I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của ham học hỏi.
- Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.
- Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi,
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Sgk đạo đức 3, sgv đạo đức 3, vở bài tập đạo đức 3, tranh ảnh, clip liên quan đến bài học.
2. Học sinh
- Sgk đạo đức 3, vở bài tập đạo đức 3.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – TRƯỜNG SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: ĐẠO ĐỨC – LỚP 3 BÀI 4: EM HAM HỌC HỎI ( Sách Cánh diều) Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Hải Nhi – MSSV: 19571402020129 2. Lữ Thị Mi Na – MSSV: 19571402020007 Nhóm 3 – Lớp Thực hành PPDH bộ môn 11 Nghệ An, tháng 12 năm 2022 Nghệ An, tháng 9 năm 2022 KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐẠO ĐỨC 3: CHỦ ĐỀ 3: HAM HỌC HỎI Bài 04: EM HAM HỌC HỎI (Tiết 1) ( Sách Cánh diều) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ: - Nêu được một số biểu hiện của ham học hỏi. - Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình. - Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi, - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Sgk đạo đức 3, sgv đạo đức 3, vở bài tập đạo đức 3, tranh ảnh, clip liên quan đến bài học. 2. Học sinh - Sgk đạo đức 3, vở bài tập đạo đức 3. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát. “Mẹ ơi tại sao?” (sáng tác Nguyễn Đình Nguyên) để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: Bạn trong bài hát đã hỏi mẹ về những điều gì? - GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài 4. Em ham học hỏi. - HS lắng nghe bài hát. + HS trả lời: + Mẹ ơi tại sao con bướm bay cao, con ong làm mật, con kiến tha mồi? + Mẹ ơi tại sao trời nhiều mây thế?... - Hs lắng nghe. 2. Khám phá: - Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là ham học hỏi. - Cách tiến hành: Hoạt động 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi. (Làm việc chung cả lớp) - GV tổ chức cho HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu câu chuyện Bác Hồ học tiếng Pháp. - GV mời HS nêu yêu cầu. - GV mời HS đọc câu chuyện “Bác Hồ học tiếng Pháp” và trả lời câu hỏi: + Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp như thế nào? + Việc làm đó thể hiện điều gì? - GV mời HS khác nhận xét. - GV đặt câu hỏi: Từ cách học của Bác Hồ, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? - GV gọi HS chia sẻ, nhận xét, hệ thống lại một số biểu hiện của việc ham học hỏi là: Tự giác học tập, tìm tòi, tiếp thu ý kiến, chưa hiểu phải hỏi,.. - HS quan sát hình, nghe GV giới thiệu. - 1 HS nêu yêu cầu. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. + Trên tàu sang Pháp, Bác tranh thủ học với hai người lính trẻ. Muốn biết vật nào đó bằng tiếng Pháp là gì, Bác chỉ vật ấy rồi hỏi lại, sau đó viết vào mảnh giấy. Học được chữ nào, Bác áp dụng vào việc ghép câu để sử dụng ngay. Bác tham gia viết báo bằng tiếng Pháp. Khi viết, Bác luôn nhờ mọi người trong Tòa sửa lỗi cho bài viết của mình. Nhờ Tòa soạn góp ý. Bác tập viết lại nhiều lần cho đến khi thành thạo. Sau mỗi ngày làm việc bận bịu, Bác đều tranh thủ đọc sách báo. + Việc Bác đã kiên trì học tiếng Pháp đã cho thấy Bác là người quyết tâm cao, đầy nghị lực. Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng và sự kiên trì. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đứng dậy chia sẻ bài học mình đã rút ra được. - HS chăm chú lắng nghe, tiếp thu. 3. Luyện tập - Mục tiêu: + Học sinh nhận biết được một số biểu hiện của việc ham học hỏi. Cách tiến hành: Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi (làm việc nhóm). - GV treo/ chiếu hình ảnh, mời HS nêu yêu cầu. - GV yêu cầu HS quan sát tranh, chia lớp thành 2 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập và đại diện nhóm lên trình bày, + Những việc làm của các bạn nào trong tranh thể hiện ham học hỏi? + Em hãy nêu những biểu hiện khác của việc ham học hỏi? - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận, mời 2 nhóm trình bày, nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong 4 tranh trên, bạn nhỏ trong các tranh 1, 2 và 3 thể hiện ham học hỏi. Như vậy, chúng ta có thêm các biểu hiện ham học hỏi khác như: thích khám phá điều mới lạ, tích cực phát biểu, chăm đọc sách báo... - GV đặt tiếp câu hỏi: Vậy theo em, bạn nhỏ trong tranh 4 chỉ ham chơi điện tử sẽ dẫn đến hậu quả gì? - GV gọi 1 – 2 HS đứng dậy chia sẻ câu trả lời. GV kết luận: Mỗi chúng ta cần cố gắng học hỏi mỗi ngày để có nhiều kiến thức bổ ích. Đừng như bạn nhỏ trong tranh 4, chỉ mải chơi game không lo tìm tòi học hỏi dẫn tới kiến thức bị hạn hẹp, bị điểm kém và bỏ qua cơ hội khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài với vô vàn điều thú vị. