ý của mình.
- các cặp còn lại nhận xét.
-Nghe,thực hiện
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 15
Ngày dạy 23 tháng 11 năm 2010
Tên bài dạy : QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG 
 ( tiết: 2 ) CKT,KN: 82 ;; SGK : 24 )
A . Mục Tiêu : ( Giúp học sinh )
- Nêu được một số việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng,.
Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (Học sinh khá – giỏi).
B . Chuẩn Bị :
- Vở bài tập đạo đức 
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Nhận xét hành vi (Cặp đôi)
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp chọn hành vi nào nên làm .
- Gọi vài HS báo cáo kết quả
Kết luận :
 Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là việc làm tốt nhưng cần phải chú ý đến sức mình . Chỉ nên giúp những công việc hoàn toàn phù hợp và vừa sức với hoàn cảnh của mình .
Hoạt động 2 : Thảo luận (nhóm ) xủ lí tình huống 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm , xử lí các tình huống đã cho
-Gọi các nhóm trình bày cách xử lí
- Nhận xét , khen ngợi các nhóm có cách xử lí tốt
- Hoạt động 3 : (cả lớp )
- Gọi HS trình bày kết quả sưu tầm được giới thiệu cho lớp nghe
( truyện,thơ,tục ngữ ,bài hát...) về chủ đề đang học
Kết luận :
-Mỗi người không thể sống xa gia đình , xa hàng xóm láng giềng . Cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng để thắt chặt hơn mối quan hệ tình cảm tốt đẹp này .
-Yêu cầu học sinh học thuộc lòng các câu ca dao nói về tình làng xóm láng giềng( ở phần kết bài.,) 
D.CŨNG CỐ - DẶN DÒ :
- Nhận xét chung giờ học , 
- chuẩn bị bài sau : Biết Ơn Thương Binh , Liệt Sĩ 
- các cặp trao đổi nhau
-Lần lượt nêu kết quả:
 +Nên : Hành vi a, d, e , g
 + không nên : Hành vi b, c, đ
- Nhận xét các câu trả lời bạn
-Chia các nhóm thảo luận
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả
a/ em nên đi gọi con bác ấy giúp.
b/ em nên trông nhà giúp bác
c/ em nên khuyên các bạn nói khẽ.
d/ em nên nhận lời chuyể thư giúp
-HS phát biểu ,trình bày trước lớp .
- Lắng nghe 
-Cả lớp cùng đọc
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 16
Ngày dạy 30 tháng 11 năm 2010
Tên bài dạy : BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (tiết: 1 ) (CKT,KN: 83 ;; SGK 26 )
A . Mục Tiêu : ( Giúp học sinh )
Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức (Học sinh khá – giỏi).
*KNS: -Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình-Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. vì Tổ quốc.
B . Chuẩn Bị : Vở bài tập đạo đức 
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1 : Phân tích truyện(cả lớp)
- GV đọcå mẫu câu chuyện “ Một chuyến đi bổ ích 
- Cho HS đọc thầm trả lời các câu hỏi :
 + Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27 / 7 ?
 + Qua câu truyện trên em hiểu người thương binh , liệt sĩ là người như thế nào ?
 + Chúng ta có thái độ như thế nào đối với thương binh liệt sĩ ?
Kết luận : Thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành lại độc lập cho tổ quốc , chúng ta cần phải kính trọng , biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ .
*Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
- GV chia lớp thành các nhóm - Thảo luận xong gọi đại diện các nhóm trả lời 
- GV theo dỏi sửa và bổ sung cho HS 
*Hoạt động 3 : xử lí tình huống (Cặp đôi).
- Cho HS trao đổi xử lí các tình huống đã cho.
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Khen ngợi các HS có cách xử lí tốt.
D.CŨNG CỐ - DẶN DÒ :
- Nhận xét chung giờ học , 
- chuẩn bị bài sau : biết ơn thương binh , liệt sĩ 
( tiết 2 ) 
- cả lớp chú ý lắng nghe 
 + Thăm hỏi gia đình thương binh liệt sĩ 
 + Là những người có công với đất nước 
(Kĩ năng xác định giá trị)
 + Quan tâm chăm sóc yêu quý tương binh liệt sĩ 
- Cả lớp chú ý lắng nghe .
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trả lời , các nhóm khác nghe nhận xét bổ sung .
Đáp án: Nên làm : tranh 1,2,3
 -Không nên : 2 bạn ở tranh 4
- Các cặp trao đổi nhau.( Kĩ năng trình bày suy nghĩ)
- Đại diện HS trình bày cách xử lí tình huống .
-Về nhà sưu tầâm các gương chiến đấu của 4 anh hùng liệt sĩ trong tranh
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 17
Ngày dạy 7 tháng 11 năm 2010
Tên bài dạy : BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ ( tt ) CKT,KN: 83: SGK 27 )
A . MỤC TIÊU
Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức (Học sinh khá – giỏi).
B . CHUẨN BỊ: Vở bài tập. 
C . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* . Hoạt Động 1: (cặp đôi ) nói về gương của các liệt sĩ
-Yêu cầu HS trao đổi về các gương chiến đấu cúa 4 liệt sĩ trong tranh.
- Gọi vài em nêu trước lớp.
Kết luận:
- Chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ vì họ đã hi sinh xương máu vì đất nước. Có nhiều việc mà các em có thể làm được để cảm ơn các thương binh liệt sĩ.
* . HOẠT ĐỘNG 2 :(Nhóm )
- Yêu cầu các nhóm thào luận 2 nội dung nêu sẵn trong vở bài tập
a/ Giới thiệu hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương em.
b/ kể tên các công trình mang tên các anh hùng liệt sĩ em biết.
*Hoạt động 3: (Cả lớp )
- Yêu cầu HS nêu kết quả sưu tầm ( truyện ,bài hát, thơ ...) về gương chiến đấu của các thương binh ,liệt sĩ khác 
D .CỦNG CỐ, DĂN DÒ.
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn các em xem trước bài ôn tập HKI .
- HS trao đổi nhau .
-2-3 HS nêu .cả lớp bổ sung
-Chia nhóm thảo luận theo yêu cầu.Sau đó đại diện nhóm trình bày .chẳng hạn:
a/ Thăm hỏi tặng quà,cất nhà.....
b/ Trường Trần Văn Thành,Công viên Lê văn Tám./..
-Cả lớp cùng phát biểu trình bày kết quả.
-Nghe ,thực hiện
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 18
Ngày dạy 14 tháng 11 năm 2010
Tên bài dạy : ÔN TẬP KIỂM TRA HKI (CKT,KN: 83 ; SGK; )
I . MỤC TIÊU
HS nắm được các kiến thức đã học. 
Giúp HS ôn lại các kiến thức đã học để áp dụng vào cuộc sống
II . CHUẨN BỊ:
Phiếu học tập ghi từ bài 1 đến bài 8.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Vừa qua chúng ta học bài gì?
GV nhận xét cho điểm.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta học bài ôn tập các bài đạo đức đã học.
GV ghi tựa bài trên bảng.
Kính yêu Bác Hồ.
Giữ lời hứa.
Tự làm lấy việc của mình.
Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ anh chị em
Chia sẻ vui buồn cùng bạn
Tích cực tham gia việc lớp việc trường
Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Biết ơn thương binh liệt sỉ.
-GV nêu câu hỏi từng bài cho HS đọc lại phần bài học.
CỦNG CỐ, DĂN DÒ.
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS xem trước bài đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
HOẠT ĐỘNG HỌCCỦA HS
HS trả lời câu hỏi trong bài học.
HS để vở bài tập trên bàn. GV kiểm tra.
- HS nghe giới thiệu.
HS lấy vở bài tập chuẩn bị đọc bài.
Từng HS đọc bài. Mỗi em đọc một bài.
Đọc nối tiếp hai lượt.
HS trả lời câu hỏi của GV.
Ôn tập và kiểm tra học kì 1

Tài liệu đính kèm:

  • doc8.DAO DUC.doc