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời vào phiếu bài tập + Việc làm của bạn trong bức tranh 1, 2 và 3 thể hiện ham học hỏi: Bạn trong bức tranh 1: Thích khám phá điều mới lạ. Bạn trong bức tranh 2: Tích cực phát biểu xây dựng bài học. Bạn trong bức tranh 3: Chăm chỉ đọc sách. + Tìm tòi những cái hay, cái mới không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. Nhờ cô giáo giải đáp những thắc mắc về các bài học. Học đố vui cùng bạn về những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh... - HS trình bày - Các nhóm nhận xét nhóm bạn. - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. - HS trả lời theo hiểu biết của mình, ví dụ : ảnh hưởng đến sức khoẻ; kiến thức hạn hẹp; bị điểm kém. 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về ham học hỏi. + Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt việc ham học hỏi. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chia sẽ về tinh thần ham học hỏi của mình. (Thảo luận nhóm 4) - Mời đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, tuyên dương - HS chia sẽ với các bạn trong nhóm. - Các nhóm nhận xét và bổ sung. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm. 5. Điều chỉnh sau bài dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Bài 04: EM HAM HỌC HỎI (Tiết 2) ( Sách Cánh diều) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ: - Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tìm hiểu thêm về các lợi ích của việc ham học hỏi. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi, trình bày trong hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi, - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Sgk đạo đức 3, sgv đạo đức 3, vở bài tập đạo đức 3, tranh ảnh, clip liên quan đến bài học. 2. Học sinh - Sgk đạo đức 3, vở bài tập đạo đức 3. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV cho HS nghe bài hát: “ Những điều thú vị theo ta từng ngày” và cho biết: + Bài hát nói về điều gì ? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe bài hát. + Bài hát khuyên chúng ta phải tích cực tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. - HS lắng nghe. 2. Khám phá: - Mục tiêu: HS nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi. - Cách tiến hành: Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và thảo luận cùng bạn (Làm việc nhóm 4) - GV mời HS nêu yêu cầu. - GV treo/chiếu hình ảnh câu chuyện, lần lượt kể theo tranh câu chuyện: “Chuyện của Bảo” cho HS lắng nghe. - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trong để kể lại câu chuyện theo tranh và trả lời các câu hỏi: a. Bảo có phải là người ham học hỏi không? Vì sao? b. Theo em, việc ham học hỏi có lợi ích gì? - GV quan sát HS làm việc nhóm, hướng dẫn, gợi mở thêm cho HS. - GV mời 1 số nhóm lên kể lại câu chuyện trước lớp và trình bày câu trả lời. - GV mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có). - 1-2 HS nêu yêu cầu. - Cả lớp cùng quan sát tranh, nghe GV kể chuyện. - HS thảo luận nhóm 4 để kể lại câu chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. - 2-3 nhóm HS trình bày a. Bảo không phải là người ham học hỏi. Vì khi gặp bài toán khó, Bảo đã không tham gia thảo luận với các bạn và cũng không nhờ sự hướng dẫn của cô giáo. Ngoài ra, Bảo chưa thể hiện sự kiên trì, quyết tâm dẫn đến không muốn tiếp tục giải bài toán. b. Theo em, việc ham học hỏi có rất nhiều lợi ích giúp em thông minh hơn, biết được thêm nhiều điều mới mẻ, mang lại niềm vui - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. 3. Luyện tập - Mục tiêu: Kể thêm được những lợi ích của việc ham học hỏi mang lại. - Cách tiến hành: Hoạt động 2: Nói về những lợi ích của việc ham học hỏi (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, kể thêm về những lợi ích của việc ham học hỏi mang lại. - GV mới các nhóm trình bày. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương và kết luận. - Các nhóm thảo luận, trao đổi. - Các nhóm trình bày: những lợi ích của việc ham học hỏi: + rèn luyện tính siêng năng kiên trì - rèn khả năng nói chuyện tốt hơn với mọi người - rèn luyện trí thông minh, khả năng tư duy, sáng tạo - Các nhóm khác khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm 4. Vận dụng. - Mục tiêu: Rèn luyện tinh ham học hỏi cho HS thông qua việc đọc sách. - Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu và cho HS về nhà thực hiện: Hãy sưu tầm và đọc 1 cuốn sách thuộc lĩnh vực mà mình yêu thích, ghi lại những điều đã học được và chia sẻ với bạn bè. - GV yêu cầu HS nộp lại sản phẩm là cuốn sổ nhỏ đã ghi lại được những điều đã học hoặc GV có thể mời 2-3 HS chia sẻ trước lớp. - GV khuyến khích HS tích cực đọc sách để nâng cao hiểu biết và rèn luyện tinh ham học hoi của bản thân. - Lắng nghe và thực hiện yêu cầu. 5. Điều chỉnh sau bài dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Bài 04: EM HAM HỌC HỎI (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với các hành vi, biểu hiện về việc ham học hỏi và không ham học hỏi của người khác. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác. - Góp phần hình thành phẩm chất Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS xem 1 đoạn video “10 vạn câu hỏi vì sao”? Qua video em biết thêm được điều gì? + GV nhận xét tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS quan sát, theo dõi - HS trả lời: (trả lời theo câu hỏi cụ thể trong video GV chọn) 2. Luyện tập 2. 1: Em đồng tình hay không đông tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây. Vì sao? (Làm việc nhóm 4) - GV mời HS nêu yêu cầu. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 bày tỏ ý kiến về từng hành vi, biểu hiện: a, Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài. b, Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp. c, Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè. d, Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh. - Gọi các nhóm nhận xét. GV nhận xét, chốt. - 1 HS nêu yêu cầu. - Các nhóm tiến hành thảo luận: - Đại diện các nhóm bày tỏ ý kiến. + Đồng tình với hành động của bạn Dũng tình huống b, bạn Huệ ở tình huống c, và bạn Trúc ở tình huống d vì các bạn có cách hành vi thể hiện việc ham học hỏi như: thường xuyên đăt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp; có thói quen đọc sách và chia sẻ với bạn bè; hay quan sát, lắng nghe các hiện tượng trong cuộc sống xung quanh. + Không đồng tình với bạn Bình ở tình huống a vì bạn Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài, như vậy bạn sẽ không tiếp thu được bài học. - Các nhóm nhận xét. - HS lắng nghe 2.2: Xử lí tình huống Chơi trò chơi “Sắm vai” - GV mời HS nêu yêu cầu. - Gv chia tổ 1, 2 xử lí tình huống 1; tổ 3 xử lí tình huống 2. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 lựa chọn tình huống sắm vai và xử lí tình huống đó. + Tình huống 1: Trong khi các bạn hào hứng chia sẻ, thảo luận nhóm, Minh và Hoàng vẫn say sưa bàn luận về bộ phim hoạt hình đã xem. + Tình huống 2: Cô giáo yêu cầu em về nhà sưu tầm chuyện kể về một tấm gương ham học hỏi trong lịch sử Việt nam. - GV mời các nhóm trình bày. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương và kết luận: + Tình huống 1: HS có thể nhắc nhở Minh và Hoàng giữ trật tự và tập trung, tham gia vào hoạt động thảo luận của nhóm. + Tình huống 2: HS thu xếp thời gian để sưu tầm câu chuyện trong sach, báo hoặc trên mạng internet, có thể nhờ bố \mẹ, thầy cô, bạn bè hỗ trợ. - 1 HS nêu yêu cầu. - Các nhóm tiến hành sắm vai xử lí tình huống - Các nhóm tiến hành làm việc. - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm 3. Vận dụng. - GV mời HS nêu yêu cầu. - Cả lớp làm việc cá nhân: - Yêu cầu HS quan sát, theo dõi 1 đoạn video về các hoạt động, sự vật, hiện tượng ở môi trường xung quanh và ghi lại điều mới mẻ đã quan sát được từ hoạt động ấy, có thể chia sẻ lại với bạn những điều đã quan sát được. + GV yêu cầu HS chia sẻ những điều mà mình đã quan sát được. - Yêu cầu HS nộp lại cuốn sổ mà mình đã ghi chép được. - GV nhận xét, tuyên dương. - Gv cho HS đọc lời khuyên trong SGK - GV nhận xét giờ học - 1 HS đọc yêu cầu phần vận dụng. - Cả lớp làm việc theo yêu cầu của GV. - 2- 3 HS chia sẻ - HS thực hiện - HS lắng nghe - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: